Nguy cơ khi nội soi đại tràng?
22/07/2012
12:26:50
- Hỏi: Tôi bị đau bụng, đi ngoài ra máu, đã soi đại tràng sigma, bác sĩ
nghi u đại tràng nên hẹn ngày nội soi. Xin hỏi, hai phương pháp này có
gì khác nhau. Nội soi đại tràng có nguy cơ gì? Cần chuẩn bị ra sao? Nguyên Hồng (Đống Đa, Hà Nội).
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trả lời: Soi đại
tràng sigma cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc trực tràng và
phần dưới của đại tràng để có thể phát hiện polyp và ung thư ở đại tràng
dưới và trực tràng với độ chính xác cao hơn.
Nội soi đại tràng. |
Nội soi đại tràng cho phép quan sát
trực tiếp niêm mạc trực tràng và toàn bộ đại tràng. Xét nghiệm này có
thể phát hiện polyp và ung thư nằm ngoài phạm vi phát hiện của soi đại
tràng sigma.
Khi chuẩn bị nội soi đại tràng, cần
phải tẩy sạch đại tràng bằng thuốc nhuận tràng trước khi tiến hành thủ
thuật. Người bệnh thường được cho uống thuốc an thần trong quá trình
tiến hành thủ thuật.
Nguy cơ rủi ro khi tiến hành nội soi
đại tràng lớn hơn so với nguy cơ của các xét nghiệm sàng lọc khác. Nội
soi đại tràng gây chảy máu nghiêm trọng hoặc rách thành ruột ở khoảng
1/1.000 người.
PV (ghi)
http://noisoi.com.vn/thong-tin-benh-nhan/ni-soi-dai-truc-trang/55-thong-tin-benh-nhan-noi-soi-dai-trang.html
Nội soi đại tràng là gì?
Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần đại trực tràng (ruột già) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 1 cm đưa vào qua hậu môn. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
Tại sao phải nội soi đại tràng?
Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) dù rất đắt tiền nhưng vẫn có giá trị rất ít trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X-quang đại tràng bằng cách bơm barýt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không chính xác bằng nội soi. Qua máy nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài mm, có thể sinh thiết để tìm ung thư. Ngoài ra, soi đại tràng có thể dùng để cắt polyp (polyp là nguyên nhân rất thường gặp gây tiêu ra máu và hóa thành ung thư).
Những ai phải soi đại tràng?
Chỉ định soi đại tràng tương đối chặt chẽ. Các lý do thường nhất là:
- Nội soi chẩn đoán được chỉ định khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý đường tiêu hóa dưới:
+ Xuất huyết tiêu hóa dưới.
+ Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới: với mục đích xác định chẩn đoán, độ lan rộng, mức độ viêm-bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác.
+ Bệnh nhân có các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không lý giải được: tiêu chảy kéo dài không lý giải được, đau bụng không lý giải được.
+ Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, K đại tràng gia đình, theo đõi sau cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị K đại tràng, viêm loét trực đại tràng…
+ Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng.
+ Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được...
- Nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp sau:
+ Cắt Polyp đại tràng qua nội soi.
+ Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…).
+ Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp…+ Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
Ngay cả khi chẩn đoán đã rõ ràng (viêm, loét hay u…), bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi đại tràng để lấy mẩu xét nghiệm tìm vi trùng hay tìm ung thư.
Nói chung, chỉ định nội soi đại tràng cần phải chặt chẽ và cần có sự cân nhắc cẩn thận của bác sĩ điều trị.
Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?
Nói chung, nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và ít khi có tai biến. Do đại tràng rất dài và phần ống soi đưa vào phải qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, thủ thuật có thể làm bệnh nhân thấy đau. Thủng ruột rất ít khi gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi.
Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi soi. Nguyên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương. Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi đại tràng có thể thực hiện cả cho các bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.
Nội soi đại tràng cần chuẩn bị như thế nào?
Việc chuẩn bị nội soi đại tràng là rất quan trọng để đảm bảo cho lòng ruột thật sạch và bác sĩ không bỏ sót tổn thương. Thông thường, bệnh nhân ăn chế độ ít chất bã (cháo) vào buổi sáng và trưa ngày trước soi. Nếu nội soi buổi sáng: chiều ngày trước soi uống hết 01 chai Fleet Soda hoặc 3-4 gói Fortrans pha trong 3-4 lít nước (hay các dung dịch tẩy xổ tương đương) trong khoảng thời gian # 3-4 giờ. Từ khi đã uống thuốc cho đến khi tiến hành nội soi xong vào ngày hôm sau, (1) bệnh nhân không được ăn thức ăn có chất bã, (2) chỉ được uống các thức uống trong, không có cặn, hoặc nước đường để tránh hạ đường huyết. Nếu nội soi vào buổi chiều: bắt đầu uống thuốc trước nội soi 4-5h vào buồi sáng (thông thường bắt đầu từ 5-6h sáng).
- Nếu có các chống chỉ định của Fortrans hoặc Fleet Soda, bệnh nhân được thụt tháo 3 lần vào chiều, tối ngày trước soi và sáng ngày tiến hành nội soi.
- Trong trường hợp có cắt polyp, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ về các rối loạn đông máu hoặc các thuốc đang dùng nếu có.
Nội soi đại tràng thực hiện ra sao?
Nội soi được tiến hành ở phòng soi với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được thăm khám ở hậu môn để đánh giá các tổn thương ở thấp nếu có. Thuốc tê được tại chỗ được sử dụng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào cũng như có tác dụng bội trơn.
Lúc đầu, bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Máy soi được đưa qua hậu môn và dần dần đi sâu qua các đoạn ruột. Từng lúc bệnh nhân có thể thấy khó chịu, chướng bụng hay đau do ống soi làm căng ruột. Hãy thông báo cho điều dưỡng hay bác sĩ để điều chỉnh ngay. Thỉnh thoảng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay đổi tư thế hoặc điều dưỡng sẽ ấn nhẹ vào bụng bệnh nhân. Những biện pháp này nhằm giúp ống soi đi dễ dàng và ít gây đau hơn. Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân không cảm thấy đau. Toàn bộ quá trình soi kéo dài từ 5 đến 30 phút, nhanh nhất nếu được sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Đối một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay chống co thắt để bớt khó chịu.
Cần chú ý gì sau khi soi đại tràng?
Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về.
Bệnh nhân có thể ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau soi đại tràng:
Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn.
Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ.
Các cảm giác này là bình thường và biến mất nhanh. Nếu bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết.
Bác sĩ nội soi sẽ giải thích về các tổn thương ghi nhận và điều dưỡng sẽ hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có. Cần lấy kết quả sinh thiết sớm vì nó rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác hơn.
Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần đại trực tràng (ruột già) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 1 cm đưa vào qua hậu môn. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
Tại sao phải nội soi đại tràng?
Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) dù rất đắt tiền nhưng vẫn có giá trị rất ít trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X-quang đại tràng bằng cách bơm barýt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không chính xác bằng nội soi. Qua máy nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài mm, có thể sinh thiết để tìm ung thư. Ngoài ra, soi đại tràng có thể dùng để cắt polyp (polyp là nguyên nhân rất thường gặp gây tiêu ra máu và hóa thành ung thư).
Những ai phải soi đại tràng?
Chỉ định soi đại tràng tương đối chặt chẽ. Các lý do thường nhất là:
- Nội soi chẩn đoán được chỉ định khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý đường tiêu hóa dưới:
+ Xuất huyết tiêu hóa dưới.
+ Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới: với mục đích xác định chẩn đoán, độ lan rộng, mức độ viêm-bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác.
+ Bệnh nhân có các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không lý giải được: tiêu chảy kéo dài không lý giải được, đau bụng không lý giải được.
+ Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, K đại tràng gia đình, theo đõi sau cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị K đại tràng, viêm loét trực đại tràng…
+ Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng.
+ Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được...
- Nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp sau:
+ Cắt Polyp đại tràng qua nội soi.
+ Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…).
+ Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp…+ Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
Ngay cả khi chẩn đoán đã rõ ràng (viêm, loét hay u…), bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi đại tràng để lấy mẩu xét nghiệm tìm vi trùng hay tìm ung thư.
Nói chung, chỉ định nội soi đại tràng cần phải chặt chẽ và cần có sự cân nhắc cẩn thận của bác sĩ điều trị.
Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?
Nói chung, nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và ít khi có tai biến. Do đại tràng rất dài và phần ống soi đưa vào phải qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, thủ thuật có thể làm bệnh nhân thấy đau. Thủng ruột rất ít khi gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi.
Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi soi. Nguyên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương. Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi đại tràng có thể thực hiện cả cho các bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.
Nội soi đại tràng cần chuẩn bị như thế nào?
Việc chuẩn bị nội soi đại tràng là rất quan trọng để đảm bảo cho lòng ruột thật sạch và bác sĩ không bỏ sót tổn thương. Thông thường, bệnh nhân ăn chế độ ít chất bã (cháo) vào buổi sáng và trưa ngày trước soi. Nếu nội soi buổi sáng: chiều ngày trước soi uống hết 01 chai Fleet Soda hoặc 3-4 gói Fortrans pha trong 3-4 lít nước (hay các dung dịch tẩy xổ tương đương) trong khoảng thời gian # 3-4 giờ. Từ khi đã uống thuốc cho đến khi tiến hành nội soi xong vào ngày hôm sau, (1) bệnh nhân không được ăn thức ăn có chất bã, (2) chỉ được uống các thức uống trong, không có cặn, hoặc nước đường để tránh hạ đường huyết. Nếu nội soi vào buổi chiều: bắt đầu uống thuốc trước nội soi 4-5h vào buồi sáng (thông thường bắt đầu từ 5-6h sáng).
- Nếu có các chống chỉ định của Fortrans hoặc Fleet Soda, bệnh nhân được thụt tháo 3 lần vào chiều, tối ngày trước soi và sáng ngày tiến hành nội soi.
- Trong trường hợp có cắt polyp, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ về các rối loạn đông máu hoặc các thuốc đang dùng nếu có.
Nội soi đại tràng thực hiện ra sao?
Nội soi được tiến hành ở phòng soi với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được thăm khám ở hậu môn để đánh giá các tổn thương ở thấp nếu có. Thuốc tê được tại chỗ được sử dụng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào cũng như có tác dụng bội trơn.
Lúc đầu, bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Máy soi được đưa qua hậu môn và dần dần đi sâu qua các đoạn ruột. Từng lúc bệnh nhân có thể thấy khó chịu, chướng bụng hay đau do ống soi làm căng ruột. Hãy thông báo cho điều dưỡng hay bác sĩ để điều chỉnh ngay. Thỉnh thoảng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay đổi tư thế hoặc điều dưỡng sẽ ấn nhẹ vào bụng bệnh nhân. Những biện pháp này nhằm giúp ống soi đi dễ dàng và ít gây đau hơn. Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân không cảm thấy đau. Toàn bộ quá trình soi kéo dài từ 5 đến 30 phút, nhanh nhất nếu được sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Đối một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay chống co thắt để bớt khó chịu.
Cần chú ý gì sau khi soi đại tràng?
Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về.
Bệnh nhân có thể ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau soi đại tràng:
Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn.
Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ.
Các cảm giác này là bình thường và biến mất nhanh. Nếu bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết.
Bác sĩ nội soi sẽ giải thích về các tổn thương ghi nhận và điều dưỡng sẽ hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có. Cần lấy kết quả sinh thiết sớm vì nó rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác hơn.
http://suckhoedoisong.vn/20120112032158913p0c63/can-noi-soi-dai-trang-khi-nao.htm
Cần nội soi đại tràng khi nào?
Cần nội soi đại tràng khi nào?
Thứ Năm, 12/01/2012 15:22
Tôi hay bị rối loạn tiêu
hóa, vùng bụng dưới có lúc trướng khó chịu, đi ngoài 3-4 lần/ngày (lúc
táo, lúc lỏng, có khi phân lẫn máu). Đã uống nhiều thuốc không khỏi. Có
người khuyên nên đi nội soi đại tràng. Xin quý báo tư vấn về phương pháp
này? Có nguy hiểm không?
Bạn nên đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng để xác định chính xác bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể. Như trên đã nói, nội soi đại tràng không chỉ để chẩn đoán mà còn giúp loại trừ tổn thương tiền ung thư là polýp. Trong lúc soi, nếu phát hiện polýp đại tràng, bác sĩ nội soi có thể phẫu thuật cắt bỏ polýp luôn. Chúc bạn nhanh bình phục.
Đỗ Văn Hùng (Phú Thọ)
Nội soi đại tràng là một thủ thuật để chẩn đoán và điều trị, với dụng
cụ là một ống soi mềm đường kính khoảng 1,3cm; dài 1,7m; bên trong có
chứa nguồn sáng và đầu camera của máy quay video, dẫn truyền hình ảnh ra
ngoài. Qua đó thầy thuốc có thể phát hiện được những tổn thương trong
lòng đại tràng, cần thiết có thể lấy mẫu mô nơi tổn thương để sinh thiết
giúp xác định có phải tiền ung thư không. Nội soi đại tràng được thực
hiện khi: người bệnh đi tiêu ra máu nhiều lần (máu tươi hay máu đen);
người bệnh bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), đau bụng mà uống
thuốc lâu ngày chưa giảm; tầm soát ung thư đại tràng sớm ở những người
có nguy cơ cao, trong gia đình có người bị ung thư đại tràng hoặc bị
bệnh đa polýp đại tràng để theo dõi khả năng tái phát sau cắt ung thư
đại tràng. Nội soi đại tràng là một thủ thuật không xâm lấn, nhưng vẫn
có những tai biến tuy ít gặp. Bạn nên đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng để xác định chính xác bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể. Như trên đã nói, nội soi đại tràng không chỉ để chẩn đoán mà còn giúp loại trừ tổn thương tiền ung thư là polýp. Trong lúc soi, nếu phát hiện polýp đại tràng, bác sĩ nội soi có thể phẫu thuật cắt bỏ polýp luôn. Chúc bạn nhanh bình phục.
BS. Đinh Thị Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét