Nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới vừa đưa ra những
bình luận, trong đó chỉ trích Trung Quốc có những hành động sai lầm làm
gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất nghị quyết Biển Đông
Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh Tam Sa'
Học giả Trung Quốc bác đường lưỡi bò
Nghị sĩ Mỹ đề xuất nghị quyết Biển Đông
Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh Tam Sa'
Học giả Trung Quốc bác đường lưỡi bò
Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore. Ảnh: WorldEconomicForums |
Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính
sách công Lý Quang Diệu Singapore, phê phán Trung Quốc “bắt đầu có những
sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Theo
ông, việc làm của Bắc Kinh đã làm nước này mất 20 năm gây dựng thiện chí
với ASEAN. Mabubani cho rằng việc Trung Quốc năm 2009 gửi Công
hàm lên Liên hợp quốc để đưa ra yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là
hành động không khôn ngoan vì Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc biện
hộ cho yêu sách của mình theo luật quốc tế. Giáo sư Mahbubani còn nhận định rằng đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc.
Căng thẳng ở Biển Đông cũng khiến cho giới phân tích quan ngại về nguy cơ gây ra những tác động có tính chất toàn cầu. Tiến sĩ Michael Wesley, Giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, Australia cho rằng những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông leo thang đang khiến nhiều người e ngại nguy cơ một cuộc xung đột có thể bùng nổ trong khu vực.
Là một khu vực trọng yếu cho hoạt động hàng hải quốc
tế, Biển Đông chiếm đến 1/3 khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường
biển trên toàn thế giới, chính vì vậy cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra
một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng này, ông Wesley nhận định.
Ông cho rằng ASEAN đang tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới đề giải quyết vụ tranh chấp này, đồng thời kêu gọi Australia cùng tham gia các nỗ lực để tìm ra một thỏa hiệp về vấn đề Biển Đông. Theo ông Wesley, Australia có những quyền lợi lớn ở Biển Đông vì khoảng 54% lượng giao dịch thương mại Australia đi qua khu vực này.
Ông cho rằng ASEAN đang tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới đề giải quyết vụ tranh chấp này, đồng thời kêu gọi Australia cùng tham gia các nỗ lực để tìm ra một thỏa hiệp về vấn đề Biển Đông. Theo ông Wesley, Australia có những quyền lợi lớn ở Biển Đông vì khoảng 54% lượng giao dịch thương mại Australia đi qua khu vực này.
TTXVN
Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua xác nhận nước này có
hai đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông, trong khu vực Việt Nam tuyên
bố chủ quyền.
> Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh quân sự Tam Sa'
> Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh quân sự Tam Sa'
Tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua. |
"Quân đồn trú trên 'thành phố Tam Sa' và quân đồn trú
tại Tây Sa (Hoàng Sa) là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Về vấn đề liệu
hai đơn vị này có tham gia chiến đấu hay không thì còn phụ thuộc vào
nhiệm vụ quân sự của nó", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu trong cuộc họp báo chiều qua.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đơn vị đồn
trú trên "thành phố Tam Sa" mới thành lập, trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự
Hải Nam, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực
hiện các hoạt động quân sự tại "thành phố Tam Sa". Quân đồn trú Hoàng Sa
trực thuộc hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến hải quân trong khu vực
Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn nguồn một quan
chức khác trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay quân khu đồn trú trên
"thành phố Tam Sa" chủ yếu quản lý các hoạt động quân đội tại địa phương
và các công việc hậu cần, không tham gia tác chiến. Còn quân đồn trú
Hoàng Sa thuộc lực lượng Hải quân là đơn vị phụ trách tác chiến.
Quyết định lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là thành phố
Tam Sa khiến Biển Đông trở thành điểm tập trung quân lực lớn thứ ba của
Trung Quốc, chỉ sau khu vực biên giới với Ấn Độ và eo biển Đài Loan.
Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh muốn đi xa hơn việc đối
thoại và sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Lý Hồng Mai, cây viết chuyên bình luận trên Hoàn cầu thời báo
của Trung Quốc, hôm nay ca tụng rằng nước này "đã hoàn thành một trong
những sự kiện tăng quân lực nhanh nhất thế giới", khi nói về việc lập cơ
sở đồn trú trên Biển Đông - một hành động bị các nước láng giềng phản
đối và quốc tế quan ngại.
Tháng trước, Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành
phố Tam Sa" bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và
Philippines. "Tam Sa" mới được Trung Quốc nâng cấp lên thành thành phố
cấp khu vực, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
nơi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc cũng đã bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy cho cơ
sở đồn trú mới thành lập tại "Tam Sa". Việt Nam và Philippines đã lên
tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và chỉ trích rằng
nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố
phản đối việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định thành lập “Cơ
quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên
đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc Trung Quốc tổ chức bầu cử
đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của “thành phố Tam Sa”.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng phải triệu tập đại sứ
Trung Quốc để chuyển lời phản đối kế hoạch lập cơ sở đồn trú tại địa bàn
của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và phản đối sự xuất hiện của tàu quân
sự hộ tống đội tàu cá ở gần khu vực các đảo tranh chấp trong quần đảo
Trường Sa.
Vũ Hà
Theo dòng sự kiện: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét