Tiền hủy hoại các mối quan hệ cá nhân thế nào?
Vấn đề tài chính là vấn đề khá nhạy cảm đối với các mối quan
hệ, từ kinh doanh, công việc, đến quan hệ gia đình, vợ chồng… và cả quan
hệ bạn bè. Nếu ứng xử không khéo, bạn có thể mất bạn vì tiền.
Theo một cuộc khảo sát mới của Harris Interactive - đại diện của CouponCabin. tại Mỹ, cứ 5 người thì có 1 người mất 1 người bạn vì tranh chấp tiền bạc. Đối với người Việt Nam, tính tình thích giúp đỡ và cả nể cũng khiến nhiều mối quan hệ phá sản vì tiền... =>
Cho vay tiền = cho vay một mối quan hệ
Khi bạn cho vay tiền, điều này đồng nghĩa bạn đang cho vay một
mối quan hệ. Khi số tiền không được hoàn lại thì đồng nghĩa với việc
rạn nứt trong tình cảm đôi bên.nhẹ thì giận nhau, nặng thì đường ai nấy đi.
Minh Hoàng (25t, HCM) chia sẻ: “Bạn thân hỏi mượn mà không cho
cũng kì. Nhưng khi cho vay rồi thì mình dễ dàng biến từ bạn thành chủ
nợ, rồi đi năn nỉ đòi tiền. Giai đoạn hậu cho mượn tiền là một cả một
quá trình rất khó chịụ.”
Hầu hết chúng ta đều đã từng gặp rất nhiều tình huống mất cả tiền lẫn bạn trong cuộc sống. Hạ Phong, 23t, cũng chia sẻ kinh nghiệm đau thương của cô: “Tôi có một cô bạn rất thân như chị em, mọi thứ vẫn tốt đẹp cho đến khi cô bạn đó gặp rắc rối bị kẹt tiền lương ở công ty, cuối tháng không có tiền xài. Và tôi đã sẵn sàng cho mượn tiền khi cô đề nghị với lời hứa đến tháng sau sẽ trả. Nhưng tháng sau khi cô nhận lương thì cô cũng quên luôn khoản nợ. Ngay cả khi tôi kẹt tiền, mặc dù cô biết nhưng vẫn tảng lờ không muốn trả. Tình bạn cũng theo số tiền đó mà biến mất.”
Bạn bè khi khó khăn, giúp đỡ nhau là điều hiển nhiên. Nhưng
đối với vấn đề tài chính lại là một trong những vấn đề nhạy cảm vô cùng.
Nếu bạn không khéo léo có thể mất luôn cả người bạn.
Tiền có thể khiến bạn bè không nhìn mặt nhau ( Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Có những con nợ mang họ “hứa” khiến chúng ta cực kì khó xử. Minh Hằng kể câu chuyện cười ra nước mắt của cô: “Có lần tôi cho bạn mượn tiền và khi thiếu thì đến nói nó trả. Nhưng khi vừa nghe tôi nhắc đến việc đòi nợ, đang tươi cười bỗng nhiên mặt bạn tôi sa sầm lại và gắt ầm lên: “Có mấy trăm mà mày làm thấy ghê vậy, mày sợ tao quỵt mày hay sao mà cứ đằng đằng theo đòi thế, tình bạn của mình đáng có mấy trăm thôi hả?” trước mặt bạn bè làm tôi ngượn chín mặt. Từ đó tôi không bao giờ muốn nhìn mặt hay nói chuyện với con người này nữa!”
Đôi khi số tiền cho mượn không lớn nhưng chính thái độ lớ lờ lơ của con nợ cũng khiến chúng ta ứa gan.
Đôi khi số tiền cho mượn không lớn nhưng chính thái độ lớ lờ lơ của con
nợ cũng khiến chúng ta ứa gan. Như trường hợp của Hoàng Lan, 21t, dù cô
thường xuyên than thở không có tiền để mượn ban bè nhưng cách cô xài
tiền phung phí như mua hàng order từ nước ngoài tiền triệu hoặc đi ăn ở
toàn nhà hàng đắt tiền khiến chủ nợ cũng ngứa mắt và tức anh ách.
“Để bảo vệ tình bạn an toàn, tốt nhất đừng bao giờ cho mượn một số tiền
quá lớn. Hãy cho bạn bè mượn trong khoản bạn có thể chấp – nhận – mất”,
đó là kinh nghiệm chung của các chủ nợ từng bị quỵt. “Còn nếu số tiền
quá lớn thì nên có hợp đồng mang tính pháp lý và có nhân chứng. Thà mất
lòng trước mà được lòng sau. Thẳng thắn trong vấn đề tài chính không bao
giờ là thừa.”
Tiền bạc và sự đố kị ngấm ngầm
Vấn đề về tiền gây ra đổ vỡ quan hệ không chỉ dừng ở việc cho vay mượn
mà còn nằm ở vấn đề đố kị. 20% người Mỹ cảm thấy áp lực trong cuộc chạy
đua về vấn đề tiền bạc với bạn mình và họ cảm thấy có chút đố kị. Minh
Vương, 23t, nói: “Mỗi lần họp lớp là bọn nó phân hóa chủng tộc thấy rõ.
Cuộc nói chuyện ban đầu sẽ là khảo sát mức lương, chức tước của nhau.
Rồi sau đó là chia phe phái, tầng lớp thương lưu lương cao chức trọng
thì tụ tập khoe mẽ về các chuyến du lịch, ăn nhà hàng… còn tầng lớp
lương bèo thì nhìn nhau ngậm ngùi. Riết chả muốn đi họp lớp nữa!”.
Tiền bạc tạo nên sự nghi kị, so sánh giữa các cá nhân. Chính điều này
hình thành vách ngăn giữa mọi người và khiến chúng ta ngần ngại. “Hồi
trước gặp nhau là tay bắt mặt mừng. từ lúc con bạn thân vào công ty lớn
thì cách ăn mặc, cung cách, nói năng khác hẳn… gặp nhau cứ ngại ngại vì
khác đẳng cấp.”
Đẳng cấp được đánh giá qua đồng tiền kiếm được
Tâm lý kém cỏi hơn so với bạn bè khi mức lương và địa vị thấp là một điều rất thường thấy ở giới trẻ. Chính tâm lý này tạo nên áp lực vô hình khiến họ co rút và khép kín hơn, ngại giao tiếp và mất tự tin vào bản thân. Dần dần, họ ngại đến các buổi hội họp bạn bè và đẩy họ lánh xa khỏi bạn bè.
Thẳng thắn trong vấn đề tài chính không bao giờ là thừa.
Hoàng, nhân viên Markeitng của một công ty nhỏ nói: “Người yêu cũ của
tôi là một cô gái rất giỏi và có nhiều tham vọng. Cô ấy làm trong một
công ty đa quốc gia lớn, nhận mức lương nhiều người mơ ước. Chính vì
kiếm được nhiều tiền nên cách mua sắm, ăn xài của cô cũng thuộc hạng
sang. Thời gian yêu nhau cảm thấy không thoải mái vì luôn có cảm giác
dưới cơ người yêu nên dẫn đến chia tay.”
Tiền cũng có thể khiến quan hệ yêu đương tan vỡ
Dù có thật sự coi trọng tiền bạc hay không thì trong nhận thức của mỗi người, tiền cũng được ngầm cho là một thước đo sự thành công, đẳng cấp… trong xã hội hiện đại. Tư tưởng này ngấm ngầm ăn vào gốc rễ của chúng ta và khiến đồng tiền trở nên có nhiều quyền năng hơn giới hạn thanh toán của nó.
Để đồng tiền không là mầm mống của quan hệ đổ vỡ
Để tránh các tình huống vì tiền mất bạn, chúng ta nên xem xét kỹ các yếu tố sau:
Nếu không thật sự muốn cho mượn hoặc mối quan hệ chỉ ở mức bình thường, hãy từ chối khéo.
Trước khi cho mượn tiền, hãy kiểm tra khả năng tài chính bản thân. Đảm
bảo số tiền cho vay không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nếu lỡ người kia không trả đúng hạn.
Khi cho vay nên xem xét kỹ vấn đề tài chính của bạn bè. Không nên cho
mượn số tiền quá lớn mà nên cho mượn trong khoảng “có thể chấp nhận
mất”. Nên có hợp đồng có tính pháp lý hoặc nhân chứng trong trường hợp
tiền mượn quá cao. Dù là bạn thân cũng nên rõ ràng từ đâu.
Trong trường hợp không đòi được được tiền và không có giấy tờ chứng
minh. Bạn có thể yêu cầu còn nợ trả không cần lãi hoặc chỉ lấy 2/3 số
nợ, tối đa hóa khả năng thu lại tiền.
Luôn nhận thức rõ ràng tiền bạc không tạo nên giá trị con người. Tuy
tiền đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, nhưng đừng để
tiền biến mình thành một kẻ vật chất và thực dụng quá đáng.
Đừng để đồng tiền biến chúng ta thành chủ nợ bất đắc dĩ hoặc là kẻ tự ti
xấu xí. Hãy luôn là một người điều khiển đồng tiền thông minh nhất.
* Khiên Trạch
* Khiên Trạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét