Trong không khí u ám về tương lai của nền KT vẫn
có những người lạc quan và ca ngợi TT Dũng hết lời:
có những người lạc quan và ca ngợi TT Dũng hết lời:
Nền kinh tế Việt Nam
đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển
tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ
tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ
khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm).
Tốc độ tăng giá bắt
đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng
đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và
tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard &
Poor's đã nâng mức khả tín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho
rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.
Giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam
buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm
lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt
Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho
vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Tỷ giá cơ bản ổn định,
thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ
dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá
lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.
Chỉ số phát triển doanh
nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể
đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5, hàng tồn kho có xu hướng giảm
dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và
5.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.
“Kết quả đạt được trong
6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng,
chuyển biến tốt hơn”, các báo của Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 7 tại Hà Nội.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam
phục hồi. Không rơi vào trạng thái “bế tắc” như năm 2011, để hỗ trợ nền
kinh tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách
được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mớí. Theo đó, mặc
cho nền kinh tế 'kêu than' dữ dội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương
chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị
trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như
năm 2009.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua song Việt Nam
sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bởi theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo.
Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng
thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải
đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở
lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các
công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành
ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu;
khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém;
điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông
dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
Một quyết sách đúng đắn
khác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhận được sự đồng thuận cao đó
là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín
dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt
là việc nhanh chóng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế “đầu tàu”, các doanh
nghiệp nhà nước đang nắm giữ “xương sống” của nền kinh tế.
Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như
Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò “rường cột” của
các doanh nghiệp này trong mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm
tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy
phủ nhận toàn bộ công sức của doanh nghiệp nhà nước. Còn theo báo cáo
của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số doanh nghiệp Nhà nước lỗ
và hòa vốn còn lại 80% có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm
đều tăng.
Vấn đề cốt lõi để
Việt Nam chuyển biến “gánh nặng doanh nghiệp nhà nước” đó là những chế
tài mạnh hơn buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin và
kiểm toán bắt buộc hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện Bộ này
đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP để làm
rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước trình Chính phủ xem
xét vào đầu tháng 7.
Những tín hiệu tốt từ
nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhìn nhận có vai trò
rất lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô
của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết
11 do ông chủ trì chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ 2011 tới nay .
Nền kinh tế Việt Nam
đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã
được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Những tiến triển
này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường
Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên
gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt
Nam, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại
hóa đất nước Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó
với đất nước Việt Nam.
Lee Moon-shik
The Korea Herald
Theo dantri.com.vn
Bình luận nhanh:
Kalala mới bít 5 ngày trước
Chàng Lee Moon-shik khen chàng Dũng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét