Đây, Việt Nam:
Chú sư tử biển chết vì không được chăm sóc chuyên nghiệp
Thứ sáu, 27/07/2012, 03:35 (GMT+7)
Rất nhiều động vật hoang dã đã chết sau khi
được cứu hộ khiến dư luận băn khoăn: nguyên nhân do đâu? Để có
cái nhìn sâu hơn, chúng tôi xin điểm lại những vụ cứu hộ… bất
thành gây thất vọng thời gian vừa qua.
1. Bị vây bắt, bò tót lăn ra chết
Vụ việc gần đây nhất là vào sáng 23/7, người dân tổ 11, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) hoảng loạn khi phát hiện một con bò tót nặng cả tấn sừng sững xồng xộc chạy vào làng.
Sau khi húc chết một bà lão bên vệ đường, chú bò tiếp tục làm náo loạn cả phường Thủy Tân rồi lạc vào địa phận sân bay quốc tế Phú Bài. Một lực lượng liên ngành gồm công an, bộ đội, kiểm lâm, an ninh sân bay, cảnh sát giao thông gần 100 người được thiết lập cùng với sự giúp sức của 10 chuyên gia cứu hộ động vật ở Thảo Cầm viên (TPHCM).
Cuộc vây bắt bò rất kịch tính diễn ra ngày hôm sau. Bò bị bắn nhiều phát súng gây mê. Tuy nhiên phải đến khoảng 16h cùng nhiều nỗ lực áp sát của lực lượng vây bắt, bò mới thực sự kiệt quệ vì ngấm quá nhiều thuốc. Các chuyên gia cứu hộ nhanh chóng tiêm thuốc trợ tim cho bò tót.
Vào 16h chiều 24/7, những người có trách nhiệm đã thở phào loan báo: “Đã bắn thuốc mê thành công con bò tót!”, kết thúc “chiến dịch” kéo dài gần 2 ngày, 1 đêm làm hơn trăm người mất ăn mất ngủ. Nhưng, chỉ sau đó 2 giờ đồng hồ, bò đã lăn ra chết.
Sau khi con bò tót chết, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học VN - cho rằng bắn 6-7 liều thuốc gây mê lên con bò tót nặng 1,2 tấn là quá liều lượng. Còn ông Nguyễn Viết Hoạch, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế lại cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc, ngoài mong muốn.
2. Cá tra dầu “khủng”: Ở sông thì sống, ra hồ thì… chết
Ngày 21/7, tại sông Hậu đoạn vịnh Cây Kìm thuộc xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), một ngư dân dùng lưới vây bắt được cá tra dầu 86kg.
Đoàn liên ngành Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đến tiếp nhận và vận chuyển con cá “khủng” bằng ghe đục về chăm sóc đặc biệt tại trại giống Bình Thạnh 3, xã Phú Hiệp (huyện Phú Tân) vào 16 giờ 30 cùng ngày.
Tuy nhiên, con cá đã chết ngay trong đêm được thả xuống hồ tại trại giống.
Khi nghe tin con cá chết, anh Huỳnh Thanh Hồng, người chủ trước của cá, nói: “Tôi đã thanh toán sòng phẳng tiền mua cá cho người ta rồi. Cứ tưởng đoàn liên ngành của Sở NN&PTNT An Giang có tay nghề cao, nên tôi mới đồng ý ký biên bản giao nộp con cá để đem về nơi chăm sóc đặc biệt”.
Cũng theo anh Hồng, trước khi đưa cá về trại giống thì sức khỏe quá rất tốt. Thậm chí, bản thân anh Hồng phải xuất tiền thuê ghe đục rồi cùng với một vài anh em di chuyển con cá tra dầu về nơi ở mới.
Thế nhưng, "tay nghề cao tay" chỉ là việc một vài phụ nữ thoa
thuốc một cách sơ sài lên mình cá, rồi thả nó xuống ao chứ không thấy
dấu hiệu gì gọi là “chăm sóc đặc biệt”.
Trước đó, ngày 6/7, ngư dân tại xã Quốc Thái (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã bắt được con cá tra dầu 'khủng', nặng gần 72kg và dài trên 1,5m tại sông Hậu.
Ngành thủy sản tỉnh An Giang cử cán bộ xuống để chăm sóc để có thể thả về sông Hậu. Nhưng do quá trình chăm sóc quá kém, cá đã bị lở loét, trầy xước và bị chết.
Như vậy, chỉ trong tháng 7/2012, ngư dân tại An Giang đã bắt được 2 con cá tra “khủng” 72kg và 86kg trên dòng sông Hậu và cả 2 đều đã chết không lâu sau đó.
3. Voi dữ Tánh Linh chết khi được di dời
Năm 2001, một đàn voi dữ gồm 9 con xuất hiện tại huyện Tánh Linh (Bình Thuận). Chúng tàn phá nhà cửa, hoa màu. Không những thế, đàn voi còn hung hãn tấn công người dân khiến 11 người thiệt mạng.
Trước sự nguy hiểm của đàn voi rừng, các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, lên phương án di dời đàn voi đến một nơi an toàn. Các chuyên gia săn bắt voi của Malaysia cũng được mời tới tham gia vào chiến dịch này. Sau 3 tháng triển khai, 6 trong số 9 con voi đã được đưa về Vườn quốc giá Yok Đôn (Đăk Lăk) an toàn, 2 con trong đàn đã chết, con còn lại mất tích.
Ngay sau khi voi chết, cơ quan chức năng tiến hành điều tra và đưa ra kết luận về nguyên nhân cái chết của 2 con voi này. Theo đó, con voi thứ nhất chết do kiệt sức khi chạy ngược lên đỉnh núi khoảng 1km với độ dốc lớn (47 độ). Ông Nguyễn Bá Thụ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm khi đó khẳng định không có sai lầm trong việc sử dụng liều lượng thuốc gây mê. Bởi theo Tổ chức Bảo tồn Động vật Thế giới (FFI), loại thuốc này đã được áp dụng với hơn 100 trường hợp và chưa từng xảy ra sự cố gì.
Còn con voi thứ hai chết do không có người bảo vệ, bị kích động và trượt chân trong khi đang bị xích. Chân voi bị treo nên không thể đứng dậy được.
4. Đến “không kịp bảo vệ” mèo cá
Nhiều động vật quý liên tiếp phải bỏ mạng, phần nào có trách nhiệm của cơ quan chuyên môn. Điển hình là chuyện mèo cá ở An Giang. Sau khi người dân địa phương dùng bẫy tự chế bắt được con mèo cá thứ tư, ngành chức năng mới phát hiện động vật có tên trong Sách đỏ này có mặt tại đây đã… ba năm.
Sự việc xảy ra năm 2009, khi ông Nguyễn Văn Sáng (ngụ cồn Bà Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, An Giang) phát hiện bầy gà, vịt của mình thường xuyên bị cắn chết tha mất xác. Nghi ngờ gia cầm bị chồn, cáo bắt, ông Sáng liền đặt bẫy. Con vật dính bẫy có tiếng kêu như mèo và rất hung dữ. Nó có bộ lông ngắn màu xám với nhiều đốm đen chạy dọc sống lưng và hai bên sườn, mõm, má có những đốm lông màu trắng rất đẹp.
Rất đông người tới xem “con vật kỳ lạ” nhưng không ai biết đó là con gì. Một tuần sau, Chi cục Kiểm lâm tỉnh hay tin liền kiểm tra và xác nhận đây là loài mèo cá sắp tuyệt chủng có tên trong Sách đỏ, số lượng rất ít, mức độ đe dọa bậc R. Chi cục đã thỏa thuận đưa ông Sáng một triệu đồng rồi đem mèo về thả trong rừng tràm Trà Sư.
Người dân cho biết, trước ông Sáng có hai hộ dân nuôi gà, vịt và cũng bị mèo cá bắt ăn thịt nên làm bẫy đặt. Cả hai con mèo bị dính bẫy, trong đó một con đã bị hóa kiếp trong quán nhậu, còn con kia bán lại cho người nuôi thú kiểng. Tuy nhiên, Chi cục Kiểm lâm An Giang chỉ xác nhận thông tin một con mèo cá bị bắt bán cho hộ nuôi thú kiểng.
5. Sử tử biển chết vì thiếu thống nhất giữa người dân và chính quyền
Con sư tử biển dài 90cm, nặng 20 kg, được anh Nguyễn Văn Diện cùng 2 ngư dân nữa cùng trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bắt được ngày 4/8 khi đi biển đánh cá.
Tự các ngư dân này bỏ tiền để xây bể, mua thức ăn, chăm sóc sư tử biển.
Sau đó, nhóm ngư dân được cơ quan chức năng đề nghị bàn giao lại. Nhóm đồng ý nhưng mong muốn có một số tiền hỗ trợ chi phí xăng dầu, làm bể và nuôi sư tử là 25 triệu. Còn đại diện cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, ông Lê Minh Tuấn Phó phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đưa ra số tiền sẽ hỗ trợ là 5 triệu đồng.
Sau nhiều lần gặp gỡ không đi đến kết quả thì ngày 25/9, sư tử biển bị chết. Sự việc này đã gây ra nhiều dư luận trái chiều. Người dân mong chờ câu trả lời về trách nhiệm và nguyên nhân của vụ việc từ các cơ quan chức năng ở Quảng Bình.
Vụ việc gần đây nhất là vào sáng 23/7, người dân tổ 11, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) hoảng loạn khi phát hiện một con bò tót nặng cả tấn sừng sững xồng xộc chạy vào làng.
Sau khi húc chết một bà lão bên vệ đường, chú bò tiếp tục làm náo loạn cả phường Thủy Tân rồi lạc vào địa phận sân bay quốc tế Phú Bài. Một lực lượng liên ngành gồm công an, bộ đội, kiểm lâm, an ninh sân bay, cảnh sát giao thông gần 100 người được thiết lập cùng với sự giúp sức của 10 chuyên gia cứu hộ động vật ở Thảo Cầm viên (TPHCM).
Cuộc vây bắt bò rất kịch tính diễn ra ngày hôm sau. Bò bị bắn nhiều phát súng gây mê. Tuy nhiên phải đến khoảng 16h cùng nhiều nỗ lực áp sát của lực lượng vây bắt, bò mới thực sự kiệt quệ vì ngấm quá nhiều thuốc. Các chuyên gia cứu hộ nhanh chóng tiêm thuốc trợ tim cho bò tót.
Con bò tót khỏe mạnh và hung dữ đã "thăng thiên" ngay sau khi bị bắt
Vào 16h chiều 24/7, những người có trách nhiệm đã thở phào loan báo: “Đã bắn thuốc mê thành công con bò tót!”, kết thúc “chiến dịch” kéo dài gần 2 ngày, 1 đêm làm hơn trăm người mất ăn mất ngủ. Nhưng, chỉ sau đó 2 giờ đồng hồ, bò đã lăn ra chết.
Sau khi con bò tót chết, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học VN - cho rằng bắn 6-7 liều thuốc gây mê lên con bò tót nặng 1,2 tấn là quá liều lượng. Còn ông Nguyễn Viết Hoạch, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế lại cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc, ngoài mong muốn.
2. Cá tra dầu “khủng”: Ở sông thì sống, ra hồ thì… chết
Ngày 21/7, tại sông Hậu đoạn vịnh Cây Kìm thuộc xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), một ngư dân dùng lưới vây bắt được cá tra dầu 86kg.
Đoàn liên ngành Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đến tiếp nhận và vận chuyển con cá “khủng” bằng ghe đục về chăm sóc đặc biệt tại trại giống Bình Thạnh 3, xã Phú Hiệp (huyện Phú Tân) vào 16 giờ 30 cùng ngày.
Tuy nhiên, con cá đã chết ngay trong đêm được thả xuống hồ tại trại giống.
Khi nghe tin con cá chết, anh Huỳnh Thanh Hồng, người chủ trước của cá, nói: “Tôi đã thanh toán sòng phẳng tiền mua cá cho người ta rồi. Cứ tưởng đoàn liên ngành của Sở NN&PTNT An Giang có tay nghề cao, nên tôi mới đồng ý ký biên bản giao nộp con cá để đem về nơi chăm sóc đặc biệt”.
Cũng theo anh Hồng, trước khi đưa cá về trại giống thì sức khỏe quá rất tốt. Thậm chí, bản thân anh Hồng phải xuất tiền thuê ghe đục rồi cùng với một vài anh em di chuyển con cá tra dầu về nơi ở mới.
Cá tra dầu nặng 86 kg này đã chết sau khi được
đưa về trại giống để chăm sóc đặc biệt
Trước đó, ngày 6/7, ngư dân tại xã Quốc Thái (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã bắt được con cá tra dầu 'khủng', nặng gần 72kg và dài trên 1,5m tại sông Hậu.
Ngành thủy sản tỉnh An Giang cử cán bộ xuống để chăm sóc để có thể thả về sông Hậu. Nhưng do quá trình chăm sóc quá kém, cá đã bị lở loét, trầy xước và bị chết.
Như vậy, chỉ trong tháng 7/2012, ngư dân tại An Giang đã bắt được 2 con cá tra “khủng” 72kg và 86kg trên dòng sông Hậu và cả 2 đều đã chết không lâu sau đó.
3. Voi dữ Tánh Linh chết khi được di dời
Năm 2001, một đàn voi dữ gồm 9 con xuất hiện tại huyện Tánh Linh (Bình Thuận). Chúng tàn phá nhà cửa, hoa màu. Không những thế, đàn voi còn hung hãn tấn công người dân khiến 11 người thiệt mạng.
Trước sự nguy hiểm của đàn voi rừng, các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, lên phương án di dời đàn voi đến một nơi an toàn. Các chuyên gia săn bắt voi của Malaysia cũng được mời tới tham gia vào chiến dịch này. Sau 3 tháng triển khai, 6 trong số 9 con voi đã được đưa về Vườn quốc giá Yok Đôn (Đăk Lăk) an toàn, 2 con trong đàn đã chết, con còn lại mất tích.
Ngay sau khi voi chết, cơ quan chức năng tiến hành điều tra và đưa ra kết luận về nguyên nhân cái chết của 2 con voi này. Theo đó, con voi thứ nhất chết do kiệt sức khi chạy ngược lên đỉnh núi khoảng 1km với độ dốc lớn (47 độ). Ông Nguyễn Bá Thụ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm khi đó khẳng định không có sai lầm trong việc sử dụng liều lượng thuốc gây mê. Bởi theo Tổ chức Bảo tồn Động vật Thế giới (FFI), loại thuốc này đã được áp dụng với hơn 100 trường hợp và chưa từng xảy ra sự cố gì.
Còn con voi thứ hai chết do không có người bảo vệ, bị kích động và trượt chân trong khi đang bị xích. Chân voi bị treo nên không thể đứng dậy được.
4. Đến “không kịp bảo vệ” mèo cá
Nhiều động vật quý liên tiếp phải bỏ mạng, phần nào có trách nhiệm của cơ quan chuyên môn. Điển hình là chuyện mèo cá ở An Giang. Sau khi người dân địa phương dùng bẫy tự chế bắt được con mèo cá thứ tư, ngành chức năng mới phát hiện động vật có tên trong Sách đỏ này có mặt tại đây đã… ba năm.
Sự việc xảy ra năm 2009, khi ông Nguyễn Văn Sáng (ngụ cồn Bà Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, An Giang) phát hiện bầy gà, vịt của mình thường xuyên bị cắn chết tha mất xác. Nghi ngờ gia cầm bị chồn, cáo bắt, ông Sáng liền đặt bẫy. Con vật dính bẫy có tiếng kêu như mèo và rất hung dữ. Nó có bộ lông ngắn màu xám với nhiều đốm đen chạy dọc sống lưng và hai bên sườn, mõm, má có những đốm lông màu trắng rất đẹp.
Con mèo cá bị người dân ở cồn Bà Hòa bẫy bắt được
Rất đông người tới xem “con vật kỳ lạ” nhưng không ai biết đó là con gì. Một tuần sau, Chi cục Kiểm lâm tỉnh hay tin liền kiểm tra và xác nhận đây là loài mèo cá sắp tuyệt chủng có tên trong Sách đỏ, số lượng rất ít, mức độ đe dọa bậc R. Chi cục đã thỏa thuận đưa ông Sáng một triệu đồng rồi đem mèo về thả trong rừng tràm Trà Sư.
Người dân cho biết, trước ông Sáng có hai hộ dân nuôi gà, vịt và cũng bị mèo cá bắt ăn thịt nên làm bẫy đặt. Cả hai con mèo bị dính bẫy, trong đó một con đã bị hóa kiếp trong quán nhậu, còn con kia bán lại cho người nuôi thú kiểng. Tuy nhiên, Chi cục Kiểm lâm An Giang chỉ xác nhận thông tin một con mèo cá bị bắt bán cho hộ nuôi thú kiểng.
5. Sử tử biển chết vì thiếu thống nhất giữa người dân và chính quyền
Con sư tử biển dài 90cm, nặng 20 kg, được anh Nguyễn Văn Diện cùng 2 ngư dân nữa cùng trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bắt được ngày 4/8 khi đi biển đánh cá.
Tự các ngư dân này bỏ tiền để xây bể, mua thức ăn, chăm sóc sư tử biển.
Chú sư tử biển đã chết trước khi có sự đồng
thuận của người dân và cơ quan chức năng.
Sau đó, nhóm ngư dân được cơ quan chức năng đề nghị bàn giao lại. Nhóm đồng ý nhưng mong muốn có một số tiền hỗ trợ chi phí xăng dầu, làm bể và nuôi sư tử là 25 triệu. Còn đại diện cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, ông Lê Minh Tuấn Phó phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đưa ra số tiền sẽ hỗ trợ là 5 triệu đồng.
Sau nhiều lần gặp gỡ không đi đến kết quả thì ngày 25/9, sư tử biển bị chết. Sự việc này đã gây ra nhiều dư luận trái chiều. Người dân mong chờ câu trả lời về trách nhiệm và nguyên nhân của vụ việc từ các cơ quan chức năng ở Quảng Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét