Nền kinh tế Việt Nam bước qua nửa đầu năm với những mừng lo lẫn lộn, nhưng có lẽ lo nhiều hơn mừng, khi tình trạng đình trệ sản xuất vẫn là nỗi ám ảnh, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao, số doanh nghiệp phá sản lũy tiến, cộng với đó là nguy cơ giảm phát.
Những điều này cộng lại, khiến bức tranh chung khá ảm đạm. Ghi lại những điểm chính, Vũ Hoàng tổng hợp trong phần sau.
Những con số mới nhất phát đi từ Tổng cục Thống kê hôm 29/6 cho thấy nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tích cực, GDP quí 2 ở mức 4,66%, tăng 0,66% so với quí 1. Thế nhưng, nhìn chung tăng trưởng Việt Nam trong nửa đầu năm nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng này của năm trước và thấp xa so với mục tiêu đề ra của cả năm nay ở mức 6 đến 6,5%. Để có thể đạt được tăng trưởng cả năm như kỳ vọng, nửa cuối năm nền kinh tế phải tăng rất mạnh ở mức trên 8%, đây là điều rất khó đạt được, nhất là khi nền kinh tế vừa chuyển từ lạm phát sang thiểu phát.
Đằng sau vẻ bề ngoài tiều tụy kia là một thể trạng khá ốm yếu của nền kinh tế, khi những con số biết nói đang gióng lên hồi chuông báo động: tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng hơn 110,000 tỷ đồng, lượng hàng tồn kho chiếm đến 26% tổng số hàng hóa, doanh nghiệp giải thể, hoặc ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao ở mức trên 26,000 doanh nghiệp; trong đó, những nhóm ngành đầu tầu động lực thúc đẩy nền kinh tế như công nghiệp và xây dựng thì đang gần chạm đáy và hồi phục chậm chạp.
Hàng tồn kho
Mặc dù lần đầu tiên trong vòng 38 tháng, Việt Nam có mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI âm vào tháng 6, nhiều người cho rằng những biện pháp kiềm chế lạm phát bắt đầu phát huy tác dụng, thế nhưng, hiện tượng mới xuất hiện lại được xem là dấu hiệu của giảm phát. Tuy mới chỉ một tháng có chỉ số âm thì chưa thể đi đến kết luận, nhưng điều đáng lo ngại là vì nguồn gốc đưa đến chỉ số giá cả giảm, bắt nguồn từ hàng tồn kho chất đống, người dân cạn tiền chi tiêu, đó là mắt xích trong xâu chuỗi khép kín nguy hiểm: thất nghiệp, cầu giảm, giảm giá, nợ xấu và phá sản.
Với con số 26% hàng tồn kho, đó là nỗi ám ảnh của nhiều ngành nghề: hàng triệu tấn than, xi măng nằm phơi khô, hàng ngàn tấn thép chất đống. Đi đến đâu, có mặt chỗ nào, người ta cũng thấy “hàng đại hạ giá” thế nhưng buôn bán vẫn ế ẩm, động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế nói chung đang mất đà, đi vào bế tắc. Nhận xét về hiện tượng này, chuyên gia cao cấp Bùi Kiến Thành cho biết do mất mãi lực chi tiêu, nên giá tiêu dùng xuống đột biến và điều này cần phải thận trọng:
Doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho rất nhiều, trong nền kinh tế không còn sức mua nữa.“Lạm phát xuống rất là nhanh, nó biểu hiện gì và vì sao chỉ số giá tiêu dùng xuống nhanh đến như vậy? Số doanh nghiệp phá sản tăng thêm nữa, như vậy tình hình hoạt động kinh tế bị đình đốn. Chúng ta thấy rằng có hàng triệu người bị thất nghiệp, mất mãi lực mua bán và các doanh nghiệp bị tồn kho rất nhiều, bán hàng không được, tung ra bán không ai mua, bán một mua một cũng không ai mua bởi vì dân chúng không còn tiền nữa. Doanh nghiệp đang ứ đọng hàng tồn kho rất nhiều, trong nền kinh tế không còn sức mua nữa.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành
Một mặt doanh nghiệp không có tiền để sản xuất ra, một mặt hàng hóa ứ đọng lại, do vậy, nền kinh tế rất khẩn trương để sao có thể giải quyết được hàng tồn kho và sao doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất. Vì thế chỉ số giá tiêu dùng xuống đột biến, đó không phải là một hiện tượng gì đáng mừng mà phải thận trọng để nghiên cứu.”
Doanh nghiệp phá sản
Điều mà chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành vừa nhận xét khiến chúng ta nhớ lại trong năm ngoái Việt Nam có gần 80,000 doanh nghiệp phá sản, hoặc giải thể trong khi từ đầu năm đến nay lại có thêm hơn 26,000, chưa kể hàng ngàn doanh nghiệp khác còn đang trong giai đoạn “chết lâm sàng,” theo tính toán có khoảng hơn 30% trong số này được cho là do thiếu vốn kinh doanh vì lãi suất vay còn cao. Nhắc đến đây, chúng tôi, muốn điểm lại vấn đề lãi suất cũng là một trong những “điểm nóng” của nửa đầu năm nay. Mặc dù, đã được hạ giảm lãi suất đến 4 lần trong vòng 3 tháng, nhưng dường như nguồn vốn vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp được dễ dàng.
TS Ngô Trí Long, chuyên viên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận xét thêm về tình trạng này như sau:
“Với mức độ giảm lãi suất cả huy động lẫn lãi suất cho vay như hiện nay thực tế là các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận, chỉ trên lý thuyết mà thôi, trên thị trường thông báo mà thôi. Thực tế với lãi suất như vậy thì vẫn còn khó khăn đối với các doanh nghiệp.”
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp thì mức lãi suất có thể chấp nhận được phải là dưới 10% chứ với mức ưu đãi 14% như hiện tại thì họ vẫn chưa thể tiếp cận được, chứ chưa nói là có thể làm ăn sinh lời.
Nợ xấu, tham nhũng
Bên cạnh vấn đề hàng tồn kho cao, cộng với doanh nghiệp phá sản thì chuyện nợ xấu cũng là tâm điểm của báo giới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.
Nợ xấu xuất hiện từ khối doanh nghiệp Nhà nước kéo sang đến bên ngân hàng. Theo thông báo của NHNN đưa ra hôm 30/4, số nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng xấp xỉ 110 ngàn tỉ đồng và tốc độ tăng trung bình gần 9% tháng. Trong khi đó, mới đây hôm 1/7, Bộ Tài chính cho biết tổng số nợ của 30 DNNN là trên 1 triệu tỷ đồng. Con số khổng lồ này khiến người ta nhớ lại chuyện nợ nần của Vinashin từ nhiều năm qua và mới đây là của Vinalines, với ông cựu chủ tịch Dương Chí Dũng hiện vẫn còn đang lẫn trốn. Nhận xét về vụ việc Vinalines, TS Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:
“Việc đổ vỡ của Vinalines và việc truy nã ông Dương Chí Dũng là giọt nước tràn ly làm cho nghị trường quốc hội Việt Nam nóng lên vì các sai sót rất nghiêm trọng không thể chối cãi được của các tập đoàn kinh tế nhà nước.”
Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn.âu chuyện tham nhũng, thất thoát nguồn vốn Nhà nước của các tập đoàn kinh tế lớn là chuyện kể mãi không hết. Thế nhưng, mỗi khi nhắc lại vẫn không khỏi khiến người nghe đau lòng vì suy cho đến cùng đó là tiền thuế mồ hôi nước mắt của bao người dân đóng góp. Người dân đang cạn tiền để chi tiêu, doanh nghiệp làm ăn chân chính đang đói vốn để làm ăn thì vẫn có những “con sâu” như Vinalines vung tiền bừa bãi, mua ụ nổi cũ, không sử dụng, tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng.
TS Ngô Trí Long
Mặc dù nền kinh tế tháng 6 này bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn so với hồi đầu năm, nhưng tốc độ còn rất chậm và mới chỉ dừng lại ở một vài chỉ số như lãi suất, tỉ giá. Trong khi đó đề án tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù Quốc hội đã đề xuất, nhưng Chính phủ vẫn chưa thông qua. Hiện tại, nền kinh tế vĩ mô vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn. TS Ngô Trí Long kết luận:
“Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn.”
Có thể thấy chỉ trong vòng 6 tháng, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động với những thách thức nhiều hơn là cơ hội. Mấu chốt của vấn đề chính là tốc độ tăng trưởng chậm với những bất ổn nội tại kéo dài của nền kinh tế đang nhọc nhằn thoát khỏi lạm phát và vướng vào thiểu phát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét