Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

“Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất?”: Nghề cai trị

“Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất?”:


Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất? Trong một loạt bài gồm bốn phần, SPIEGEL bàn đến một câu hỏi xưa cũ, lại được đặt ra năm năm sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Bernhard Zand
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 26 / 2012
Các đại diện cho nhân dân ở Washington, ...
Các đại diện cho nhân dân ở Washington, … Ảnh: Der Spiegel
Nếu theo những người tỵ nạn và di cư, hàng triệu người lên đường mỗi năm ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đó, thì mọi sự nghi ngờ đã được dẹp bỏ: cuộc tranh đua của các hệ thống đã ngã ngũ.
Sáu của mười nước di dân có sức thu hút nhất nằm ở Bắc Mỹ và châu Âu, và bốn nước có nhiều người di cư đến Hoa Kỳ nhiều nhất là Mexico, Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ – tức là các quốc gia đang tăng trưởng năng động. Tuy là nhiều người di cư không đến được  mục đích của họ và ở lại những nơi mà họ sống còn tồi tệ hơn là ở quê hương của mình. Nhưng lực thu hút của các quốc gia tự do về chính trị của châu Âu và châu Mỹ trước sau gì cũng mạnh đến mức mặc dù vậy hàng trăm ngàn người khác vẫn đi theo họ.
Trước đây 20 năm, nhà chính trị học người Mỹ Francis Fukuyama cho rằng đã đến “tận cùng của lịch sử” và “nền dân chủ tự do Phương Tây đã được củng cố như là hình thức chính phủ nhân đạo cuối cùng”. Dòng chảy của những người di cư, nhưng cả những phong trào nổi dậy chống lại những kẻ chuyên quyền của họ, đầu tiên ở Đông Âu, rồi trên bán đảo Balkan, ở Ukraine, ở Georgia và giờ đây trong thế giới Ả Rập, dường như đã xác nhận lời của ông ấy.

Nhận định này có còn đúng không? Hai thập niên sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, giới tinh hoa của thế giới ngoái nhìn lại một loạt sai lầm và thất bại, những cái cho thấy lời chẩn đoán của Fukuyama là đáng nghi ngại, hay ít nhất là quá vội vàng. Khoét rỗng nhà nước pháp quyền trong lúc phản ứng lại các cuộc khủng bố của 11 tháng 9 năm 2001, các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã nuôi dưỡng sự nghi ngại về chất lượng của nghệ thuật cầm quyền Phương Tây.
Cả sự trỗi dậy về kinh tế và trọng lượng chính trị ngày càng tăng của các quốc gia có nhà cầm quyền độc tài, trước hết là của Trung Quốc, cũng gặm nhấm sự tự tin của những người cho rằng dân chủ là hình thức tốt nhất của tất cả các hình thức chính phủ xấu – phỏng theo Winston Churchill.
Trong mùa Xuân năm 2008, SPIEGEL đã bàn đến tương lai của dân chủ trong một loạt bài. Lúc đấy, khái niệm này đứng trong trung tâm của một cuộc tranh cãi về thế giới quan và đạo đức. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tuyên bố sự dân chủ hóa của thế giới là một mục tiêu chính trị, mục tiêu mà ông ấy, như trong trường hợp của Iraq, đạt đến bằng những phương tiện quân sự. Nhiều chính phủ, trong đó có chính phủ Đức, từ chối đi theo ông ấy trong điểm đấy.
Cho đến ngày hôm nay, người ta vẫn còn tranh cãi về sự dân chủ hóa các nhà nước phi dân chủ, thế nhưng dưới ấn tượng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, một phương diện thực tế đã dịch chuyển ra phía trước, cái cũng có liên quan đến những nền dân chủ đã vững mạnh: không phụ thuộc vào hình thức trừu tượng của một chính phủ – các kết quả mà họ đạt được tốt cho tới đâu, những người cầm quyền nắm vững nghề nghiệp của họ cho tới đâu?
... ở Copenhagen, ...
… ở Copenhagen, … Ảnh: Der Spiegel
“Good governance”, “Cầm quyền tốt”, là khái niệm mà ở dưới đó các chính trị gia và nhà chính trị học tiến hành cuộc tranh cãi. Năm năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính và nợ nần bùng nổ, báo SPIEGEL trong một loạt bài viết sẽ dõi theo câu hỏi, rằng các chính phủ của bốn quốc gia được lựa chọn ra tốt cho tới đâu trong việc nhận biết và giải quyết vấn đề:
Ở ví dụ Rio de Janeiros, loạt bài mô tả chính phủ Brazil đã thành công như thế nào trong việc làm mất hiệu lực những quy luật toàn cầu hóa dường như bất di bất dịch; ở ví dụ của thành phố Trung Quốc Lan Châu là việc Trung Quốc đã vươn trên trở thành cường quốc bằng những phương tiện nào. Một phóng sự từ Mỹ mô tả những khuyết điểm nào đang làm phiền não hệ thống đã qua thử thách từ 200 năm nay của “kiểm soát và cân bằng”, và một tường thuật từ quốc gia Đan Mạch gương mẫu của châu Âu về việc họ đã thành công như thế nào trong việc tạo nên sự đồng thuận giữa những người cầm quyền và những người được cầm quyền.
“Sự bất cân xứng giữa cầu ngày càng tăng và cung ngày càng teo nhỏ đi của một chính phủ tốt”, nhà chính trị học Hoa Kỳ Charles Kupchan viết, đã đặt áp lực lên những người đang cầm quyền của Phương Tây. Không phải là ngẫu nhiên khi các hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản tiến đến giới hạn của chúng gần như đồng thời: các công cụ kinh điển của họ, như các phương tiện điều khiển cho chính sách tiền tệ, nhiều lần đã bộc lộ ra là không có tác dụng để chống lại những nhóm tài chính hoạt động khắp thế giới. Chính phủ dân chủ, phải dựa trên sự đồng ý của người đi bầu, cũng dễ “phân phát tiền bạc hơn là yêu cầu từ bỏ”. Và cuối cùng thì những nền dân chủ Phương Tây, có đồng suy nghĩ trong nhiều điểm, lại không thống nhất với nhau trong lúc tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, từ sự nóng ấm lên của Trái Đất cho tới cô lập Iran.
Công dân am hiểu về chính trị của Phương Tây ghi nhận chính xác những điểm yếu kém của các chính phủ họ. Tại sao, họ tự hỏi, những người đầu cơ lại thành công khi tạo áp lực lên nền kinh tế của từng nước một, đến mức hơn phân nửa những người dưới 25 tuổi phải thất nghiệp như ở Tây Ban Nha? Tại sao chênh lệch thu nhập trong những nước công nghiệp hôm nay lại ngày càng lớn hơn? Tại sao thay thế một cây cầu cũ dành cho tàu hỏa ở Pittsburgh lại kéo dài lâu hơn là dựng lên ngôi nhà cao nhất thế giới ở Dubai?
... Bắc Kinh, ...
… Bắc Kinh, … Ảnh: Der Spiegel
“Một cuộc khủng hoảng về cầm quyền đã đến với thế giới Phương Tây”, Kupchan viết. Các chính phủ khác có tốt hơn không? Cả những quốc gia đấy cũng không miễn nhiễm các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, những quốc gia mà chính phủ của họ không phải thường xuyên đứng ra cho cử tri của họ lựa chọn. Sự tăng trưởng của Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận, là “không ổn định, không cân bằng, không có phối hợp và không bền vững.” Chính những nền quân chủ ở vùng Vịnh Ba Tư đấy, những nền quân chủ mà Phương Tây bị lao đao về kinh tế trước đây nhiều năm còn hy vọng vào những quỹ đầu tư nhà nước đầy tiền của họ, hiện giờ cũng lâm vào trong khó khăn. Mùa Xuân Ả Rập đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các chính phủ của họ, và cũng như những chính phủ chuyên quyền khác, hiện giờ họ đang bận rộn với việc bảo đảm an toàn cho sự thống trị của họ nhiều hơn là với việc cứu giúp hệ thống tài chính thế giới.
Câu hỏi, hình thức chính phủ nào là hình thức tốt nhất, đã được loài người quan tâm đến từ Platon và Aristoteles. Nhưng các nghiên cứu thực nghiệm về việc hoạt động của những người cầm quyền ảnh hưởng đến những người dưới quyền như thế nào chỉ có từ vài thập niên nay. Cố gắng hẳn mang tính tham vọng nhiều nhất để đánh giá bao quát hết các chính phủ trên thế giới đã được Quỹ Bertelsmann ở Đức tiến hành. Với “Sustainable Governance Indicators” được đưa ra từ 2007, thành tựu cầm quyền của 32 quốc gia OECD được cho điểm, trong “Chỉ số biến đổi” là thành tựu của tất cả các quốc gia có hơn hai triệu dân.
Việc họ chia các nước của thế giới ra thành hai lớp cho thấy rằng ngay các nhà kinh tế học và chính trị học đến ngày nay mà cũng vẫn còn suy nghĩ theo lối thông thường như thế nào. Cho tới trước đây vài năm, câu hỏi về “lãnh đạo chính phủ tốt” nói chung là chỉ được tranh cãi ở tại các ví dụ của những nước đang phát triển và những nước sắp trở thành nước công nghiệp. Các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các bộ giúp đỡ phát triển của Thế giới Thứ nhất đo tại các kết quả đó độ lớn của những khoảng tiền được chuyển sang Thế giới Thứ hai và Thế giới Thứ ba.
Nhưng không còn như thế nữa. Lãnh đạo chính phủ tốt đã trở thành một thước đo mà cả các quốc gia công nghiệp đã phát triển cao của Phương Tây cũng phải tự đo chính mình ở đó. Vì thứ nhất là họ cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, và thứ nhì là họ gia tăng cạnh tranh với các quốc gia ở ngoài ranh giới của OECD, như sự dịch chuyển cả nhiều ngành công nghiệp và sản xuất sang các quốc gia thuộc khối Đông Âu trước đây hay sang Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy.
... Brazil.
… Brazil. Ảnh: Der Spiegel
Đất nước được cầm quyền tốt nhất của thế giới, theo các nghiên cứu của Bertelsmann, hiện giờ là Thụy Điển, đất nước bị cầm quyền tồi tệ nhất là Triều Tiên. Đan Mạch đứng hạng ba, Đức ở vị trí thứ mười một. Các vị trí đầu và cuối đã có thể được đoán trước như thế nào thì các nhận thức ở giữa đó gây ngạc nhiên cũng chừng đấy – ví như nước Pháp đứng sau Chile, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico, vì chính phủ của họ ít phải tường trình với quốc hội, người dân và giới truyền thông hơn là trong những nước đang phát triển nào đó; hay nhận thức, rằng sự tin tưởng vào các thể chế dân chủ đã giảm mạnh trong những nước mà nhiều năm liền dường như đã phát triển theo chiều hướng dân chủ, ví dụ như Hungary hay Argentina.
Các tác giả của cuộc nghiên cứu đã chạm đến cốt lõi của cuộc tranh cãi về lãnh đạo chính phủ tốt khi họ đặt ra câu hỏi mà các tác giả của loạt bài báo Spiegel cũng đặt ra trong bốn ví dụ điển hình của họ: Thật ra thì mức độ khó khăn của những nhiệm vụ đó khác nhau cho tới đâu, những nhiệm vụ mà các chính phủ thế giới phải đối mặt với chúng?
“Anh muốn cầm quyền một dân tộc có 246 loại phó mát như thế nào?”, Tổng thống Charles de Gaulle có lần đã than phiền. Dường như còn khó khăn hơn nữa là việc thông qua một đạo luật ở Washington, đạo luật chống lại giới vận động hành lang của nông dân trồng khoai tây Mỹ. Và de Gaulle sẽ nói gì về thách thức dẫn dắt hơn 20 triệu người Brazil hay 300 triệu người Trung Quốc từ cảnh nghẻo khổ đi lên giới trung lưu?
Thước đo sự cầm quyền tốt tăng lên theo đòi hỏi của người dân. Và điều đấy không chỉ đúng cho những nước đang phát triển và những nước sắp trở thành nước công nghiệp, nó cũng đúng cho Phương Tây.
Bernhard Zand
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 26/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét