Tin hay, thậm chí còn có cả ảnh và bài viết bằng tiếng Anh minh họa. Nhưng chắc lại là cá tháng 4 nên báo chí VN thận trọng không vội vàng đưa tin như trường hợp Thủ tướng được công ty rác nước ngoài khen ngợi năm ngoái.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trao
bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Hàn Quốc
bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Hàn Quốc
Theo báo chí Hàn Quốc, ông Nguyễn Tấn Dũng đã
được trao bằng tiến sĩ danh dự về kinh tế.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được một văn bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư, nhà trường cho biết.
Ông đã ở Hàn Quốc cho Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, kết thúc hai ngày chạy ở Seoul vào thứ ba.
Đại học Hàn Quốc trao bằng danh dự tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những thành tựu của ông trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
"Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của nó", ông Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul.
Kim nói thêm rằng ông Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước.
Dũng đã tổ chức một buổi thuyết trình đặc biệt cho các giảng viên Đại học Hàn Quốc và sinh viên về nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với Hàn Quốc sau khi buổi lễ phong tặng bằng.
Theo Koreaherald
http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20120329000795
Honorary Ph.D. for Vietnam P.M.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung received an honorary doctoral degree from Korea University on Wednesday, the school said.
He was in Korea for the Nuclear Security Summit, which ended its two-day run in Seoul on Tuesday.
Korea University conferred the honorary doctoral degree in economics to Dung in recognition of his achievements in the economic development of Vietnam.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (center) poses for a photo with Korea University president Kim Byoung-chul (left), and Korea University Graduate School dean Park Jung-ho after receiving an honorary doctorate from the university on Wednesday. (Korea University)
“Prime Minister Dung is a leader who has devoted his life to developing the country and raising its international status,” said Korea University President Kim Byoung-chul.
Kim added that Dung has made great contributions to facilitating investment and economic cooperation between two countries and offering support to Korean companies that participated in transportation infrastructure projects in the country.
Dung held a special lecture for Korea University faculty and students on the Vietnamese economy and relations with South Korea after the degree conferment ceremony.
By Lee Woo-young (wylee@heraldm.com)
Ông Nguyễn Tấn Dũng là ai
Nguyễn Tấn Dũng (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là Thủ tướng đương nhiệm của Việt Nam, đồng thời là trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và từ năm 1997, ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII, XIII thuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phố Hải Phòng (huyện Tiên Lãng), trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án phần tài sản vụ án EPCO - Minh Phụng từ năm 2002.Ông được Quốc hội bầu lên vị trí Thủ tướng Chính phủ từ ngày 27 tháng 6 năm 2006 sau khi Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải quyết định về hưu năm 2006 và tái đắc cử nhiệm kì thứ 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2011.[1] Ông là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi)
Tiểu sử
Nguyễn Tấn Dũng có quê quán tại Thành phố Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau. Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng. Năm 1961), ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương Trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Nguyễn Tấn Dũng gia nhập Đảng Lao động Việt Nam ngày 10 tháng 6 năm 1967, chính thức ngày 10 tháng 3 năm 1968. Cuối năm 1969, nhờ người bạn chiến đấu Phan Trung Kiên, ông thoát chết trong một trận càn quét ở Cà Mau-Kiên Giang.[3]
Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là cấp bậc trung úy, đã chọn ở lại phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, ông lần lượt giữ các chức vụ Thượng úy, Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207; Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152; Thiếu tá, Trưởng ban cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 10 năm 1981 trở đi, ông phục viên và tham gia công tác chính trị, sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa phương, lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh ủy viên Kiên Giang, Phó Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực rồi Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Kiên Giang; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 1 năm 1995, ông tham gia công tác trong trung ương với các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội vụ (1/1995 - 5/1996), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại các kỳ Đại hội Đảng CSVN thứ VI (năm 1986) và thứ VII (năm 1991). Được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách vấn đề tài chính của Đảng CSVN (từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997).
Thủ tướng Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại APEC 2006 tại Hà Nội
Từ tháng 9 năm 1997, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá X (đại biểu khu vực 3 Hải Phòng) và được đề cử và sau đó được Quốc hội thông qua giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực và Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ, trong thời gian này ông được nhà nước Lào tặng thưởng Huân Chương Ítxala hạng nhất (huân chương cao quý nhất của Lào). Tháng 5 năm 1998, Quốc hội thông qua cử ông kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy.
Tháng 8 năm 2002, ông tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng và được Quốc hội khoá XI thông qua.
Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa XII tiếp tục bầu ông Nguyễn Tấn Dũng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.
Ngày 26 tháng 7 năm 2011 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ông tái đắc cử chức thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông là Thủ tướng trẻ nhất của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam đầu tiên hội kiến Giáo hoàng. Thủ tướng đầu tiên hứa sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng, tuy nhiên hiện nay tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng và phổ biến trong xã hội.
Năm 2010, Việt Nam với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN được đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông
Gia đình
Ông và phu nhân (bà Trần Thanh Kiệm) có ba người con. Con trai cả của ông tên là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington,[5] được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng ngày 11 tháng 11 năm 2011, người được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI. [6]
Người con kế là con gái, Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ (International University in Geneva); tuy nhiên theo thông tin bằng tiếng Việt trên website của Quỹ Đầu tư Bản Việt thi lại ghi là Đại học Geneva[7] là một trường đại học hoàn toàn khác với thứ hạng cao hơn (University of Geneva). Ở tuổi 27, Nguyễn Thanh Phượng đã là Chủ tịch Quỹ Đầu tư Bản Việt, doanh nghiệp với số vốn khoảng 55 triệu đô la Mỹ.[8] Ngày 16 tháng 11 năm 2008, Nguyễn Thanh Phượng thành hôn với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam, một người trước đây quốc tịch Hoa Kỳ nhưng nay mang quốc tịch Việt Nam.[9]
Con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tên là Nguyễn Minh Triết, học A level tại trường St. Michael College(Mỹ), theo học cử nhân về kỹ sư kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary và hiện đang chuẩn bị hoàn tất khóa học thạc sỹ chuyên ngành kỹ sư chế tạo máy. Hiện đang công tác tại Ban thanh niên nông thôn - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [10]
Lời phát biểu của Tổng thống George W. Bush trong một cuộc gặp gỡ tại Hà Nội dịp APEC 2006, BBC cho hay các con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng du học tại Hoa Kỳ và một người đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt.[11]
Tuy nhiên, trong lần đối thoại trực tuyến (tháng 2-2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng thông tin này không chính xác: chỉ người con trai của ông (Nguyễn Thanh Nghị) từng làm nghiên cứu sinh và lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ, hiện nay đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây Dựng , còn người con gái (Nguyễn Thanh Phượng) lúc đó chưa lập gia đình cũng như chưa từng du học tại Mỹ
Các câu nói
"Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." (Lễ nhậm chức Thủ Tướng)
"Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng - có lẽ làm thủ tướng lâu nhất - có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng."[24]. Vì nội dung câu nói này bị nhiều người hiểu nhầm, nên trong phần trả lời chất vấn đại biểu tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Bạch Mai tại Quốc hội vào ngày 24 tháng 11 năm 2010, , ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải thích như sau: "Tôi trình bày chất vấn tại kỳ họp sáu là như vậy, nhưng có lẽ diễn đạt chưa đầy đủ. Khi phát hiện sai phạm thì lãnh đạo phải có kiểm tra. Không có kiểm tra không có quản lý. Mà khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý. Nhưng không thể xử lý theo ý muốn cá nhân được mà phải theo quy định của pháp luật, của Đảng, có lý có tình và đúng bản chất sự việc."; "Xin trình bày là không thể, với một vụ việc mà mới nghe một thông tin mà Thủ tướng đã ra quyết định kỷ luật được. Luật không cho phép làm như thế."[25]
"Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở."
"Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường."
"Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm về Vinashin!"[25]
"Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai." Trả lời về trách nhiệm với vụ Vinashin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét