Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tiếp chuyện nhà báo Hoàng Thắng của báo Năng lượng chê ca sĩ Mỹ Linh

Tiếp chuyện nhà báo Hoàng Thắng của 
báo Năng lượng chê ca sĩ Mỹ Linh:

Những đồng tiền lẻ...

R
Đã nhiều lần mình không đồng ý với ông xã khi tranh luận về vai trò của nhà báo. Ông xã mình thuộc tuýp người rất nặng định kiến về báo chí. Với ông, nhà báo trung thực tại Việt Nam hoàn toàn không có mà chỉ có loại dùng tờ báo để kiếm cơm thay vì làm nghề khác nhọc nhằn hơn. Nhà báo thật sự phải tranh đấu với chính nỗi sợ của mình khi bị kềm chế, mua chuộc và nhất là sử dụng cây viết dưới ngòi bút mang đầy cảm tính mà không bao giờ nhìn lại bài viết của mình một cách tỉnh táo.
Cho tới khi đọc bài của nhà báo Hoàng Thắng viết về ca sĩ Mỹ Linh thì một ít kính trọng với nhà báo Việt Nam của mình trở thành hài hước.
Trên trang nhà của báo PetroTime với cái tựa "Kính thưa quý cô cái gì cũng muốn" Hoàng Thắng đem Mỹ Linh ra mổ xẻ tận tình về bài trả lời phỏng vấn trực tuyến của cô khi nói về Bộ trưởng Đinh La Thăng và những kêu gọi đóng phí trên các loại xe máy và xe ô tô đang lưu hành với số tiền lớn đến nỗi không ai có thể chấp nhận.
Trong khi nói ý kiến của mình ca sĩ Mỹ Linh cho biết “Chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện."
Mỹ Linh đã "chốt" lại: "Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”
Nếu một người dân nào đó nói như vậy thì không ai để ý nhưng vì Mỹ Linh là ca sĩ nổi tiếng, người của công chúng, nên phát biểu của cô được cư dân mạng đồng tình với những lời nồng nhiệt.
Đối với một ca sĩ thì tuyên bố có tính chính trị này thuộc loại "xưa nay hiếm". Ca sĩ, người mẫu và hoa hậu là những giới không bao giờ dám nói tới chuyện chính trị. Họ rất nhanh nhạy với thời trang, với cách tự PR mình rất sáng tạo, trong đó phải nói tới các vụ lộ hàng. Họ là giới không hề nhìn đời sống chung quanh để nói lên những gì cần nói.
Có ba lý do: Thứ nhất họ không đủ chữ nghĩa để diễn đạt những gì mang tính chính trị. Thứ hai là nói chuyện chính trị thì họ nghĩ rằng các fan của họ sẽ không chú ý thì nói làm gì. Thứ ba họ sợ bị ảnh hưởng tới việc kinh doanh khi nói tới những điều nhạy cảm.
Mỹ Linh vượt qua cả ba rào chắn này bằng câu nói tưởng nhẹ nhàng nhưng rất chính xác. Cô tỏ ra đủ chữ nghĩa để phê bình những biện pháp mà ông Đinh La Thăng đưa ra. Cô không cần fan của cô có đồng ý hay khi cô đóng vai trò hướng dẫn cho fan của mình những suy tư về đời sống chính trị chung quanh. Cô cũng không tính tới chuyện nhạy cảm vì nếu cô không nói rõ ra như vậy thì toàn bộ cuộc nói chuyện trực tuyến của cô sẽ trở thành vô nghĩa.
Và mình thật sự kính trọng ca sĩ này.
Tuy nhiên nhà báo Hoàng Thắng không đồng ý như thế. Ông đã viết bài phản bác một cách chua cay về những phát biểu này của Mỹ Linh. Trước tiên nhận xét về đời tư của Mỹ Linh khi cho rằng cô không thể bước lên xe buýt như Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông viết "Tôi cũng xin cược rằng: Ca sỹ Mỹ Linh với son phấn, váy vóc xúng xính, quần áo thời trang chắc hẳn sẽ hiếm khi dám rời xế hộp của mình để leo lên xe bus, chung tay góp phần giảm ách tắc giao thông như Bộ trưởng Thăng. Đơn giản thôi, xế hộp có, lên xe bus làm gì, vừa đông người vừa… hỏng váy!"
Tại các nước, một nhà báo với cây viết trong tay không phải muốn viết gì cũng được. Ông Hoàng Thắng biết rằng không ai kiện nhà báo tại Việt Nam khi họ vung bút giết người khác bằng đòn hạ nhục, biếm nhẽ, và thậm chí vu khống. Hoàng Thắng đã tạo cho người đọc cảm giác là ca sĩ Mỹ Linh chỉ vung vít thôi chứ không thể bước vào cuộc một cách công khai, như việc lên xe buýt chẳng hạn.
Ông Hoàng Thắng quên rằng người dân có quyền đi loại xe nào họ muốn. Họ không có trách nhiệm giữ lời hứa như ông Bộ trưởng Thăng khi kêu gọi nhân viên dưới quyền đi xe buýt nhưng chính ông cũng chỉ thử được một lần và sau đó phải than thở là không thể đi thêm được nữa.
Do tờ báo ông viết là PetroTime, nơi trước đây thuộc quyền chỉ đạo của ông Thăng khi còn làm việc tại Dầu Khí nên ai cũng thấy rằng tờ báo đưa bài này lên nhằm gỡ gạc cho Đinh bộ trưởng. Tuy nhiên giống như những cây viết cho báo Đảng, khi cố tình che chở hoặc bảo vệ cho ai đó thì hình như các bài viết của họ luôn phản tác dụng. Những yêu cầu về lý luận của những cây viết "nô tài" này luôn bằng con số 0 bởi ngay từ chủ đề họ chọn đã phản lại họ một cách quyết liệt. Họ không thể dùng lý luận để chống lại sự thật và vì thế ngòi bút của họ cứ như những luống cày dở dang không thể gieo bất cứ loại lúa nào xuống.
Để minh họa cho bài viết Hoàng Thắng đã đem câu chuyện của ông Phạm Quang Nghị ra để ném đá Mỹ Linh. Nhà báo dẫn lời của ông Nghị như sau:
Ngay sau khi cô ca sỹ này đăng đàn vài ngày, tại cuộc họp của Thành ủy Hà Nội bàn về vấn đề chống ùn tắc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tâm sự “Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân để giảm ùn tắc”.
Và nhận xét câu nói mị dân này, nhà báo Hoàng Thắng viết: "Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo".
Phải công nhận là nhà báo giỏi nịnh. Và hơn thế, ông ta không có liêm sỉ khi đưa ra nhận xét hết sức hài hước như vậy.
Cái "tấm gương lớn" mà ông Hoàng Thắng nói đó đã được Blogger Trương Duy Nhất chỉ ra khi ông Nghị nói “Hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua? Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã… kêu ầm lên!” (nguồn: infonet.vn)
Nhưng hay một điều là nhà báo Hoàng Thắng đã "lách" và ca ngợi câu nói này của ông Phạm Quang Nghị như sau:
"Ông cho rằng: “Nhiều cá nhân khi bị đụng chạm quyền lợi thì phản ứng gay gắt. Bỏ ra cả tỉ đồng mua xe thì không công khai rằng tiền từ đâu ra, trong khi đóng vài triệu xây dựng đường thì phản ứng”.
Ông Hoàng Thắng quên rằng ca sĩ là giới có thu nhập rõ ràng và minh bạch nhất. Họ không cần phải hối lộ cho cán bộ để được lên sân khấu. Họ cũng không cần mua chuộc công an để giấu những tài sản mà họ côn gkhai có được do thành quả lao động của mình. Họ không cần minh bạch vì họ không làm gì trái với pháp luật. Các quan chức nhà nước như ông Phạm Quang Nghị mới cần minh bạch khi đồng lương của ông ta ai cũng biết muốn sắm một chiếc ô tô thì ông ta phải làm việc gần 100 năm! Mình cũng tin chắc một điều rằng chưa bao giờ gia đình ông Phạm Quang Nghị bỏ tiền ra để đóng các loại phí như ông ấy phê bình giới ca sĩ.
Rất lệch lạc, nhà báo Hoàng Thắng viết về tài sản của Mỹ Linh như sau:
"Nữ ca sỹ Mỹ Linh: Nhà rộng 1,3 hecta, hai vợ chồng mỗi người một chiếc xe hơi. Đấy là chưa kể xe của Mỹ Linh là xe Mitsubishi Grandis có 7 chỗ ngồi. Như vậy là một mình nữ ca sỹ mỗi khi ra đường đã chiếm diện tích bằng 4 người đi xe máy. Hẳn nữ ca sỹ cũng muốn đóng phí cho “đỡ ngại” với mọi người!"
Rồi lại bắt chước chủ, Hoàng Thắng viết: "Lấy ý kiến về chính sách giao thông, các kỹ sư còn chưa kịp nói gì thì ca sỹ, nghệ sỹ đã… lên tiếng ầm ầm."
Ô hay, ca sĩ không có quyền phát biểu về những sai trái của ông Đinh La Thăng ư? Kỹ sư lên tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của họ còn nghệ sĩ lên tiếng về những suy tư, khó khăn của người dân. Tại sao họ lên tiếng thì bị chỉ trích trong khi các kỹ sư mà ông Hoàng Thắng viết chưa ông nào dám lên tiếng cho cái bệnh "la như nổ" của ông Đinh La Thăng?
Cái nhìn của Hoàng Thắng với Mỹ Linh về kiến thức như sau:
"Đã không ít người tung hô cho bài phỏng vấn này của Mỹ Linh, đơn giản vì đó là lời nói của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, để nói về hàm lượng kiến thức hay tư duy trong câu nói thì cũng chưa được nhiều cho lắm."
Cư dân mạng cười ầm lên về câu phê bình kiến thức này. Ông Hoàng Thắng tuy mang tiếng là nhà báo nhưng cách viết của ông không hơn một cậu học trò cấp ba. Không thể không cho ông điểm 0 về những nhận xét này.
Rất có lý khi nghi ngờ rằng bài báo ra đời từ đơn đặt hàng của ông Đinh La Thăng khi Hoàng Thắng viết:
"Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành động. Không lẽ giờ Bộ trưởng phải “nằm im thở khẽ”, đừng đụng chạm đến quyền lợi của ai thì mới làm cho nữ ca sỹ hài lòng!"
Mình thật ngượng khi trích lại đoạn văn này. Cách viết của Hoàng Thắng đã vượt qua sự chịu đựng của một nền văn hóa đang bội thực sự nịnh hót. Hoàng Thắng có thể bất chấp người đọc miễn là mục đích đạt được. Tuy nhiên ở đây phát sinh một vấn đề khác: Sự trâng tráo của một nhà báo lề phải đã trở thành thói quen bởi sự nịnh hót không còn bị khinh bỉ, lên án.
Người dân nào yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng khi ông này đề nghị những biện pháp móc túi đến từng hào lẻ còn sót lại trong việc đóng các loại lệ phí hết sức phi lý bất kể cuộc sống của họ?
Ban đầu khi ông Thăng sa thải một chủ công trình phi trường Đà Nẵng thì người dân hoan hô. Họ hoan hô vì anh chàng này làm việc tắc trách và hành động nhanh nhạy của ông Thăng là cần thiết. Thế nhưng khi nói về tai nạn giao thông thì ông Thăng trượt dài từ đề nghị này tới quy định khác. Số tiền ít ỏi của dân chúng đã bị ông săm soi và các biện pháp ông đưa ra hoàn toàn phá sản. Vậy thì ai là người yêu ông Thăng như nhà báo Hoàng Thắng khẳng định?
Bài viết của Hoàng Thắng có quá nhiều sai lầm, tuy nhiên sai lầm lớn nhất của ông là xem thường kiến thức người dân. Hoàng Thắng chắc chắn sẽ nhận được phong bì từ chủ nhưng nếu mở ra và xem kỹ ông ta sẽ thấy đó là những đồng tiền lẻ chứ không phải là những tờ bạc mệnh giá 500 ngàn đồng như ông ta vẫn tưởng.
Tiền lẻ chỉ trả cho ăn mày kể cả khi chúng được bỏ vào phong bì cẩn thận.

1 nhận xét:

  1. Càng sống càng thấy các cụ không bao giờ sai, đúng là "giỏ nhà ai, quai nhà ấy". tên tác giả, ngẫm tý mới thấy được tầm nhìn, sự sâu sắc và cái tinh tế của thân sinh ra tác giả. Con mới đẻ ra mà đã nhìn thấy ngay được sự phát triển trí não của nó và đặt một cái tên mà nhiều chục năm sau nó chỉ cần ho một tiếng mọi người đều thấy ngay trong cái đầu của nó chứa đầy thứ như chính cái tên mà cha sinh, mẹ đẻ ra nó đặt cho từ khi mới lọt lòng. Bái phục tác giả bài viết, người chỉ cần dùng có ít câu trên báo mà không những đọc giả thấy được mình mà còn thấy được cả đấng sinh thành của chính mình nữa. Đúng là bái phục, bái phục...
    Tuy nhiên, tác giả đừng ỷ thế có cái đầu đất hay giống đất (như thổ) của mình mà không chịu rèn cho cái tay kheo khéo tý. Bạn giống đất ạ, công việc nâng bi là một cao cả (không cao cả thì sao lại dễ kiếm tiền thế?), nó đòi hỏi người làm không những phải có cái đầu giống đất (Như Thổ) mà còn phải khéo tay nữa thì mới kiếm ăn được. Bi là bộ phận nhạy cảm của sếp, nâng mà tay vụng thế này... làm đau thì sếp cắt cơm có ngày.
    Càng sống càng thấy các cụ lúc nào cũng đúng, không những "giỏ nhà ai, quai nhà ấy" mà còn thấy được cả "sếp thế nào, lính thế ấy" luôn... Vâng cám ơn các cờ u cu nặng cụ...

    Trả lờiXóa