Báo Trung Quốc China.com:
(2) SỰ THẬT TÀN BẠO: ĐẠI TIỆC NAM HẢI
ĐÃ BỊ CƯỚP ĐI MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG
ĐÃ BỊ CƯỚP ĐI MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG
30.3. 2012
(Không có tên tác giả)
Người dịch: Quốc Thanh
(tiếp theo) I. Anh hát xong tôi lên xướng - Việt Nam “đầy tham vọng” tranh giành dầu mỏ ở Nam Hải ngày càng quyết liệt
Các bồn dầu khí của Việt Nam chủ yếu ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Thăm dò dầu khí biển của Việt Nam chủ yếu tập trung ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Trong đó, bồn Mekong Delta là bồn giàu nguồn dầu nhất của Việt Nam, chiếm 25% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Nam Côn Sơn thì chiếm 20% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Sông Hồng chiếm 15%, khí là chủ yếu. Lượng nguồn dầu của Việt Nam là 1,025 tỷ tấn, lượng nguồn khí tự nhiên là 0,245 tỷ m3.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là công ty quản lý và thăm dò, sản xuất dầu mỏ duy nhất của Việt Nam.
Phân bố các lô hợp đồng năm 2010 của PetroVietnam, nếu theo dõi kỹ sẽ phát hiện thấy mấy bồn lớn của Việt Nam đã bị các công ty xâu xé hết, các lô hợp đồng theo đấu thầu đã đột phá đường 9 đoạn thâm nhập vào trong đường hải giới nước ta.
Việc phân chia các lô dầu của PetroVietnam, nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lô đã tiến vào trong đường hải giới nước ta.
Việt Nam là nước sản xuất dầu đứng thứ ba Châu Á, sản xuất dầu của Việt Nam chủ yếu tập trung ở vùng biển phía nam, các giếng dầu chủ yếu phân bố ở các mỏ: Bạch Hổ (White Tiger), Rạng Đông (Dawn), Đại Hùng (Big Bear), Sư tử Đen.
Sản xuất dầu lớn nhất Việt Nam là Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro –VSP), xí nghiệp này nắm quyền điều hành mỏ dầu lớn nhất Việt Nam là mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu Bạch Hổ nằm ở vùng biển cách Vũng Tàu về phía đông nam khoảng 120 hải lí, vào đầu thập kỷ 70 được Mobil Oil & Gas Co. của Mỹ phát hiện và làm các công việc tiền kì khai thác. Cuối tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ rút quân, kế hoạch khai thác mỏ dầu này bị hủy bỏ. Năm 1984, Liên Xô và Việt Nam thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô, do Liên Xô cung cấp vốn, thiết bị và kĩ thuật khai thác mỏ dầu Bạch Hổ. Ngày 26 tháng 6 năm 1986, cất được mẻ dầu đầu tiên. Từ đó, quy mô của mỏ dầu Bạch Hổ ngày càng mở rộng, sản lượng tăng lên nhanh chóng, trở thành một chiếc “bồn châu báu” của Việt Nam. Sản lượng dầu thô năm 1994 đạt tới 6,8 triệu tấn.
Việt Nam cắt các lô hợp tác dầu khí tới sâu dưới Nam Hải vẫn không quên đánh dấu đường hải giới truyền thống của nước ta, có thể thấy là họ đã hết sức ngang ngược. Hành vi vượt ranh giới thăm dò dầu khí của Việt Nam chỉ có tăng mà không có giảm. Vượt đường hải giới nước ta từ bắc đến nam có các lô hợp đồng : 113, 115, 117, 118-136, 04-1, 04-3, 05-1B, 05-2, 05-3, 06-95, 06-1, 06-2, 07, 08. Hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở các lô 04-3, 05-1B, 05-2, 05-3, 06-95, 06-2, 06-1… thuộc Bãi Vạn An hết sức sôi động.
Trong số đó, mỏ dầu Đại Hùng của Việt Nam đã vượt quá đường hải giới của nước ta. Lô ở bắc Vạn An của nước ta cao trùm lên trên lô dầu của Việt Nam. Mỏ dầu sản xuất vượt quá đường ranh giới sớm nhất của Việt Nam là Đại Hùng, nằm ở phía bắc bồn Vạn An, sâu 110 m, lô 05-1, vượt quá đường ranh giới truyền thống của nước ta, cách đảo Côn Lôn [vi] về phía bắc 480 km. Mobil Oil & Gas Co. phát hiện ra mỏ Đại Hùng đầu tiên vào năm 1974, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô khoan thăm dò giếng Đại Hùng -1 năm 1987, sản lượng/ngày dầu thô 5800 thùng, khí tự nhiên 850 000m3. Khai thác ở mỏ Đại Hùng được chia làm 3 giai đoạn (1994, 2000, 2004), năm 2003 bên Việt Nam thu toàn bộ lợi tức của mỏ dầu này. Nắm quyền điều hành hiện nay là Dai Hung Co.
Sản xuất vượt quá đường hải giới Việt Nam có mỏ khí Lan Tây lô 06-1. Mỏ khí này được phát hiện năm 1993, khu vực này còn có mỏ khí Lan Đỏ được phát hiện năm 1992. Lô này đã ở vào phía trong đường hải giới truyền thống của Trung Quốc, nguyên nắm quyền điều hành là BP (Hãng dầu Anh), BP có 35% cổ phần ở mỏ khí này, Công ty ONGC của Ấn Độ có 45% cổ phần, PVEP có 20% cổ phần. Mỏ khí Lan Tây đã đi vào sản xuất năm 2002. Ngày 6 tháng 4 năm 2011, Công ty dầu mỏ lớn thứ ba của Nga là TNK-BP đã mua lại lô 06-1 của Việt Nam từ Hãng dầu Anh (BP ), đồng thời nắm quyền điều hành. Các mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ là những mỏ khí lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Mỏ khí Hải Thạch nằm ở lô 05-2, phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, nắm quyền điều hành là BP, BP chiếm 75,9% cổ phần ở lô này, PVEP chiếm 24,1% cổ phần còn lại, đang ở giai đoạn khai thác thăm dò, chưa đi vào sản xuất.
Mỏ khí Mộc Tinh nằm ở lô 05-3, phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, tháng 6 năm 2011, mũi khoan dầu lớn nhất của Việt Nam bắt đầu khoan thăm dò ở đây, lần khoan thăm dò này do Công ty Petroleum Operating Company (Bien Dong POC) đầu tư, công ty này là công ty con của PetroVietnam. Hai mỏ khí Mộc Tinh và Hải Thạch dự tính mỗi ngày sẽ sản xuất được từ 15 000 đến 20 000 thùng khí ngưng tụ.
Việc thăm dò ở lô 07/03 của Việt Nam cũng đang trong chiêng trống rùm beng, lô này có diện tích 4915 km2, sâu 319 m, nằm ở phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, sát ngay đường hải giới Nam Hải mà nước Inđônexia láng giềng đơn phương phân chia, ở về phía bắc lô TUNA do Inđônexia thiết lập. Nắm quyền điều hành là Vamex, đã tiến hành thăm dò 1925 km 2D năm 2004.
Năm 2009, Pan Pacific Petroleum khoan thăm dò 1 giếng thăm dò (07-CRD-1X) ở lô 07-03, phát hiện thấy có dầu khí hiển thị rõ trong khu vực khống chế giếng, đã đặt tên cho nó là Cá Rồng Đỏ (Red Emperor). Qua khai thác thử, giếng này có sản lượng ngày 3652 thùng dầu thô và 810 feet khối khí tự nhiên, lại không bị ngậm nước. Cùng năm, ở lô này khoan thăm dò một giếng khác là Cá Rồng Vàng thì lại là giếng khô. Năm 2011, Hãng Premier với tư cách nắm quyền điều hành sẽ tiếp tục tiến hành khoan thăm dò lô này, đồng thời sẽ khoan thăm dò cả giếng mới để có sự đánh giá sâu hơn về việc khai thác ở khu vực này.
Hoạt động thăm dò của Hãng PSG ở Nam Hải đã đi sâu vào phía trong đường 9 đoạn.
Hãng PSG và Tổng công ty khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát địa vật lý MC2D 17231KM ở vùng biển sâu bồn Phú Khánh. Khoan thăm dò 3 giếng thăm dò ở lô 118-120. Cũng đã tiến hành khảo sát địa vật lý 2D ở bồn Nam Côn Sơn, hoạt động thăm dò đã đi sâu vào phía trong đường 9 đoạn, xâm hại lợi ích dầu mỏ của nước ta. Ngày 26 tháng 5, các tàu chấp pháp của nước ta đã sử dụng hành động đối với các tàu thăm dò của phía Việt Nam đang tiến hành thăm dò phi pháp ở khu vực 146-148, cắt đứt cáp của tàu thăm dò.
Bồn Tư Chính-Vũng Mây (Biểu đồ trên) thăm dò ở các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159, 160, năm 1993 PVEP đã tiến hành thăm dò 9500km 2D (TC-93 program) ở khu vực này. Năm 1994, PVEP khoan thăm dò giếng thăm dò PV-94-2X. Trong thời gian từ năm 1994 đến năm 1996, PV-94-2X lại tiến hành thăm dò 6000km 2D.
Các lô 133&134 trùm lên lô An Bắc -21 của phía nước ta, năm 1992 Conoco Phillips và PVEP ký hiệp ước hợp tác kinh doanh khai thác các lô 133&134, đã tiến hành thăm dò 2900KM 2D, năm 2009 Talisman (Hãng dầu lớn thứ ba Canađa) trở thành nhà điều hành các lô 133&134, đồng thời có 49% cổ phần trong đó, năm 2011 Talisman sẽ thiết lập giếng thăm dò ở các lô 133&134. Ngoài ra, hãng này còn giành được quyền thăm dò ở các lô 133&134.
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã chứng thực tàu ngư chính Trung Quốc lại cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn (dầu khí) của Việt Nam, địa điểm xảy ra vụ việc ở ngay cái gọi là lô 136/03 của Việt Nam, 6° 47′ 5″ vĩ bắc, 109° 17′ 5″ kinh đông, thực ra vùng này đã thâm nhập vào phía trong đường 9 đoạn từ lâu, tiến vào lô An Bắc-21 của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc điều tổ chức quân sự chuẩn tiến hành chấp pháp đã chứng tỏ ở một mức độ cực lớn rằng hành vi của chính phủ Trung Quốc là sự không vừa lòng và ngăn chặn Việt Nam xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, gây nguy hại cho Trung Quốc.
II. Philippines “chân không đến đất cật không đến giời”
Philippines có các bồn dầu khí chủ yếu sau:
Philippines khoan được dầu ngay từ năm 1986, nhưng cho đến nay, sản lượng dầu mỏ vẫn chưa cao, sản lượng dầu biển của nước này đa số có từ vùng biển tây bắc Palawan, hướng thăm dò cũng ở vùng biển tây bắc Palawan, Bãi Lễ Nhạc và nam biển Sulu. Vùng thăm dò của nước này cũng thâm nhập dần vào vùng biển Nam Hải, chủ yếu bao gồm các bồn ở Bãi Lễ Nhạc và tây bắcPa lawan. Tính đến tháng 1 năm 2006, Philippines đã thăm dò được 3900 tỉ feet khối trữ lượng khí tự nhiên, gần như tất cả trữ lượng khí tự nhiên đều nằm ở mỏ khí tự nhiên MALAMPAYA thuộc lô SC38.
Như đã biết, Philippines là nước nghèo có tiếng ở Đông Nam Á, tiền công kiếm được từ đội ngũ rất nhiều người Philippines làm nghề giúp việc đã trở thành nguồn ngoại hối của họ. Vì thế, khi nhìn thấy các láng giềng đều phát tài to nhờ dựa vào Nam Hải, Philippines chắc hẳn cũng mộng tưởng sẽ tìm được mỏ dầu lớn, song trời chẳng chiều người, suốt bấy lâu nay Philippines chỉ có được một vài mỏ khí nhỏ với quy mô nhất định.
Tiềm lực dầu khí củaPhilippines có ý đồ cắm cột trụ lên Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Theo dữ liệu năm 2009, trong cơ cấu năng lượng của Philippines, dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm tỉ trọng rất lớn, lần lượt là 32% và 8%, nguồn năng lượng tự cung tự cấp là 58,89%. Vì thế, dầu mỏ và khí tự nhiên cực kì quan trọng đối vớiPhilippines.
Khai thác dầu khí ở Philippines chủ yếu là PNOC, Công ty dầu khí quốc gia Philippines đóng vai trò chủ đạo, vòi anten của nó đã thò cả sang Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Tuy sự thăm dò của Philippines ở vùng tây bắc Palawan và Bãi Lễ Nhạc chưa có đột phá gì mới, nhưng Philippines vẫn coi khu vực này là điểm nóng thăm dò để đưa ra đấu thầu với bên ngoài, đồng thời đã cắt ra nhiều lô ở phía trong đường hải giới truyền thống trên Nam Hải của nước ta để rao bán, năm 2006 đã có được thành quả mới là mỏ khí Sampaguita.
Lô SC72 trùm lên Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Theo tin AFP, phía Philippines tuyên bố đã chính thức đưa ra lời phản đối với phía Trung Quốc về việc gần đây hải quân Trung Quốc tiến hành hoạt động và lên kế hoạch xây dựng giàn khoan dầu ở Nam Hải. Trong một bản tuyên bố của mình, Bộ ngoại giao Philippines nói, phía Philippines đã triệu gặp đại biện sứ quán Trung Quốc tại Philippines, “phản đối” những hành vi của phía quân đội Trung Quốc.
Tin cho biết, sự việc lần này được phía quân đội Philippines biết trước tiên. Phía quân đội Philippines chú ý thấy một số tàu của Trung Quốc đổ nguyên vật liệu xây dựng xuống vùng biển Nam Hải, đặt phao tiêu, dựng không rõ con số là bao nhiêu cột trụ. Ngoài ra, do phía Trung Quốc trước đó đã tuyên bố lên kế hoạch xây dựng giàn khoan dầu ở khu vực Nam Hải, khiến cho chính phủ Philippines hết sức căng thẳng. Bộ ngoại giao Philippines yêu cầu phía Trung Quốc chỉ nói sẽ “làm rõ” một tàu hải giám cùng các tàu quân sự khác của Trung Quốc mà phía quân đội Philippines đã nhìn thấy.
Điều Philippines lo lắng chính là tin liên quan đến việc giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” của nước ta sẽ thăm dò dầu ở Nam Hải, đồng thời rất có khả năng giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” sẽ tiến hành thăm dò ở gần Bãi Lễ Nhạc.
Vì sao Philippines lại phải lo lắng trước những hành động quân sự, kinh tế của Trung Quốc ở Bãi Lễ Nhạc như vậy? Nguyên nhân chính là: Philippines sẽ lại tiến hành khoan thăm dò dầu ở Bãi Lễ Nhạc!
Tháng 2 năm 2010, giấy phép thăm dò lô GSEC101 đã được chuyển thành lô hợp đồng dịch vụ SC72, diện tích của lô này từ 10,360 km2 bị thu hẹp lại còn 8,800 km2. Forum Energy giành được 70% cổ phần từ hợp đồng này, toàn bộ hợp đồng còn bao gồm cả mỏ khí Sampaguita, Công ty này đang tiến hành thăm dò 2D và 3D ở khu vực này, dự tính không lâu nữa sẽ đặt được giếng thăm dò. Công ty Forum Energy là công ty liên doanh giữa Công ty dầu mỏ và khí tự nhiên E&P của Anh với Philippines.
Phân bố dầu khí và phân bố giếng thăm dò ở Bãi Lễ Nhạc
Mỏ khí Sampaguita nằm ở phía đông Bãi Lễ Nhạc, theo tin được biết, mỏ này rất có khả năng là mỏ khí cấp quốc tế, trữ lượng có thể tới 20 nghìn tỉ feet khối (56,6 tỉ m3). Forum Energy lên kế hoạch đầu tư 3 tỉ đôla Mỹ vào việc tiến hành khai thác cả lô SC72 nằm trong mỏ khí này. Thực ra mỏ khí này đã được phát hiện từ năm 1976, nhưng do công ty tác nghiệp cho rằng trữ lượng của mỏ khí này quá ít nên đã bỏ không đầu tư khai thác tiếp. Song một số nhà phân tích chuyên môn lại tỏ ra hoài nghi với con số trữ lượng 20 nghìn tỉ feet khối này, họ cho rằng xét từ tình trạng trước mắt, trữ lượng khí tự nhiên của mỏ khí Sampaguita chỉ ở trong khoảng từ 3,5 nghìn tỉ feet khối đến 5 nghìn tỉ feet khối.
Tài nguyên dầu khí của Philippines nghèo nhất trong số các nước xung quanh Nam Hải, nên khi nhìn thấy các láng giềng phát tài đã ngày càng không chịu cam tâm. Vì thế, Philippines ngày càng tỏ ra sốt ruột hơn về vấn đề Nam Hải, nay đưa vấn đề Nam Hải quốc tế hóa, mai nghĩ cách mời quân Mỹ tới. Khác với sự dè dặt thận trọng của người Malaysia, sự hai mặt của người Việt Nam, họ chưa từng ý thức được rằng mình ở cách một tưởng quá xa, còn ở cách Trung Quốc thì quá gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét