* Bùi Văn Bồng
Bongbvth - Có vị cán bộ lãnh đạo cấp cao khi đương nhiệm tự trang bị, kéo bè kết cánh đầy mình quyền chức, và cũng nhuốm chàm khắp người, vì biết bao thủ đoạn tá lả móc nối đại gia tham nhũng đất đai, tài sản công cộng mà giàu cỡ "động đất sóng thần" sinh ra lắm chuyện lình sình, đơn khiếu kiện, tố cáo cũng có cả trăm, cấp này cấp khác về thanh tra lên, thanh tra xuống chẳng ăn nhằm gì. Ông ta vẫn nghiễm nhiên vô tư "ôm gái, đái phòng VIP" như thường.
Có làm cách nào thì ông ta cũng không hề nhận khuyết điểm, thậm chí còn nghênh ngang văng tục, chửi thề: "Đ.má, có làm có sai, không làm gì cả lấy cớ gì mà sai lầm? Đ.má, ai có sức cứ đi mà kiện với cáo. Kiện thưa với chả thanh tra làm được con... khỉ khô gì!".
Đến tuổi nghỉ hưu, ông ta đòi kéo dài thêm một năm nữa. Thủ tướng chính phủ thấy thương tình, ký cho ông ta giữ ghế thêm một năm nữa. Cũng chưa hẳn tham quyền cố vị, nhưng có nhiều chuyện níu kéo ông ta. Thêm một năm tại vị để ông ta còn có thực quyền chi phối kẻ khác trong 'nhóm lợi ích', dồn sức tăng tốc lo đối phó những phi vụ này, chuyện lộ tẩy kia, cũng không ngoài mục đích giữ của và lấp liếm chỗ này chắp vá chỗ khác để "hạ cánh an toàn".
Thời nay, cán bộ đảng viên cần có hai tiêu chuẩn cốt yếu là vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có đạo đức cách mạng kèm với có tài, có năng lực giỏi. Ngày xưa, các quan lại được giáo huấn phải “trung quân-ái quốc”, làm việc gì cũng phải nghĩ đến vua, đến triều đình và phải có lòng yêu nước. Quan tham là quan không có lòng yêu nước, không biết thương dân và như thế cũng bất trung. Vì thế, các vị xứng danh anh hùng như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản vì không làm tròn bổn phận, bất thành trọng trách vua giao, dể bị thua trận, mất đất, đã tự xử mạnh hơn từ chức, chọn con đường tuẫn tiết để thể hiện trung quân, giữ lấy thanh danh, tự trọng, không bị mang tiếng là kẻ vô liêm sỉ.
Cũng ngày xưa, vì danh dự, phẩm giá và lòng tự trọng mà có nhiều vị quan lại, nhà nho, những người có tri thức đã treo ấn từ quan, như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Sinh Sắc, Đinh Công Tráng, Phạm Bành ... Cụ Chu Văn An dâng Thất trảm sớ, nhưng vua không nghe nên ông treo ấn từ quan về dạy học.
Quả bóng "trách nhiệm" chưa đá sang sân, lại chưa chọc thủng lưới để nắm chắc phần thắng, còn quyền còn chức còn che chắn, đối phó, còn hô mây gọi gió, làm chủ được đội hình... Từ chức nghỉ việc khác nào ra khỏi vạch vôi sân đấu, có mà ăn cám!
* TỪ CHỨC - LÒNG TỰ TRỌNG
VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỜI
Gần đây, người ta thường nói nhiều đến khái niệm và luận đàm về văn hóa từ chức. Từ chức là lối ứng xử của mình với cộng đồng xã hội, là sự hiện diện về mặt danh dự, bản lĩnh sông của cá nhân trước bàn dân thiên hạ, đất nước, dân tộc, trực tiếp tự mình quyết định cho mình, là hành vi thể hiện cả văn hóa, tầm nhìn và mang tính nhân văn. Từ chức còn thể hiện con người có lòng tự trọng, còn biết đến sự cần thiết phải giữ gìn danh dự, tùy thời vận và cơ trời biết cần phải tới hay lui. Nó cũng bao hàm lối sống, cách sống của mỗi người. Châm ngôn có câu: “Loài cây biết mùa hoa, người ta biết cơ trời”.
Chỉ có quan quyền mới dính đến việc giữ chức, chạy chức và cả từ chức. Người có chức vị trong xã hội, khi biết cái “thời” và cái “cơ” đã hết, thì nên nghĩ đến và biết đường lui cho sớm, mà cách nhẹ nhàng nhất, giữ thể diện nhất là nên từ chức. Đó cũng là thể hiện lòng tự trọng, nhân cách, trọng danh dự và nhất là giữ được liêm sỉ.
Trong đời, thấy cái chuyện từ chức thật dễ và cũng rất khó. Có người thì tự xử khi có khuyết điểm sai lầm, thể hiện sự kiên quyết, mạnh bạo hơn tự phê bình, bởi coi trọng chân lý và thể diện. Quan lại ngày xưa, quan chức các nước, đã có nhiều minh chứng để ai cũng nhận diện được rõ “văn hóa từ chức”. Từ chức một cách thanh thản dễ dàng thường là những người biết trọng danh dự. Mà những người có đạo đức, tư chất như vậy, có tham gia chính sự cũng vì việc công, muốn đem trí lực đóng góp cho xã hội, họ thực sự biết sống “dĩ công vi thượng”, làm chính sự không vì đặc quyền đặc lợi. Đó là những đấng minh quân, những vị quan hiền, là con người có đức, sông rất giản dị, vô tư thanh thản, hiên ngang giữa đời, “trọng nghĩa khinh tài”.
* CHUYỆN XƯA NAY KHÔNG HIẾM
* TỪ CHỨC - LÒNG TỰ TRỌNG
VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỜI
Gần đây, người ta thường nói nhiều đến khái niệm và luận đàm về văn hóa từ chức. Từ chức là lối ứng xử của mình với cộng đồng xã hội, là sự hiện diện về mặt danh dự, bản lĩnh sông của cá nhân trước bàn dân thiên hạ, đất nước, dân tộc, trực tiếp tự mình quyết định cho mình, là hành vi thể hiện cả văn hóa, tầm nhìn và mang tính nhân văn. Từ chức còn thể hiện con người có lòng tự trọng, còn biết đến sự cần thiết phải giữ gìn danh dự, tùy thời vận và cơ trời biết cần phải tới hay lui. Nó cũng bao hàm lối sống, cách sống của mỗi người. Châm ngôn có câu: “Loài cây biết mùa hoa, người ta biết cơ trời”.
Chỉ có quan quyền mới dính đến việc giữ chức, chạy chức và cả từ chức. Người có chức vị trong xã hội, khi biết cái “thời” và cái “cơ” đã hết, thì nên nghĩ đến và biết đường lui cho sớm, mà cách nhẹ nhàng nhất, giữ thể diện nhất là nên từ chức. Đó cũng là thể hiện lòng tự trọng, nhân cách, trọng danh dự và nhất là giữ được liêm sỉ.
Trong đời, thấy cái chuyện từ chức thật dễ và cũng rất khó. Có người thì tự xử khi có khuyết điểm sai lầm, thể hiện sự kiên quyết, mạnh bạo hơn tự phê bình, bởi coi trọng chân lý và thể diện. Quan lại ngày xưa, quan chức các nước, đã có nhiều minh chứng để ai cũng nhận diện được rõ “văn hóa từ chức”. Từ chức một cách thanh thản dễ dàng thường là những người biết trọng danh dự. Mà những người có đạo đức, tư chất như vậy, có tham gia chính sự cũng vì việc công, muốn đem trí lực đóng góp cho xã hội, họ thực sự biết sống “dĩ công vi thượng”, làm chính sự không vì đặc quyền đặc lợi. Đó là những đấng minh quân, những vị quan hiền, là con người có đức, sông rất giản dị, vô tư thanh thản, hiên ngang giữa đời, “trọng nghĩa khinh tài”.
Còn ngược lại, những vị quan, những chức sắc quyền cao, chức lớn mà không có lòng tự trọng, bản chất vốn tham lam, gian dối, thường mượn cái chức quan để vơ vét, tham nhũng. Và như vậy, những vị quan thuộc loại đó rất khó dám từ chức, bởi vì lòng tham đã choán hết lương tri con người, phủ bọc lương tâm, vô liêm sĩ do cái gốc của lòng tham. Họ là những quan quyền không có nhân cách. Vì muốn bám chỗ lợi nhuận bám ghế chức quyền mà quan gian hèn đã cúi mọp xuống, nhũn như con chi chi ở chỗ này, nhưng lại khoa môi mua mép nghênh ngang ở nơi khác.
Suy cho cùng theo đúng lẽ đời, những vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước không phải là một đặc quyền, đó là một vị trí đầy thách thức dành cho những cá nhân có hoài bão phục vụ, có ý thức gánh vác trách nhiệm chung vì lợi ích cộng đồng xã hội, có lòng yêu nước, thương dân, có niềm tự hào dân tộc, vì thế họ có khát vọng và có nhân cách mạnh mẽ, biết “cơ” để dừng, biết “thời” mà sống, việc từ chức của họ đáng cho đời nể trọng. Cho nên, việc từ chức đối với họ rất dễ, thanh thản với người này, nhưng lại vô cùng nặng nề, khó khăn, né sợ với người kia. * CHUYỆN XƯA NAY KHÔNG HIẾM
Thời nay, cán bộ đảng viên cần có hai tiêu chuẩn cốt yếu là vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có đạo đức cách mạng kèm với có tài, có năng lực giỏi. Ngày xưa, các quan lại được giáo huấn phải “trung quân-ái quốc”, làm việc gì cũng phải nghĩ đến vua, đến triều đình và phải có lòng yêu nước. Quan tham là quan không có lòng yêu nước, không biết thương dân và như thế cũng bất trung. Vì thế, các vị xứng danh anh hùng như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản vì không làm tròn bổn phận, bất thành trọng trách vua giao, dể bị thua trận, mất đất, đã tự xử mạnh hơn từ chức, chọn con đường tuẫn tiết để thể hiện trung quân, giữ lấy thanh danh, tự trọng, không bị mang tiếng là kẻ vô liêm sỉ.
Cũng ngày xưa, vì danh dự, phẩm giá và lòng tự trọng mà có nhiều vị quan lại, nhà nho, những người có tri thức đã treo ấn từ quan, như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Sinh Sắc, Đinh Công Tráng, Phạm Bành ... Cụ Chu Văn An dâng Thất trảm sớ, nhưng vua không nghe nên ông treo ấn từ quan về dạy học.
Một trong những gương điển hình về chí quyết “treo ấn từ quan” mà người đời rất nể trọng là quan Đốc học, quan Án sát, nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909). Ông sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ. Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Không chỉ là một tâm hồn Việt Namtiêu biểu, Nguyễn Khuyến còn là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu ở thời đại bấy giờ.
Đó là thời đại mất nước, dân tộc bị chà đạp, con người ViệtNam đói rét lầm than. Rất nhiều kẻ xuất thân là kẻ sĩ, “sĩ phu” đã làm tay sai cho giặc. Bản thân Nguyễn Khuyến cũng đã trót dấn thân vào hoạn lộ quan quyền. Nhưng với nhãn quan sắc bén, ông nhìn rõ chân tường của thời cuộc, ông đã dứt khoát vứt bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý, “treo ấn từ quan”, giả đui giả điếc, lui về ở ẩn nơi làng quê để giữ vững khí tiết, phẩm cách của một người yêu nước chân chính, hòa mình cùng nhân dân. Ông đau với nỗi đau của người dân, ông buồn với cái “sự nghèo” của họ, nhưng càng đau hơn khi bất lực trước cảnh đời đầy rẫy “quan tham lại nhũng”, dân tình bị dày xéo oan khiên, chính nhân quan tử bị sa cơ, tiểu nhân nhan nhản được thời đắc chí. Day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế, ông đau cho vận nước nước bấp bênh, dằn vặt nỗi đau giống nòi:
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người,
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ đi rồi…. Nguyễn Khuyến
Một nhân cách thực sự cao cả làm sao có thể chịu khoanh tay bó gối trước cuộc đời ngang trái? Vậy Nguyễn Khuyến đã “xử thế” như thế nào cho xứng với tầm vóc của ông? Biết mình không có khả năng làm chính trị, ông quay ra làm văn hóa! Ông làm thơ, làm câu đối, ca trù… cho mọi người thưởng thức.
Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều là sự tỏ rõ chính kiến do không đồng ý với quan điểm của vua và không chịu nổi những bất công, bất chính trong triều đình. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức. Người đời vẫn cho rằng từ chức là thể hiện tầm văn hóa, mang tính nhân văn hơn là pháp lý. Như vậy, "chế tài" và “văn hóa từ chức” chính là lương tri.
Chuyện từ chức ở các nước được xem là bình thường. Cầu bị sập, xe lửa đụng nhau: Bộ trưởng Giao thông từ chức (Hàn Quốc, Ấn Độ); phát ngôn không chuẩn: một Bộ trưởng của nội các mới hai ngày tuổi ở Nhật cũng từ chức. Sữa bị phát hiện có melamine: Cục trưởng Cục Chất lượng Trung Quốc từ chức. Gần đây, Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama từ chức vì không thực hiện được cam kết với cử tri giải quyết căn cứ quân sự Mỹ trên đảoOkinawa…
* ÔNG NGỌ, ÔNG KHẢI
TỰ MÌNH GIỮ DANH DỰ
Bộ trưởng ở ta mạnh bạo tuyên bố từ chức có ông Lê Huy Ngọ, vì ở cương vị Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã buông lỏng quản lý, để Công ty Tiếp thị đầu tư thương mại do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc vi phạm pháp luật, làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng. Sau đó, vụ án Lã Thị Kim Oanh đã kết thúc. Bị cáo này bị tuyên án tử hình, và hai vị nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lĩnh án tù treo.
Thủ tướng Phan Văn Khải (Sáu Khải) suốt cuộc đời làm cách mạng dù đã có qúa trình lâu dài, nhưng chưa nổi bật công trạng gì mấy. Ông có phong cách ôn hòa, ít năng động, nên cũng bị mang tiếng là con người “chậm mà chắc” nhưng lại nhu nhược, thiếu tính quyết đoán, có khi “dĩ hòa vi quý”, nhất là “sự kiện” đối ngoại đã không chuấn bị kỹ nội dung và có sự vụng về ngoại giao khi tiếp kiến với tổng thống Mỹ Bush ngày 21-6-2005. Nhưng dù sao ông Sáu Khải cũng đã để lại dấu ấn cho đời sau là đã từ nhiệm chức Thủ tướng trước 1 năm (ngày 16/6/2006), sau khi đã đương nhiệm chức này 9 năm.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ông Sáu Khải đã phát biểu: … “Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, tình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài. Công tác cán bộ chậm được đổi mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội. Đất nước không thiếu người tài nhưng bộ máy hành chính thiếu tính chuyên nghiệp, tuyển chọn sử dụng người còn nhiều sai sót. Người đứng đầu cơ quan hành chính không đủ quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền, kể cả việc sắp xếp, thay thế, thi hành kỷ luật. Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH, để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân"
Và ông Sáu Khải đã chân tình, thẳng thắn bộc bạch tâm sự: "Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn. Tôi mong rằng, đồng chí kế nhiệm tôi sẽ rút ra được những điều bổ ích không chỉ qua những thành công mà cả những khiếm khuyết, thiếu sót của cá nhân tôi và Chính phủ trong thời gian qua"…
Đó là thời đại mất nước, dân tộc bị chà đạp, con người ViệtNam đói rét lầm than. Rất nhiều kẻ xuất thân là kẻ sĩ, “sĩ phu” đã làm tay sai cho giặc. Bản thân Nguyễn Khuyến cũng đã trót dấn thân vào hoạn lộ quan quyền. Nhưng với nhãn quan sắc bén, ông nhìn rõ chân tường của thời cuộc, ông đã dứt khoát vứt bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý, “treo ấn từ quan”, giả đui giả điếc, lui về ở ẩn nơi làng quê để giữ vững khí tiết, phẩm cách của một người yêu nước chân chính, hòa mình cùng nhân dân. Ông đau với nỗi đau của người dân, ông buồn với cái “sự nghèo” của họ, nhưng càng đau hơn khi bất lực trước cảnh đời đầy rẫy “quan tham lại nhũng”, dân tình bị dày xéo oan khiên, chính nhân quan tử bị sa cơ, tiểu nhân nhan nhản được thời đắc chí. Day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế, ông đau cho vận nước nước bấp bênh, dằn vặt nỗi đau giống nòi:
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người,
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ đi rồi…. Nguyễn Khuyến
Một nhân cách thực sự cao cả làm sao có thể chịu khoanh tay bó gối trước cuộc đời ngang trái? Vậy Nguyễn Khuyến đã “xử thế” như thế nào cho xứng với tầm vóc của ông? Biết mình không có khả năng làm chính trị, ông quay ra làm văn hóa! Ông làm thơ, làm câu đối, ca trù… cho mọi người thưởng thức.
Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều là sự tỏ rõ chính kiến do không đồng ý với quan điểm của vua và không chịu nổi những bất công, bất chính trong triều đình. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức. Người đời vẫn cho rằng từ chức là thể hiện tầm văn hóa, mang tính nhân văn hơn là pháp lý. Như vậy, "chế tài" và “văn hóa từ chức” chính là lương tri.
Chuyện từ chức ở các nước được xem là bình thường. Cầu bị sập, xe lửa đụng nhau: Bộ trưởng Giao thông từ chức (Hàn Quốc, Ấn Độ); phát ngôn không chuẩn: một Bộ trưởng của nội các mới hai ngày tuổi ở Nhật cũng từ chức. Sữa bị phát hiện có melamine: Cục trưởng Cục Chất lượng Trung Quốc từ chức. Gần đây, Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama từ chức vì không thực hiện được cam kết với cử tri giải quyết căn cứ quân sự Mỹ trên đảoOkinawa…
* ÔNG NGỌ, ÔNG KHẢI
TỰ MÌNH GIỮ DANH DỰ
Bộ trưởng ở ta mạnh bạo tuyên bố từ chức có ông Lê Huy Ngọ, vì ở cương vị Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã buông lỏng quản lý, để Công ty Tiếp thị đầu tư thương mại do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc vi phạm pháp luật, làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng. Sau đó, vụ án Lã Thị Kim Oanh đã kết thúc. Bị cáo này bị tuyên án tử hình, và hai vị nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lĩnh án tù treo.
Thủ tướng Phan Văn Khải (Sáu Khải) suốt cuộc đời làm cách mạng dù đã có qúa trình lâu dài, nhưng chưa nổi bật công trạng gì mấy. Ông có phong cách ôn hòa, ít năng động, nên cũng bị mang tiếng là con người “chậm mà chắc” nhưng lại nhu nhược, thiếu tính quyết đoán, có khi “dĩ hòa vi quý”, nhất là “sự kiện” đối ngoại đã không chuấn bị kỹ nội dung và có sự vụng về ngoại giao khi tiếp kiến với tổng thống Mỹ Bush ngày 21-6-2005. Nhưng dù sao ông Sáu Khải cũng đã để lại dấu ấn cho đời sau là đã từ nhiệm chức Thủ tướng trước 1 năm (ngày 16/6/2006), sau khi đã đương nhiệm chức này 9 năm.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ông Sáu Khải đã phát biểu: … “Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, tình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài. Công tác cán bộ chậm được đổi mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội. Đất nước không thiếu người tài nhưng bộ máy hành chính thiếu tính chuyên nghiệp, tuyển chọn sử dụng người còn nhiều sai sót. Người đứng đầu cơ quan hành chính không đủ quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền, kể cả việc sắp xếp, thay thế, thi hành kỷ luật. Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH, để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân"
Và ông Sáu Khải đã chân tình, thẳng thắn bộc bạch tâm sự: "Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn. Tôi mong rằng, đồng chí kế nhiệm tôi sẽ rút ra được những điều bổ ích không chỉ qua những thành công mà cả những khiếm khuyết, thiếu sót của cá nhân tôi và Chính phủ trong thời gian qua"…
Ở nước ta, với thể chế chính trị và đội ngũ nhân sự hiện nay, khó xây dựng và thể hiện được văn hóa từ chức. Ngay như vụ tai nạn lớn do vô trách nhiệm của nhà thi công, nhà đầu tư và ngành chủ quản: Sập cầu Cần Thơ (26/9/2007) đang thi công làm 64 người chết và trên 180 người bị thương (báo ND), nhưng Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng và Tổng giám đốc Dương Tấn Minh vẫn nghiễm nhiên tự tại và không hề có ý nghĩ xin từ chức, chỉ có lời xin lỗi nhẹ như lông hồng! gần đây các vụ gây thất thoát lớn ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm rỗng cả ngân khố quốc gia, nhưng kỷ luật cao nhất là khiển trách, cánh cáo, điều chuyển công tác, không một ai dám đứng ra nhận trách nhiệm chính và có bói cũng không có ai từ chức. Có vị thế, có chức danh, chức trách được Đảng giao, dân bầu, Nhà nước bổ nhiệm, nhưng vi phạm khuyết điểm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín mà vẫn tham quyền cố vị, không chịu từ chức là không biết tự trọng. Người không biết tự trọng thường không biết nhục, thậm chí còn “lấy nhục làm vinh”.
Thể chế chính trị của ta dựa dẫm vào cái gọi là “chủ nghĩa tập thể”, lãnh đạo tập thể, ăn chia tập thể, đối phó- phản pháo để trì bám quyền và lợi cũng cả một tập thể rất "đông dzui", vụ việc để xảy ra là trách nhiệm chung của tập thể, của cả nhóm người, không có ai phải “giơ đầu chịu báng”, không gắn quyền hạn của người bổ nhiệm, sử dụng công chức với việc quản lý cán bộ công chức và người thừa hành chức trách nhiệm vụ được giao. Thậm chí, khi có liên quan đến việc xử lý cán bộ cao cấp, nhiều Bộ trưởng khi giải trình trước Quốc hội đều viện dẫn văn bản của Đảng, ý kiến kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Có trường hợp bị chất vấn về những bê bối có liên quan đến cá nhân thì viện lý do “đã trả lời với Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên không trả lời trước Quốc hội”! Suy cho cùng, nếu nói đến trách nhiệm thì có trách nhiệm về đạo lý, trách nhiệm về pháp lý và trách nhiệm về chính trị. Trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên sự tín nhiệm và sự bất tín nhiệm. Và trước hết, người có nhân cách phải biết trách nhiệm trước lương tâm của chính mình.
Chủ động từ chức, từ nhiệm trước hết thể hiện một con người có bản lĩnh sống, dám chịu trách nhiệm khi bản thân mình đã gây ra những sai lầm, và tư chất không đến mức vô liêm sỉ, mà còn vớt vát được danh dự khi đã phạm quá nhiều sai lầm, bị người đời (nói ra hoặc không nói ra) miệt thị, còn thể hiện một chút với đời là dù sao cũng có văn hóa, có nhân cách cần thiết nhất của một con người.
Ấy vậy nhưng chuyện đời đâu có đơn giản, còn nhiều việc rất quan trọng phải làm rốt ráo, phải ngăn chặn chỗ này, bưng bít góc kia, khỏa lấp mớ khác, ngu gì từ chức (?).
B.V.B
Chủ động từ chức, từ nhiệm trước hết thể hiện một con người có bản lĩnh sống, dám chịu trách nhiệm khi bản thân mình đã gây ra những sai lầm, và tư chất không đến mức vô liêm sỉ, mà còn vớt vát được danh dự khi đã phạm quá nhiều sai lầm, bị người đời (nói ra hoặc không nói ra) miệt thị, còn thể hiện một chút với đời là dù sao cũng có văn hóa, có nhân cách cần thiết nhất của một con người.
Ấy vậy nhưng chuyện đời đâu có đơn giản, còn nhiều việc rất quan trọng phải làm rốt ráo, phải ngăn chặn chỗ này, bưng bít góc kia, khỏa lấp mớ khác, ngu gì từ chức (?).
B.V.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét