Mua bán ô tô tại Thụy Sĩ và
“Phạt xe không chính chủ”
Bài của bác Hiệu Minh ở dưới đoạn viết của tôi về mua bán xe tại Thụy Sĩ, chụp lại đoạn viết trên Blog Hieu Minh (bản gốc: http://hieuminh.org/2012/11/13/doi-dieu-ve-phat-xe-khong-chinh-chu/?replytocom=56242#respond ).
Lai Tran Mai says:
November 13, 2012 at 5:16 am
Đầu tiên nói chuyện nghiêm túc đã. Ở Thụy Sĩ, tôi cũng đã mua đi bán lại xe mấy lần. Quá đơn giản, còn đơn giản hơn Mỹ nhiều; nếu theo tiêu chuẩn này thì đúng là dân Mỹ đã bầu nhầm tổng thống. Mỗi xe có 1 tờ đăng ký to bằng bàn tay, trong đó chỉ có vài thông tin chơi chơi. Khi nào không thích đi nữa, để khỏi phải tốn tiền đóng bảo hiểm, thì đem ra cơ quan quản lý xe bảo họ đóng cái dấu vào đó, thế là để xe ở nhà. Mấy tháng sau thích đi, lại mang nó ra bảo giờ tao thích đi, mày đóng lại dấu, thế là xe lại có thể bon bon trên đường; nhưng trước đó phải mua bảo hiểm, cơ quan quản lý nhìn trên mạng thấy có tên mình trong danh sách đã mua bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm post, thì nó mới đóng dấu.
Khi muốn bán, đầu tiên là dừng đi. Vậy thì đem tờ đăng ký và biển số xe ra cơ quan quản lý xe, nó đóng dấu vào tờ đó và thu hồi biển số, nhưng mình mang giấy về. Sau đó chờ người mua. Có khách đến, mình với nó xuống gara xem xe, thỏa thuận giá xong, nó đưa tiền, mình đưa xe và tờ đăng ký, hai bên chẳng viết tý giấy tờ nào cả. Nó lên phóng đi. Nhiều đứa cứ xe không biển số mà phóng ra đường.
Một số đứa cẩn thận hơn, trước đó đã đến cơ quan quản lý xe báo tao muốn mua xe, mày cho tao mượn một cái biển số dùng tạm để mua được xe sẽ gắn vào chạy về. Đưa xe về tao sẽ đến đăng ký chính chủ cho nó và trả lại mày biển số mượn. Các gara sửa xe ở đây đều có một số biển số xe mượn, tức là không phải biển của xe nào cả, họ dùng để lắp vào xe cũ, xe mới nhập để chạy thử trên đường sau khi sửa… Mình cũng có thể ra mượn của nó để lắp vào xe mình mới mua để đưa xe về nhà. Dĩ nhiên, nếu có tai nạn thì thằng chủ gara cũng bị liên đới.
Mua xe rồi, hôm nào thích đăng ký thì mang xe đến cơ quan quản lý xe, trước đó phải mua bảo hiểm. Tại đó có phòng đăng kiểm, nó nhìn xe thấy ok, thế là mình vào phòng đăng ký, sau đó chờ 2 tuần sẽ có biển.
Mỗi xe bán đi, biển đều phải trả, song phòng đăng kí bảo lưu số đó cho mình trong 2 năm. Khi nào mình mua xe mới, ra đó đăng ký, bảo tao muốn lấy lại số cũ vì vẫn yêu nó, thế là phòng lại cấp đúng biển cũ cho mình lắp vào xe mới.
Năm ngoái mình bán chiếc BMW rất tốt giá 2000 Francs thụy sĩ (=2100 USD), trong xe vẫn còn 40 lít xăng để khuyến mại, 40 lít này giá 80 CHF rồi. Mời các bác xem ở đây này:
http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/12/moi-ban-o-to-cu-bmw.html
http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/12/moi-ban-o-to-cu-bmw.html
-----------------------
Đôi điều về “Phạt xe không chính chủ”
Hiệu Minh
Tối qua, mình đọc tin điên điên “Phạt xe không chính chủ”, thì nghĩ ra cái tứ “Phạt vợ/chồng không chính chủ” và định bụng sẽ viết chơi chơi. Hóa ra lão Lập đã có bài “Vợ chính chủ” mất rồi. Đành viết vuốt đuôi vậy.
Luật hôn nhân VN
Lẽ ra cái tít phải là “vợ/chồng chính chủ” mới đúng thực trạng hiện nay, không bị ghép vào tội “trọng nam khinh nữ”
Thêm nữa, nước mình có luật hôn nhân rõ ràng “một vợ một chồng”. Chuyện “chính chủ” đã được pháp luật thừa nhận hẳn hoi.
Điều 4 “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình” của Luật Hôn nhân và Gia đình viết “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Luật còn nói rõ, các hành vi khác vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời trước ở Hà Nội, công an, dân phòng bắt những đôi mua dâm ở công viên, khách sạn, mang về đồn và hỏi giấy đăng ký. Không có thì coi như là mua bán dâm. Kẻ bán dâm thì cho vào trại, người mua dâm đưa về phường kiểm điểm hoặc gửi giấy cho cơ quan.
Có chuyện vui. Anh chị nọ đưa nhau vào công viên mây mưa trên ghế đá, dân phòng bắt được đưa về phường. Tại đây, anh chị khai “chúng tôi là vợ chồng chính chủ hẳn hoi, có giấy kết hôn đàng hoàng”. Hỏi tại sao vợ chồng lại đưa nhau ra công viên làm chuyện ấy, thì hai người bảo, ở nhà đông người quá, động mạnh chút cả nhà biết, rên rỉ không tiện, nên đưa ra đó cho “dễ bề làm ăn”.
Thời nay đã khác. Công an không thể phạt tội “vợ/chồng không chính chủ” nữa vì làm sao phạt cho xuể. Ngoại tình công sở đã thành mốt rồi. Cán bộ đi tắm bùn, massage với các em, bồ lớn, bồ nhỏ, em út khắp nơi, Bí thư Tỉnh ủy còn ngủ với cả học sinh, nói chi dân thường.
Rừng nghị định, qui định, luật pháp… nhưng không ai theo
So với Nghi định 71 CP “Áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ” thì Luật Hôn nhân và Gia đình có giá trị pháp lý cao hơn rất nhiều.
Luật còn chẳng ăn ai, lại lôi nghị định ra dọa. Liệu dân ta nổi tiếng về chuyện không tôn trọng pháp luật có thực hiện Nghị định 71 hay không?
Đến như Bộ Chính trị mà còn đóng cửa bảo nhau, sai lè mà không lấy luật làm trọng, xin lỗi qua loa cho xong chuyện, nói chi dân ngu khu đen tôn trọng kỷ cương phép nước.
Nếu dân mua xe không sang tên đổi chủ thì cũng là bình thường. Nếu họ có ngoại tình cũng chẳng sao vì cán bộ to cũng vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Hiện nay đang khủng hoảng kinh tế, đầu tư bừa bãi, ngân hàng sụp đổ, chính phủ thiếu ngân sách trầm trọng. Đào đâu ra. Thế là các quân sư nghĩ ra vài mẹo.
Thống đốc NHNN ra nghị định về quản lý vàng, nộp thuế vàng và hy vọng với mấy chục tấn vàng trong dân sẽ được huy động cho đầu tư bất động sản đang bị chết trôi.
Thất thu tiền thuế thì thấy mấy cái xe máy cà tàng không sang tên đổi chủ, và mấy chục triệu cái xe mà phạt 6-10 triệu mỗi lần thì tiền trong dân đổ về Nhà nước ùn ùn.
Kể ta thì còn nhiều những quyết định, qui định, nghị định khác, không thể thực thi, thể hiện quan trí nước nhà có vấn đề.
Đăng ký xe nước mình là miếng giấy bằng cái card visit, ép nilon. Chỉ có mỗi một chủ. Dân ta mua bán, viết cái giấy “Tôi, Nguyễn Văn X, địa chỉ, số CMT… đồng ý bán cho bà Nguyễn Thị Y, địa chỉ, số CMT…, chiếc xe Honda có số đăng ký XXX. Bà Y có toàn quyền sử dụng chiếc xe trên”.
Đưa cái đăng ký xe cho bên mua, coi như vụ sang tên đổi chủ đã xong mà không cần pháp luật thừa nhận.
Bà Y thấy chán cái xe lại bán tiếp cho cụ S. Cứ thế qua hàng chục lần đổi chủ mà không hề sang tên. Muốn tìm lại chủ đầu tiên để đăng ký cho đàng hoàng, thì anh ấy đã sang bên kia thế giới.
Mỹ cũng buôn bán…trao tay
Năm 2004, mình sang Mỹ cũng mua xe hơi cổ lỗ sỹ. Chiếc Toyota đã đi được 130 ngàn km, giá 4.500$. Khi nhất trí giá cả cạnh đường, tiền giao xe múc, tay chủ xe lôi cái đăng ký xe ra, có đủ thông tin về cái xe, số VIN, địa chỉ của chủ, ghi lên đó vài dòng viết tay. Nếu không biết, tưởng tay kia bán xe ăn cắp.
Hóa ra, đăng ký xe có một vài dòng để trống dành cho người mua. Chủ cũ điền tên người chủ mới, địa chỉ, giá tiền và số km đã đi. Ký xoẹt một phát, thế là mình lên xe phóng về nhà.
Như vậy, cái đăng ký xe có một chỗ điền tên người mua mới. Người mua mới có thể bán tiếp cho người khác và làm tương tự. Tuy nhiên chỉ có hai chủ mới là nhiều nhất cho mỗi tờ sở hữu xe. Hết chỗ thì phải ra DMV – ban quản lý xe cộ của quận, để xin đăng ký lại.
Điều quan trọng là khi bán xe xong, chủ cũ tháo luôn cái biển xe, mang về nộp cho DMV. Không có biển xe thì làm sao mà cho xe lưu thông. Thế là chủ mới phải đăng ký xe lại. Vụ sang tên đổi chủ mới chính thức có giá trị.
Chủ cũ đã trả biển xe rồi thì bên DMV hiểu là người đó không còn trách nhiệm với cái xe. Thuế trước bạ, thuế xe sẽ được chính quyền quận gửi về tận nơi.
Bên Mỹ có được đi xe không chính chủ?
Câu trả lời là có. Thuê xe của công ty thì làm sao chính chủ được. Vợ đi xe của bồ, bồ đi xe của bịch, bạn cho nhau mượn xe là thường. Quan trọng nhất là cái xe đó phải có bảo hiểm. Chót gây tai nạn thì bên chủ xe phải đứng ra lo với bảo hiểm.
Cảnh sát chỉ cần nhìn biển đăng ký và kiểm tra với dữ liệu trên máy tính gắn trong xe hơi chuyên dụng sẽ tìm ra mấy chục đời chủ của chiếc xe, lịch sử của tay tài xế, gây tai nạn bao lần, vượt tốc độ mấy lượt. Thoát đằng trời.
Nếu Obama qui định dân Mỹ chỉ được đi xe chính chủ thì chắc họ tưởng bầu nhầm tổng thống điên. Cũng như qui định vợ chồng mới được quan hệ tình dục. Không phải vợ chồng không được cho dụng cụ gây tội lỗi vào nhau thì dân Mỹ bắn luôn tổng thống.
Viết vài dòng cho bà con bình luận vui về cái vụ “xe chính chủ” này.
HM. 12-11-2012
Tối qua, mình đọc tin điên điên “Phạt xe không chính chủ”, thì nghĩ ra cái tứ “Phạt vợ/chồng không chính chủ” và định bụng sẽ viết chơi chơi. Hóa ra lão Lập đã có bài “Vợ chính chủ” mất rồi. Đành viết vuốt đuôi vậy.
Luật hôn nhân VN
Lẽ ra cái tít phải là “vợ/chồng chính chủ” mới đúng thực trạng hiện nay, không bị ghép vào tội “trọng nam khinh nữ”
Thêm nữa, nước mình có luật hôn nhân rõ ràng “một vợ một chồng”. Chuyện “chính chủ” đã được pháp luật thừa nhận hẳn hoi.
Điều 4 “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình” của Luật Hôn nhân và Gia đình viết “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Luật còn nói rõ, các hành vi khác vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời trước ở Hà Nội, công an, dân phòng bắt những đôi mua dâm ở công viên, khách sạn, mang về đồn và hỏi giấy đăng ký. Không có thì coi như là mua bán dâm. Kẻ bán dâm thì cho vào trại, người mua dâm đưa về phường kiểm điểm hoặc gửi giấy cho cơ quan.
Có chuyện vui. Anh chị nọ đưa nhau vào công viên mây mưa trên ghế đá, dân phòng bắt được đưa về phường. Tại đây, anh chị khai “chúng tôi là vợ chồng chính chủ hẳn hoi, có giấy kết hôn đàng hoàng”. Hỏi tại sao vợ chồng lại đưa nhau ra công viên làm chuyện ấy, thì hai người bảo, ở nhà đông người quá, động mạnh chút cả nhà biết, rên rỉ không tiện, nên đưa ra đó cho “dễ bề làm ăn”.
Thời nay đã khác. Công an không thể phạt tội “vợ/chồng không chính chủ” nữa vì làm sao phạt cho xuể. Ngoại tình công sở đã thành mốt rồi. Cán bộ đi tắm bùn, massage với các em, bồ lớn, bồ nhỏ, em út khắp nơi, Bí thư Tỉnh ủy còn ngủ với cả học sinh, nói chi dân thường.
Rừng nghị định, qui định, luật pháp… nhưng không ai theo
So với Nghi định 71 CP “Áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ” thì Luật Hôn nhân và Gia đình có giá trị pháp lý cao hơn rất nhiều.
Luật còn chẳng ăn ai, lại lôi nghị định ra dọa. Liệu dân ta nổi tiếng về chuyện không tôn trọng pháp luật có thực hiện Nghị định 71 hay không?
Đến như Bộ Chính trị mà còn đóng cửa bảo nhau, sai lè mà không lấy luật làm trọng, xin lỗi qua loa cho xong chuyện, nói chi dân ngu khu đen tôn trọng kỷ cương phép nước.
Nếu dân mua xe không sang tên đổi chủ thì cũng là bình thường. Nếu họ có ngoại tình cũng chẳng sao vì cán bộ to cũng vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Hiện nay đang khủng hoảng kinh tế, đầu tư bừa bãi, ngân hàng sụp đổ, chính phủ thiếu ngân sách trầm trọng. Đào đâu ra. Thế là các quân sư nghĩ ra vài mẹo.
Thống đốc NHNN ra nghị định về quản lý vàng, nộp thuế vàng và hy vọng với mấy chục tấn vàng trong dân sẽ được huy động cho đầu tư bất động sản đang bị chết trôi.
Thất thu tiền thuế thì thấy mấy cái xe máy cà tàng không sang tên đổi chủ, và mấy chục triệu cái xe mà phạt 6-10 triệu mỗi lần thì tiền trong dân đổ về Nhà nước ùn ùn.
Kể ta thì còn nhiều những quyết định, qui định, nghị định khác, không thể thực thi, thể hiện quan trí nước nhà có vấn đề.
Đăng ký xe nước mình là miếng giấy bằng cái card visit, ép nilon. Chỉ có mỗi một chủ. Dân ta mua bán, viết cái giấy “Tôi, Nguyễn Văn X, địa chỉ, số CMT… đồng ý bán cho bà Nguyễn Thị Y, địa chỉ, số CMT…, chiếc xe Honda có số đăng ký XXX. Bà Y có toàn quyền sử dụng chiếc xe trên”.
Đưa cái đăng ký xe cho bên mua, coi như vụ sang tên đổi chủ đã xong mà không cần pháp luật thừa nhận.
Bà Y thấy chán cái xe lại bán tiếp cho cụ S. Cứ thế qua hàng chục lần đổi chủ mà không hề sang tên. Muốn tìm lại chủ đầu tiên để đăng ký cho đàng hoàng, thì anh ấy đã sang bên kia thế giới.
Mỹ cũng buôn bán…trao tay
Năm 2004, mình sang Mỹ cũng mua xe hơi cổ lỗ sỹ. Chiếc Toyota đã đi được 130 ngàn km, giá 4.500$. Khi nhất trí giá cả cạnh đường, tiền giao xe múc, tay chủ xe lôi cái đăng ký xe ra, có đủ thông tin về cái xe, số VIN, địa chỉ của chủ, ghi lên đó vài dòng viết tay. Nếu không biết, tưởng tay kia bán xe ăn cắp.
Hóa ra, đăng ký xe có một vài dòng để trống dành cho người mua. Chủ cũ điền tên người chủ mới, địa chỉ, giá tiền và số km đã đi. Ký xoẹt một phát, thế là mình lên xe phóng về nhà.
Như vậy, cái đăng ký xe có một chỗ điền tên người mua mới. Người mua mới có thể bán tiếp cho người khác và làm tương tự. Tuy nhiên chỉ có hai chủ mới là nhiều nhất cho mỗi tờ sở hữu xe. Hết chỗ thì phải ra DMV – ban quản lý xe cộ của quận, để xin đăng ký lại.
Điều quan trọng là khi bán xe xong, chủ cũ tháo luôn cái biển xe, mang về nộp cho DMV. Không có biển xe thì làm sao mà cho xe lưu thông. Thế là chủ mới phải đăng ký xe lại. Vụ sang tên đổi chủ mới chính thức có giá trị.
Chủ cũ đã trả biển xe rồi thì bên DMV hiểu là người đó không còn trách nhiệm với cái xe. Thuế trước bạ, thuế xe sẽ được chính quyền quận gửi về tận nơi.
Bên Mỹ có được đi xe không chính chủ?
Câu trả lời là có. Thuê xe của công ty thì làm sao chính chủ được. Vợ đi xe của bồ, bồ đi xe của bịch, bạn cho nhau mượn xe là thường. Quan trọng nhất là cái xe đó phải có bảo hiểm. Chót gây tai nạn thì bên chủ xe phải đứng ra lo với bảo hiểm.
Cảnh sát chỉ cần nhìn biển đăng ký và kiểm tra với dữ liệu trên máy tính gắn trong xe hơi chuyên dụng sẽ tìm ra mấy chục đời chủ của chiếc xe, lịch sử của tay tài xế, gây tai nạn bao lần, vượt tốc độ mấy lượt. Thoát đằng trời.
Nếu Obama qui định dân Mỹ chỉ được đi xe chính chủ thì chắc họ tưởng bầu nhầm tổng thống điên. Cũng như qui định vợ chồng mới được quan hệ tình dục. Không phải vợ chồng không được cho dụng cụ gây tội lỗi vào nhau thì dân Mỹ bắn luôn tổng thống.
Viết vài dòng cho bà con bình luận vui về cái vụ “xe chính chủ” này.
HM. 12-11-2012
Bên nước ngoài người ta thoáng, còn ở Việt Nam mua bán xe cũ đôi khi không căng thẳng về giá mà lại căng thẳng ở thủ tục pháp lý rườm rà. Chỉ có mua xe mới là thủ tục khá đơn giản, xin giới thiệu xe Mercedes E250 mới mercedes E250 doi 2014 gia bao nhieu
Trả lờiXóa