Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Triển lãm ảnh 'Trẻ em thời chiến' gây xúc động

Tôi như thấy mình đang đứng trong hàng ngũ các đứa trẻ thời chiến. Nhìn các bức ảnh trong triển lãm, có thể thấy thời đó chúng tôi chưa phải mặc quần áo vá nhiều như những năm đầu sau chiến tranh (năm 1977, khi xếp hàng tập quân sự, cô bạn thân cùng lớp đại học đứng ngay phía sau tôi đã đếm được tổng cộng 13 miếng vá trên chiếc áo tôi mặc). Nhờ viện trợ từ bên ngoài và bản thân chịu khó trồng rau, nuôi gà... nên trong những năm chiến tranh, trẻ em chúng tôi có tương đối đủ các đồ dùng tối thiểu và lượng lương thực thực phẩm cơ bản để sống và học tập; còn người lớn thì vẫn đủ sức khỏe để vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu mỗi khi máy bay địch xuất hiện. Mặc dù khó khăn, nhưng cuộc sống thời đó vui tươi làm sao, đầy ắp tiếng cười, kể cả khi đang chạy trên cánh đồng dưới làn bom của máy bay Mỹ để tìm chỗ trú ẩn. Sướng nhất là những lần thấy máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời; khi đó tất cả nhảy ra khỏi hầm, hò reo rồi vừa nhìn tên phi công Mỹ đang rơi từ trên cao xuống, vừa chạy theo hướng phi công rơi để đến bắt sống. Những kỷ niệm về thời chiến còn quá nhiều và không thể nào quên đối với những đứa trẻ như tôi. 
“Ao trường vẫn nở hoa sen/Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu/Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu/Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng...” - “chú bé” Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ này thời đó. Các bức ảnh trong triển lãm có cả hầm chữ A, giao thông hào, lớp học sơ tán với bàn viết là chiếc ghế dài, kế hoạch nhỏ bằng chính những con gà các em tự chăm sóc. Rồi hình ảnh các em hằng ngày đến lớp phải đội mũ rơm, bên cạnh sách vở còn có túi cứu thương; lớp học nằm sâu dưới hầm, hào, dưới địa đạo... Vô cùng thiếu thốn và vất vả, nhưng những khuôn mặt trẻ thơ, thật kỳ lạ, đầy vẻ ngây thơ, thánh thiện và tràn căng sức sống – tuyệt nhiên không có những ánh mắt u buồn, lo sợ về nỗi phải xa cha mẹ, về tiếng bom đạn ngay trên đầu.... như người ta vẫn thường nghĩ về chiến tranh. (http://laodong.com.vn/Van-hoa/Ao-truong-van-no-hoa-sen/82663.bld)
Do đó tôi rất đồng ý với nhà thơ Trần Đăng Khoa, đây cũng là thời kỳ đẹp nhất trong lịch sử, với những đứa trẻ hồn nhiên và rất đẹp. Những năm tháng đó đúng là như thế”. Tôi cần thêm vào: Đó là thời kỳ đẹp nhất vì ai cũng tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng: Thắng giặc Mỹ chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước hơn mười ngày nay và đất nước sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu... như Bác Hồ đã viết trong di chúc.


Ngày 7/9, nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội khai mạc triển lãm ảnh “Trẻ em thời chiến”. Sự kiện này được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, 60 năm thành lập ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam, 55 năm thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng. Hơn 70 bức ảnh tái hiện cuộc sống học tập, lao động của trẻ em trong hơn 8 năm Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc (1964 - 1972).

Cắt băng khai mạc triển lãm "Trẻ em thời chiến".
Cắt băng khai mạc triển lãm "Trẻ em thời chiến".

Với hơn 70 bức ảnh, triển lãm "Trẻ em thời chiến" phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong suốt thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh những đứa trẻ hàng ngày đi học phải đội mũ rơm tránh sát thương bom đạn, lớp học dưới hầm lũy, những buổi học ở nơi sơ tán, những buổi ôn bài ở cửa hầm… của một thời kỳ như sống lại trước mắt người xem. Mặt khác, triển lãm "Trẻ em thời chiến" cho thấy, trong hoàn cảnh khắc nghiệt dưới làn bom đạn và sự thiếu thốn khó khăn về vật chất, các em vẫn chăm ngoan, học giỏi, thi đua làm người tốt việc tốt. Người xem còn được thấy hình ảnh các em hăng hái tham gia lao động sản xuất từ đan nón, chăn trâu cắt cỏ... bên những trang sách học trò.

Triển lãm gây chú ý đặc biệt bởi bức ảnh cậu bé thần đồng thơ Trần Đăng Khoa năm lên 9 tuổi - nhân chứng sống động của một thế hệ đã lớn lên trong chiến tranh và là tấm gương điển hình của "trẻ em thời chiến". Có mặt tại buổi ra mắt triển lãm, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Tôi rất xúc động, thấy mình như sống lại cái thời trẻ con. Tôi nghe được âm thanh của bom đạn, cảm nhận được cái rét mướt của thời xưa trong những bức hình. Những hình ảnh đội mũ rơm, mặc quần áo vá đi học… đến bây giờ không còn nữa. Trang phục của tôi mà các bạn thấy trong bức ảnh vào loại tinh tươm nhất của thời chiến, cái thời mà bố mẹ lọc trong những quần áo cũ bỏ đi, lấy những miếng lành để may đồ mới cho con cái. Như em gái tôi trong ảnh, mặc chiếc áo hai màu khác nhau là vì thế. Qua đó, có thể thấy, những năm tháng ấy vất vả gian khổ đến mức nào". 

Bức ảnh "thần đồng thơ" Trần Đăng Khoa cùng mẹ và em gái khi còn nhỏ.
Bức ảnh "thần đồng thơ" Trần Đăng Khoa cùng mẹ và em gái khi còn nhỏ.

Theo Trần Đăng Khoa, mặc dù vất vả như thế nhưng trẻ em thời đó vẫn ham học, vươn lên, có những tấm gương người tốt việc tốt như Tứ Hồng cõng bạn đi học suốt mấy năm trời, Nguyễn Ngọc Ký hay Hoa Xuân Tứ viết chữ bằng chân. "Những câu chuyện đó âm vang suốt những năm tháng này và động viên chúng tôi vượt lên chiến tranh gian khổ. Triển lãm giúp cho chúng ta thấy được bóng dáng của một thời đại đã đi qua, không thể nào trở lại. Đây cũng là thời kỳ đẹp nhất trong lịch sử, với những đứa trẻ hồn nhiên và rất đẹp. Những năm tháng đó đúng là như thế”, nhà thơ nói.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cho biết: "Triển lãm là dịp để chúng ta, đặc biệt, những trẻ em trong thời bình nhìn lại hơn 40 năm trước trẻ em ở miền Bắc đã học tập, lao động trong điều kiện chiến tranh khốc liệt như thế nào và chính các em cũng đã góp phần nhỏ bé của mình vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

Lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội năm 1972 - 1973 với khẩu hiệu "Năm học kiên cường chống Mỹ". Ảnh do tác giả Duy Nhân của Thông tấn xã Việt Nam chụp.
Lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội năm 1972 - 1973 với khẩu hiệu "Năm học kiên cường thắng Mỹ". Ảnh do tác giả Duy Nhân của Thông tấn xã Việt Nam chụp.

Ảnh trưng bày trong triển lãm do Hãng tin truyền hình Nihon Denpa News - Nhật Bản, Thông tấn xã Việt Nam và báo Thiếu Niên Tiền Phong cung cấp. Trong khuôn khổ triển lãm, NXB Kim Đồng cũng trưng bày những cuốn sách xuất bản trong những năm 1964 - 1972. Dù điều kiện làm việc thiếu thốn, rất nhiều cuốn sách hay vẫn ra đời, tới tay các em thiếu nhi.
Triển lãm bắt đầu từ ngày 7/9 và kéo dài đến hết ngày 14/9/2012 tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hình ảnh tại triển lãm 'Trẻ em thời chiến'

Hình ảnh trẻ em đi học với chiếc mũ
Hình ảnh trẻ em đi học với chiếc mũ rơm và khăn quàng đỏ được trưng bày tại triển lãm.
Một buổi đến trường của các em học sinh nữ.
Một buổi đến trường của các em học sinh nữ.
Học sinh được học băng bó cứu thương.
Học sinh được học băng bó cứu thương.
Trẻ em thời chiến trú đạn dưới hầm chữ A.
Trẻ em thời chiến trú đạn dưới hầm chữ A.
Tham gia lao động sản xuất giúp gia đình.
Tham gia lao động sản xuất giúp gia đình.
Tự làm bánh mỳ làm lương thực.
Tự làm bánh mỳ.
Trong lớp học luôn phải để sẵn mũ rơm tránh bị sát thương bởi bom đạn.
Trong lớp học luôn phải để sẵn mũ rơm tránh bom đạn.
Ôn bài trên mô đất trước cửa hầm.
Ôn bài trên mô đất trước cửa hầm.
Một ánh nhìn trong trẻo của trẻ em thời chiến trong bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.
Một ánh nhìn trong trẻo của trẻ em thời chiến trong bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.
Lớp học đàn trong thời chiến.
Lớp học đàn trong thời chiến.
Một bữa ăn của học sinh trường múa.
Một bữa ăn của học sinh trường múa.
Tết trung thu của trẻ em thời chiến.
Tết trung thu của trẻ em thời chiến.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện về bức ảnh của chính mình năm lên 9.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện về bức ảnh của chính mình năm lên 9.
Khán giả xúc động trước hình ảnh Trần Đăng Khoa thuở nhỏ.
Khán giả thích thú trước hình ảnh Trần Đăng Khoa thuở nhỏ.
Bài và Ảnh: Hoàng Anh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét