Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

(1) Thụy Sĩ: Giới thiệu chung

Một số thông tin trong bài khá lạc hậu vì được viết cách đây gần chục năm.

(1) Thụy Sĩ: Giới thiệu chung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Schweizerische Eidgenossenschaft
Confédération suisse
Confederazione Svizzera
Confederaziun svizra
Confoederatio Helvetica
Cờ Thụy Sĩ Huy hiệu Thụy Sĩ


Khẩu hiệu
Unus pro omnibus, omnes pro uno
(tiếng Latinh: Một người vì mọi người, mọi người vì một người)
Quốc ca
Thánh ca Thụy Sĩ
Vị trí của Thụy Sĩ
Thủ đô Bern
Thành phố lớn nhất Zürich
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Đức, Pháp, Ý, tiếng Romansh
Chính phủ Cộng hòa nghị viện liên bang
 •  Tổng thống Doris Leuthard (thay đổi hàng năm)


Diện tích
 •  Tổng số 41,285 km² (hạng 132)
 •  Nước (%) 4,2%
Dân số
 •  Ước lượng 2003 7.399.100 (hạng 92)
 •  Điều tra 2000 7.288.010 (hạng 92)
 •  Mật độ 181 /km² (hạng 66)
GDP (PPP) Ước tính 2003
 •  Tổng số 233 tỷ Mỹ kim 
Đơn vị tiền tệ Franc Thụy Sĩ (SFr.) (CHF)
Múi giờ CET (UTC+1)
 •  Mùa hè (DST) CEST (UTC+2)
Tên miền Internet .ch

Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz; tiếng Pháp: Suisse; tiếng Ý: Svizzera; tiếng Romansh: Svizra), quốc danh hiện tại là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confœderatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là GenevaZurich.
Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới,...
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.

Mục lục

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Thuỵ Sĩ" trong tiếng Việt bắt nguồn từ 瑞士 (bính âm: Ruìshì), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Thuỵ Sĩ.
Quốc danh của Thụy Sĩ trong tiếng Latinh - Confoederatio Helvetica, bắt nguồn từ cái tên Halvetii, một dân tộc cổ đại từng sống ở vùng núi Alpine. Đất nước này giáp với các quốc gia Đức, Pháp, Ý, ÁoLiechtenstein.

Lịch sử

Bài chính: Lịch sử Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sĩ, các bên đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành giật nội bộ đi tới chấm dứt.
Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ.
Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.

Địa lý

Bài chính: Địa lý Thụy Sĩ
Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12 °C.

Hành chính

Xem thêm về nội dung này tại Bang của Thụy Sĩ.
Xem thêm về nội dung này tại Quận của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang gồm 26 bang (kanton, canton, cantone, chantun theo các ngôn ngữ chính thức ở Thụy Sĩ - hiện nay giảm chỉ còn 21 bang). Cấp hành chính thấp nhất ở Thụy Sĩ là các hạt (gemeinden, communes, comuni, vischnancas). Có 16 bang có cấp hành chính quận (bezirke, amter, amtsbezirke, district, distretto), trong khi 10 bang còn lại không có. Vài hạt có thể tập hợp thành một vùng (circle), tuy nhiên đây không phải là một cấp hành chính.

Kinh tế

Bài chính: Kinh tế Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tỉ trọng các ngành kinh tế:
  • Nông nghiệp: 4,80%
  • Công nghiệp: 24,90%
  • Các ngành dịch vụ: 70,40%
Một số số liệu kinh tế (số năm 2003):
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 245,80 tỉ US$
  • TNQD theo đầu người (GDP): 34.206.8 US$
  • Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
  • Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
  • Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$
Sau nhiều năm liền kinh tế phát triển mạnh, năm 2003 kinh tế Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như chế tạo máy, thiết bị điện tử, sản xuất thép, cơ khí chính xác gặp nhiều khó khăn, ngoại thương giảm sút, thất nghiệp tăng (2,4%), lạm phát 1,2%. Năm 2004 kinh tế Thụy Sĩ đã trở nên ổn định hơn.
  • Đơn vị tiền tệ: Franc (SFr.) - (tỷ giá: 1USD = 1,22 SFr. hiện nay 1USD = 0,95 CHF).

Chính trị

Bài chính: Chính trị Thụy Sĩ

Thể chế Nhà nước

Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo 3 cấp: Chính quyền liên bang, chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Nó gồm 26 bang (23 bang có thành viên Hội đồng liên bang).
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (National Council) và Hội đồng nhà nước (Council of States) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ 4 năm:
Hội đồng Quốc gia (hay Hạ viện) có 200 nghị sĩ được bầu theo quy định của luật liên bang, được bầu từ 26 bang, mỗi bang là một đơn vị bầu cử. Số lượng nghị sĩ nhiều hay ít tùy thuộc vào dân số lượng cử tri trong từng bang.
Hội đồng Nhà nước (hay Thượng viện) có 46 nghị sĩ và được bầu theo quy định của từng bang.
Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp 4 kỳ, mỗi kỳ khoảng 3 tuần: kỳ họp mùa xuân; kỳ họp mùa hè; kỳ họp mùa thu và kỳ họp mùa đông. Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường. Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới sau khi bầu cử là việc bầu các thành viên của chính phủ. Tổng thống, chánh văn phòng liên bang, chánh án tòa án tối cao, tòa án bảo hiểm, tòa án quân sự. Cứ mỗi dịp vào cuối năm, quốc hội lại bầu tổng thống, phó tổng thống và chủ tịch quốc hội cho năm sau.
Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống: là Chủ tịch Hội đồng Liên bang luân phiên, được bầu chọn trong số 7 thành viên, nhiệm kỳ 1 năm. Tổng thống và Phó tổng thống thường kiêm luôn cả chức Bộ trưởng một bộ trong Hội đồng liên bang.

Các lãnh đạo:
  • Tổng thống: Doris Leuthard (2010)
  • Chủ tịch Quốc hội: Max Binder
  • Bộ trưởng Ngoại giao: Micheline Calmy-Rey

Các đảng phái chính trị

  • Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CVP), thành lập năm 1848, hiện có khoảng 99.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Dân chủ Tự do (FDP), thành lập năm 1919, hiện có khoảng 60.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Xã hội Dân chủ (SPS), thành lập năm 1880, hiện có khoảng 38.000 đảng viên (chiếm 21,5% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Nhân dân thiên hữu (SVP), hiện là đảng mạnh nhất trong Quốc hội (chiếm 23% ghế).
  • Đảng Lao động, thành lập năm 1920, có khoảng 1.200 đảng viên.

Đối ngoại

Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sĩ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sĩ từ 1815 tới nay.
Thụy Sĩ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ chưa bao giờ thực hiện chính sách đối ngoại trung lập theo một định chế cứng nhắc, và sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ thích hợp trong từng thời kỳ để bảo vệ lợi ích của Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng trong tình hình tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị-an ninh thế giới vẫn căng thẳng, mất ổn định, nguy hiểm, chính sách trung lập vẫn là một công cụ thích hợp cho việc thực thi chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sĩ, và Thụy Sĩ cam kết không đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột theo trách nhiệm và nghĩa vụ luật quốc tế quy định đối với các quốc gia trung lập.
Thụy Sĩ tham gia vào các hoạt động trừng phạt mang tính chất đa phương do Liên Hợp Quốc khởi xướng hoặc qua Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) để chống lại một quốc gia nào được coi là phá hoại hòa bình, hoặc vi phạm pháp luật quốc tế cũng phù hợp với nguyên tắc trung lập.

Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Sĩ thời kỳ này là:
  • Bảo vệ, củng cố và tăng cường an ninh và hòa bình thế giới.
  • Khuyến khích việc cùng tồn tại trong xã hội.
  • Khuyến khích phát triển các quyền con người, dân chủ và nguyên tắc luật pháp.Thúc đẩy cho sự phát triển phồn vinh.
  • Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên thứ 190 của Liên Hợp quốc ngày 10 tháng 9 năm 2002. Đây là biểu hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trung lập truyền thống mà Thụy Sĩ đã theo đuổi từ nhiều năm nay.

Nhân khẩu

Bài chính: Nhân khẩu Thụy Sĩ
Tôn giáo:
Ngôn ngữ:

Tham khảo

Liên kết ngoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét