Buổi giới thiệu báo cáo Climate Vulnerability Monitor - Ấn bản thứ hai - tại hội Asia Society ở New York ngày 26/09/ 2012. REUTERS/Chip East
Bản phúc trình mang tên Climate Vulnerability Monitor, ấn bản
2012 - thực hiện theo sự ủy nhiệm của 20 chính phủ - đã phác họa ra một
bức tranh ảm đạm về các thiệt hại phát sinh từ biến đổi khí hậu. Báo cáo
đã ghi nhận những “thiệt hại chưa từng thấy cho xã hội con người và sự phát triển kinh tế hiện nay, đang ngày càng kềm hãm tăng trưởng…”.
Tuy nhiên, theo công trình này, tình hình không đến nỗi tuyệt vọng, vì nỗ lực khắc phục các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, sẽ mang lại “lợi ích đáng kể về kinh tế cho thế giới, cho các nền kinh tế lớn cũng như cho các nước nghèo”.
Những phát hiện chính được bản báo cáo thứ hai của DARA công bố - trước hết liên quan đến các tổn thất nhân mạng do biến đổi khí hậu gây nên. Tác động đồng thời của biến đổi khí hậu kéo theo nạn đói và bệnh tật, tình trạng ô nhiễm không khí với lượng khí thải CO2 quá lớn đang làm cho 5 triệu người chết mỗi năm. Nếu các quốc gia không làm gì, số người chết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có nguy cơ lên đến 100 triệu vào năm 2030.
Thiệt hại cho GDP : Thế giới có thể mất 3,2%, Việt Nam 11%
Các thiệt hại kinh tế cũng rất to lớn. Theo các tác giả bản báo cáo, “Việc các nước thất bại trong việc chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm cho kinh tế thế giới bị mất 1,6% Tổng sản phẩm GDP mỗi năm, tương đương với 1.200 tỷ đô la”.
Ngoài ra, “xu hướng nhiệt độ và ô nhiễm vì lượng khí thải CO2 tăng vọt, sẽ làm cho thiệt hại kinh tế bị nhân đôi, lên đến mức 3,2% GDP của thế giới vào năm 2030.”
Bản phúc trình cảnh báo : Cho dù các nước nghèo là thành phần phải đối mặt với thiệt hại kinh tế nặng nề tính theo tỷ lệ giảm GDP, các quốc gia lớn sẽ không tránh khỏi tai họa : “Trong không đầy 20 năm tới đây, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu phần tổn thất lớn nhất ước tính hơn 1.200 tỷ đô la. Nền kinh tế Mỹ có thể mất đi 2% GDP; Ấn Độ cũng bị thiệt hại trên 5% GDP”.
Riêng về Việt Nam, một trong hai nước được tổ chức DARA tập trung khảo sát, toàn bộ thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu trong năm 2010 đã được ước lượng là tương đương với 5% GDP. Mức tổn thất này sẽ tăng lên thành 11% GDP vào năm 2030.
Về thiệt hại nhân mạng, ô nhiễm do chất thải CO2, từ 50.000 người mỗi năm như hiện thời, có nguy cơ tăng lên thành 60.000 vào khoảng năm 2030.
Nhìn chung, theo bản báo cáo, thiệt hại kinh tế đối với nhân loại như kể trên cực kỳ to lớn, và trong bối cảnh đó, các chi phí cần bỏ ra hiện nay để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ chẳng thấm vào đâu so với những tổn thất dự trù đó.
Theo ông Jeremy Hobbs, giám đốc điều hành cơ quan viện trợ quốc tế Oxfam International, bản báo cáo của tổ chức DARA là “một lời nhắc nhở mới theo đó tác động dã man nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng đói nghèo.”
Ông nói : “Các cái giá phải trả về mặt kinh tế và xã hội cho thái độ bất động về mặt chính trị để yên cho biến đổi khí hậu tự do hoành hành rất là khủng khiếp. Phía sau các số liệu thống kê là những câu chuyện về các gia đình và cộng đồng thực thụ, mà biến đổi khí hậu có nghĩa là đưa trẻ em đi ngủ với dạ dày trống rỗng."
DARA là một tổ chức quốc tế độc lập rất có uy tín, trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha). Tổ chức này chuyên thẩm định các hoạt động, chính sách cứu trợ nhân đạo trên thế giới, và tham vấn cho các chính phủ hay tổ chức quốc tế. DARA đã công bố bản báo cáo Climate Vulnerability Monitor lần đầu tiên vào năm 2010.
Tuy nhiên, theo công trình này, tình hình không đến nỗi tuyệt vọng, vì nỗ lực khắc phục các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, sẽ mang lại “lợi ích đáng kể về kinh tế cho thế giới, cho các nền kinh tế lớn cũng như cho các nước nghèo”.
Những phát hiện chính được bản báo cáo thứ hai của DARA công bố - trước hết liên quan đến các tổn thất nhân mạng do biến đổi khí hậu gây nên. Tác động đồng thời của biến đổi khí hậu kéo theo nạn đói và bệnh tật, tình trạng ô nhiễm không khí với lượng khí thải CO2 quá lớn đang làm cho 5 triệu người chết mỗi năm. Nếu các quốc gia không làm gì, số người chết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có nguy cơ lên đến 100 triệu vào năm 2030.
Thiệt hại cho GDP : Thế giới có thể mất 3,2%, Việt Nam 11%
Các thiệt hại kinh tế cũng rất to lớn. Theo các tác giả bản báo cáo, “Việc các nước thất bại trong việc chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm cho kinh tế thế giới bị mất 1,6% Tổng sản phẩm GDP mỗi năm, tương đương với 1.200 tỷ đô la”.
Ngoài ra, “xu hướng nhiệt độ và ô nhiễm vì lượng khí thải CO2 tăng vọt, sẽ làm cho thiệt hại kinh tế bị nhân đôi, lên đến mức 3,2% GDP của thế giới vào năm 2030.”
Bản phúc trình cảnh báo : Cho dù các nước nghèo là thành phần phải đối mặt với thiệt hại kinh tế nặng nề tính theo tỷ lệ giảm GDP, các quốc gia lớn sẽ không tránh khỏi tai họa : “Trong không đầy 20 năm tới đây, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu phần tổn thất lớn nhất ước tính hơn 1.200 tỷ đô la. Nền kinh tế Mỹ có thể mất đi 2% GDP; Ấn Độ cũng bị thiệt hại trên 5% GDP”.
Riêng về Việt Nam, một trong hai nước được tổ chức DARA tập trung khảo sát, toàn bộ thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu trong năm 2010 đã được ước lượng là tương đương với 5% GDP. Mức tổn thất này sẽ tăng lên thành 11% GDP vào năm 2030.
Về thiệt hại nhân mạng, ô nhiễm do chất thải CO2, từ 50.000 người mỗi năm như hiện thời, có nguy cơ tăng lên thành 60.000 vào khoảng năm 2030.
Nhìn chung, theo bản báo cáo, thiệt hại kinh tế đối với nhân loại như kể trên cực kỳ to lớn, và trong bối cảnh đó, các chi phí cần bỏ ra hiện nay để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ chẳng thấm vào đâu so với những tổn thất dự trù đó.
Theo ông Jeremy Hobbs, giám đốc điều hành cơ quan viện trợ quốc tế Oxfam International, bản báo cáo của tổ chức DARA là “một lời nhắc nhở mới theo đó tác động dã man nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng đói nghèo.”
Ông nói : “Các cái giá phải trả về mặt kinh tế và xã hội cho thái độ bất động về mặt chính trị để yên cho biến đổi khí hậu tự do hoành hành rất là khủng khiếp. Phía sau các số liệu thống kê là những câu chuyện về các gia đình và cộng đồng thực thụ, mà biến đổi khí hậu có nghĩa là đưa trẻ em đi ngủ với dạ dày trống rỗng."
DARA là một tổ chức quốc tế độc lập rất có uy tín, trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha). Tổ chức này chuyên thẩm định các hoạt động, chính sách cứu trợ nhân đạo trên thế giới, và tham vấn cho các chính phủ hay tổ chức quốc tế. DARA đã công bố bản báo cáo Climate Vulnerability Monitor lần đầu tiên vào năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét