Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản | ||
SGGP: Ngành
điện tử được xếp ở tốp đầu trong số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
của Việt Nam. Song, với công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất manh mún,
thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch chiến lược xa rời thực tế đang đẩy ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam vào ngõ cụt, chực chờ phá sản. Vì sao lại
có nghịch lý này?
Tăng nhập khẩu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử
Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của
Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến
kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD. Còn theo nghiên
cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện
cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.
Đáng chú ý, dù con số DN và xuất
khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng
điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn
90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại
cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Chưa kể, đa số DN điện tử nhập
khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ
nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe
nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.
Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy
tính, linh phụ kiện máy in… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh
tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt qua hai
con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp. Và dù kim ngạch xuất
khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN
như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines... thì Việt Nam còn thua
20 đến 30 lần.
Một “điềm” xấu nữa cho ngành điện
tử Việt Nam là những năm gần đây xuất hiện xu hướng nhiều DN sản xuất,
lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển
hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán. Đơn cử, tính từ thời điểm
2008, khi hãng Sony tuyên bố ngưng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, lần
lượt đến JVC Việt Nam, Toshiba… cũng ngưng lắp ráp tivi LCD tại Việt Nam
và chuyển sang nhập khẩu mặt hàng này hoàn toàn. Các hãng điện tử khác
cũng đang giảm dần sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, mà nhiều
hãng điện tử nhập khẩu với lượng hàng gấp 3 - 4 lần so với lượng hàng
sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Hoàng, Giám đốc
Công ty TNHH TM DV Điện tử Quang Hoàng (quận Tân Bình, TPHCM), chuyên
nhập khẩu hàng điện tử cho biết, việc nhập khẩu ồ ạt hàng điện tử thời
gian qua là do thuế quan ngành này đã lùi về thấp ở mức 5%. Sắp tới, khi
mức thuế của các mặt hàng khu vực khác cũng sẽ có mức thuế giảm mạnh
thì hàng sản xuất trong nước ngày càng khó cạnh tranh. Đây là lý do
khiến các hãng điện tử tại Việt Nam đang rút dần khỏi lĩnh vực sản xuất,
lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, phân phối.
Chiến lược thiếu thực tế
Tổng Giám đốc Công ty CP Điện tử
Tân Bình (VTB) Ngô Văn Vị cho rằng, dù quy hoạch định hướng, chiến lược
của ngành điện tử đã có mấy năm qua, song còn chung chung, thiếu thực
tế. Trong đó, dù Chính phủ xếp công nghiệp điện tử là một trong những
ngành mũi nhọn nhưng không có chính sách đầu tư cụ thể. Ngay cả việc xúc
tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư cho lĩnh vực phụ trợ ngành điện
tử cũng không thực hiện được.
Tâm tư của ông Vị dù chưa khẳng
định đến thời điểm này ngành công nghiệp điện tử đã phá sản, nhưng cũng
cho thấy sau hàng chục năm “quy hoạch”, bóng dáng hình hài ngành công
nghiệp điện tử với thương hiệu Việt Nam vẫn bặt tăm. Trong khi đó, thực
tế các DN đang ồ ạt chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang nhập khẩu, lắp
ráp cho thấy ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ “xóa sổ” khá
rõ nét.
Theo TS Nguyễn Minh Đức, giảng
viên Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TPHCM, hệ thống công nghệ lỗi thời,
không phù hợp với sự phát triển của thế giới là nguyên nhân chính của sự
phá sản. Bởi quá trình sản xuất các thiết bị điện tử hay các sản phẩm
cơ khí phức tạp là một quá trình phân công quốc tế tinh vi. Không một
công ty nào sản xuất bất cứ thứ gì từ A tới Z. Các tổ chức tập hợp với
nhau thành một mạng lưới, từ thiết kế, sản xuất các bộ phận, các bán
thành phẩm, đến lắp ráp, phân phối, bảo hành… để tạo thành “chuỗi cung”.
Mỗi tổ chức là một mắt xích trong chuỗi cung đó và tạo ra giá trị gia
tăng riêng của mình. Toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại đều
xảy ra như vậy từ nhiều chục năm nay. Như thế, các công ty len lỏi được
vào mắt xích đó thường được chuyên môn hóa rất cao, sản xuất một nhóm
sản phẩm phục vụ cho các nhà cung cấp khác trong mắt xích khác của các
chuỗi cung khác nhau.
Sự hợp tác và phân công lao động
quốc tế ở quy mô cao. Thị trường của các công ty như vậy phải là thị
trường toàn cầu hay khu vực chứ không chỉ nhắm vào thị trường nội địa.
Chính vì vậy, tư duy mong muốn có ngành điện tử mạnh, sản xuất từ linh
kiện thụ động (điện trở, tụ, mạch in) đến các linh kiện bán dẫn, thiết
kế chế tạo các thiết bị điện tử hoàn chỉnh mà các nhà hoạch định chính
sách đưa ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam thời
gian qua là bất khả thi.
“Hiện nay hàng nhập khẩu ồ ạt vào
thị trường Việt Nam, chiến lược xây dựng ngành công nghiệp điện tử đứng
trước nguy cơ phá sản. Nếu tình trạng này không nhanh chóng khắc phục,
không có chính sách phù hợp kịp thời, nguy cơ phá sản ngành công nghiệp
điện tử, vốn đã quá yếu kém, là điều khó tránh khỏi” - TS Nguyễn Minh
Đức dự báo.
LẠC PHONG |
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản
Đọc mà buồn:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét