Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Breaking News: Khởi tố ông Trần Xuân Giá


HM Blog. Cua Times treo tin cựu BT Trần Xuân Giá bị bắt và giam lỏng tại nhà hơn tuần nay. Dù tin đã cũ nhưng số người vào xem vẫn khá đông. TPO cũng chơi xỏ, đến nhà phỏng vấn. Bác Giá khẳng định là tôi rất buồn. Cua Times ngang như Cua, nhất định không rút bài và xin lỗi. Bài viết kỷ niệm về bác Giá thời xưa vẫn thuộc hàng top hit trên Quê choa và HM. Hôm qua Tiền Phong đưa tin bác bị bắt rồi vội rút xuống, lại còn giả vờ xin lỗi, ngang bằng câu view.
Cuối cùng Tiền Phong lại được lệnh đưa lên. Làm báo nước mình cũng khổ, cứ thò thụt, mất hết cả “tự do”.  Bây giờ thì bác Giá…buồn thật.

Như tôi đã viết “nổi tiếng thì về hưu cũng phải mang theo hào quang của quá khứ”. Chuyện này thật khó vì nó xảy ra với bác Giá. Tôi còn nói “Nếu bị oan hay đạn lạc trong chuyện ACB giữa cuộc bể dâu, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, thì nhân cách của vị cựu Bộ trưởng sẽ được người đời tiếp tục che ô, cho dù chỉ là trên thế giới ảo”.
Nếu bác Giá đã vi phạm như  thông báo của nhà cầm quyền thì khó ai còn che ô cho bác bởi “that glittering may not always be gold – những gì lấp lánh chưa chắc đã phải là vàng”.

TPO – Chiều 27 – 9, Cơ quan công an công bố quyết định khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố.
Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá – Chủ tịch HĐQT – từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ – Phó Chủ tịch HĐQT – từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang – Phó Chủ tịch HĐQT – từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam – PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. “Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp nêu trên”, Cơ quan CSĐT cho biết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra…, xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.
Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.
Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.
Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/593148/Khoi-to-ong-Tran-Xuan-Gia-va-ba-nguoi-khac-tpov.html

Cao Bồi đồn thổi tại sao cựu BT Trần Xuân Giá bị bắt
Ngân hàng ACB là ngân hàng có nguồn tiền huy động thừa nhiều so với nhu cầu cho vay. Thay vì dùng tiền đó cho khách hàng vay tiếp, vay thêm, nhưng ACB không làm thế (e sợ mất vốn trong tình hình kinh tế khó khăn). Thay vì dùng nguồn tiền huy động đó để cho vay thông qua hệ thống liên ngân hàng (lãi suất không cao, vì chỉ được phép cho vay qua đêm, vay ngắn hạn…) hoặc gửi Ngân hàng NN, hoặc mua trái phiếu chính phủ… (lãi suất cũng không cao) thì ACB quyết định gửi vào Ngân hàng Công Thương VN.
Theo qui định , các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng không được gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng khác (chỉ được phép mở tài khoản thanh toán, tài khoản vãng lai thôi, lãi suất nhận được rất thấp). Do đó, ACB mới giao số tiền trên 700 tỉ của mình cho 19 nhân viên ngân hàng đứng tên, rồi gửi vào Ngân hàng Công thương dưới hình thức các chủ tài khoản cá nhân, mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Làm như vậy thì sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm khá cao (có thể trên 12% một năm, so với mức chỉ 2 đến 3% nếu là ngân hàng gửi ngân hàng khác dưới hình thức tài khoản thanh toán theo qui định !). Nếu gửi 700 tỉ thì mức chênh lệch nhờ cách này có thể lên đến vài chục tỉ một năm.
Cách này thì không phải chỉ ACB làm, mà nhiều ngân hàng đã làm và làm từ lâu. Và Ngân hàng NN có biết nhưng không can thiệp, vì thực sự phần chênh lệch đó chỉ là tăng ở ACB thì sẽ giảm ở Vietinbank (thậm chí Vietinbank cũng biết như vậy, biết là cá nhân đứng tên gửi giùm tổ chức, và tuyệt đối có thỏa thuận với nhau chỉ cho cá nhân đó rút tiền ra nếu có sự đồng ý của tổ chức).

Nhưng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng nếu có sự móc ngoặt giữa lãnh đạo ACB và 19 nhân viên trên: tiền của ACB thì đứng tên 19 cá nhân để gửi và nhận lãi suất tiết kiệm cao, nhưng khi hạch toán sổ sách ngân hàng thì lại ghi là tiền của ACB gửi ngân hàng khác theo lãi suất qui định rất thấp. Và do đó phần chênh lệch giữa 2 lãi suất này không đưa vào sổ sách ngân hàng, mà đưa vào túi riêng của các lãnh đạo, bồi dưỡng tí chút cho các cá nhân đứng tên giùm.
NCB không biết ông Giá có vướng vào tình thế nghiêm trọng như vừa nêu hay không, hay lại là chuyện khác nữa ?

Thật ra, Ngân hàng nhà nước không cấm chuyện các NH vay mượn, gửi tiền lẫn nhau đâu bác ạ, nhưng phải theo một số điều kiện và dưới sự kiểm soát của NHNN (ví dụ cho vay thanh khoản thông qua hệ thống liên ngân hàng, mở tài khoản vãng lai thanh toán, hoặc cho vay trung dài hạn lẫn nhau...). - Vi phạm ở đây là ACB lại gửi tiền nơi khác dưới danh nghĩa tài khoản cá nhân (chứ không phải tài khoản tổ chức) . Nếu chỉ có vậy thôi (a/ không có hậu quả bị mất mát , b/ không có vấn đề tư túi) thì nhiều lắm cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng. - Đúng là xui rủi, vi phạm qui định này lại dẫn đến hậu quả không ngờ được là bị mất tiền do “mang trứng gửi ác”. Ác đây là ác phụ Huyền Như, trưởng phòng giao dịch của Vietinbank, đã sử dụng trái phép và làm thất thoát hơn 4000 tỉ tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank, có luôn cả số tiền của (các cá nhân đứng tên) ACB gửi. Lúc đầu các cá nhân khách hàng này được mời đến làm việc với cơ quan điều tra để khai báo với tư cách bị hại của ác phụ Huyền Như. Ai dè cuối cùng lòi ra cái chuyện các cá nhân này đứng tên giùm ACB. Đúng là cháy nhà ra mặt chuột ! - Đó là chưa kể khả năng phát sinh tình tiết mới. Việc gửi tiền như vậy để lấy chênh lệch lãi suất. Nhưng NẾU số tiền chênh lệch này không được (?) hạch toán vào sổ sách ACB mà vào túi riêng của lãnh đạo và những người chủ trương tại ACB... thì đây sẽ là một tội hình sự nặng nề khác nữa.

toithichdoc says:
Đọc tin này mình cũng thấy thương bác Giá quá dù mình không đồng tình với nhiều việc làm trước đây của bác, dẫu sao bác cũng là nhà giáo, nhà khoa học và nhất là đã già yếu. Chuyện bác có sai phạm hay không phải chờ điều tra, tòa án xử lý; mong mọi chuyện tốt lành nhất sẽ đến với bác. Ai cũng biết ở nước mình đầy người sai phạm, chỉ có đã bị lộ hay chưa bị lộ thôi. Pháp lý rơi vào ai thì người ấy phải chịu thôi. Và cũng như bác HM viết, hôm nay bảo đúng, mai bảo sai, ngày kia lại bảo đúng, nên cũng không thể biết chân lý cuối cùng là thế nào. Ở cái nước mình nó vậy mà.
Trường hợp bác Giá cũng như trường hợp một vài anh bạn thân khác của mình cho thấy bài học cuộc đời là đối với chúng ta, những người dân bình thường, không phải vĩ nhân, thì càng nhiều tuổi sẽ càng thiếu sáng suốt, do đó đến tuổi nào đó nên tự nguyện nghỉ ngơi hẳn thôi, giao việc nhà, việc doanh nghiệp, việc nước cho con cháu nó làm. Tham công tiếc việc thì vừa tổn thọ, vừa không được hưởng cái thú của cuộc sống, vừa có thể sai lầm, dẫn đến có thể vi phạm pháp luật.
Thỉnh thoảng vào đọc Blog của bác mà không thấy thông tin cập nhật tình hình thi hoa hậu nhỉ ? Buồn quá.
0
0

Đánh giá comment
  • Hiệu Minh says:
    Tôi cũng vậy, anh Mai à. Thấy thương cho người trí thức, tài hoa, bản lĩnh, vượt qua bao hoạn nạn, để rồi cuối đời gặp chuyện không may.
    Bài viết về bác Giá là tôi viết và nhắn nhủ cho mình và bạn đọc trong blog thôi. Chẳng có ý định khuyên can ai cao cao. Vì họ đâu biết blog là gì, và nghĩ blog chỉ là thứ rác rưởi.
    Cảm ơn anh Mai nhiều.
    3
    1

    Đánh giá comment
    Reply

    Bác Cao Bồi cho tôi hỏi câu: Tiền mà ông Giá làm mất (ACB), nhà nước có đứng ra trả cho cổ đông không?
    Câu hỏi hay lắm, NCB xin được giải thích như sau : 1. tiền mà ACB bị mất trong vụ này (nếu không thu hồi lại được từ các nguồn như tôi sẽ nói ở cuối ) thì xem như là kinh doanh bị lỗ, giảm lãi cuối năm. Ví dụ như nếu không có sự cố trên, ACB có thể lãi 3000 tỷ trong năm 2012. Nhưng do sự cố này, ACB chỉ con lãi được 2.300 tỷ (giảm bớt 700 tỷ). Người thiệt thòi là tất cả cổ đông của ACB, chứ không phải khách gửi tiền. Vì thế, Nhà nước sẽ không đứng ra trả đồng nào, bù lại một đồng lỗ nào cho các cổ đông (chủ góp vốn của ACB). Nên phân biệt tiền do khách gửi tại ACB thì khác với tiền do cổ đông góp vốn. Ngay cả nếu như bị mất nhiều hơn 700 tỉ, mà mất đến 5000 tỉ, thì ACB vẫn phải chịu thiệt từ lợi nhuận và trừ vào vốn của mình ( cổ đông góp vốn phải chịu thiệt), chứ hoàn toàn không được quyền trừ vào tiền gửi của khách hàng. Nhưng nếu thiệt hại quá lớn đến nổi trừ hết vào vốn cũng không đủ, thì lúc này xảy ra tình trạng không đủ tiên trả lại cho khách hàng gửi tiền tại ACB, ngân hàng không còn khả năng thanh khoản, phải dẫn đến phá sản. Đây mới là lúc đến phiên khách gửi tiển bị ảnh hưởng, bị mất mát. Đây mới là lúc Nhà Nước phải có trách nhiệm với người gửi tiền (thông qua Công ty bảo hiểm tiền gửi mà trả lại cho dân. Tuy nhiên rất buồn cười là dù người gửi tiền bị thiệt hại hàng tỉ, thì mức tối đa nhà nước bồi thường cũng chỉ là 50 triệu. Hình như vừa có thay đổi, mức bồi thường tối đa có thể là 100 triệu). - Túm lại,chuyện ACB bị mất mát do mang tiền đi gửi nơi khác, nhà nước không chịu trách nhiệm đứng ra trả lại đồng nào cho cổ đông. Tất cả các cổ đông phải chịu thiệt (phần cổ tức được hưởng mỗi năm sẽ bị giảm). - Nếu mất mát quá lớn (700 tỉ thì không lớn so với lãi hàng năm, nhất là so với vốn của ACB) đến khi nào hết vốn luôn thì mới ảnh hưởng đến người gửi tiền. Và lúc này, Nhà nước phải chịu trách nhiệm (tuy nhiên ông Nhà nước chỉ chịu có chút xíu như NCB nói trên) . 2. Ở trên nói như vậy thôi để trả lời cho câu hỏi Nhà nước có đứng ra trả tiền cho cổ đông của ACB hay không. Tuy nhiên, số tiền trên không phải là mất hẳn mà sẽ được thu hồi lại theo các thứ tự sau (với thủ tục tố tụng trong thơi gian rât lâu) . Từ các cá nhân trực tiếp lừa đảo của Vietinbank, như quý bà ác phụ Huyền Như : tịch thu tài sản, thanh lý hóa giá ... . Nếu chưa đủ, thì đến lượt ngân hàng Vietinbank phải chịu trách nhiệm bù vào số còn thiếu. Sau đó HĐQT Vietinbank có quyền kiện về mặt dân sự, hình sự những ngừoi liên quan ngoài bà Huyền Như ra, cấp cao hơn nào cho phép, chủ trương làm vậy, hoặc ai thiếu giám sát để xảy ra sự vi phạm .... . Nếu HĐQT Vietinbank bỏ qua chuyện khởi kiện (hihi, cũng rất có thể, có lý do ông Chủ tịch PHHùng thích bỏ qua thì sao ?) thì Nhà Nước theo luật phải đứng ra truy tố mà không cần sự khởi kiện của Vietinbank, vì Vietinbank dù là ngân hàng cổ phần nhưng có vốn của cổ đông Nhà Nước trong đó. Mất mát tại Vietinbank là có phần mất mát của Nhà nước (khác với mất mát tại ACB thì không có vốn cổ đông Nhà Nước trong đó). Nếu làm thật đúng luật như trên, thì cuối cùng khả năng thu hồi lại số tiền của ACB là có thể : chủ yếu là từ ngân hàng Vietinbank, vì nghe nói bà Huyền Như chả còn lại cái gì (tẩu tán hết rồi, hy sinh đời mẹ ở tù 20 năm để củng cố 20 đời con cháu sau này !). Nếu ACB nhận được bồi thường từ Vietinbank theo đúng luật như vậy thì người bị thiệt hại là cổ đông của Vietinbank (chứ không phải là cổ đông ACB như nêu trên) . Nhưng lưu ý hiện nay cổ đông lớn nhất của Vietinbank là Nhà nước, chiếm đến hơn 80% tổng số vốn cổ phần. Vậy thì mọi sự đều đi đến La mã, trăm dâu cũng đổ đầu tằm, vốn Nhà nước chính là tiền ngân sách cấp, tiền ngân sách chính là tiền của dân ! (lần này phải giải thích dài dòng, khó mà đơn giản hóa được vì vấn đề phức tạp. Xin các còm sĩ thứ lổi !)
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét