Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

TRUNG HOA KHỦNG HOẢNG VÌ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vì bất động sản, và sẽ thu nhỏ cũng vì bất động sản. Để đáp ứng nhu cầu tài chính của chế độ Trung Cộng, 80 triệu nông dân Trung Quốc đã mất đất cày cấy của họ, gần 4 triệu hộ gia đình của dân cư đô thị đã mất nhà của họ, và các bãi chứa rác thải của Trung Quốc tăng lên như chưa từng thấy bao giờ. Nếu theo lối suy nghĩ của chế độ Trung Cộng, người ta không thấy gì khó khăn để thấy trước rằng trên con đường phát triển kinh tế tương lai của Trung Quốc, nhiều người dân Trung Quốc sẽ mất nhà của họ một lần nữa. Sự “phát triển” như vậy được phản ảnh đúng nhất trong câu nói của cổ nhân Trung Hoa,“một người mù cưỡi con ngựa mù, gần bờ vách núi giữa đêm khuya.”

TRUNG HOA KHỦNG HOẢNG VÌ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN


Tác giả: He Qinglian The Epoch Times
Từ khi chế độ Trung Cộng quyết định lèo lái chiếc xe kinh tế của nó thông qua sự phát triển bất động sản, các nhà nghiên cứu, gồm cả tôi, đã thận trọng quan sát sự kiện này sẽ kéo dài được bao lâu, hay nói một cách khác, khi nào chính sách tài chính dựa trên đất đai của chế độ chấm dứt.
Phân tích một vấn đề như vậy cũng phải xét đến việc đất đai là một tài nguyên có giới hạn và không tái tạo được. Theo một cuộc khảo sát năm 2007 bởi giáo sư Ping Xinqiao của trường Đại Học Bắc Kinh, đất dọc theo vùng ven biển Trung Quốc chỉ duy trì được sự phát triển bất động sản trong vòng 3 đến 5 năm tới. Một phần của đất đó cần phải dành cho sự sản xuất thức ăn đã hạn chế hơn nữa số lượng đất có sẵn.
Người ta mong rằng, chính quyền sẽ tôn trọng các hợp đồng ký kết với các công ty phát triển bất động sản—ở Trung Quốc, điều này có nghĩa là những nhà phát triển có thể sử dụng đất đai trong 70 năm. Thỏa thuận này, rốt cuộc, ảnh hưởng đến các công ty phát triển bất động sản cũng như hàng triệu người dân đầu tư tiền tiết kiệm cả đời của họ vào những căn nhà như vậy.

Đất đai bán đi bán lại
Tuy nhiên, chế độ Trung Cộng, có một lối suy nghĩ khác về sự tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhân viên chính quyền cấp tỉnh đã theo lối trưng dụng đất đai trước khi khế ước thuê 70 năm hết hiệu lực, dưới danh nghĩa “lợi ích công cộng”, bất kể đó là đất dân cư ngụ hay cho kỹ nghệ. Sau đó miếng đất này được bán lại để kiếm lời bằng cách tăng tiền giá-trị miếng đất.
Dưới đây là 2 trường hợp điển hình:
1. Ngày 29 tháng 8, 2010, một tin trong Tân Hoa Xã nói rằng, trước Tết âm lịch 2010, dân cư quận 5 Huyuan thuộc thành phố Changshu của tỉnh Giang Tô được biết từ một thông cáo đăng trên báo địa phương, nhật báo Changshu, rằng quyền sở hữu đất đai của họ trên những khu hộ nhà cửa họ đang cư ngụ sẽ bị chính quyền hủy bỏ trong 15 ngày, và nhà của họ sẽ bị kéo sập ít lâu sau đó. Nhà của họ còn dưới 10 năm, và một số dân cư chỉ mới dọn vào khoảng 4 năm về trước.
Hơn 800 hộ nhà cửa dự định sẽ bị phá hủy, trong một diện tích 340.000 mét vuông. Chính quyền địa phương lập luận rằng sự chiếm đoạt đất đai của nhà nước là để định làm một dự án mang nhãn hiệu “Dự án Phát triển Toàn thể khu Qinhupian”, sẽ gồm có một trung tâm thương mại và giải trí tại đó trong tương lai. Trên căn bản pháp lý, chính quyền tuyên bố, là vì lợi ích công cộng.
Những gì dân cư ở đó suy nghĩ là: Điều gì đã cho phép chính quyền tự tiện trưng dụng bất động sản mà người dân đã mua; điều gì đã cho phép kế hoạch sử dụng đất trong khu đô thị được điều chỉnh tùy ý; cho dù loại phát triển thương mại theo hướng thu lợi này có thể thực sự được xem là vì “lợi ích công chúng” hay không, cho dù sự bồi thường nhà bị phá hủy có hợp lý hay không, và cho dù Trung Tâm Dự trữ Đất đai là một tổ chức hợp pháp hay không. Để bảo vệ quyền lợi của họ, chủ nhân các nhà bị phá hủy đã đệ đơn kiện Bộ Đất đai và Tài nguyên, Ủy ban Cải cách và Phát triển, Cục Gia cư và Xây dựng, cũng như là Phòng Kế hoạch của chính quyền thành phố Changshu. Cho đến nay, dường như họ không có cơ hội để thắng kiện
2. Vào ngày 2 tháng 9, khi Phó Chủ-tịch, Kao Koong-lian của tổ chức Giao dịch Hối đoái qua Eo biển Straits Exchange Foundation của Đài Loan, dẫn một phái đoàn tới Trung Quốc đại lục, nhiều thương gia Đài Loan đã yêu cầu tổ chức SEF giúp điều đình với chính quyền Trung Quốc về các vấn đề khác nhau. Chúng gồm có mối quan tâm của các thương gia Đài Loan trong việc trao đổi đất đai của họ với chính quyền Trung Cộng.
Các thương gia Đài Loan đầu tư tại Trung Quốc đại lục phần lớn là các nhà sản xuất, nhà máy của họ nằm trên đất kỹ nghệ thuộc vùng ngoại ô; thời gian cho quyền sử dụng đất của họ thông thường là 30 năm. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế mau lẹ tại khu vực Kinh Tế thuộc châu thổ sông Trường Giang, mật độ dân số ở đó đã gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy chính quyền địa phương đã dự tính hoán chuyển các khu phát triển cho kỹ nghệ thành các khu vực dân cư hoặc khu thương mại theo hướng dịch vụ. Do đó, các nhà máy hiện có ở đó phải dời đi nơi khác.
Mặc dù quyền sử dụng đất đai của họ chưa hết hạn, các thương gia Đài Loan cũng vui lòng ủng hộ chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, sự bồi thường do chính quyền cung cấp rất ít so với những gì các thương gia này cần để xây lên nhà máy mới. Hơn nữa, nhiều công ty Đài Loan đã có tranh chấp nghiêm trọng với chính quyền địa phương về sự phân phối trị giá gia tăng đất. Cả hai phe rất khác nhau trong phương pháp tính toán—kết quả là tiền bồi thường do chính quyền cung cấp thì ít hơn nhiều so với những gì được tính toán bởi các thương gia Đài Loan.
Đất đai đổi lấy dịch vụ công cộng
Dưới sự lãnh đạo của Bạc-hy-lai (Bo Xilai), Tỉnh Trưởng tỉnh Trùng Khánh, một câu chuyện khác đang xẩy ra tại thành phố Trùng Khánh, thuộc miền tây nam Trung Quốc, đó là một sự cải cách về đăng ký hộ nhà cửa: nông dân nào dọn tới Trùng Khánh sẽ được hưởng lợi ích của việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà cửa, giáo dục, chăm sóc y tế, nhưng đổi lại, họ phải bãi bỏ hợp đồng thuê đất cày (ruộng), đất cư ngụ, và đất rừng của họ. Kế hoạch này bao gồm trong đó chính sách dẫn 3 triệu nông dân đi định cư ở vùng đô thị trong vòng 2 năm, cộng thêm 10 triệu người dân khác cũng theo đường lối như vậy trong vòng 10 năm tới.
Viên P Tập đoàn Lãnh đạo Công tác Nông thôn Trung ương, Chen Xiwen, chỉ ra rằng bản chất của một chính sách như vậy là sự tước đoạt quyền lợi, ông nói: “Ai dám bảo các dân cư trong đô thị trao đổi đất đai của họ để đổi lấy hộ khẩu, và trao đổi đất cày có hợp đồng để đổi lấy bảo hiểm xã hội chứ? Theo các điều luật về hợp đồng đất cày và đất dân cư, nhà cửa của nông dân là tài sản hợp pháp của họ, trong khi bảo hiểm xã hội là dịch vụ công cộng mà chính quyền lẽ ra phải cung cấp cho người dân. Không nên bảo người dân ở bất cứ thôn quê nào, hoặc ở bất cứ nơi nào, rằng họ hãy trao đổi tài sản của họ để lấy các dịch vụ công cộng. Đó là những điều mà tôi chưa từng nghe thấy trong quá khứ. Bởi vậy, chính sách này sẽ tạo nên một sự phân biệt mới.”
Trong khi đó, chính quyền trung ương đã tìm ra các viện cớ khác để trưng dụng đất đai. Theo một danh sách được tiết lộ chung bởi Công ty Bất-động-sản NetEase và nhật báo Tiên Tài-Chính, có 1.457 lô đất bỏ không, chưa sử dụng. Trong đó, 849 lô đất bỏ không vì các yếu tố thuộc chính quyền, trong lúc 608 lô đất bỏ không vì yếu tố liên hệ các công ty.
Lời bào chữa mà chế độ Trung Cộng nại ra để trưng dụng đất đai là một số công ty xây nhà được liệt kê nổi tiếng, các công ty nhà nước, và công ty quốc doanh đã bị nghi ngờ đầu cơ về bất động sản.
Người ta có lý để suy diễn rằng những lô đất thu hồi bất hợp pháp này sẽ được bán lại với giá cao hơn một lần nữa.

Kế hoạch hóa sự phá hủy quy mô
Nếu nghĩ rằng sự vi phạm hợp đồng chỉ giới hạn trong vòng vài đơn vị chính quyền địa phương, thì đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Bộ Xây Cất, mới đây, đã phát hành tin tức thông qua nhiều kênh truyền thông rằng, trong “Diễn đàn về Bất động sản Trung Quốc năm 2010”, tổ chức ngày 6 tháng 8, Chen Huai, Giám đốc Viện Kinh tế Đô thị và Nông thôn của Bộ Gia-cư và Phát triển Đô thị-Nông thôn (Ministry of Housing and Urban-Rural Development, gọi tắt là MOHURD) đã làm cử tọa ngạc nhiên khi tuyên bố rằng nhà cửa xây trước năm 1949, thuộc về “thời đại nông dân trên phương diện nhỏ”, ngoại trừ một số có giá trị di sản lịch sử, nên bị phá hủy.
Nhà xây trong thời gian từ 1949 đến 1979—phần lớn là các chung cư cho công nhân, một sản phẩm của phong trào kỹ nghệ hoá đại quy mô trong thập niên 1950—có thể cũng bị phá sập luôn. Trong thời kỳ từ 1979 đến 1999, một số nhà được xây lên như một phần của khu gia cư mà thiếu kế hoạch, vì vậy chúng cũng cần bị phá đi và để phát triển lại. Kết quả, những căn nhà chỉ chắc chắn được giữ lại là những nhà xây sau năm 1999, nghĩa là, trong thập niên vừa qua.
Hầu như cùng lúc, Thứ trưởng Bộ Gia-cư và Phát triển Đô thị-Nông thôn MOHURD, Chou Baoxing nói tại Đại hội Quốc tế kỳ 6 ‘Xây-cất và Bảo-tồn Năng lượng Xanh’ rằng Trung quốc xây cất 2 triệu tỷ mét vuông nhà cao ốc trong một năm, nhưng tuổi thọ trung bình dự tính cho mỗi toà nhà này chỉ khoảng 25 tới 30 năm.

Khi các viên chức thuộc Bộ Gia-cư MOHURD thốt ra những lời này, sự xúc động mạnh mẽ đã được bùng cháy tại Trung Quốc. Người dân Trung Quốc, đã chịu gánh nặng quá mức về giá nhà, rốt cuộc nhận ra rằng khế ước thuê đất 70 năm họ đã mua với tiền dành dụm cả đời chỉ là một hứa hẹn suông. Hợp đồng không gì khác hơn một mảnh giấy trắng khi đối diện với sự viện cớ bào chữa mà chính quyền đưa ra dưới tấm biểu ngữ “lợi ích công cộng” và “chất lượng xây cất”.

Thảo luận trong giới truyền thông liên quan đến một vấn đề khác mà Trung Quốc nên xem xét: Chất lượng xây cất làm cho tuổi thọ trung bình của nhà xây tại Trung Quốc là ít hơn một phần tư của những tòa nhà xây tại Anh quốc, và ít hơn một nửa của nhà xây tại Hoa Kỳ (tại Anh quốc, tuổi thọ cho nhà của họ là 132 năm, tại Mỹ quốc là 74 năm). Kỹ nghệ xây cất của Trung Quốc tiêu thụ 40 phần trăm xi-măng và thép trên thế giới mỗi năm, nhưng sự xây cất lại có tuổi thọ ngắn như vậy. Kết quả là hàng trăm triệu tấn rác xây cất thải ra mỗi năm, chiếm khoảng 30 đến 40 phần trăm rác của tất cả các thành phố trong Trung Quốc.
Theo một cuộc khảo sát sơ bộ về rác xây cất thải ra từ sự xây lên hoặc phá xập nhà cũ để xây cất cái mới, cứ mỗi 10 ngàn mét vuông xây cất có thể thải ra 500 đến 600 tấn rác; trong quá trình phá hủy, mỗi 10 ngàn mét vuông của diện tích xây tòa nhà thải ra 7.000 đến 12.000 tấn rác xây cất.
Đây là một hành động ngu xuẩn—hành động tự hủy diệt mình—thải ra rác xây cất với một tốc độ nhanh như vậy, trong khi Trung Quốc đã bị bao vây bởi rác rưởi, và không có khả năng giải quyết vấn đề.
Một nền kinh tế đi tới ngõ cụt
Công nhân tổ chức đình công liên tục và thảm họa sinh thái xảy ra thường xuyên trong năm nay. Cả hai sự kiện chứng tỏ rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, dựa trên việc tước đoạt quá đáng tài sản và đời sống của công nhân, thêm vào sự vơ vét các tài nguyên sinh thái, đã tới đường cùng. Một chủ đề nóng bỏng gần đây là so sánh kinh tế của Trung Quốc với của Nhật Bản. Thật ra, điều duy nhất có thể so sánh là mức Tổng  Sản lượng Quốc nội (GDP).
Có sự khác biệt lớn lao giữa hai nền kinh tế. Từ khi kinh tế Nhật bản tiến hành, sự phát triển của nó được dẫn dắt bởi sự canh tân và tiến bộ kỹ thuật. Nó đã tạo nên những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng như Toshiba, Hitachi, Sanyo, và Sony. Tuy nhiên, trong 30 năm vừa qua, kinh tế Trung Quốc nhờ vào sự tăng trưởng rộng rãi dựa trên đất đai và sự tiêu thụ tài nguyên khoáng sản, hy sinh môi trường sinh thái để đổi lấy cái gọi là “tăng trưởng kinh tế”. Kỹ nghệ của Trung Quốc chưa tạo nên một nhãn hiệu nổi tiếng nào, và “Làm tại Trung Quốc” bây giờ đồng nghĩa với các sản phẩm dở và kém.
Vậy, tại sao cơ cấu kinh tế Trung Quốc khó chuyển đổi như thế? Là bởi vì chế độ Trung Cộng bỏ rơi sự bảo vệ quyền sở hữu phát minh, và do đó đã bóp nghẹt sự canh tân tại Trung Quốc - tư nhân và công ty ăn cắp các phát minh của người khác, và công việc Nghiên Cứu& Phát triển (R&D) không phải là trọng tâm. Các lãnh đạo cao cấp của chế độ Trung Cộng, năm nay, nhấn mạnh sự quan trọng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng tới hôm nay tôi vẫn chưa thấy chế độ cung cấp các điều kiện căn bản nhất để thúc đẩy một sự chuyển đổi như vậy - hành động đối với sự xâm phạm bản quyền của người sáng chế, hoặc tăng gia đầu tư về nghiên cứu.
Ngược lại, chế độ Trung Cộng còn sơn phết một bộ mặt khác cho thế giới nhìn: công bố các điều luật mới cho đầu tư ngoại quốc, cưỡng ép công ty ngoại quốc chuyển giao kinh doanh và các kỹ thuật chủ yếu của họ sang tay đồng-chủ nhân Trung Quốc, để đổi lấy quyền kinh doanh trong thị trường Trung Quốc. Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị-Nông thôn (MOHURD) và các chính quyền địa phương thông đồng với nhau, để mắt chú ý vào các căn hộ nhỏ của thường dân, và hầu như chế độ Trung Cộng vẫn có dã tâm tiếp tục áp dụng sự phát triển bất động sản để lèo lái kinh tế Trung quốc, làm sụp đổ toàn thể Trung Quốc để đạt các mục tiêu tài chính của nó.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vì bất động sản, và sẽ thu nhỏ cũng vì bất động sản. Để đáp ứng nhu cầu tài chính của chế độ Trung Cộng, 80 triệu nông dân Trung Quốc đã mất đất cày cấy của họ, gần 4 triệu hộ gia đình của dân cư đô thị đã mất nhà của họ, và các bãi chứa rác thải của Trung Quốc tăng lên như chưa từng thấy bao giờ.
Nếu theo lối suy nghĩ của chế độ Trung Cộng, người ta không thấy gì khó khăn để thấy trước rằng trên con đường phát triển kinh tế tương lai của Trung Quốc, nhiều người dân Trung Quốc sẽ mất nhà của họ một lần nữa. Sự “phát triển” như vậy được phản ảnh đúng nhất trong câu nói của cổ nhân Trung Hoa,“một người mù cưỡi con ngựa mù, gần bờ vách núi giữa đêm khuya.”
He Qinglian (Hà Thanh Liên) là một nhà văn và là kinh tế gia nổi tiếng người Trung Hoa, hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Bà đã viết sách “Hố bẫy Trung quốc”(China Pitfalls) nói về sự tham nhũng trong quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc, và sách “Sương mù của sự kiểm duyệt: kiềm chế Thông tin trong Trung Quốc” (The Frog of Censorship: Media Control in China) nói về sự lũng đoạn và hạn chế thông tin. Bà viết cho một số báo chí, phân tích các vấn đề kinh tế và xã hội Trung Quốc hiện thời.
Chú thích:
-Cập nhật ngày 4 tháng 10 năm 2010
*GDP=Gross Domestic Product
*R&D=Research and Development
*MOHURD)=Ministry of Housing and Urban-Rural Development
-------------
http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/how-real-estate-drives-the-chinese-economy-and-its-dire-consequences-43659.html

How Real Estate Drives the Chinese Economy, and its Dire Consequences 

Since the Chinese regime made the decision to drive its economy through real estate development, researchers, including myself, have been cautiously observing for how long it would last, or, in other words, when the regime’s land dependent financial policy come to an end.
Analyzing such an issue involves taking into consideration that land is a limited, non-renewable resource. According to a 2007 survey by Peking University professor Ping Xinqiao, the land along China’s coastal region would sustain real estate development only for the next three to five years. That a portion of the land needs to be left out for food production restricts further the amount of land available.
The government would, one expects, honor the contracts made with the real estate developers—in China, this is that the developer can use the land for 70 years. The deal, after all, affects the real estate developers as well as the millions who invest their lifetime savings on such homes.

Lands Sold Twice

The Chinese regime, however, has a different way of thinking about economic growth. Many provincial governments take an approach of expropriating land before the 70 year lease expires in the name of the “public interest,” regardless of whether it is residential or industrial. The land is then re-sold to make a profit on the land-value increment.
The following are two such cases:
1. On Aug. 29, a report in Xinhua said that before the Lunar New Year of 2010, residents in the Fifth Huyuan District in Jiangsu Province’s Changshu City learned from a notice on the local official paper, Changshu Daily, that their rights to the land where their housing units are situated would be rescinded by the government in 15 days, and their housing units would be demolished shortly thereafter. These housing units were less than ten years old, and some had just moved in about four years ago.
Over 800 households were subject to demolition, in an area of 340,000 square meters. The local government argued the appropriation of the state-owned land was to undertake the so labeled “Qinhupian Area Comprehensive Development Project,” which would include a business and leisure center there in the future. The legal basis, the government claimed, was public interest.
What the residents find themselves thinking about is: What enables the government to casually expropriate real estate purchased by the people; what enables the land-use planning in urban areas to be revised at will; whether this kind of profit-oriented business development can truly be regarded “public interest;” whether the compensation for demolition is reasonable; and whether the Land Reserve Center is a legal organization. To defend their rights, owners of the demolished households have filed lawsuits against the Changshu City government’s Land and Resource Department, the Development and Reform Commission, the Bureau of Housing and Construction, as well as the Planning Bureau. To date, there seems no chance that they will win the lawsuits.
2. On Sep 2, when Taiwan’s Straits Exchange Foundation (SEF) Deputy Chairman, Kao Koong-lian, led a delegation to mainland China, many Taiwan businessmen requested the SEF to help negotiate with the government on various issues. These included concerns of Taiwanese businessmen exchanging their lands with the government.
Taiwanese businessmen who invested in mainland China were mostly manufacturers whose plants were on industrial land in the suburbs; the period of their right to use the land was usually 30 years. However, with the rapid economic development in the Yangtze River Delta Economic Zone, the population density there sharply increased. Local governments thus planned to transform the areas developed for industrial use into residential or service-oriented commercial areas. For that, the existing factories had to be relocated.
Although their right of using the land was yet to expire, Taiwanese businessmen were willing to support the government's policy. However, the compensation provided by the government turned out to be much less than what the Taiwanese businessmen needed to build new factories. In addition, many Taiwanese firms have had serious disputes with local governments on the distribution of the land value increment. Both sides differ greatly in the methods of calculation—the result being that the amount of compensation offered by the government ends up being much less than what is calculated by the Taiwanese businessmen.

Land for Public Services

Under Chongqing governor Bo Xilai’s leadership, another story is playing out in Chongqing City, southwest China, a household registration reform: farmers who relocate to Chongqing would enjoy the benefits of employment, social insurance, housing, education, medical care, but they would, in return, give up their contracted farmland, residential land, and woodlands. The plan has it that the policy would lead 3 million farmers to relocate to urban area in two years, while an additional 10 million will follow suit in the next 10 years.
The Central Rural Work Leading Group’s deputy head Chen Xiwen points out that the nature of such a policy is deprivation of rights: “Who would dare ask the residents in urban areas to exchange their residential land for housing and contracted farmland for social insurance? According to laws governing contracted farmland and residential land, farmers’ housing units are their legal properties, while social insurance is public service that the government is supposed to provide for the people. It is not advisable to tell people in any country, or anywhere, that they should exchange their property for public services. It is something that I’ve never heard about in the past. Therefore, this policy is creating a new discrimination.”
Meanwhile, the central government has been finding other excuses for expropriating land. According to a list jointly disclosed by the NetEase Real Estate Company and the First Financial Daily, there are 1,457 parcels of idle land. Among them, 849 parcels are idle due to governmental factors, while 608 parcels are idle due to enterprises’ factors. The excuse that the regime has given to appropriate the land is that some well-known listed housing enterprises, state enterprises, and state-owned enterprises are suspected of speculating in real estate. It is reasonable to deduce that these illegally recovered lands will be resold with a higher price again.

 

Planned Large-Scale Demolitions

It would be a serious mistake to think the contract breaches are limited to a few local government units.
The Ministry of Construction has released information through several channels recently: In the “2010 China Real Estate forum,” on Aug. 6, Chen Huai, director of the Institute of Urban and Rural Economy of Ministry of Housing and Urban-Rural Development (MOHURD), surprised all by stating that Houses built before 1949, belonging to “small-scale peasant era,” besides some with historical heritage value, should be demolished.
Houses built in the period between 1949 to 1979—mostly worker’s residential compounds, a product of the large scale industrial movement of the 1950s—can be demolished as well. In the period between 1979 and 1999, some houses built as part of residential districts lack planning, so they would need to be demolished and redeveloped, as well. The result is that the only houses that would for sure be kept are those built after 1999, that is, in the last decade.
Almost at the same time, Deputy Minister of MOHURD, Chou Baoxing, said on the Sixth International Green Building and Energy Conservation Conference that China builds two billion square meters of buildings per year, but an average building’s expected lifespan is only around 25-30 years.
As the officials of MOHURD uttered the words, strong sentiments were sparked in China. The Chinese people, overwhelmingly burdened by housing prices, had come to realize that the 70-year land leases they bought with the whole family’s life time savings was an empty promise. The contract would be but a piece of paper when facing the numerous excuses the government comes up with under the banner of “public interest” and “construction quality.”
Discussions in the media involved another issue that China should take into consideration: The quality of construction causes the expected lifespan of buildings in China to be less than a quarter of those in U.K. and half of those in U.S. (in the U.K. it is 132 years, in the U.S. 74). China's construction industry consumes 40 percent of the world’s cement and steel every year, but constructions have such short lifespans. The result is several hundred million tons of construction waste generated per year, accounting 30-40 percent of total city waste in China.
According to a rough survey about the construction waste generated from building or demolishing modern constructions, every ten thousand square meters of construction can produce 500-600 tons of waste; in the demolition process, every ten thousand square meters of building area produces 7,000-12,000 tons of construction waste.
It’s a foolish act—one of self-destruction—to generate construction waste at such a high speed, when China has already been surrounded by the garbage, and has no ability to solve the problem.

An Economy at a Dead End

Workers held strikes repeatedly and ecological disasters happened frequently this year. Both of these indicate that China’s economic development, depending on an overdraft of workers’ life and welfare and the plunder of ecological resources, has come to an end. A recent hot topic has been comparing the economy of China and Japan. In fact, the only thing that could be compared is the GDP scale.
There is a major difference between the two economies. Since Japan’s economy took off, its development has been driven by technological innovation and progress. It has created renowned brands such as Toshiba, Hitachi, Sanyo, and Sony. However, in the past 30 years, the Chinese economy has relied on extensive growth based on land and mineral resource consumption, sacrificing the ecology in pursuit of so-called “economic growth.” China’s industry has not created a single brand, and “Made in China” is now synonymous with inferior products.
Then, why it is so difficult for Chinese economic structure to transform? It is because the Chinese regime gave up intellectual property protection and therefore strangled innovation in China—individuals and enterprises plagiarize others’ inventions, and R&D is not a focus. The regime’s high level leaders this year repeatedly emphasized the importance of economic structure transformation, but to date I have not seen it provide the most basic conditions to facilitate such a transformation—acting against the infringement of copyrights, or increasing investment in research.
On the contrary, the regime paints for the world another picture: the announcement of new regulations for foreign investment, to force foreign companies to transfer its business and core technologies to its Chinese partners, in exchange for access to the Chinese market. MOHURD and local governments are colluding together, setting their eyes on the small apartment of everyday people, and it seems the regime has well the mind to continue to employ real estate development to drive the Chinese economy, demolishing the whole of China to achieve its financial targets.
The Chinese economy grew because of real estate, and will shrink because of real estate. To satisfy the regime’s financial needs, 80 million farmers have already lost their farmland, nearly four million household urban residents have already lost their homes, and China’s garbage dumps have been ever growing.
If one follows the thinking of the regime, it is not difficult to foresee that on the road of China’s future economic development, many Chinese people will lose their home a second time. Such “development” is best captured by the old Chinese saying “a blind man on a blind horse, near a cliff at midnight.”

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét