Khi lòng yêu tiền thế chỗ lòng yêu nước
Nhìn hàng hóa, máy móc thiết bị, đồ
chơi, văn hóa phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, trong
đó đa số là hàng nhập lậu hoặc có độc tố nguy hiểm,
những người Việt Nam ít nhiều có hiểu biết về thời kỳ kháng chiến chống
Pháp chắc không khỏi phân vân: Lòng yêu nước và ý chí tự cường của
người Việt Nam đi đâu mất rồi?
Còn
nhớ, suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, VÙNG TỰ DO (tức là lãnh thổ
của nhà nước kháng chiến VNDCCH) đã rất thành công với chủ trương "tẩy
chay hàng ngoại hóa" (tức là hàng hóa từ vùng tạm chiếm của quân Pháp).
Hưởng ứng lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ thời bấy giờ, nhân dân đã kiên quyết
không tiêu thụ hàng hóa của địch. Tuy thiếu thốn, quân dân vùng tự do
vẫn tự giác thiêu hủy tất cả các loại hàng hóa bắt được của bọn buôn lậu
hoặc hàng "tâm lý chiến" do máy bay địch thả dù xuống. Đồng thời chính
phủ thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tự cung tự cấp khá
hoàn chỉnh tồn tại độc lập với nền kinh tế vùng tạm chiếm của quân
Pháp. Có được kết quả đó là do chủ trương đúng đắn kịp thời của Hồ Chủ
tịch và được quân dân đồng lòng hưởng ứng.
Giờ
đây hơn nữa thế kỷ đã trôi qua, tình hình tuy khác nhau, nhưng bản chất
của vấn đề hàng ngoại vẫn như nhau. Sự khác nhau trong cách ứng xử của
chính phủ và người dân mới là điều đáng nói. Nó cho thấy sự khác biệt
rõ rệt trong quan niệm sống và lòng yêu nước của người Việt Nam giữa hai
thời kỳ. Điều gì khiến mọi người trở nên vô cảm và bất lực trước sự
tràn ngập hàng hóa các loại từ phương Bắc mà trong thâm tâm ai cũng biết
là kẻ thù mới của dân tộc? Chẳng lẽ người Việt chỉ yêu nước khi nước
mất nhà tan; và không cần yêu nước nữa khi đã là chủ nhân của đất nước
?
Để có thêm cơ sở bàn luận về điều này, ta hãy điểm lại những khái niệm cơ bản về lòng yêu nước. Trong từ điển tiếng Anh có một định nghĩa ngắn gọn: "Patriotism is love for or devotion to one's country" (tạm dịch: Yêu nước là tình yêu hoặc sự phụng sự cho đất nước của một người). Nhưng văn hào Nga Êrenbua nói về lòng yêu nước một cách cụ thể như sau: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất , yêu cái cây trồng ở trước nhà , yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông , yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu , hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…" Người Việt Nam thì có cách ví von sinh động: "Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày; ...là đường đi học...; là con diều biếc v.v...và kết luận: "Nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người!".
Quả vậy, với người Việt, quê hương thiêng liêng biết nhường nào, vì đó là "nơi chôn rau cắt rốn" của mỗi người. Chính tình yêu nước cụ thể, thiết thân, gần gụi như thế là động lực để người Việt chiến đấu chống bất cứ kẻ thù nào âm mưu chiếm đoạt quê hương của họ, từ quy mô làng xã đến quốc gia. Quê hương là nền tảng của lòng yêu nước mà mỗi khi được kích hoạt bởi các thủ lĩnh chân chính nó sẽ nhân lên thành sức mạnh tổng hợp và vô địch.
Phải chăng sự khác biệt bắt nguồn từ đặc điểm của hai thời kỳ với những người thủ lĩnh của nhân dân- đó là thời kỳ Hồ Chí Minh và thời kỳ hiện nay? Trong thời kỳ Hồ chí Minh với sự nghiệp chính là đấu tranh giành độc lập dân tộc, lòng yêu nước thật rõ ràng và dứt khoát. Đó là việc lựa chọn đứng về phía đại đa số nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc-thực dân nước ngoài; mỗi người với hoàn cảnh và điều kiện của mình có thể trực tiếp tham gia hoặc hoặc gián tiếp ủng hộ cách mạng . Ở thời kỳ đó, cái chết kiêu hãnh không khuất phục kẻ thù được coi là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu nước. Đối lập với nó là sự đầu hàng, cầu vinh được gọi là "phản quốc". Yêu nước và phản quốc là hai thái cực của thước đo nhân cách. Thời kỳ đó, cái chết được coi là chỉ dấu cao thượng nhất của lòng yêu nước, và không có chỗ cho sự đầu hàng hoặc thậm chí khi nó chỉ là một ý định hay một mánh lới nhằm thoát khỏi cái chết. Lại càng không có chỗ cho sự cầu vinh.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân nước ngoài, cụ thể là sau 1975, biểu tượng của lòng yêu nước đã dần thay đổi khi chính những người giải phóng trở thành chủ nhân của đất nước. Họ dần quên đi nỗi sợ hãi sống chết và trở nên ham sống sợ chết, ham muốn vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhiều người muốn vươn tới giàu sang phú quý càng nhanh càng tốt. Trong thời kỳ này sự sống và khả năng sống tốt hơn là thước đo của lòng yêu nước. Sự phức tạp và dễ nhầm lẫn về lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Người ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì có lợi cho mình , thậm chí để hưởng lợi từ sự hy sinh của các thế hệ đi trước, có thể đơn giản bằng cách khai man lý lịch để truy công, truy thưởng hoặc bằng cách núp bóng tiền nhân nhằm kéo dài quyền lực của bản thân, gia tộc và của "nhóm lợi ích". Những hành vi này không chỉ bởi từng cá nhân mà đôi khi cả một tập thể; không chỉ tự phát mà còn được thể chế hóa. Ấy là lúc mà "một bộ phận không nhỏ" những kẻ có quyền lực tự tách mình ra khỏi đông đảo quần chúng nhân dân. Ranh giới khác biệt về khái niệm lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Đó là lúc lòng yêu tiền và quyền lực len lõi vào đời sống xã hội, thậm chí chế ngự lòng yêu nước. Khái niệm yêu nước tưởng chừng đơn giản trước đây, giờ trở nên mơ hồ khó hiểu, khó phân biệt. Thật không đơn giản để mọi người cùng nhìn về một hướng trong khi lợi ích đã an bài ở nhiều hướng và các tầng nấc xã hội khác nhau, được phân chia và kiểm soát bởi các nhóm lợi ích khác nhau. Đó là cái khó của người thủ lĩnh khi phải xác định đứng ở vị trí nào trước sức cám dỗ của quyền lực và tiền tài dưới sức ép của các nhóm lợi ích. Mặc khác tình hình mới cũng thuận tiện hơn để họ biện luận cho sự phản bội đối với lợi ích của quốc gia dân tộc bằng những lập luận mơ hồ, thậm chí được sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài. Họ có thể lập luận rằng chỉ có những kẻ dại khờ mới chối từ quan hệ với những đối tác nước ngoài chào thầu với giá rẽ, và rằng tẩy chay hàng hóa từ một nước bạn láng giềng là không phù hợp với thời đại toàn cầu hóa! Vân vân và vân vân... Họ có quá đủ những lập luận kiểu này để bảo vệ những lợi ích đã được thiết lập của họ.
Tóm lại, ngày nay giới lãnh đạo đất nước (cũng là thủ lĩnh của dân tộc) khác với thời kỳ Hồ Chí Minh ở chỗ họ đều có lợi ích riêng tư và bị ràng buộc bởi những mối quan hệ lợi ích của giai tầng thống trị. Nói cách khác họ là đại diện của hệ thống lợi ích đã được thiết lập, và lợi ích tối cao của họ là phải bảo vệ hệ thống lợi ích đó bằng bất cứ giá nào. Từ quan điểm này họ đưa ra những quyết sách chính trị, quốc phòng và dân sinh. Mọi chủ trương đối phó với Trung Quốc cũng phụ thuộc vào sự tính toán như vậy. Có điều là, khi chưa có chủ trương từ cấp trên thì các doanh nghiệp vẫn đua nhau tranh thủ kiếm lời bằng những thủ đoạn buôn gian bán lận, thậm chí tiếp tay cho âm mưu phá hoại của kẻ thù, trong người dân không thể "cầm đèn chạy trước ô tô" và bản chất dân chúng không bao giờ đồng nhất nếu không có vài trò dẫn dắt của thủ lĩnh. Đó là lý do tại sao cứ kéo dài tình trạng người và hàng Trung Quốc ngày càng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam như ta thấy gần đây.
Có lẽ chưa bao giờ người yêu nước trở nên lạc lỏng như bây giờ. Nếu ai đó lên tiếng kêu gọi lòng yêu nước thì có thể bị dư luận cho là "vô công rồi nghề", thậm chí bị soi mói bởi nhà chức trách . Có một nhóm người khác cũng hay nói đến lòng yêu nước, đó là những người đang sống ở nước ngoài; họ yêu nước theo theo đúng nghĩa yêu quê hương. Thỉnh thoảng ta có thấy lòng yêu nước "tái hiện" bởi một số người giàu có qua những hoạt động từ thiện hay hoạt động tuyên truyền vận động chính trị. Ai cũng biết, trong bối cảnh Việt Nam, hầu hết những người này đã giàu lên bằng cách vi phạm các hành vi tham nhũng hay câu kết và phản bội. Đối với họ, mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền, nên họ cho rằng có thể mua lại lòng yêu nước sau khi đã có rất nhiều tiền. Nhiều kẻ khác cũng đang định làm thế. Nhưng trong khi chưa có nhiều tiền, họ tự cho phép mình quên đi lòng yêu nước, đó là điều dẽ hiểu. Đó cũng là lý do của tình trạng khá phổ biến hiện nay khi một số kẻ thường giả ngô giả ngọng khi nói về lòng yêu nước hoặc thậm chí không phân biệt được những người yêu nước thật với các "thế lực thù địch". Đó là một trong những sự thật đầy tính bi hài của đất nước ta ngày nay./.
Để có thêm cơ sở bàn luận về điều này, ta hãy điểm lại những khái niệm cơ bản về lòng yêu nước. Trong từ điển tiếng Anh có một định nghĩa ngắn gọn: "Patriotism is love for or devotion to one's country" (tạm dịch: Yêu nước là tình yêu hoặc sự phụng sự cho đất nước của một người). Nhưng văn hào Nga Êrenbua nói về lòng yêu nước một cách cụ thể như sau: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất , yêu cái cây trồng ở trước nhà , yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông , yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu , hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…" Người Việt Nam thì có cách ví von sinh động: "Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày; ...là đường đi học...; là con diều biếc v.v...và kết luận: "Nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người!".
Quả vậy, với người Việt, quê hương thiêng liêng biết nhường nào, vì đó là "nơi chôn rau cắt rốn" của mỗi người. Chính tình yêu nước cụ thể, thiết thân, gần gụi như thế là động lực để người Việt chiến đấu chống bất cứ kẻ thù nào âm mưu chiếm đoạt quê hương của họ, từ quy mô làng xã đến quốc gia. Quê hương là nền tảng của lòng yêu nước mà mỗi khi được kích hoạt bởi các thủ lĩnh chân chính nó sẽ nhân lên thành sức mạnh tổng hợp và vô địch.
Phải chăng sự khác biệt bắt nguồn từ đặc điểm của hai thời kỳ với những người thủ lĩnh của nhân dân- đó là thời kỳ Hồ Chí Minh và thời kỳ hiện nay? Trong thời kỳ Hồ chí Minh với sự nghiệp chính là đấu tranh giành độc lập dân tộc, lòng yêu nước thật rõ ràng và dứt khoát. Đó là việc lựa chọn đứng về phía đại đa số nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc-thực dân nước ngoài; mỗi người với hoàn cảnh và điều kiện của mình có thể trực tiếp tham gia hoặc hoặc gián tiếp ủng hộ cách mạng . Ở thời kỳ đó, cái chết kiêu hãnh không khuất phục kẻ thù được coi là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu nước. Đối lập với nó là sự đầu hàng, cầu vinh được gọi là "phản quốc". Yêu nước và phản quốc là hai thái cực của thước đo nhân cách. Thời kỳ đó, cái chết được coi là chỉ dấu cao thượng nhất của lòng yêu nước, và không có chỗ cho sự đầu hàng hoặc thậm chí khi nó chỉ là một ý định hay một mánh lới nhằm thoát khỏi cái chết. Lại càng không có chỗ cho sự cầu vinh.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân nước ngoài, cụ thể là sau 1975, biểu tượng của lòng yêu nước đã dần thay đổi khi chính những người giải phóng trở thành chủ nhân của đất nước. Họ dần quên đi nỗi sợ hãi sống chết và trở nên ham sống sợ chết, ham muốn vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhiều người muốn vươn tới giàu sang phú quý càng nhanh càng tốt. Trong thời kỳ này sự sống và khả năng sống tốt hơn là thước đo của lòng yêu nước. Sự phức tạp và dễ nhầm lẫn về lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Người ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì có lợi cho mình , thậm chí để hưởng lợi từ sự hy sinh của các thế hệ đi trước, có thể đơn giản bằng cách khai man lý lịch để truy công, truy thưởng hoặc bằng cách núp bóng tiền nhân nhằm kéo dài quyền lực của bản thân, gia tộc và của "nhóm lợi ích". Những hành vi này không chỉ bởi từng cá nhân mà đôi khi cả một tập thể; không chỉ tự phát mà còn được thể chế hóa. Ấy là lúc mà "một bộ phận không nhỏ" những kẻ có quyền lực tự tách mình ra khỏi đông đảo quần chúng nhân dân. Ranh giới khác biệt về khái niệm lòng yêu nước cũng bắt đầu từ đó. Đó là lúc lòng yêu tiền và quyền lực len lõi vào đời sống xã hội, thậm chí chế ngự lòng yêu nước. Khái niệm yêu nước tưởng chừng đơn giản trước đây, giờ trở nên mơ hồ khó hiểu, khó phân biệt. Thật không đơn giản để mọi người cùng nhìn về một hướng trong khi lợi ích đã an bài ở nhiều hướng và các tầng nấc xã hội khác nhau, được phân chia và kiểm soát bởi các nhóm lợi ích khác nhau. Đó là cái khó của người thủ lĩnh khi phải xác định đứng ở vị trí nào trước sức cám dỗ của quyền lực và tiền tài dưới sức ép của các nhóm lợi ích. Mặc khác tình hình mới cũng thuận tiện hơn để họ biện luận cho sự phản bội đối với lợi ích của quốc gia dân tộc bằng những lập luận mơ hồ, thậm chí được sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài. Họ có thể lập luận rằng chỉ có những kẻ dại khờ mới chối từ quan hệ với những đối tác nước ngoài chào thầu với giá rẽ, và rằng tẩy chay hàng hóa từ một nước bạn láng giềng là không phù hợp với thời đại toàn cầu hóa! Vân vân và vân vân... Họ có quá đủ những lập luận kiểu này để bảo vệ những lợi ích đã được thiết lập của họ.
Tóm lại, ngày nay giới lãnh đạo đất nước (cũng là thủ lĩnh của dân tộc) khác với thời kỳ Hồ Chí Minh ở chỗ họ đều có lợi ích riêng tư và bị ràng buộc bởi những mối quan hệ lợi ích của giai tầng thống trị. Nói cách khác họ là đại diện của hệ thống lợi ích đã được thiết lập, và lợi ích tối cao của họ là phải bảo vệ hệ thống lợi ích đó bằng bất cứ giá nào. Từ quan điểm này họ đưa ra những quyết sách chính trị, quốc phòng và dân sinh. Mọi chủ trương đối phó với Trung Quốc cũng phụ thuộc vào sự tính toán như vậy. Có điều là, khi chưa có chủ trương từ cấp trên thì các doanh nghiệp vẫn đua nhau tranh thủ kiếm lời bằng những thủ đoạn buôn gian bán lận, thậm chí tiếp tay cho âm mưu phá hoại của kẻ thù, trong người dân không thể "cầm đèn chạy trước ô tô" và bản chất dân chúng không bao giờ đồng nhất nếu không có vài trò dẫn dắt của thủ lĩnh. Đó là lý do tại sao cứ kéo dài tình trạng người và hàng Trung Quốc ngày càng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam như ta thấy gần đây.
Có lẽ chưa bao giờ người yêu nước trở nên lạc lỏng như bây giờ. Nếu ai đó lên tiếng kêu gọi lòng yêu nước thì có thể bị dư luận cho là "vô công rồi nghề", thậm chí bị soi mói bởi nhà chức trách . Có một nhóm người khác cũng hay nói đến lòng yêu nước, đó là những người đang sống ở nước ngoài; họ yêu nước theo theo đúng nghĩa yêu quê hương. Thỉnh thoảng ta có thấy lòng yêu nước "tái hiện" bởi một số người giàu có qua những hoạt động từ thiện hay hoạt động tuyên truyền vận động chính trị. Ai cũng biết, trong bối cảnh Việt Nam, hầu hết những người này đã giàu lên bằng cách vi phạm các hành vi tham nhũng hay câu kết và phản bội. Đối với họ, mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền, nên họ cho rằng có thể mua lại lòng yêu nước sau khi đã có rất nhiều tiền. Nhiều kẻ khác cũng đang định làm thế. Nhưng trong khi chưa có nhiều tiền, họ tự cho phép mình quên đi lòng yêu nước, đó là điều dẽ hiểu. Đó cũng là lý do của tình trạng khá phổ biến hiện nay khi một số kẻ thường giả ngô giả ngọng khi nói về lòng yêu nước hoặc thậm chí không phân biệt được những người yêu nước thật với các "thế lực thù địch". Đó là một trong những sự thật đầy tính bi hài của đất nước ta ngày nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét