Đọc tin này mình cũng thấy thương bác Giá quá dù mình không đồng tình với nhiều việc làm trước đây của bác, dẫu sao bác cũng là nhà giáo, nhà khoa học và nhất là đã già yếu. Bác Giá lâm vào tình trạng này cũng tại bác không biết dừng đúng lúc. Chuyện bác có sai phạm hay không phải chờ điều tra, tòa án xử lý; mong mọi chuyện tốt lành nhất sẽ đến với bác. Ai cũng biết ở nước mình đầy người sai phạm, chỉ có đã bị lộ hay chưa bị lộ thôi. Pháp lý rơi vào ai thì người ấy phải chịu thôi. Và cũng như bác Hiệu Minh viết, hôm nay bảo đúng, mai bảo sai, ngày kia lại bảo đúng, nên cũng không thể biết chân lý cuối cùng là thế nào. Ở cái nước mình thông tin mờ mờ ảo ảo nên nó vậy mà.
Trường hợp bác Giá cũng như trường hợp một vài anh bạn thân khác của mình cho thấy bài học cuộc đời là đối với chúng ta, những người dân bình thường, không phải vĩ nhân, thì càng nhiều tuổi sẽ càng thiếu sáng suốt, do đó đến tuổi nào đó nên tự nguyện nghỉ ngơi hẳn thôi, giao việc nhà, việc doanh nghiệp, việc nước cho con cháu nó làm. Tham công tiếc việc thì vừa tổn thọ, vừa không được hưởng cái thú của cuộc sống, vừa có thể sai lầm, dẫn đến có thể vi phạm pháp luật.
Bình luận này đã được tôi viết trên Blog Hiệu Minh.
Ông Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB và 3 cựu phó chủ tịch vừa bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. 4 người này được cho là đồng phạm với ông Lý Xuân Hải và Nguyễn Đức Kiên.
Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá từ nhiệm/ Lý do 4 sếp ACB đồng loạt từ nhiệm/ Nguyên tổng giám đốc ACB bị bắt
Ngày 27/9, Bộ Công an cho biết, 4 bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị khởi tố, nhưng được tại ngoại trong quá trình điều tra, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Chiều 27/9, tại cuộc họp báo Chính phủ, trong thông
tin ngắn gọn về ông Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ Vũ Đức Đam cho biết: "Việc này nằm trong hoạt động nhằm làm lành
mạnh hóa hoạt động của ngân hàng trên tinh thần bình đẳng trước pháp
luật".
Theo Bộ trưởng Đam, vụ án không ảnh hưởng tới hoạt
động của hệ thống ngân hàng. Quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền được đảm bảo.
|
4 cựu
lãnh đạo ACB bị cơ quan điều tra cho rằng đã ra chủ trương ủy thác cho
nhân viên dùng tiền của ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định,
gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của họ là đồng phạm với 2 người bị bắt
trước đó là cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải và nguyên phó chủ tịch Hội
đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên.
Bộ Công an cho biết, quá trình điều tra vụ án Huỳnh
Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TP HCM và Hà
Nội đã xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt gần 719 tỷ đồng của
ACB. Đây là khoản tiền gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh
TP HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 8% một
năm.
"Để xảy ra hậu quả thiệt hại này có hành vi cố ý làm
trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB đã ra chủ
trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào 29 ngân hàng để
hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định", Cơ
quan cảnh sát điều tra nhận định.
Bộ Công an đánh giá, những việc làm của
các thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã sai quy định tại Điều
106 Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Việc
này được cho là gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an
ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp
gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỷ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, Thủ
tướng đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các vi
phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền
tệ.
Bộ Công an cũng phối hợp chặt chẽ với các ngành chức
năng như Viện kiểm sát, Tòa án, Ngân hàng... tuân thủ nghiêm quy định
của pháp luật; quá trình điều tra đảm bảo khách quan, công tâm, thận
trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Ông Trần Xuân Giá. |
Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra cho biết "ai
có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và nhà nước ghi nhận, nếu sai
phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi công dân
khác".
Ông Trần Xuân Giá từng làm Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu
tư nhiệm kỳ 1997-2002. Rời cương vị này, ông làm cố vấn cấp cao của Thủ
tướng, rồi ủy viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục. Từ 1/10/2006, theo
quyết định của Thủ tướng, ông Giá nghỉ hưu, thôi làm Trưởng ban Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng.
Ông gia nhập ACB từ tháng 11/2006, một tháng sau khi
nhận quyết định nghỉ hưu. Tháng 3/2008, ACB thông báo Đại hội cổ đông đã
bầu cựu bộ trưởng làm Chủ tịch HĐQT.
Ngày 16/9, ACB công bố thông tin chấp thuận đơn từ
nhiệm của chủ tịch Trần Xuân Giá (73 tuổi) cùng hai Phó chủ tịch HĐQT là
ông Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang.
- Tháng 10/2011, Huỳnh Thị Huyền Như (thành viên Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông - ORS) bị bắt về
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Tổng cục cảnh sát phòng chống
tội phạm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng đã
gây thiệt hại 4.600 tỷ đồng.
- Tháng 8 và 9, ông Nguyễn Đức Kiên bị cơ quan điều
tra bắt, khởi tố về 3 tội Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái quy định
của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Ngày 23/8, ông Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB
bị bắt về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó 2 ngày, ông Hải đã xin từ nhiệm cương
vị lãnh đạo tại ACB.
- Ngày 27/9, Bộ Công an thông báo ông Trần Xuân Giá bị
khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm
trọng. Ba cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm
Trung Cang cũng bị khởi tố cùng tội danh.
|
Hà Anh - Việt Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét