Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

TRUNG HOA VẪN ỔN NHỜ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Tin hay không tin đây: Việc tăng trưởng chậm lại của Trung Hoa có vẻ là một cú sốc khó khăn cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Nhưng Trung Hoa vẫn ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới (nhờ đất đai và bất động sản). Một chiến lược tái cân bằng mạnh mẽ đưa ra hỗ trợ mang tính cấu trúc và chu kỳ sẽ giúp nó tránh khỏi một cuộc hạ cánh nặng nề...

TRUNG HOA VẪN ỔN NHỜ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

TRUNG HOA VẪN ỔN


Blog Hồ Hải - Bài dịch của Trang La
Các bài viết của tác giả đã được dịch trên blog này:
Bài viết gốc: China is Okay
Bài viết của ông Stephen S. Roach, ông từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Morgan Stanley Châu Á và là kinh tế trưởng của công ty này, và hiện ông là thành viên cao cấp của Jackson Institute of Global Affairs tại Yale University và là giảng viên cấp cao tại Yale’s School of Management. Cuốn sách gần đây nhất của ông mang tên Châu Á tiếp theo(The Next Asia).
NEW HAVEN – Có một sự quan ngại đang gia tăng rằng nền kinh tế Trung Hoa có thể rơi vào tình trạng hạ cánh nặng nề. Thị trường chứng khoán Trung Hoa đã giảm 20% trong năm ngoái, về mức của năm 2009. Sự yếu kém tiếp diễn trong các dữ liệu gần đây – từ nhận định của quan điểm quản lý về sức mua và sản lượng công nghiệp tới doanh số bán lẻ và xuất khẩu – đã làm tăng thêm mối lo ngại. Đã từng tạo ra động lực mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế toàn cầu kéo dài, Trung Hoa, hiện giờ có nhiều quan ngại rằng, đang rơi vào trạng thái ‘hết nhiên liệu’.
Những lo lắng này có vẻ bị thổi phồng. Đúng là, nền kinh tế Trung Hoa đang chững lại. Nhưng sự chững lại này đã được kìm lại và có lẽ sẽ chỉ còn diễn ra trong thời gian ngắn. Tình huống xảy ra khả năng hạ cánh nhẹ nhàng vẫn khá chắc chắn.
Những đặc trưng của suy thoái kinh tế Trung Hoa được biết đến từ cuộc Đại Suy thoái 2008 – 2009. Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Hoa giảm mạnh từ đỉnh 14.8% vào quý 2/2007 xuống còn 6.6% vào quý 1/2009. Bị ảnh hưởng bởi một cú sốc khổng lồ từ phía nhu cầu bên ngoài khiến cho thương mại thế giới sụt giảm kỷ lục mất 10.5% năm 2009, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Hoa nhanh chóng đi từ bùng nổ tới phá sản. Phần còn lại của một nền kinh tế Trung Hoa không cân bằng cũng chịu hậu quả theo – đặc biệt là thị trường lao động, với sự kiện chỉ riêng tỉnh Quảng Đông mà có tới 20 triệu công nhân mất việc.
Lần này, sự sụt giảm đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Từ đỉnh 11.9% vào quý 1/2010, tăng trưởng GDP năm của Trung Hoa chậm lại ở mức 7.6% vào quý 2/2012 – chỉ bằng một nửa so với mức giảm 8.2 điểm phần trăm trong suốt cuộc Đại Suy thoái.
Nếu ngăn chặn được sự tan rã hỗn loạn của khu vực đồng tiền chung châu Âu, mà vốn dĩ không thể, thì theo dự báo cơ bản của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF về mức tăng trưởng 4%/năm của thương mại thế giới trong năm 2012 có lẽ là hợp lý. Đó sẽ là mức dưới trung bình so với xu hướng tăng trưởng 6.4% từ năm 2004 tới 2011, nhưng không ở gần với mức sụp đổ được ghi nhận trong giai đoạn 2008 – 2009. Với nền kinh tế Trung Hoa ở mức ít bị đe dọa do sự suy yếu của xuất khẩu hơn rất nhiều so với ba năm rưỡi trước đây, hạ cánh nặng nề có vẻ sẽ không diễn ra.
Thật ra, nền kinh tế này đang đối mặt với các thách thức, đặc biệt là từ chính sách nhằm làm dịu đi thị trường nhà ở đang quá nóng. Nhưng việc xây dựng cái gọi là nhà ở xã hội cho các hộ gia đình thu nhập thấp, được đẩy mạnh bởi các tuyên bố đầu tư gần đây trong các khu vực đô thị trọng yếu như là Thiên Tân(天津:Tianjin), Trùng Khánh(重庆: Chongqing), và Trường Sa(长沙: Changsha), cũng như ở Quý Châu(贵州: Guizhou) và tỉnh Quảng Đông, sẽ bù đắp nhiều hơn cả sự sụt giảm. Hơn nữa, không như các sáng kiến tài trợ bởi ngân hàng của 3 – 4 năm trước, thứ dẫn tới lo ngại lơ lửng trên đầu về nợ của chính quyền địa phương, chính quyền trung ương có vẻ đóng vai trò lớn hơn trong việc tài trợ cho các dự án hiện tại.
Các báo cáo về những thành phố ma, những cây cầu không dẫn tới đâu, và những sân bay mới trống không đổ thêm dầu vào lửa cho mối lo của các nhà phân tích phương Tây rằng một nền kinh tế Trung Hoa không cân bằng không thể phục hồi như nó đã từng trong nửa cuối năm 2009. Với đầu tư cố định gần chạm tới mức chưa từng thấy tương đương với 50% GDP, lo ngại của họ về một gói kích thích tài khóa khác dẫn dắt bởi đầu tư sẽ chỉ làm đẩy nhanh viễn cảnh Trung Hoa sụp đổ không thể tránh khỏi.
Nhưng sự trầm trọng hóa vấn đề của những người bi quan đã bỏ qua những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hóa của Trung Hoa: câu chuyện đô thị hóa lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Trong năm 2011, tỷ lệ dân cư đô thị Trung Hoa vượt mức 50% lần đầu tiên, đạt tới 51.3% so với mức dưới 20% năm 1980. Hơn nữa, theo dự báo của OECD, sự bùng nổ dân cư đô thị của Trung Hoa sẽ mở rộng thêm hơn 300 triệu nữa vào năm 2030 – một sự tăng gần như bằng với dân cư hiện tại của Hoa Kỳ. Với sự di dân từ nông thôn về thành thị trung bình là 15 tới 20 triệu người một năm, những thành phố được gọi là thành phố ma ngày nay sẽ nhanh chóng trở thành những khu vực đô thị phát triển mạnh trong tương lai.
Phố Đông Thượng Hải là một ví dụ điển hình về một dự án xây dựng đô thị “rỗng không” vào cuối năm 1990 đã nhanh chóng trở thành một trung tâm đô thị được lấp đầy như thế nào, với dân số hiện nay vào khoảng 5.5 triệu người. Một nghiên cứu của McKinsey dự báo rằng vào năm 2025 Trung Hoa sẽ có hơn 220 thành phố với dân số trên 1 triệu, so với con số 125 thành phố vào năm 2010, và 23 siêu đô thị sẽ có mức dân số ít nhất 5 triệu người.
Trung Hoa không thể đợi chờ để xây dựng những thành phố mới của nó. Thay vào đó, đầu tư và xây dựng phải phù hợp với làn sóng nhập cư đô thị trong tương lai. Những người chỉ trích “thành phố ma” hoàn toàn bỏ qua điều này.
Tất cả điều này là một phần trong kế hoạch tổng thể của Trung Hoa. Mô hình nhà sản xuất, thứ đã vận hành xuất sắc trong 30 năm, không thể đưa Trung Hoa tới miền đất hứa về sự thịnh vượng. Lãnh đạo Trung Hoa đã nhận ra điều này từ lâu, như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cảnh báo qua tác phẩm phê bình nổi tiếng năm 2007 mang tên “Bốn Không” – cảnh báo về một nền kinh tế “không ổn định, không cân bằng, không hợp tác và cái chính là không bền vững”.
Hai cú sốc từ bên ngoài – đầu tiên từ Hoa Kỳ, và giờ đây là từ châu Âu – đã biến cảnh báo Bốn Không trở thành kế hoạch hành động. Quá phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển bị khủng hoảng quật ngã, Trung Hoa đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 kích thích tiêu dùng, trong đó đưa ra chiến lược tái cân bằng mạnh mẽ và chiến lược này sẽ định hướng sự phát triển trong nhiều thập kỷ.
Các yêu cầu đầu tư và xây dựng các công trình đô thị hóa quy mô lớn là trụ cột của chiến lược này. Thu nhập đầu người ở khu vực thành thị gấp hơn ba lần mức trung bình ở các khu vực nông thôn. Chừng nào đô thị hóa còn đi cùng với tạo ra việc làm – một chiến lược được tăng cường bởi sự dịch chuyển sang phát triển dựa vào dịch vụ của Trung Hoa – thu nhập của người lao động và sức mua của người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.
Trái ngược với những người nghi ngờ Trung Hoa, đô thị hóa không phải là tăng trưởng giả tạo. Đó là một nguyên liệu thiết yếu cho một “Trung Hoa tiếp theo”, bởi nó tạo ra cho Trung Hoa các lựa chọn về mặt chu kỳ và cơ cấu. Khi đối mặt với sự thiếu hụt nhu cầu - bất kể là bởi cú sốc từ bên ngoài hay sự điều chỉnh bên trong, như là việc chỉnh đốn thị trường nhà ở - Trung Hoa có thể chỉnh sửa các yêu cầu đầu tư dẫn dắt bởi đô thị hóa sao cho phù hợp. Với một dự trữ lớn nhờ vào tiết kiệm thặng dư và với mức thâm hụt ngân sách ít hơn 2% GDP, nó đủ tiền để tài trợ cho những nỗ lực như vậy. Ngoài ra Trung Hoa cũng còn đủ “room tiền” để thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ; không giống như các ngân hàng trung ương ở phương Tây, ngân hàng Nhân dân Trung Hoa có dự trữ khổng lồ.
Việc tăng trưởng chậm lại có vẻ là một cú sốc khó khăn cho nền kinh tế dựa vào xuất khấu. Nhưng Trung Hoa vẫn ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới. Một chiến lược tái cân bằng mạnh mẽ đưa ra hỗ trợ mang tính cấu trúc và chu kỳ sẽ giúp nó tránh khỏi một cuộc hạ cánh nặng nề.
@Project Syndicate 2012
BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic - 8h08' ngày Chúa Nhựt, 09/9/2012

22 nhận xét:

  1. Dear All,
    Nhân việc Trung Hoa mới vừa tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 2% tổng GDP của nước này để tiếp tục đầu tư công và thúc đẩy sức mua của dân trong nước hòng giữ vững tăng trưởng kinh tế khoảng 8% của nước này trong năm 2012. Tớ xin phép đăng bài viết của một chuyên gia thuần túy về kinh tế viết về Trung Hoa vẫn theo quan điểm xuyên suốt của ông từ trước đến nay.

    Khác với cái nhìn của các nhà kinh tế chính trị học hoặc các nhà công quyền học thì nhìn Trung Hoa sẽ sụp đổ mà không ai có thể ngờ. Ngược lại chuyên gia kinh tế này lại nhìn Trung Hoa vẫn ổn theo kinh nghiệm và lý luận thực tiễn của ông ta.

    Cuối tuần tốt đẹp,
    Trả lời
  2. Trên quan điểm mác xít, kinh tế TH ổn nhất thế giới. Tuy nhiên, TH quá chăm chỉ trong một thế giới còn lại lười biếng, đó mới là vấn đề.

    Tụi lười biếng châu Âu và Mỹ hưởng lợi trên cơ sở bán trí tuệ.
    Trả lời
  3. Cái sai lầm lớn nhất của con người là lòng tham. Nó lại có nguồn gốc từ bản chất của muôn loài. Vấn đề của VN, Bắc Hàn và Trung Hoa là các lãnh đạo cần phải cắt lỗ cái lòng tham. Nếu không thì có Nghiêu Thuấn cũng tới ngày sụp đổ thôi.

    Một nhà kinh tế thuần túy chỉ nhìn ở góc kinh tế, không đủ kiến thức về triết học, mà đặc biệt là phân tâm học và kinh tế chính trị học để nhìn thấu đáo vấn đề của Trung Hoa và Việt Nam cũng như Bắc Hàn đâu. Hehehe,
    Trả lời

    Trả lời




    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
  4. Có lẻ có sự tách biệt giữa kinh tế và chính trị chăng ? theo lí 2 yếu tố này nó sẻ tác động lẫn nhau, nhưng nếu lòng tham các chính trị gia biết dừng đúng lúc đúng chổ thì kinh tế sẻ giảm lại và tác động xấu ít đi, còn ngược lại thì nếu kinh tế này sụp đổ thì sẻ lôi cái chính trị kia đi theo.
    Trả lời

    Trả lời




    1. @Phong độ, spam khá là nhiều rồi đấy. Bàn luận là đưa ra lý lẽ để thuyết phục người đọc đồng thuận với ý kiến của một một cách xác đáng, chứ không nhai lại những gì đã có và chẳng có nội dung chi.

      Cheers,
    2. Nói về Cái lòng tham biến tướng trong BDS, để thấy cái lòng tham đó là không chỉ dùng tiền đã tham, để đổ vào BDS mà họ biết cách lấy , biết cách ép các nhà đầu tư phụ, nhằm chiếm dụng vốn và chôn vốn của họ, bằng cách trừ ngang bằng giữa 1 phần của giá trị BDS với giá trị công trình phụ mà nhà thầu phụ đem vào tạo dựng nên công trình.
  5. Bác ơi, cái tin này "Nạn nhân chất da cam được « chữa trị » bằng phương pháp Scientologie" (http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120907-nan-nhan-chat-doc-da-cam-viet-nam-duoc-%C2%AB-chua-tri-%C2%BB-bang-phuong-phap-gay-tranh-cai) nghĩa là sao hả bác?
    Trả lời

    Trả lời




    1. Chuyện vớ vỉn của lũ chính trị thỏa hiệp nhau để ăn chia tiền mà hỏi làm gì ở đây hử Uyeen?

      Chữ Scientology có nghĩa là Khọc Học Học. Nghe cái từ rổn rảng rất chi là pha học, nhưng từ này lại do 1 tay nhà văn viết về khoa học viễn tưởng L. Ron Hubbard (1911-1986) thành lập. Hắn bảo rằng hắn tin vào sự bất tử của muôn loài. Muốn bất tử thì phải sống lại thời ăn lông ở lỗ, từ bỏ thế giới khoa học văn minh. Và ở Mẽo cái hiệp hội này được pháp luật công nhận là 1 tôn giáo . Nó giống như giáo phái Mormon ở Utah. Hội này cũng có nhà thờ trường học và có giáo lý răn dạy con người theo 1 cuốn kinh có tên là: The Way to Happiness cũng do tay nhà văn này viết ra.

      Túm lợi là, tụi Mẽo nó chơi khăm dân quân y Việt Nam không biết gì. Còn Việt Nam thì miễn sao kiếm được xiền và xích lợi gần nhau với Mẽo để hợp quần gây sức mạnh với Trung Hoa. Còn chiện chữa bệnh là tin vào khoa học viễn tưởng của một nhà văn thành lập tôn giáo mê hoặc loài người chứ chả có khoa học chi.

      Hehehe,
  6. Trong bài tác giả có phân tích đến khả năng thành công trong việc lấp đấy những " thành phố ma " ở Trung Quốc có khả thi khi nhìn nhận đến một khía cạnh về tốc độ di dân từ nông thôn ra các thành phố ở Trung Quốc khoảng 15 - 20 triệu người một năm.

    Tuy nhiên một vấn đề rất quan trọng là liệu chính quyền Trung Quốc có đủ khả năng thể giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là giải quyết việc làm cho một số lượng dân chúng tới 300 triệu người di cư ra các thành phố tới năm 2030 không ?

    Thứ hai, tác giả lấy số liệu về hàng chục triệu người dân nông thôn ra thành phố hàng năm sẽ lấp đầy các thành phố ma đó. Nhưng liệu với trái bóng bất động sản đang căng quá to, giá nhà đất ở Trung Quốc đang bị thổi lên rất cao....thì liệu những người dân từ nông thôn ra thành phố có đủ tiền để mua nhà không ?

    Cheers !
    Trả lời
  7. Thời sự trong nước tuần qua,

    Xăng dầu là hàng tiêu dùng thiết yếu lại chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt như là một thứ xa xỉ, trong khi biệt thự triệu đô lại không phải đóng xu nào.

    Đối phó với Thu ngân sách thâm hụt trầm trọng, Nhà nước kiên định giữ gìn thuế suất nhập khẩu xăng 12%. Do các đường dây "tạm nhập - (không) tái xuất" mà thực chất là trốn thuế phát triển rầm rộ, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị siết chặt thủ tục "tạm nhập - tái xuất".

    Do lợi ích bị xâm phạm, các thế lực đen chống lưng cho Huy Đức công khai đả kích chính sách kinh tế của Chính phủ, đổ lỗi cho cá nhân Thủ tướng ra quyết định (mà thực chất là của tập thể Bộ chính trị) gây ra suy sụp kinh tế.
    Trả lời
  8. Dear All,
    Kết thúc hội nghị APEC ở Vladivostod đã cho thấy tình hình Trung Hoa bị cô lập ngay cả trong những đồng minh của mình. Gấu Nga, Mẽo đã có cùng tiếng nói chung trong việc cùng hướng đến biển Đông là, liên kết để phát triển và sáng tạo để thịnh vượng. Trong khi Trung Hoa tung gói kích thích kinh tế lên đến 2% GDP để cứu vãn tình hình nền kinh tế đang có chiều hướng rơi vào suy thoái. Trong câu chuyện toàn cầu tớ đã từng nhắc đến thế tam quốc phân tranh - Mỹ, Nga, Hoa - chỉ cần 2 nước nào trong 3 cùng đồng thuận thì nước còn lại sẽ sụp đổ. Chuyện rất vui!

    Trong lúc rối ren cho Trung Hoa thì ở nước chư hầu Bắc Hàn nghe tin động trời từ ông bộ trưởng Hàn Quốc lên tiếng rằng, phải chuẩn bị cho việc thống nhất liên Triều trong tương lai gần kẻo muộn. Dự tính kinh phí lên đến 3K tỷ ông Tơn, và sẽ ảnh hưởng lớn đến một nước Hàn thống nhất có nhiều bất ổn về kinh tế và chính trị.

    Ai Cập hậu Mubarak đang đi đúng hướng, vị tổng thống mới đang được dân chúng ủng hộ khi đã có những quyết định đúng đắn là hạ bệ tất cả các thế lực quân đội lâu nay là một tập đoàn mafia ăn thịt đất nước này.

    Cuối tuần qua, Canada lại tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Iran theo như những nguyên nhân mà phương Tây đã đưa ra, mặc dù mọi quyền lợi của Canada ở Iran hầu như không có gì là quan trọng. Một đất nước Canada hiền hòa nhưng là nền kinh tế đứng và top 7 của thế giới lâu nay vẫn không có quyết định dứt khoát về vấn đề toàn cầu, nhưng hôm nay có lập trường cứng rắn là điều báo động cho thế giới thấy, chế độ tăng lữ quý tộc ở Ba Tư đang trên đường bị lật đổ.

    Tình hình kinh tế toàn cầu tuần này phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau đây:
    1. Sức mua của người dân Hoa Kỳ tăng hay giảm.
    2. Tình hình khảo sát chỉ số sản xuất của Nhật Bản.
    3. Phán quyết của toàn án hiến pháp Đức có cho phép ECB thực hiện quyết định của ông chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu thực hiện tuyên bố sẽ tung tiền không hạn định để mua tất cả các cổ phiếu của những quốc gia trong khối Eurozone đang ngụp lặn trong khủng hoảng vì nợ công hay không?
    Thế như sau khi ông chủ tịch ECB tuyên bố thì đồng Euro lên giá, và đồng đô la mất giá đến 8% trong chỉ 2 ngày cuối tuần và nó đẩy giá dầu tăng nhẹ và giá vàng lập mức kỳ lục mới trong năm là 1735.50usd/oz trong năm nay. Nhưng nếu toàn án Đức mà không cho phép thì đồng Euro lại tanh bành và vàng sẽ lại rớt giá. Hehehe, một lũ âm mưu kiếm ăn cỡ bự.
    (còn tiếp)
    Trả lời

    Trả lời




    1. Chuyện trong nước quan trọng nhất là nhờ sự sắp đặt của các nước to đầu ở APEC Vladivostod để kiềm chế Trung Hoa ở biển Đông, mà quan trọng nhất là quan điểm của bà Hillary Clinhton về COC và xích lại gần nhau của Mỹ Nga và anh vua Việt ăn ké tiếng thơm. Hôm nay anh vua đi đến các chư hầu của Nga ở Tây Bắc Á.

      Quan trọng trong nội tình đất nước là dường như có một cuộc chiến lớn đang ngấm ngầm diễn ra theo như cách gọi là tự diễn biến hòa bình. Hehehe, thế mà lại hay, đánh chó mà dí đến chân tường thì làm sao chó không quay đầu lại cắn?

      Thượng bất chính thì hạ tắt loạn, nên tình hình xã hội đen xuất thân từ những ông quan nhỏ trong chính quyền đang hoành hành nhũng nhiễu dân chúng. Còn mafia thì thành lập những "chính phủ nhỏ" ở các địa phương để quản lý ăn chia. Nguy hiểm vô cùng.

      Mất kiểm soát hệ thống ngân hàng là điều đáng sợ nhất cho đảng. Câu chuyện mất kiểm soát ngân hàng đã diễn ra từ thời Mr Rich chứ không phải thời Mr Balance đâu mà các nghị gật đi chất vấn ông ta. Hơn nữa, ngân hàng là của ai nếu không là của Bê? Nếu hệ thống NH bị loạn tức là do cái bộ trên tất cả các bộ chịu trách nhiệm vì điều hành theo kiểu ăn chia bậy bạ chứ có phải trách nhiệm của cá nhân ai đâu mà hỏi ngu dốt thế? Hehehe, vui phết cho các củ sọ đã bị đóng băng của quan và dân nước Việt. Thế mà còn có cả những bloggers đình đám được dân Việt vô thức cho là trí tuệ lại đi nồi chõ trả thù cá nhân vì mất miếng ăn để công kích cá nhân lãnh đạo. Buồn!

      Cái đập thủy điện sông Tranh 2 như tớ đã viết hồi cách đây nhiều tháng tốt nhất là bỏ nó đi. Nhà xây mà lún sụt thấm thì nên đập bỏ không nên tiết, mà thực chất tiền xây cái đập là của xương máu nhân dân, chứ có phải của EVN hay của đảng đâu mà tiết? Đứa nào làm bậy thì đem đầu nó nhốt 20 năm là xong bén, và nó cũng muốn thế để hy sinh đời bố để củng cố đời con sau khi làm quan nhà sản. Hậu quả của thủy điện thì ai cũng thấy như chuyện mấy hôm nay mưa lũ đã cuốn trôi cái tỉnh mà sinh ra cụ như thế nào? Lại buồn!

      Chiện cán bộ nguồn và cơ sở của đảng cầm quyền không nên đào tạo từ hệ tại chức là đúng, nếu đảng muốn tình hình mau bằng bán cấp để nhảy vào ghế ăn chia hại dân hại nước gioảm thì cũng nên bỏ cái hệ đào tạo này. Vì tuyển sinh đại học năm nay các trường chính quy đang thiếu người học phải hạ điểm sàn và tuyển bổ sung kìa, nếu thi 3 môn mà bằng điểm đánh bài cào - 9 nút - cũng có thể đậu á.

      Tuần mới sôi động,
  9. "Chiện cán bộ nguồn và cơ sở của đảng cầm quyền không nên đào tạo từ hệ tại chức là đúng". Đọc câu này của Bác Hải tôi thấy không thuyết phục. Căn bệnh "kém chất lượng" này nên trị từ gốc. Sàn lọc bằng chất lượng đầu ra cộng với kinh nghiệm thực tiển đã có thì chưa chắt mấy chú chính quy loại trung bình khá theo kịp. Phương tây bao nhiêu năm họ vẫn tồn tại việc đào tạo này, thậm chí các tập đoàn họ vẫn thích nhận những người này hơn bằng một cuộc phỏng vấn xác thực.

    Tôi nghĩ việc sàn lọc người tài "đúng nghĩa" thì không có gì sai.

    Không vì tôi cũng là người "ngu tại chức" mà tôi nói vậy.
    Trả lời

    Trả lời




    1. Dear Chán đời,

      Chương trình đào tạo tại chức là chương trình giáo dục của ta học từ Hoa Kỳ. Nhưng về ta nhờ cái chế độ ta nó tạo ra một loại hình giáo dục quái thai với thời đại.

      Chán đời nên đọc lại bài: GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC: ĐẦU VÀO - ĐẦU RA nhen.

      Còn kinh nghiệm của cán bộ nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì là số 1 thế giới về 3 lĩnh vực: đấu đá và luồn lách với tham nhũng. Còn lại nhân lực là con số âm chứ không phải con số không. Vì bao nhiêu trí tuệ đã dồn hết vào 3 kỹ năng mềm kia rồi. Hehehe, tớ cũng đã từng ở trong nhà nước 10 năm trước khi chán đời với hệ thống công mới ra ngoài nhá.

      Cheers,
  10. Chính vì theo í Bác Hải nên tôi mới nói đầu ra là quan trọng. Đầu ra mới đánh giá được chất lượng tài năng. Thực tế đầu vào thì tại chức hay chính quy không quan trọng. Cho nên trị bệnh chính là trị phương pháp đào tạo chứ không trị người đăng ký học tại chức hay chính quy.
    Trả lời
  11. He he. Quên mất. So ry. Lần đầu vào chọc ngoái nhà Bác Hải mà chưa chào.
    Chào Bác Hải, chúc Bác khỏe như Trương Phi mạnh như Từ hải.
    Trả lời
  12. Bài này nhìn ở góc độ nào đó có lẽ hơi giống với bài này ở nghĩa ngược lại, tác giả bài này cho rằng nền kinh tế Trung Hoa sẽ ỗn dựa trên đôi chân của Bất Động Sản, còn bài viết này nói rằng Kinh tế Trung Hoa cũng nằm trên đôi chân của Bất Động Sản và đi xuống cùng với nó

    "http://vietdaikynguyen.com/v2/china/882--httpwwwtheepochtimescomn2contentview43659"

    "http://vietdaikynguyen.com/v2/china/887-bt-ng-sn-leo-lai-kinh-t-trung-quc-nh-th-nao-va-hu-qu-trm-trng-ca-no"

    Mọi người nên đọc bài này để biết hai anh em có những mối tương đồng, nhất là tình hình bất động sản Việt Nam đang trên đường tới thiên đường, trong bài này có một số liệu thú vị, là cứ xây 1000 m² cao ốc là thải ra 50-60 tấn rác hay giải tỏa phá sập 1000 m² nhà thì sinh ra 700 - 1200 tấn rác.

    Cheer
    Trả lời
  13. Dear Bác !

    Sau một thời gian có phần " nhịn " mấy cái trang mà Bác từng gọi là nồi chỗ chuyên thọc mạch chuyện bếp núc người khác đã bị Thủ Tướng " sờ gáy " rồi !
    http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=163586

    Điều mà cháu thấy băn khoăn là mấy cái trang này ra đời và hoạt động cũng được một thời gian khá dài rồi mà đến hôm nay Thủ tướng mới hỏi thăm đến ? Không biết nội tình bên trong có thâm cung bí sử gì không ?

    Cháu chợt nhờ cách đây không lâu Bác từng nói là trong khoảng hai tháng nữa thì nước ta có một sự thay đổi quan trọng !

    Mấy hôm nay thì những trang như Quan làm báo, Dân làm báo đưa những thông tin rất nhạy cảm về sự thay đổi nhân sự của Bộ chính trị trong Hội nghị TW lần 6 vào tháng 10/ 2012 .

    Ba cái thông tin này nếu xâu chuỗi ra thì có nhiều điều hay phải không Bác ?

    Cheers !
    Trả lời
  14. Tình hình chính trị Trung Quốc đang trong giai đoạn rất nhạy cảm xung quanh " nghi án " ông Tập Cận Bình " vằng mặt " mấy ngày hôm nay. Thông tin càng nóng hơn khi hôm nay Ông Lâm Hòa Lập , cựu Phó tổng biên tập tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng ông Tập Cận Bình giả ốm vì :

    "
    Tập Cận Bình đã giả ốm để bày tỏ sự bất bình đối với kế hoạch giảm số lượng Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị từ 9 xuống 7. Ba ghế trong Ủy ban này được cho là sẽ thuộc về Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Lý Nguyên Triều và Bí thư Quảng Đông Uông Dương, tất cả đều là các nhân vật thân tín với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

    Willy Lam cho biết thêm, Tập Cận Bình có thể không hài lòng với việc ông Hồ Cẩm Đào có kế hoạch tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm ít nhất 2 năm nữa, giống như người tiền nhiệm Giang Trạch Dân đã làm cách đây 10 năm "

    http://biz.cafef.vn/2012091311344966CA48/ong-tap-can-binh-da-nhap-vien-vi-dau-tim.chn

    Nếu đúng như những gì sắp diễn đại tại đại hội Đảng Trung Quốc sắp tới như thế này thì ông Tập Cận Bình nếu được làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư nhưng chỉ là bù nhìn và không có thực quyền như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương năm nào !

    Đúng là quá khứ tuy là những cái đã qua, nhưng vẫn phải quay lại nhìn quá khứ để biết tương lai.

    Cheers !
    Trả lời
  15. Dear All !

    Ở Trung Quốc hiện nay, chính quyền và ngân hàng Trung Quốc đang che dấu những món nợ không lồ, lên đến 5400 tỷ USD, tương đương hơn 70% GDP của nước này.
    http://media.vtv.vn/Media/Get/Tai-chinh-kinh-doanh-sang---17092012-f6f6735af5.html
    Mọi người xem từ phút thứ 17 .

    Vừa qua Bắc Kinh lại quyết định bơm thêm 158 tỷ USD để kích thích kinh tế. Giường như Bắc Kinh đang trong giai đoạn tiến thoái lưỡng nan, không kích thích kinh tế thì cũng chết mà kích thích thì cũng chết, có lẽ chỉ có khác là khi kích thích kinh tế thì sẽ trụ thêm một thời gian nữa. Như một người ung thư uống thuốc bổ để cầm hơi !

    Di sản mà Hồ Cẩm Đào để lại cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 " lớn " quá ! Sức ông Tập Cận Bình có gánh được không khi vừa qua có những thông tin về sức khỏe của ông nào là ông bị đau lưng, đau tim .....tóm lại là ông Bình cũng nhiều " bệnh " như sức khỏe của kinh tế Trung Quốc vậy !

    Cheers !
    Trả lời
  16. Tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang dần được nâng lên ngày càng cao khi liên tiếp những tín hiệu căng thẳng từ Trung Quốc như việc biểu tình của 60 000 người, Thượng tướng Trung Quốc kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu.....Nhưng có những cái có thể thấy ngày là Trung Quốc dường như đang chịu thiệt thòi về kinh tế từ sự căng thẳng không đáng có này.

    Các công ty lớn của Nhật hôm nay đã đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và kêu gọi nhân viên người Nhật của mình tránh ra ngoài sau khi cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng, đe dọa đến mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
    http://dantri.com.vn/c36/s36-641779/nhat-dong-cua-nha-may-o-trung-quoc-my-keu-goi-kiem-che.htm

    Nếu tình hình không được Bắc Kinh hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước càng nhanh càng tốt thì người chịu thiệt thòi đầu tiên. Chính sách kích thích kinh tế 158 tỷ USD chưa kịp ráo mực mà gặp ngày cú sốc là các công ty lớn của Nhật ngừng hoạt động, cho nhân viên nghỉ thì những tác hại về kinh tế và xã hội đối với Trung Quốc là rất lớn !

    Nhìn cái không khí toàn dân Trung Quốc rủ nhau đi biểu tình mà không chịu làm ăn thì cho thấy một phần kinh tế Trung Quốc cũng có vấn đề khó khăn nội tại !

    Cheers !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét