Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Bà Suu Kyi "có thể trở thành Tổng thống"

Vô cùng khâm phục ông Thein Sein, một nhà lãnh đạo độc tài của chính quyền quân sự đã và đang thống trị Myanmar trong nhiều thập niên lại sẵn sàng chấp nhận từ bỏ quyền lực và đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân...


SGTT.VN - Nhà lãnh đạo Miến Điện, ông Thein Sein, nói với BBC ông sẽ chấp nhận bà Aung San Suu Kyi là Tổng thống nếu người dân bỏ phiếu cho bà. Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh rằng ý chí của người dân sẽ được tôn trọng về bất cứ ai mà họ lựa chọn trong cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2015.

Ông Thein Sein nói ông và bà Suu Kyi đang cùng
 làm việc với nhau trên các công việc. Ảnh: BBC.
Ông nhắc lại cam kết của mình đối với chương trình cải cách của đất nước, và cho biết ông và bà Suu Kyi đã đang làm việc cùng nhau.
Ông Thein Sein, một cựu lãnh đạo của chính quyền quân sự từng thống trị Myanmar trong nhiều thập niên, đã giám sát cuộc thay đổi mạnh mẽ hướng tới một chính phủ do dân sự lãnh đạo. Hai ngày trước, ông phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, chúc mừng bà Suu Kyi nhận Huân chương Vàng của Quốc hội Mỹ.


'Cũng phải chấp nhận'
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Hardtalk của BBC, ông đã đi xa hơn nữa bằng cách nói về khả năng khôi nguyên giải Nobel Hòa bình trở thành Tổng thống.
"Việc bà ấy trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói.
"Không có bất kỳ vấn đề nào giữa tôi và bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau."
"Việc bà ấy (Suu Kyi) trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói."
Tổng thống Thein Sein
Nhưng ông nói thêm rằng quân đội, vốn vẫn giữ nhiều số ghế trong Quốc hội, sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong nền chính trị của đất nước.
Bà Suu Kyi đã bị quản chế trong 15 năm trong thời kỳ cầm quyền của chế độ cũ.

Nồng nhiệt nhất
Lời bình luận của ông Thein Sein tuần này được cho là những lời lẽ nồng nhiệt nhất đến từ một nhà lãnh đạo chính trị của Myanmar, kể từ khi chính thể quân sự chính thức giải thể hồi tháng 3.2011.
Nhưng Myanmar vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có cuộc bùng phát giao tranh gần đây giữa những người Hồi giáo Rohingya và những người Rakhine theo Phật giáo.
Tổng thống Myanmar đã nhiều lần cam kết chấm dứt xung đột nội bộ, nhưng cả ông lẫn bà Suu Kyi đều chưa đưa ra được các giải pháp khả dĩ giải quyết vấn đề ở tiểu bang Rakhine. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi gỡ bỏ các trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.
Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẽ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa Myanmar.
Cùng lúc, nhiều biện pháp và chế tài đã được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác gỡ bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét