Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Chúng ta đã mất Liên Xô lúc nào? Когда мы потеряли СССР?

       Chúng ta đã mất Liên Xô lúc nào?
                                  Когда мы потеряли СССР?

Sergei NunhevNguồn: odnako.org
Kichbu posted on 13.07.2012

Hãy thử tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi – khi nào sự sụp đổ của Liên Xô trở nên không thể đảo ngược được? Tôi đoán rằng đa số các phương án xoay quanh các sự kiện diễn ra trong những năm 1990-1991. Phải nhớ lại các sự cuộc trưng cầu ý nguyện tại Ucraina ngày 17 tháng Ba và ngày 1 tháng Mười Hai năm 1991, lúc bấy giờ những người Ucraina thực tế đồng thời bỏ phiếu vừa để bảo vệ, vừa phá vỡ Liên Xô (theo các tiêu chuẩn lịch sử thời hạn không đáng kể).

Sẽ không quên Ủy ban tình trạng khẩn cấp ngày 24 tháng Tám năm 1991, khi Liên Xô chết đứng, dường như đắn đo, nó nên sụp đổ và tan ra từng mảnh hay là vẫn còn đứng thêm được nữa? Một số người sực nhớ lại Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Liên bang CHXHCN Nga ngày 12 tháng Sáu năm 1990. Tuyên bố này là bộ phận khai hỏa cho cuộc diễu hành tiếp theo của các chủ quyền của các cộng hòa liên bang. Những người biết phân biệt những hậu quả với nguyên nhân, sẽ nói rằng Liên Xô tan rã khi Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô bắt đầu cải tổ (perestroika). Những người không muốn rơi vào sự biến đổi nhanh chóng của các sự kiện của những năm 80s, sẽ lập tức quay lại năm 1953 và sẽ nói rằng Liên Xô đã sụp đổ bởi vì rằng sau khi Stalin qua đời lên nắm quyền lực là các chính khách về những phẩm chất trí tuệ và đạo đức không đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại.
Bây giờ chúng ta thử xem xét mỗi giả thiết riêng lẻ và tìm các luận chứng mà chúng cho chúng ta thấy rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là tất yếu, ít nhất từ khi Gorbachev bắt đầu cải tổ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ điểm kết thúc đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên Xô. Vào tháng Mười Hai năm 1991, những người Ucraina đã bỏ phiều đồng ý tách khỏi Liên Xô. Tuy nhiên những người không mất trí, biết rằng sau thất bại của cuộc bạo động tháng Tám, Ucraina thực tế đã là một quốc gia độc lập. Quá trình chia tách các quyền lực và chức năng giữa Liên bang Cộng hòa CHXHCN Nga và Cộng hòa CHXHCN Ucraina đã diễn ra với những bước đi thần tốc. Không ai quan tâm đến vị tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev. Ông ta chỉ là nhân vật mang tính tượng trưng. Vâng, dưới sự kiểm soát của ông ấy chỉ có một số cấu trúc liên bang chung nào đó: Bộ ngoại giao, quân đội, hải quân, KGB, nhưng Gorbachev không những không thể ra mệnh lệnh thiết lập trật tự pháp luật, nhưng các cấu trúc sức mạnh không thể thực hiện được nó. Sau các sự kiện ở Tbilisi và Vinyus, sau cuộc chính biến tháng Tám bất thành, quân đội và các tướng lĩnh đã không có khả năng, mà cũng không muốn, thực thiện các mệnh lệnh của Gorbachev. Như vậy, sau thất bại của cuộc chính biến tháng Tám hồi sinh Liên Xô là không thể. Cuộc trưng cầu ý nguyện toàn thể Ucraina ngày 1 tháng Mười Hai năm 1991 về mặt pháp lý đã định hình sự sụp đổ và thoát khỏi nó nước cộng hòa then chốt của Liên Xô – Ucraina.

Tôi không một mảy may nghi ngờ rằng ngày 21 tháng Tám năm 1991 khi ban bố tình trạng khẩn cấp, quân đội và KGB có thể lập lại được trật tự pháp luật trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô. Không quan trọng rằng các hành động của các thành viên của Ủy ban nhà nước tình trạng khẩn cấp với Mikhail Gorbachev có được phối hợp hay không, nhưng để chiến thắng của những người làm chính biến, cần một ý chí sắt đá, quyết tâm và những hành động nhanh chóng vô hiệu hóa những người theo chủ nghiã phân lập ở tất cả các nước cộng hòa của Liên Xô, bao gồm cả Boris Eltsin ở Liên bang CH XHCN Nga. Không một người theo chủ nghĩa phân lập nào, trong số đó ở cả vùng Pribaltic, có thể kháng cự được với quân đội, Bộ ngoại giao và KGB. Các phong trào bài Xô không có chủ quân không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các chính quyền trung ương, hơn thế, ở mỗi nước cộng hòa có những thế lực có khả năng giành về mình vai trò lãnh đạo tại chỗ. Nhưng Ủy ban về tình trạng khẩn cấp đã không thể hiện quyết tâm đầy đủ, và bởi vậy cuộc chính biến bị lộ diện.

Và chúng ta hãy cùng xem điều gì có thể xảy ra tiếp theo nếu những người làm chính biến có thể năm được tình hình về tay mình? Các cuộc cải cách của Gorbachev sẽ còn đi xa đến mức rằng vào cuối những năm 80s Liên Xô thực tế đã là phá sản kinh tế tài chính. Trên toàn bộ đất nước, nạn cướp bóc, tham nhũng nở như hoa mùa xuân, sự phân hóa dân chúng thành những người nghèo và siêu giàu đã diễn ra nhanh chóng. Trong suốt thời kỳ cải tổ quá trình làm mất tín nhiệm của Đảng CS Liên Xô xảy ra, thêm vào đó điều này xảy ra với ban lãnh đạo tối cao của đảng. Đảng cộng sản đã bị tước mất bất kỳ quyền uy nào trong dân chúng và không thể, thậm chí với sự hỗ trợ của “bàn tay sắt”, trở thành người lãnh đạo của các cuộc cải cách chính trị-kinh tế của đất nước. Như vậy, thậm chí mưu toan loại bỏ Gorbachev và các nhà lãnh đạo của các cộng hòa liên bang thành công trong viễn cảnh dài hạn cũng không thay đổi được điều gì. Hơn nữa tiếp theo sau việc lập “trật tự pháp luật” là sự bao vây kinh tế từ phía phương Tây và điều này dẫn đến sự khan hiếm sâu sắc các mặt hàng thiết yếu trong nước, và kèm theo đó là các cuộc nổi loạn của dân chúng mà không thể đàn áp được. Có nên nói hay không rằng Ủy ban tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp tốt nhất, có thể gọi là mưu đồ bất thành cứu một xã hội mà không thể cứu nó được?

Cuộc trưng cầu ý nguyện ngày 17 tháng Ba năm 1991 tại Ucraina đã khẳng định nguyện vọng của các công dân sống trong một đất nước thống nhất. Nhưng, quá trình sụp đổ quốc gia tiếp tục, tức là, thực tế không có gì phụ thuộc vào ý chí của các công dân. Chính xác là Tuyên bố về chủ quyền quốc gia của Liên bang CH XHCN Nga ngày 12 tháng Sáu năm 1990 không có ý nghĩa nguyên tắc đối với dòng chảy chung của lịch sử, mặc dù hôm nay một số người cho rằng nó tạo nên sự phát triển tinh thần phâp liệt trong các nước cộng hòa dân tộc. Hãy cho phép tôi, phải chăng, nếu không có Tuyên bố này, thì ở các nước cộng hòa của vùng Kavkaz, Moldavia hoặc ở Ucraina phong trào li khai yếu đi? Dĩ nhiên – không. Các quá trình của sự đổ diễn ra chỉ có thể với tốc độ chậm hơn. Chúng ta có thể gọi một cách tin tưởng cải tổ của Gorbachev khởi đầu cho sự kết thúc dự án Xô Viết. Nếu không có nó, đất nước đã có thể được bảo tồn, không phá vỡ tổ hợp kinh tế-nhân dân thống nhất và không đẩy tuyệt đại bộ phận dân chúng của đất nước vào sự đói nghèo toàn thể. Vấn đề không phải ở chỗ rằng đã có thể tránh được khủng hoảng kinh tế hay không, mà là giữ được đất nước thống nhất.

Một điều quan trọng cần thấy rằng Đảng Cộng sản Liên Xô không đơn thuần là một đảng, nó là một cấu trúc của quốc gia của mình. Nó xác định cả ý thức hệ, cả đường lối, cả đời sống sống kinh tế của đất nước. Đảng CS Liên Xô là hạt nhân mà tất cả trong nước dựa tuyệt đối vào đó. Không có thẻ đảng thực tế không thể có sự thăng tiến công danh nào ở Liên Xô. Hôm nay nhiều người cho rằng, nếu người cộng sản là lý tưởng và tấm gương để noi theo, thì tại sao không phải nó cần giữ những chức vụ then chốt trong quốc gia và trong xã hội? Đảng CS Liên Xô thực tế là trí tuệ, vinh dự và lương tâm của thời đại đó. Và nó có như vậy không – câu hỏi thứ mười. Từ những năm tuổi thơ, qua các tổ chức đội thiếu niên, đoàn viên comsomol ở Liên Xô đã đào tạo giới thượng lưu của đất nước, và bất kỳ sai lầm nào do con người gây nên trong một những giai đoạn trên con đường sống của mình, đặt dấu chấm hết trong sự phát triển công danh tiếp theo của nó. Đảng CS Liên Xô là người chọn giống độc đáo trong xã hội Xô Viết.

Mikhail Gorbachev, bắt đầu xét lại lịch sử Xô Viết, đã tự động phá vỡ nên tảng mà toàn bộ quốc gia dựa vào đó, và những sai lầm của chính quyền Xô Viết, những tội ác hiện thực hoặc bịa đặt trở nên hoàn toàn và không phân biết đổ hết chỉ vào Đảng CS Liên Xô. Quá khứ trở thành công cụ tiêu diệt tương lai. Liên Xô được xem xét ngoài vòng các sự kiện lịch sử mà chúng tồn tại trong những thời kỳ khác nhau. Cuối cùng trong nhận thức của số đông định hình quan điểm, dường như lịch sử Xô Viết chỉ là một chuỗi các vụ trấn áp, tội phạm, nạn đói giả tạo và thiếu thốn thường xuyên khắp nơi và mọi lúc, bắt đầu từ năm 1917 và kết thúc bởi năm 1991. Không ai để ý rằng Liên Xô cũng khác. Những khác biệt cơ bản nào tồn tại giữa các thời đại của Stalin, Khrushev và Brezhnev, và tất cả những gì gắn kết chúng, - đó là đảng cộng sản cầm quyền. Nhưng ai muốn nghĩ về điều này?

Như vậy, chính Gorbachev và công cuộc cải tổ của ông ta, những sáng kiến dân chủ hóa xã hội, thúc đẩy, công khai hóa (glasnost) cuồng dại và không đúng lúc rốt cuộc đã đưa đến sự diệt vong của Liên Xô. Người ta có thể phản đối tôi và nói rằng tình hình kinh tế-tài chính ở Liên Xô lúc bấy giờ trôi nổi đến mức sớm muộn thể nào cũng xảy ra sự sụp đổ quốc gia. Tôi không thể đồng ý với điều này bởi vì rằng cả dưới thời Stalin, cả dưới thời Khrushev tình hình cũng không tốt hơn là bao, nhưng đất nước không đổ vỡ. Trước Gorbachev, mọi người tin tưởng vào đất nước, vào sự cần thiết tồn tại của nó đối với cá nhân mình, còn sau những cải cách của Gorbachev – không. Quốc gia không còn cần thiết với mọi người, sớm hoặc muôn sẽ chấm dứt tồn tại của mình. Và những người Ucraina đã lĩnh hội chính bài học lịch sử này rất kém. Chúng tôi sẽ nói về cuộc cải tổ của Ucraina vào lần sau.


Nguồn: http://www.odnako.org/blogs/show_19652

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét