Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Nới lỏng tiền tệ để giải phóng bất động sản tồn kho

Nới lỏng tiền tệ để giải phóng bất động sản tồn kho
Chính phủ sẽ cho vay bất động sản
Pháp luật:
Thưa thống đốc, vì sao lần điều chỉnh này NHNN lại tập trung vào tín dụng BĐS trong khi nợ xấu của mảng này tương đối cao?
+ Thống đốc Nguyễn Văn Bình (ảnh): Lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ trực tiếp cho vay lĩnh vực này chỉ dưới 10% và ổn định trong những năm qua; nhưng dư nợ đảm bảo bằng BĐS thì rất lớn, khoảng 60%. Thời gian qua, ta kiềm chế lạm phát nên phải hạn chế tăng trưởng tín dụng và đã đưa BĐS vào diện phi sản xuất, không khuyến khích. Nhưng nay các mục tiêu cơ bản có chiều hướng đạt được và ổn định từ nay đến cuối năm nên ta cần tính chuyện tháo dần ra cho BĐS, đặc biệt là lĩnh vực nhà để ở, vì nhu cầu nhà ở lớn. Việc nới lỏng tín dụng này sẽ giải phóng được hàng tồn kho BĐS, đáp ứng nhu cầu, tạo chu chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp cho nhiều lĩnh vực khác như xi măng, sắt thép, lao động, tạo chu chuyển trong nền kinh tế và tạo điều kiện xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
. Với trần lãi suất huy động hạ xuống 12%/năm thì lãi suất cho vay khoảng bao nhiêu?
+ Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dao động 13%-16%/năm, đối với nông nghiệp khoảng 13%, cho vay khác khoảng 15%-17%, lĩnh vực không khuyến khích ở mức 18%-20%/năm.
. Đến khi nào thì NHNN bỏ trần lãi suất, bởi nếu áp dụng trần lãi suất, các TCTD sẽ tìm cách lách trần?

+ Trần lãi suất là biện pháp hành chính, áp đặt. Áp đặt thì trong cuộc sống bình thường ắt có người muốn lách qua. Ta phải có chế tài đủ mạnh để biện pháp hành chính đó phát huy giá trị. Trước khi công bố hạ lãi suất, NHNN cũng đã họp với 14 TCTD hàng đầu và theo phản ánh hiện tượng vượt trần vẫn còn và rất tinh vi, không dễ phát hiện. Do đó, NHNN khuyến khích các TCTD tự giám sát nhau, NHNN sẽ kiên quyết xử lý. NHNN khẳng định nếu tình hình tiếp tục tốt như thời gian qua thì tính bỏ trần lãi suất là hiện thực.
. NHNN từng tuyên bố quý I sẽ sáp nhập 5- 8 ngân hàng, đến nay đã sang quý II, chuyện sáp nhập ngân hàng đã tính đến đâu?
+ Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, NHNN sẽ tiến hành thanh tra toàn diện, kiểm tra để thấy rõ thực trạng các TCTD, từ đó tạo điều kiện để TCTD chủ động tìm biện pháp khắc phục tự nguyện và phải có đề án và NHNN đánh giá. Nếu bản thân TCTD không tự thân khắc phục nhưng sẵn sàng để ngân hàng khác mua lại, có đề án, NHNN sẽ xem xét đề án của cả hai bên về khả năng khắc phục. Nếu trường hợp không tự lực, không ngoại lực để xử lý thì NHNN sẽ cử một NHNN tiếp quản để làm lành mạnh nó, sau đó có thể kêu gọi các nguồn lực đầu tư vào.
TRÀ PHƯƠNG ghi

BBC:

Chính phủ sẽ cho vay bất động sản


Thống Ngân hàng Nhà nước nói nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực nhưng lại quyết định cho vay bất động sản.
Ông Nguyễn Văn Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại cuộc họp báo ngày 11/04 rằng “Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh”.
“Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%, tại một số tổ chức tín dụng nợ xấu còn cao hơn”. Tuy nhiên ông Bình không nêu tên các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao là tổ chức nào.
Về bản chất, nợ xấu chính là các khoản vay không trả nợ đúng hạn nhưng kéo dài hơn mà thôi.
Ông Bình được dẫn lời nói “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu”.
“Bất động sản nổi sóng"
"Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản"
Báo Nhân Dân
Khoảng hơn một năm sau Nghị quyết 11 của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó nêu rõ hạn chế cho vay đối với các hoạt động phi sản xuất nói chung và bất động sản nói riêng, tuyên bố của ông Bình được truyền thông trong nước quan tâm theo dõi.Bấm
Bấm Thời báo Kinh tế Việt Nam có blog chạy tít "Bất động sản nổi sóng" khi tin nới cho vay lĩnh vực này lan đi trong khi báo Bấm Nhân Dân bình luận rằng “Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản”.
Vào cuối tháng trước, báo điện tử VietnamNet có bài “Nhóm lợi ích nào thâu tóm bất động sản”.
Bài báo nói “nếu tín dụng chung chưa được khai thông, các dự án bất động sản chắc chắn vẫn sẽ bị đói vốn và chủ dự án vẫn lệ thuộc vào ngân hàng.

Giao dịch bất động sản bị chững lại trong nhiều tháng qua.
Bài của báo này mô tả điều họ gọi là “chính ngân hàng mới là nhóm lợi ích hùng mạnh nhất, đang "gom hàng giá rẻ" từ những chủ doanh nghiệp bất động sản thất cơ lỡ vận”.
“Nhóm tài phiệt trong nước đang trở thành tác nhân chính tạo nên chiến dịch thâu tóm, sáp nhập, tiến công vào những thành trì tưởng như bất khả xâm phạm ….từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu”.
“Không chỉ ung dung hưởng lợi trên sự đau khổ của các doanh nghiệp khác, ngân hàng còn là một ông chủ của nhiều khoản vay nợ to lớn về bất động sản” Bấm bài báo nói thêm.
Thực trạng đói vốn, một phần do giá bất động sản giảm mạnh trên cả nước và đặc biệt tại các thành phố lớn, không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản cỡ nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn.
Vincom, một trong các tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bất động sản, mới đây đi vay 185 triệu đôla qua phát hành trái phiếu quốc tế.
'Hạ quá nhanh'

ADB cảnh báo Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh.
Đồng thời với tuyên bố nới tín dụng “phi sản xuất” và hỗ trợ doanh nghiệp khó trả nợ, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh khiến giới quan sát nước ngoài đưa ra cảnh báo.
Ngân hàng Phát triển châu Á vào ngày 11/04 trong tóm tắt đánh giá kinh tế Việt Nam nói “triển vọng phát triển ngắn hạn có thể gặp những rủi ro nếu Chính phủ hạ lãi suất quá nhanh, dẫn đến việc thị trường ngoại hối mất ổn định”.
Phóng viên Ben Bland của Financial Times trên Bấm blog ra ngày 10/04 bàn về quyết định hạ lãi suất hai lần trong chưa đầy một tháng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tác giả nhận định rằng “với xu hướng thiên về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn là ổn định kinh tế, cũng như tính độc lập còn hạn chế của Ngân hàng Nhà nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam còn phải nỗ lực thêm nữa nếu muốn thuyết phục giới đầu tư rằng Việt Nam có thể tìm đúng điểm cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng”.
Phóng viên của Financial Times trích nhận định của một nhà phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, Quỹ đầu tư và môi giới do con gái Thủ tướng Việt Nam lập ra, nói rằng việc giảm lãi suất là ngoài dự kiến nhưng là việc “cần thiết để giảm chi phí cấp vốn và theo đó giảm lãi suất cho vay để tăng cường tăng trưởng tín dụng trong qu‎y hai vì đang bị èo uột”.


2 nhận xét:

  1. Nới lỏng tiền tệ trong khu vực bất động sản vì Nguyễn Thanh Phượng chính thức tham gia thị trường này...

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn thông tin của chị. Là nhà văn, đọc nhiều, kiến thức rộng, không biết chị đã thấy ở đâu trên trái đất này khi chỉ xuất hiện một người tham gia mới là chính phủ thay đổi chính sách 180 độ như vậy ?

    Trả lờiXóa