Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Lương tối thiểu làm đau đầu chính phủ châu Á

Lương tối thiểu làm đau đầu chính phủ châu Á

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia châu Á khác như Singapore, Malaysia..., chính phủ cũng đang đau đầu trước quyết định về mức lương tối thiểu.

Đề xuất hai mặt
Theo một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Singapore thì nước này cần một cuộc cải cách tiền lương để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đồng thời đưa nền kinh tế vào lộ trình phát triển bền vững hơn.
Giáo sư kinh tế của trường đại học công nghệ Nanyang, Lim Chong Yah đưa ra đề xuất, để tăng mức lương thấp ở hiện tại và hạn chế phụ thuộc vào nguồn lao động rẻ từ nước ngoài, Singapore cần cân nhắc việc giữ nguyên mức lương trong vòng ba năm đối với những ai có thu nhập 15.000 SGD (12.000 USD)/tháng hoặc hơn, đồng thời tăng lương cho những người có mức lương thấp hơn 1.500 SGD/ tháng lên 50% hoặc hơn cũng với thời gian tương tự. Đây có thể là một sự lựa chọn giữa nhiều giải pháp.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ đang phải đối mặt với những yêu cầu thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng về tiền lương cũng như thu nhập. Thậm chí ngay cả khi các nhà chức trách khu vực châu Á đang gây áp lực lên các doanh nghiệp về việc tăng lương nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn nguồn lao động.
Tầng lớp lao động nghèo ở Singapore đang chịu nhiều bất bình đẳng trong thu nhập.
Có những ý kiến chỉ trích việc Singapore tập trung quá mức vào tốc độ phát triển và xảy ra tình trạng một lượng lớn lao động nước ngoài đổ sang nước này gồm cả người có thu nhập cao và thấp khiến cho chỉ số GINI - thước đo mức độ bất bình đẳng về thu nhập tăng lên 0,473 năm 2011 so với 0,454 năm 2001.

Đảng Hành động nhân dân đã rất quen thuộc với mối bận tâm này. Các nhà chức trách đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng lương của những người thu nhập thấp như tăng các khoản trợ cấp và hạn chế tiếp nhận lao động từ nước ngoài.
Tuy nhiên, giáo sư Lim, người từng là chủ tịch Ủy ban chính sách tiền lương quốc gia từ năm 1972-2001 nói, ông tin rằng những giải pháp đó không thể mang lại hiệu quả.
Hồi tuần trước, trong một bài phát biểu trước công chúng, giáo sư Lim cho biết, những biện pháp mạo hiểm là cần thiết để xây dựng một nền kinh tế khỏe, lành mạnh và hiệu quả hơn bên cạnh một xã hội công bằng hơn.
Phản đối gay gắt
Trong khi đó một số nhà phân tích lại phản đối gay gắt đề xuất trên. Họ cho rằng chúng sẽ gây ra những tác động tại hai cho nền kinh tế mở cửa và phụ thuộc vào thương mại như Singapore. Theo chuyên gia kinh tế Chua Hak Bin tại ngân hàng Bank of America Merrill Lynch thì đề xuất được xem như sự "tự sát" của nền kinh tế,
Họ lập luận, việc ấn định lương ở mức hiện tại sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút nguồn lực, nhân tài, hạn chế những lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Chính phủ cũng tỏ ra lạnh nhạt với đề xuất của giáo sư Lim. Ông Lim Swee Say, một Bộ trưởng, cũng là người lãnh đạo Ủy ban thươg mại quốc gia Singapore thì cho rằng đề xuất của giáo sư là quá mạo hiểm đồng thời khẳng định, hướng tiếp cận của chính phủ làm gia tăng hiệu suất lao động sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.
Đối mặt với những áp lực gia tăng chi phí như một số quốc gia trong khu vực, Singapore đã buộc phải từ chối các yêu cầu thực hiện những giải pháp tăng lương cho những lao động thu nhập thấp trong đó có chỉ số lương tối thiểu.
Trái ngược với Singapore, nội các chính phủ Malaysia gần đầy đã phê chuẩn đề xuất về mức lương tối thiểu. Theo nguồn tin thân cận thì đây chính là một bước đi tương tự như các quốc gia khác trong khu vực  Đông Nam Á trong đó có Thái Lan Indonesia sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách tăng lương trong vòng 2 năm qua.
Tuy nhiên, giáo sư Lim khẳng định, nếu Singaore thực hiện giải pháp mà ông đề xuất một cách hợp lý thì nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Các nhà dầu tư nước ngoài sẽ vẫn tìm đến Singapore do môi trường kinh doanh ổn định, an toàn và trong sạch.
Ông cho biết " những người lao động thu nhập thấp của Singapore được trả công thấp hơn 100% những khoản mà họ phải chi trả. Xét về mặt này thì Singapore thua xa các quốc gia có nền kinh tế tương tự như Hong Kong, Nhật Bản, Australia".
Mặc dù vấp phải nhiều phản đối, nhưng đề xuất của giáo sư Lim lại nhuận được sự ủng hộ của nhiều nhà hoạt động khu vực.
Sự cải thiện về hiệu suất sẽ không thể diễn ra nếu không bị trả giá, và rằng sự tiếp cận một cách hời hợt của chính phủ không thể mang lại ý nghĩa thực tiễn, ông Alex Au, một nhà hoạt động cho Transient Workers Count Too- một tổ chức ủng hộ cho người lao động nước ngoài cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét