Lạ thật, ông Bộ trưởng này cứ cảm hứng ra cái gì là gửi công văn yêu cầu người khác làm ngay cái đó, lại còn chỉ dẫn từng chi tiết cách làm nữa mới khiếp. Hà Nội, TP HCM khổ đã đành, nhưng kinh nghiệm cho thấy khổ nhất là đám quân ông #. Chắc vừa làm vừa chửi. Các cụ nói làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Ở đây lại làm đầy tớ thằng... Không biết xưa các cụ nói thế nào nhỉ ?
Cảm hứng mới của Bộ trưởng Giao thông:
Hà Nội, TP HCM nghiên cứu tàu một ray
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa đề nghị Hà Nội và TP HCM nghiên cứu bổ sung loại hình tàu điện một ray (monorail) vào quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng đô thị, góp phần giảm ùn tắc.
'Tàu một ray là giải pháp tốt nhất cho giao thông Hà Nội'
'Tàu một ray là giải pháp tốt nhất cho giao thông Hà Nội'
Các ga trung chuyển cũng cần được quy hoạch để bảo đảm kết nối giữa các loại hình vận tải đô thị, như: tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, xe buýt nhanh BRT, monorail...
Bộ Giao thông giao cơ quan chức năng làm việc với nhà đầu tư monorail để nghiên cứu trên các trục có lưu lượng 300.000-400.000 hành khách mỗi ngày, đảm bảo phù hợp quy hoạch giao thông thành phố.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, tàu điện một ray là một trong các loại hình vận chuyển hành khách công cộng được nhiều thành phố trên thế giới sử dụng hiệu quả. Bộ đã lập đoàn khảo sát về loại hình này ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), thấy có nhiều ưu điểm, như: năng lực vận chuyển tối đa (với đoàn tàu 8 toa), tần suất 3,5 phút thì có thể vận chuyển 30.000 lượt khách/giờ theo một hướng.
Tàu điện một ray - Cảm hứng mới của bác #. |
Trong khi đó, giá thành đầu tư monorail chỉ bằng một nửa so với tàu điện ngầm, thời gian thi công ngắn, phạm vi chiếm dụng đất nhỏ, ít tiếng ồn... Năng lực vận chuyển của loại hình này đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách công cộng tại đô thị có dân số khoảng 7 triệu. Khi chạy trong giờ cao điểm, monorail không gặp bất cứ trở ngại nào do hoạt động trên đường riêng biệt nên vận chuyển rất hiệu quả.
Với những ưu điểm này, Bộ Giao thông cho rằng, việc nghiên cứu đầu tư monorail trên các tuyến nội đô có nhu cầu vận tải 300.000 hành khách mỗi ngày là phù hợp, góp phần giải quyết ùn tắc tại Hà Nội và TP HCM trong thời gian trước mắt và tương lai.
Giữa năm 2010, Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã trình Thủ tướng phương án xây dựng tuyến tàu điện một ray theo hình thức BOT nhằm giải quyết ách tắc giao thông phía tây Hà Nội. Loại hình này cũng nhận được ủng hộ của các chuyên gia giao thông.
Nguyễn Hưng
Chúng tôi không tự hào và hạnh phúc, thưa Bộ trưởng Thăng
KTS. Lê Hoàng
- bài gửi riêng NXD-Blog
Quả thật là người viết bài này không muốn có hay đọc thêm một bài viết nào nữa về vấn đề thu phí hạn chế phương tiện giao thông mà Bộ GTVT, cụ thể là Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất trong những ngày qua. Nhất là khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã có bài trả lời phỏng vấn không thể tuyệt vời hơn trên báo Vnexpress “Ép dân không phải là cách phục vụ dân”. Nếu Bộ trưởng thực sự cầu thị thì khi đọc bài phỏng vấn trên và rất nhiều ý kiến chân tình của hàng ngàn độc giả trên cả nước, tôi tin Bộ trưởng sẽ có quyết định sáng suốt nhất. Tuy nhiên tôi đã thất vọng hòan tòan và thực sự lên đến đỉnh điểm của sự bức xúc khi Bộ trưởng trả lời phỏng vấn báo chí sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT chiều ngày 03/4/2012. Ông Đinh La Thăng cho rằng "Mức phí giao thông đề xuất là hợp lý, cá nhân tôi xin chịu trách nhiệm. Tôi tin, 600.000 người có xe ôtô sẽ tự hào vì tham gia đóng góp cho đất nước".
Có lẽ tôi không cần phải nhắc lại hàng ngàn ý kiến mà tuyệt đại đa số là phản đối đề xuất thu phí của Bộ trưởng Thăng trên hầu hết các trang báo mạng, báo giấy trong thời gian qua. Và tôi cũng không cần nhắc lại hàng trăm phản biện có lý, có tình của người dân, ca sĩ, chuyên gia, quan chức, cựu quan chức…. đối với đề xuất trên. Tiếc thay ông Thăng đã hoàn toàn nóng vội và cảm tính trong tất cả các hành động của mình, trái ngược với sự tin tưởng của nhân dân và sự “máu lửa” như ông tự nhận khi mới lên nhậm chức. Xin chứng minh bằng các sự việc chính sau:
- Hành động khi mới lên nhậm chức của ông là ra công văn cấm tất cả cán bộ do Bộ GTVT quản lý từ cấp vụ chơi golf. Việc này đã gây nhiều ý kiến trái chiều và Bộ Tư Pháp đã có ý kiến là trái quy định. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là văn bản trên do ông Thăng ký ngày 17/10/2011 thì ngày 19/10 cũng chính ông Thăng lại cho phép VietnamAirline (VNA) tiếp tục được tổ chức giải golf thường niên vào ngày 22/10. Dĩ nhiên có các cán bộ thuộc quyền ông quản lý tham gia !!!. Đến nay chả ai dám chắc cán bộ Bộ GTVT có nghe lời ông hay không?
- Tiếp theo, ông vận động cán bộ trong Bộ GTVT và chính ông cam kết sẽ đi xe búyt ít nhất 1 lần/tuần. Sau đó cũng chính ông đã phát biểu trên báo chí “đến tôi cũng còn không đi nổi nữa là người dân”. Trùng hợp là thời gian này liên tục xảy ra các vụ xe búyt hành hung khách hàng. Đến nay hẳn “vụ đi xe búyt” của ông Thăng hô hào ra sao chả cần nói ai cũng rõ?
- Tiếp theo nữa là việc phân làn đường mà sự thất bại sau khi bỏ ra hàng chục tỷ đồng là không cần phải bàn cãi. Việc đổi giờ học giờ làm một cách cảm tính dù được hàng chục chuyên gia cảnh báo trước ông vẫn để ngòai tai. Việc làm này xáo trộn đời sống hàng chục ngàn học sinh và cũng từng ấy gia đình lao đao. Kết quả là Hà Nội phải ra công văn hỏa tốc gửi sở giáo dục và các trường học để “điều chỉnh” lại giờ học.
- Buổi họp báo thường kỳ tại Bộ GTVT ngày 03/1/2012 ông Thăng cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về việc cháy nổ xe như sau: “Những vụ cháy nổ xe gần đây khi hỏi đến trách nhiệm thì không ai nhận cả. Từ năm 2012, đã cháy nổ xe thì Bộ GTVT với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đứng ra nhận trách nhiệm, trong đó trước hết là Cục Đăng kiểm Việt Nam…”.
Cho đến nay thì xe vẫn tiếp tục cháy, nổ và người dân vẫn chỉ thấy ông Thăng nhận trách nhiệm như trên rồi…thôi???
Như vậy cho đến trước sự việc thu phí lần này thì tất cả những hành động “máu lửa” của ông Thăng đều chỉ dừng ở mức hành động một cách nóng vội, cảm tính và không hề có cơ sở khoa học nào (điển hình như việc đổi giờ học). Hòan tòan trái ngược với lời tuyên bố của ông cho rằng Bộ GTVT đã nghiên cứu kỹ, rằng chúng tôi không nóng vội cảm tính?.
Lần này, như trên đã nói dù có ý kiến phản biện thậm chí rất gay gắt của các chuyên gia, người dân, văn nghệ sĩ, quan chức v.v… ông vẫn kiên quyết cho rằng Bộ GTVT không nóng vội, không cảm tính. Cũng vẫn với cách nói “Tôi đã làm phải quyết liệt” nhưng bản thân ông lại có những kiến giải hết sức ngây ngô về việc đóng góp để làm đường tuần tra biên giới, về việc làm đường ở vùng cao v.v… mà ông quên rằng khi mua xe ô tô người dân đã phải chịu tới 8 loại thuế phí. Trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt đã là một thứ thuế rất cao và tương đương với việc đánh thuế hạn chế phương tiện như ông đang đề xuất (cùng với các mặt hàng như rượu, thuốc lá…vv là những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng). Khỏan thuế đó chính là để phát triển giao thông mà người dân đã trả, thưa ông Thăng. Hòan tòan không có chuyện tham gia giao thông mà không trả tiền như ông nói.
Hơn nữa, người dân khi mua xe, làm việc, kinh doanh v.v….đã đóng rất nhiều loại thuế khác nhau cho nhà nước. Còn việc dùng khỏan thuế đó như thế nào, phân bổ ra sao (trong đó khỏan chi ngân sách cho phát triển giao thông chiếm khỏang 20% GDP) là việc của nhà nước, trong đó có bộ GTVT chứ đâu phải của người dân? Chưa kể khỏan vay hàng tỷ đô la từ nguồn vốn ODA cho xây dựng hạ tầng mà thực chất cũng là người dân (thông qua việc đóng thuế) phải trực tiếp chi trả hàng năm.
Hẳn ông Thăng chưa quên những năm 80 của thế kỷ trước, khi tuyệt đại đa số người dân Hà Nội chỉ biết đến phương tiện giao thông là chiếc xe đạp, và dân số HN lúc đó kém xa bây giờ thì đã có những địa danh “ kinh hòang “ cho người dân như là “Ngã tư khổ”? Ông có thấy dòng sông người đi xe đạp tắc đường ở “Ngã tư khổ” lúc tan tầm ngày này qua ngày khác. Lúc đó người dân đâu có xe máy, nói gì đến ô tô? Chắc Ông quên rằng diện tích dành cho giao thông đường bộ ở Hà Nội chỉ chiếm có 7% thì làm sao không tắc đường?
Có thể ông Thăng rất có tâm phụng sự đất nước, nhưng những biện pháp và đề xuất mà ông đưa ra cho thấy sự nóng vội, cảm tính và đương nhiên là thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc này được chứng minh bằng sự lúng túng khi đổi tên thành phí hạn chế phương tiện giao thông sau khi bị phản đối. Sau đó ông cũng lại đề xuất mức phí mới chi tiết hơn là mức phí đánh đồng từ 20-50 triệu của xe ô tô ban đầu. Việc này càng được chứng minh rõ hơn khi trong chính cùng một bài trả lời, ban đầu ông khăng khăng “Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm và cá nhân tôi chịu trách nhiệm về đề xuất mức phí. Trên cơ sở các đề án nghiên cứu, chúng tôi cho rằng mức phí đề xuất là hợp lý. Khi đã làm theo chủ trương, tôi sẵn sàng đề xuất vì mục đích chung, vì mục tiêu đa số người dân được hưởng…” và “ Mức thu dựa trên những tính toán toán, cơ sở cụ thể chứ không phải thích thu bao nhiêu thì thu, chúng tôi không lúng túng và cũng không thay đổi mà chỉ giãn mức thu giữa các đối tượng cụ thể”
Nhưng sau đó chính ông lại thừa nhận: “Tất nhiên, mức phí đề xuất cũng chưa hoàn toàn khách quan và công bằng, nhưng 600.000 người có xe ôtô sẽ hoàn toàn tự hào, hạnh phúc vì tham gia đóng góp cho đất nước. Đóng góp phí giao thông cũng thể hiện sự yêu nước” !!!???.
Đến đây, người viết bài này thiết tưởng đã tương đối rõ về chân dung một Bộ trưởng. Ông có thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quan trọng hơn là nói được, làm được như nhân dân kỳ vọng ở ông không?
L.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét