Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Bộ trưởng và báo chí

Hôm qua hơi mừng vì lâu mới thấy ông Huệ lên tiếng với thiện ý là định hạ thuế giúp doanh nghiệp. Nhưng hôm nay đọc tin này thì thấy thất vọng quá: Bác Huệ coi báo chí cũng như Bác (và các nhân viên hành chính), chỉ được làm cái được Quốc hội và Chính phủ giao (theo luật). Liệu có phải bác ngầm báo chúng mày tưởng là giới tự do lêu lổng muốn viết gì cũng được nhưng đâu phải; cũng là do nhà nước lập ra nên thực chất cũng là cơ quan hành chính, chỉ được làm cái nhà nước giao thôi. Có phải thế không nên báo chí chính thống ở ta đều là báo lề phải và các nhà báo thường bị gọi là đám bồi bút. Điển hình gần nhất là bác Hoàng Thắng viết bài "Kính thưa quý cô cái gì cũng muốn". Quý cô ở đây là diva nổi tiếng Mỹ Linh.
Đọc đoạn bác Huệ nói "Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”, lại nhớ trước đây khi thỉnh thoảng còn hăng hái viết, tôi thường bị lãnh đạo nhắc nhở mình làm trong ngành này thì chỉ nên viết tin trong ngành thôi (và nộp lãnh đạo xem trước), đừng đụng chạm đến tài chính, ngân hàng, thương mại... làm gì, đó là việc của Bộ  tài chính, Ngân hàng nhà nước và Bộ thương mại... Tưởng chuyện này đã là dĩ vãng của một thời ấu trĩ, không ngờ nay lại có GSTS Vương Đình Huệ mang ra sử dụng lại.

Bộ trưởng và báo chí

NGHỆ NHÂN

picture  
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đang được làng báo và công luận 
nói chung ghi nhận như là một chính khách nổi bật trong đội
 hình bộ trưởng hiện tại, dẫu nhiệm kỳ của ông chưa tròn một năm.
 
Sáng 5/4, hàng chục cơ quan báo chí đã được Bộ Tài chính “trân trọng mời đến tham dự và đưa tin” về hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của bộ này. Nhưng tại đây, các nhà báo đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ dành cho một bất ngờ.
Khi phát biểu về chủ đề báo chí và truyền thông, Bộ trưởng Huệ nói khá dài, đại ý hiện nay báo chí và truyền thông phát triển, nhưng cũng vì thế mà việc quản lý trở nên khó khăn, nhất là đối với báo điện tử, blog...
Rồi ông bày tỏ sự không hài lòng về việc các báo hiện nay thường đề cập đến các nội dung không phải “của mình”. “Tôn chỉ mục đích có rồi sao không theo? Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”, ông Huệ nêu vấn đề.
Vấn đề được Bộ trưởng Huệ nêu khiến không ít nhà báo có mặt tại hội nghị cảm thấy ngỡ ngàng. Thậm chí đã có người đặt câu hỏi về cách nhìn nhận của Bộ trưởng đối với báo chí và vai trò của báo chí.


Nếu báo chí của tổ chức nào cũng chỉ được viết về lĩnh vực của tổ chức đó thì liệu có hợp lý? Và nếu như vậy, thì Bộ Tài chính có cần thiết phải mời hàng chục cơ quan báo chí thuộc nhiều “thành phần” khác nhau đến để dự một hội nghị về triển khai nghị quyết Trung ương, một nội dung thuần túy về chính trị, theo “phân loại” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ?

Có lẽ cũng nên nhắc lại một văn bản được coi là cơ sở của hoạt động báo chí. Theo Luật Báo chí, “nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí”. Điều 10 của luật này quy định về “những điều không được thông tin trên báo chí” cũng không có khoản mục nào giới hạn nội dung mà báo chí được đề cập, trừ những nội dung như kích động nhân dân chống phá nhà nước, kích động bạo lực, tiết lộ bí mật nhà nước...



Thương cho bác Huệ, đang là GSTS, kiến thức đầy mình, đi giảng nhàn hạ như đi chơi... lại ham danh chuyển sang làm chính khách nên lúc nào cũng bạc mặt vì lo nghĩ. Hồi bác đấu tranh dữ dội để Kiểm toán nhà nước được chuyển từ trực thuộc Chính phủ sang Quốc hội, tôi đã nghĩ chắc bác tưởng được sang Quốc hội là to hơn trước, có biết đâu... Năm ngoái được về lại Chính phủ làm Bộ trưởng, cũng lại tưởng to. Khổ, học nhiều quá.

Sinh năm 1957, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đang được làng báo và công luận nói chung ghi nhận như là một chính khách nổi bật trong đội hình bộ trưởng hiện tại, dẫu nhiệm kỳ của ông chưa tròn một năm. Tháng 9/2011, sau những phát biểu đầy mạnh mẽ của Bộ trưởng liên quan đến điều hành giá xăng dầu, đã có một hình ảnh đầy ấn tượng về một chính khách quyết liệt, dám nghĩ dám làm, coi lợi ích của nhà nước và nhân dân là mục tiêu cao nhất để hướng tới. Hình ảnh ấy ít nhiều đã có sự đóng góp từ mạch thông tin trên hàng trăm báo, tạp chí thuộc nhiều tổ chức khác nhau, cùng hàng ngàn trang mạng, diễn đàn, blog.

Để “quản lý nhà nước” được hiệu quả, nhà nước phân chia các lĩnh vực và tương ứng với mỗi lĩnh vực sẽ có một cơ quan quản lý, chẳng hạn Bộ Tài chính thì quản lý các vấn đề về tài chính. Nhưng “lĩnh vực” của báo chí thì chỉ là thông tin, mà thông tin thì thường không có ranh giới rạch ròi, nhất là trong bối cảnh các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có mối đan xen mật thiết.

Lấy ví dụ như Nghị quyết Trung ương 4, về bản chất là một văn bản chính trị, nhưng vì nghị quyết nói đến vấn đề xây dựng đảng và đảng viên, nên tự thân văn bản này cũng đã là nội dung “xã hội”. Hơn nữa, đi sâu vào nội dung nghị quyết, thì văn bản này đề cập đến cả vấn đề kê khai tài sản, chống tham nhũng và tiêu cực, lợi ích nhóm... thì đấy đã là nội dung kinh tế.

Rộng hơn, khi Trung ương ra nghị quyết về “một số vấn đề cấp bách để xây dựng Đảng”, tức là đưa ra thông điệp về quyết tâm làm lành mạnh tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, thì thông điệp thậm chí đã mang nội hàm không chỉ giới hạn trong việc xây dựng Đảng. Đối với quốc tế, thông điệp ở đây có thể hiểu một cách giản dị là: Đảng và nhà nước của chúng tôi đã nhìn thấy những khiếm khuyết và và đang nỗ lực để để cải thiện những khiếm khuyết đó; chúng tôi đang nỗ lực để quản lý và điều hành đất nước tốt hơn, để các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, khách du lịch… tin tưởng và đến với chúng tôi nhiều hơn!

Trên thế giới, không ai thắc mắc khi một tạp chí có tên rất “quê mùa” là “Địa lý Quốc gia” (National Geographic) của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ lại là tạp chí có số lượng phát hành đến gần 10 triệu bản/tháng, thậm chí có hẳn kênh truyền hình riêng.

Cũng không ai thắc mắc khi hầu hết các tờ nhật báo lớn nhất Nhật Bản đều là các báo kinh tế, trong khi một trong những tờ báo nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á lại có cái tên cũng giản dị là “Thời báo Eo biển” (The Strait Times). Cái tên không quan trọng, quan trọng hơn hết vẫn là việc các ấn phẩm báo chí này đáp ứng được nhu cầu của người đọc và họ sống được vì điều đó; trên thực tế, nội dung của các báo chí này đều mang tính tổng hợp, đề cập hết tất cả các vấn đề từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...

Người viết tin rằng, một nhà nước pháp quyền lý tưởng là nơi người dân, cũng như các nhà báo và các tờ báo, đơn giản là có thể được làm những gì mà pháp luật không cấm. Trên hành trình gian nan trở thành một chính khách được người dân tin yêu và tín nhiệm, những mệnh đề giản đơn này mong được thuộc nằm lòng thay vì đặt câu hỏi: “Vì sao báo tiếp thị lại đi viết về chính trị?”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét