"CUỘC ĐỜI ĐAU QUÁ, LÀM TA MÊ MẢI"
Cửa sẽ mở
Trần Vũ LongNhà thơ Việt Phương tên khai sinh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928. Quê quán Hà Nội. Hơn nửa thế kỉ làm thư kí cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và làm cố vấn cho các lãnh đạo cao cấp qua các thời kì. Năm 1970, ông cho in tập thơ “Cửa mở” gây tiếng vang nhưng cũng không ít hệ luỵ. Cuốn sách đã dám nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra những cái xấu trong mỗi con người, những cái giả dối trong xã hội. Gần 40 năm sau ông mới cho in tập thơ thứ hai “Cửa đã mở” và liên tục những tập thơ tiếp theo đã xuất bản được dư luận đánh giá cao, như: Bơ vơ đông đảo, Cỏ dọc đường trần, Cát dưới chân người, Nhặt nắng trong sương. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm và trăn trở với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Quan tâm đến cuộc sống còn nhiều khó khăn của người dân lao động. Thơ của ông mang đầy tính lý luận và triết học, phản ánh về mọi mặt tốt đẹp cũng như tiêu cực trong xã hội và trong mỗi con người. Cho dù vận nước đã và đang trải qua những khó khăn thử thách nhưng ông vẫn luôn tin vào vận mệnh của dân tộc, tin vào hồn vía và sức mạnh của dân tộc; một dân tộc biết hy sinh và biết chiến đấu vì những điều tốt đẹp, nhân văn cao cả.
Tôi đã từng được nghe người ta nói chuyện nhiều về ông. Thời gian gần đây, tôi cũng đọc nhiều bài ông viết và cả những bài người ta viết về ông. Rồi đến một ngày được gặp ông tại buổi gặp mặt các nhà văn cao tuổi do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức mà tôi đến dự với tư cách phóng viên. Còn nhớ, không khí buổi hôm đó rất đông vui giữa những người bạn văn chương già với nhau. Nhưng, tôi lại thấy ông ngồi lặng lẽ một mình một ghế ở phía cuối hội trường. Chốc chốc, ông ghé lên hỏi người ngồi trước mình xem cái ông đang nói là ông nào. Cho dù người ấy có thể là một nhà văn nổi tiếng vừa được nhận giải thưởng cao. Dường như ông không mấy quan tâm đến điều đó. Ông lại tiếp tục lặng lẽ quan sát với một chút gì đó hơi khiêm tốn. Thực ra, ông là nhà thơ được nhiều người biết đến cách đây hơn 40 năm nhưng lại là hội viên mới kết nạp vào Hội Nhà văn vài năm trở lại đây, khi đã ngoài 80 tuổi. Ông là nhà thơ Việt Phương.
Tôi tìm đến nhà ông vào một ngày cuối thu, tuy tiết trời chưa lạnh nhưng cái nắng không còn vàng ruộm rải nhẹ mà có phần âm u. Giữa một khu phố chợ ồn ào náo nhiệt, ngôi nhà của ông, tôi cũng không nhớ rõ mấy tầng, có vẻ gì đó hơi thâm u, trầm lắng khiến tôi cảm thấy chút dè dặt khi bấm chuông. Ngôi nhà đó dường như tách biệt khỏi khung cảnh xung quanh. Nhưng rồi sự e ngại ban đầu nhanh chóng tan biến khi nhà thơ Việt Phương mở của đón tôi bằng nụ cười hiền hậu, trong bộ đồ giản dị nhưng sơ vin nghiêm ngắn làm tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh một cán bộ chỉn chu và mẫu mực. Tuy đã ở vào cái tuổi 84 nhưng phong thái của ông còn nhanh nhẹn lắm. Bước vào phòng khách của ông, tự nhiên trong đầu tôi nghĩ ngay đến hai chữ: Thời gian. Một căn phòng nhuốm màu thời gian bởi những đồ vật trong đó: là bộ bàn ghế, là cây đàn dương cầm, là những bức tượng đồng, là chiếc máy khâu, là chiếc mâm đồng, là những bức tranh, là rất nhiều chiếc đồng hồ cũ mang phong cách châu Âu mà tôi không đếm được hết. Mỗi chiếc đồng hồ đang dừng lại ở một giờ khác nhau. Thời gian đã đi qua căn phòng này, đi qua những đồ vật này để lại “màu men” đặc biệt, khiến cho chúng càng trở nên đẹp hơn, có giá trị hơn. Cũng giống như người chủ của ngôi nhà này, đã trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, nhiều buồn vui, giờ đây khi mái tóc đã bạc trắng thì ông đã để lại trong lòng mọi người một sự yêu mến kính trọng về nhân cách một con người. Với người chủ ngôi nhà và những đồ vật trong căn phòng này, thời gian đang đi qua và thời gian đang lắng lại tạo nên một không gian tĩnh tại, sự thanh thản cho ai đó đi từ ngoài con phố kia vào.
Hơn nửa thế kỉ làm cố vấn cho các vị lãnh đạo cao cấp, có lẽ cuộc đời ông đã trải qua nhiều những giây phút quan trọng liên quan đến sự đổi thay của đất nước. Nhưng giờ đây ông không muốn nhắc nhiều đến thời gian đã qua. Kể cả “nghi án” văn chương một thời người ta đã khoác lên cho ông rồi lại lôi xuống, ông cũng không muốn nhắc đến nữa. Ông chỉ tâm niệm một điều rằng, hãy sống hết mình, làm việc hết mình bằng trí óc, bằng lương tâm và bằng trái tim của mình. Hết mình trải qua các cung bậc, mùi vị, sắc thái của cuộc sống này, đó cũng là một điều hạnh phúc. Buồn ư. Vui ư. Hạnh phúc ư. Đau khổ ư. Cuộc đời cho thế nào thì ta hãy đón nhận nó. Hãy trải nghiệm nó bằng chính tấm lòng mình.
Cuộc đời đẹp quá làm ta ngần ngại
cuộc đời đau quá làm ta mê mải.
Hai câu thơ như một lời tuyên ngôn sống. Một sự dấn thân quyết liệt và đầy chất lãng tử của một trái tim luôn khao khát và tin yêu vào tình yêu, tin yêu vào cuộc đời.
Bản thân người viết bài này cũng từng rất tò mò về tập thơ “Cửa mở” khiến ông lao đao, vì đã quá nhiều lần được nghe đọc những câu thơ như:
Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kì” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta đã nói chân thành hết mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
hình như đấy là niềm tin ý chí tự hào
mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
sự ngây thơ tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
Một phần tư thế kỉ đã qua đi và bây giờ ta đã biết
thế nào là thương yêu thế nào là chém giết
ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao
những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kì lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta
…Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
mở đài địch như mở toang cánh cửa
nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai
ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
cuộc đời, thân như hơi thở ta ơi
ta vui lắm những niềm vui cởi mở
cuộc đời yêu như vợ của ta ơi… ”
- Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi -
Vì vậy, nên tôi đã phải tìm đọc cho bằng được tập thơ. Có lẽ bởi thời đó, người ta quen với lối tư duy bao cấp, lối tư duy thụ động, quen phát ngôn theo định hướng, thẩm mỹ theo định hướng, theo số đông, cho dù nó có bị trơ mòn và sáo rỗng, nên họ không thể chấp nhận được một con người dám nói thẳng nói thật. Thực ra, trong tập thơ “Cửa mở” ông cũng không hề nói xấu ai mà ông chỉ phê phán cái sự giả dối, cái xấu trong mỗi con người chúng ta, hướng mọi người đến cái chân thật của cuộc đời, đến mặt tốt đẹp của con người, đừng để cho cái giả dối mê hoặc và cuốn mình đi. Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng của văn chương nghệ thuật sao. Toàn bộ tập thơ “Cửa mở” đã toát lên một tấm lòng của người cộng sản chân chính. Đến bây giờ đọc lại, ta thấy những câu thơ vẫn còn nguyên tính thời sự, làm nhức nhối người có lương tri.
Sau cái “nghi án” văn chương năm xưa, ông vẫn tiếp tục sáng tác, thỉnh thoảng đem in ở một vài tờ báo nhưng không in thành tập. Sau gần 40 năm ông mới tập hợp bản thảo để xuất bản tập thơ thứ hai “Cửa đã mở”. Kể từ đó đến nay, năm nào ông cũng cho in một tập thơ và được dư luận chú ý. Trong ngần ấy năm, nhiều anh em bạn bè văn chương khuyên ông làm đơn, thậm chí Hội Nhà văn cho người đến mời ông viết đơn vào Hội nhưng ông đều từ chối. Ngoài 80 mươi tuổi, sau khi được kết nạp vào Hội, ông tâm sự với mọi người rằng, anh trai ông là nhà văn Từ Bích Hoàng, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, có dặn khi nào em cảm thấy mình xứng đáng thì mới viết đơn vào Hội. Chính vì vậy, bây giờ ông mới cảm thấy mình xứng đáng, đủ tiêu chuẩn nên viết đơn vào Hội.
Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, ngồi trong căn phòng nhuốm màu thời gian đó, ông hầu như chỉ nói chuyện về triết học, về những lý luận kinh tế, chính trị và xã hội. Ông bảo sau ngần ấy năm công tác, lý luận đã ăn vào máu, là một nghề làm ông ham mê vô độ. Ông bảo đối với người làm nghiên cứ lý luận, điều quan trọng là không được sa vào giáo điều và sáo rỗng. Nghiên cứu để tìm ra phương pháp, và biến nó thành hành động, thành công cụ có ích cho xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đóng góp nghiên cứu lý luận đó cũng được lắng nghe và chấp nhận. Và giờ đây, hàng ngày ông vẫn làm những công việc nghiên cứu lý luận đó. Còn với thơ thì giống như một người bạn để tâm sự, giãi bày những buồn vui của lòng mình. Chính vì vậy mà hàng ngày ông vẫn đọc, vẫn nghiên cứu đến mọi vấn đề của xã hội, của đất nước nhưng lại không mấy quan tâm đến đời sống văn chương. Hậu hiện đại ư. Tân hình thức ư. Hay những tranh cãi về nhà văn này, nhà thơ nọ, hội thảo cấp quốc gia hay hội thảo cấp phường xã, thỉnh thoảng ông cũng chỉ nghe bạn bè kể lại chứ không tìm đọc. Ông cứ lặng lẽ viết những câu thơ bằng cảm xúc yêu thương bằng nỗi đau của mình về con người về cuộc đời một cách chân thật và giản dị. Ông bảo trong thơ của ông đầy chất lý luận, nhưng trong công tác lý luận thì không thể có thơ. Tuy nhiên, cũng đã có lúc, con người ham mê lý luận vô độ đã muốn vứt bỏ tất cả để được thanh thản với thơ:
“Vứt nốt cảm giác và suy tưởng
tay trắng một mình với thơ”
Đối với ông thơ vẫn là một cõi đẹp riêng.
Trong suốt mấy chục năm công tác, luôn hưởng chế độ cán bộ cao cấp nhưng ông lại không có thực quyền, không có thực quyền nhưng ý kiến của ông lại rất quan trọng, có thể tác động đến đời sống của mọi người dân. Ông bảo trong chính trị có một thứ quyền lực vô cùng ghê gớm đó là quyền lực của những kẻ xu nịnh, quyền lực của thân nhân người có quyền. Những con người đó không có thực quyền nhưng họ có thể chi phối đến vận mệnh của cả dân tộc, có thể làm nghẹt thở hàng triệu sinh mệnh con người. Vì lẽ đó mà người Pháp có câu châm ngôn: “Mọi việc quốc gia không giải quyết ở Phủ Tổng thống, mà giải quyết ở giường ngủ”. Bên cạnh cái quyền lực không thực quyền đó, lại còn có thứ quyền lực đáng sợ hơn nữa, đó là quyền lực từ thế lực bên ngoài. Nếu người có thực quyền không có đức, không có trình độ và không có bản lĩnh, chỉ cần thiếu một trong ba cái đó rất dễ bị những thứ quyền lực kia chi phối, khi đó anh ta chỉ là con rối mà thôi, thậm chí sẽ là mầm hoạ cho dân tộc. Tôi cứ định hỏi xem ông đã từng có những góp ý gì cho các vị lãnh đạo để mang tầm ảnh hưởng đến quốc gia chưa, nhưng rồi tôi lại im lặng. Và tôi nghĩ rằng, một con người đầy tâm huyết với vận mệnh đất nước, với nhân dân như ông thì chỉ có thể đóng góp những ý kiến có lợi cho dân cho nước mà thôi. Tôi tin chắc là như thế vì tôi cảm nhận được hết điều đó trong từng câu chuyện của ông, trong sự nghẹn ngào khi ông nói về vận nước trong quá khứ và hiện tại, khi ông nói về cuộc sống của những người dân nghèo mà ông đã chứng kiến và đang chứng kiến, khi ông nói chuyện về lòng tốt cũng như sự giả trá của con người. Và tôi cũng biết, đã có lúc ông cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống đang diễn ra, tuyệt vọng về con người:
…
Sẽ đến thời khắp bốn phương tử tế
cuối con đường có lẽ gặp con người
đi hết mọi chân trời và mọi nhẽ
mênh mông buồn vui thế bạn bè ơi- Đường-
Nhưng trong sự tuyệt vọng đó ông vẫn đặt niềm tin vào tương lai, đặt niềm tin vào sự tử tế trong cõi người và cõi đời này. Bởi nếu ta không đặt niềm tin vào sự tử tế, đặt niềm tin vào những điều nhân văn cao cả thì chúng ta sẽ tự đánh mất mình. Và khi tất cả mọi sự tử tế bị đánh mất thì cuộc sống này chỉ còn là bóng tối và địa ngục, chỉ còn những âm thanh gào rú hoan lạc mang tính bầy đàn.
Là một người con của Hà Nội, ông yêu từng góc phố, từng hàng cây, yêu những con người Hà Nội nhân hậu, và thanh lịch. Hà Nội của ông đã khác xưa nhiều quá và ông trăn trở với những sự đổi thay đó. Hà Nội của ông, hay đúng hơn là cả xã hội này đang có nhiều thứ “rác” nhưng ông không thể cứ nhìn vào những thứ rác rưởi đó mãi, bởi nếu từ một đống rác mà ta bươi ra sẽ thành một núi rác, bươi tiếp sẽ thành một đời rác. Hàng ngày ông vẫn lắng nghe những thân phận nghèo khổ bươn trải nơi phố chợ mà ông đang sống, lắng nghe thân phận của cậu bé đánh giày vẫn hay ngồi trước cổng nhà ông. Họ là những con người nghèo khổ, những thân phận tận cùng của xã hội nhưng họ có một tấm lòng đáng để ông trân trọng, sẻ chia. Chính họ là những người giúp ông đặt niềm tin vào cuộc đời, đặt niềm tin vào con người, giúp ông thấy được rằng Hà Nội của ông vẫn còn nhiều điều ấm áp, cao cả và đẹp đẽ.
Trong lúc trò chuyện, thỉnh thoảng ông lại nghẹn ngào khi đọc những câu thơ viết về tuổi thơ, viết về mẹ. Ông sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà số 4 Mai Hắc Đế. Bố là giáo viên tiểu học, mẹ là nông dân trồng rau, trồng hoa của làng Yên Thái. Ông bảo thuở nhỏ ông rất lười học, chỉ suốt ngày mặc áo ba lỗ, quần xà lỏn, lang thang đầu đường xó chợ cùng chúng bạn. Chính những năm tháng đó đã cho ông nhiều bài học về con người và về cuộc đời. Ông đã từng cùng chúng bạn đi ăn mày ăn xin khắp phố phường Hà Nội trong nhiều năm, như là một trải nghiệm về cuộc đời để tích luỹ vốn sống. Hồi đó ở Hà Nội có hai kiểu ăn mày. Một là ngồi ở góc phố, chờ mọi người qua lại thì xin. Còn ông thuộc kiểu ăn mày thứ hai, đến từng nhà gõ cửa để xin. Sau nhiều lần đi xin đều bị chủ nhà vác gậy, xua chó ra đuổi, ông mới nghĩ ra câu nói thật lâm li bi đát mong làm động lòng những gia đình giàu có: “Con cá sống về nước, con sống về cửa ông, sống về cửa bà. Con lạy ông, con lạy bà, đừng xua đuổi con, cho con xin chút cơm thừa canh cặn”. Nhưng rút cục thì những câu nói lâm li bi đát đó cũng không làm động lòng những gia đình giàu có. Ông và chúng bạn vẫn bị xua đuổi và ghẻ lạnh. Xin không được ở những gia đình giàu có ông lại đến xin ở những nhà nghèo khó và lần nào họ cũng cho ông chút gì đó. Ông đã từng đi nhặt những lá rau úa vàng vứt nơi góc đường góc chợ về nấu ăn cùng chúng bạn rồi đi vác lợn cho lò mổ để kiếm từng chinh, từng hào. Có nhiều khi cùng các bạn đi qua ngôi nhà của mình, ông bảo nhà tao đây nhưng không đứa bạn nào tin lời ông. Họ lại nghĩ, chắc ông vừa xin vào làm thằng nhỏ trong gia đình đó. Ông bảo, ông biết ơn thuở đầu đường xó chợ, biết ơn những người bạn đầu đường xó chợ nhưng đầy ân nghĩa đã rộng lòng dạy dỗ tuổi thơ của ông. Năm 16 tuổi, đang học tú tài phần hai thì ông bị địch bắt vì tham gia hoạt động cách mạng. Đến tháng 9 năm 1945, ông gia nhập quân giải phóng trong trung đoàn Nam tiến, tham gia vào các mặt trận miền Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và Tây Nguyên. Năm 1947, mới 19 tuổi, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi đó là Đại diện Trung ương Đảng, Bí thư liên khu uỷ liên khu 5, đưa về làm thư kí riêng. Ngoài công việc làm thư kí riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng suốt 53 năm, ông còn tham gia nhóm tư vấn cho nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác. Cho đến bây giờ khi đã hoàn toàn nghỉ hưu, ông vẫn được các cơ quan, tổ chức mời làm cố vấn, như: Trung tâm Minh triết Việt Nam, Viện nghiên cứu nhân lực nhân tài Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, Báo Tia sáng, Hội đồng lý luận Trung ương. Và mới đây nhất, ông được mời làm Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông tại Việt Nam do các trí thức trong và ngoài nước lập ra.
Câu chuyện giữa tôi và ông luôn bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại gọi đến. Đó là cuộc điện thoại của người bạn già hỏi thăm sức khoẻ, hay điện thoại mời ông tham dự hội thảo, mời ông làm cố vấn cho một tổ chức nào đó. Rồi tiếng chuông cửa lại vang lên, những người bạn thưở học sinh, từ trong miền nam ra, đến thăm ông. Tôi đã nhìn thấy được niềm vui, tình cảm chân tình của những người bạn già thực sự thương mến nhau. Những người bạn của ông lại kể cho tôi nghe kỉ niệm thời thơ ấu. Họ bảo, Việt Phương từng là thần tượng của nhiều lớp học sinh sinh viên trong những năm 60 và 70 bởi những bài nói chuyện đầy sức thuyết phục, bằng sự thông minh, bằng những kiến thức lý luận chuyên sâu, bằng góc nhìn cương trực, dám nhìn thẳng vào sự thật, phê phán cái sai cái xấu trong xã hội, và bằng một cá tính mạnh mẽ, sôi nổi. Hồi đó, cơ quan hay trường học nào mời được Việt Phương đến nói chuyện thì coi như đó là sự kiện quan trọng được trông đợi nhất.
Cả cuộc đời làm chính trị và làm thơ. Cả cuộc đời nghiên cứu lý luận, triết học đông tây kim cổ. Cả cuộc đời đã và đang dấn thân sống, cống hiến. Ông rút ra được một bài học cơ bản nhất từ trong giáo lý của nhà Phật để làm lẽ sống cho mình. Đó là: tất cả là không có gì, không có gì là tất cả. Hãy sống sao cho không hổ thẹn với anh em bè bạn, người thân, không hổ thẹn với nhân dân và không hổ thẹn với chính mình.
T.V.L
*Bài do tác giả gửi trực tiếp tới TỄU Blog
Tôi tìm đến nhà ông vào một ngày cuối thu, tuy tiết trời chưa lạnh nhưng cái nắng không còn vàng ruộm rải nhẹ mà có phần âm u. Giữa một khu phố chợ ồn ào náo nhiệt, ngôi nhà của ông, tôi cũng không nhớ rõ mấy tầng, có vẻ gì đó hơi thâm u, trầm lắng khiến tôi cảm thấy chút dè dặt khi bấm chuông. Ngôi nhà đó dường như tách biệt khỏi khung cảnh xung quanh. Nhưng rồi sự e ngại ban đầu nhanh chóng tan biến khi nhà thơ Việt Phương mở của đón tôi bằng nụ cười hiền hậu, trong bộ đồ giản dị nhưng sơ vin nghiêm ngắn làm tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh một cán bộ chỉn chu và mẫu mực. Tuy đã ở vào cái tuổi 84 nhưng phong thái của ông còn nhanh nhẹn lắm. Bước vào phòng khách của ông, tự nhiên trong đầu tôi nghĩ ngay đến hai chữ: Thời gian. Một căn phòng nhuốm màu thời gian bởi những đồ vật trong đó: là bộ bàn ghế, là cây đàn dương cầm, là những bức tượng đồng, là chiếc máy khâu, là chiếc mâm đồng, là những bức tranh, là rất nhiều chiếc đồng hồ cũ mang phong cách châu Âu mà tôi không đếm được hết. Mỗi chiếc đồng hồ đang dừng lại ở một giờ khác nhau. Thời gian đã đi qua căn phòng này, đi qua những đồ vật này để lại “màu men” đặc biệt, khiến cho chúng càng trở nên đẹp hơn, có giá trị hơn. Cũng giống như người chủ của ngôi nhà này, đã trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, nhiều buồn vui, giờ đây khi mái tóc đã bạc trắng thì ông đã để lại trong lòng mọi người một sự yêu mến kính trọng về nhân cách một con người. Với người chủ ngôi nhà và những đồ vật trong căn phòng này, thời gian đang đi qua và thời gian đang lắng lại tạo nên một không gian tĩnh tại, sự thanh thản cho ai đó đi từ ngoài con phố kia vào.
Hơn nửa thế kỉ làm cố vấn cho các vị lãnh đạo cao cấp, có lẽ cuộc đời ông đã trải qua nhiều những giây phút quan trọng liên quan đến sự đổi thay của đất nước. Nhưng giờ đây ông không muốn nhắc nhiều đến thời gian đã qua. Kể cả “nghi án” văn chương một thời người ta đã khoác lên cho ông rồi lại lôi xuống, ông cũng không muốn nhắc đến nữa. Ông chỉ tâm niệm một điều rằng, hãy sống hết mình, làm việc hết mình bằng trí óc, bằng lương tâm và bằng trái tim của mình. Hết mình trải qua các cung bậc, mùi vị, sắc thái của cuộc sống này, đó cũng là một điều hạnh phúc. Buồn ư. Vui ư. Hạnh phúc ư. Đau khổ ư. Cuộc đời cho thế nào thì ta hãy đón nhận nó. Hãy trải nghiệm nó bằng chính tấm lòng mình.
Cuộc đời đẹp quá làm ta ngần ngại
cuộc đời đau quá làm ta mê mải.
Hai câu thơ như một lời tuyên ngôn sống. Một sự dấn thân quyết liệt và đầy chất lãng tử của một trái tim luôn khao khát và tin yêu vào tình yêu, tin yêu vào cuộc đời.
Bản thân người viết bài này cũng từng rất tò mò về tập thơ “Cửa mở” khiến ông lao đao, vì đã quá nhiều lần được nghe đọc những câu thơ như:
Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kì” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta đã nói chân thành hết mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
hình như đấy là niềm tin ý chí tự hào
mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
sự ngây thơ tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
Một phần tư thế kỉ đã qua đi và bây giờ ta đã biết
thế nào là thương yêu thế nào là chém giết
ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao
những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kì lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta
…Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
mở đài địch như mở toang cánh cửa
nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai
ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
cuộc đời, thân như hơi thở ta ơi
ta vui lắm những niềm vui cởi mở
cuộc đời yêu như vợ của ta ơi… ”
- Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi -
Vì vậy, nên tôi đã phải tìm đọc cho bằng được tập thơ. Có lẽ bởi thời đó, người ta quen với lối tư duy bao cấp, lối tư duy thụ động, quen phát ngôn theo định hướng, thẩm mỹ theo định hướng, theo số đông, cho dù nó có bị trơ mòn và sáo rỗng, nên họ không thể chấp nhận được một con người dám nói thẳng nói thật. Thực ra, trong tập thơ “Cửa mở” ông cũng không hề nói xấu ai mà ông chỉ phê phán cái sự giả dối, cái xấu trong mỗi con người chúng ta, hướng mọi người đến cái chân thật của cuộc đời, đến mặt tốt đẹp của con người, đừng để cho cái giả dối mê hoặc và cuốn mình đi. Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng của văn chương nghệ thuật sao. Toàn bộ tập thơ “Cửa mở” đã toát lên một tấm lòng của người cộng sản chân chính. Đến bây giờ đọc lại, ta thấy những câu thơ vẫn còn nguyên tính thời sự, làm nhức nhối người có lương tri.
Sau cái “nghi án” văn chương năm xưa, ông vẫn tiếp tục sáng tác, thỉnh thoảng đem in ở một vài tờ báo nhưng không in thành tập. Sau gần 40 năm ông mới tập hợp bản thảo để xuất bản tập thơ thứ hai “Cửa đã mở”. Kể từ đó đến nay, năm nào ông cũng cho in một tập thơ và được dư luận chú ý. Trong ngần ấy năm, nhiều anh em bạn bè văn chương khuyên ông làm đơn, thậm chí Hội Nhà văn cho người đến mời ông viết đơn vào Hội nhưng ông đều từ chối. Ngoài 80 mươi tuổi, sau khi được kết nạp vào Hội, ông tâm sự với mọi người rằng, anh trai ông là nhà văn Từ Bích Hoàng, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, có dặn khi nào em cảm thấy mình xứng đáng thì mới viết đơn vào Hội. Chính vì vậy, bây giờ ông mới cảm thấy mình xứng đáng, đủ tiêu chuẩn nên viết đơn vào Hội.
Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, ngồi trong căn phòng nhuốm màu thời gian đó, ông hầu như chỉ nói chuyện về triết học, về những lý luận kinh tế, chính trị và xã hội. Ông bảo sau ngần ấy năm công tác, lý luận đã ăn vào máu, là một nghề làm ông ham mê vô độ. Ông bảo đối với người làm nghiên cứ lý luận, điều quan trọng là không được sa vào giáo điều và sáo rỗng. Nghiên cứu để tìm ra phương pháp, và biến nó thành hành động, thành công cụ có ích cho xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đóng góp nghiên cứu lý luận đó cũng được lắng nghe và chấp nhận. Và giờ đây, hàng ngày ông vẫn làm những công việc nghiên cứu lý luận đó. Còn với thơ thì giống như một người bạn để tâm sự, giãi bày những buồn vui của lòng mình. Chính vì vậy mà hàng ngày ông vẫn đọc, vẫn nghiên cứu đến mọi vấn đề của xã hội, của đất nước nhưng lại không mấy quan tâm đến đời sống văn chương. Hậu hiện đại ư. Tân hình thức ư. Hay những tranh cãi về nhà văn này, nhà thơ nọ, hội thảo cấp quốc gia hay hội thảo cấp phường xã, thỉnh thoảng ông cũng chỉ nghe bạn bè kể lại chứ không tìm đọc. Ông cứ lặng lẽ viết những câu thơ bằng cảm xúc yêu thương bằng nỗi đau của mình về con người về cuộc đời một cách chân thật và giản dị. Ông bảo trong thơ của ông đầy chất lý luận, nhưng trong công tác lý luận thì không thể có thơ. Tuy nhiên, cũng đã có lúc, con người ham mê lý luận vô độ đã muốn vứt bỏ tất cả để được thanh thản với thơ:
“Vứt nốt cảm giác và suy tưởng
tay trắng một mình với thơ”
Đối với ông thơ vẫn là một cõi đẹp riêng.
Trong suốt mấy chục năm công tác, luôn hưởng chế độ cán bộ cao cấp nhưng ông lại không có thực quyền, không có thực quyền nhưng ý kiến của ông lại rất quan trọng, có thể tác động đến đời sống của mọi người dân. Ông bảo trong chính trị có một thứ quyền lực vô cùng ghê gớm đó là quyền lực của những kẻ xu nịnh, quyền lực của thân nhân người có quyền. Những con người đó không có thực quyền nhưng họ có thể chi phối đến vận mệnh của cả dân tộc, có thể làm nghẹt thở hàng triệu sinh mệnh con người. Vì lẽ đó mà người Pháp có câu châm ngôn: “Mọi việc quốc gia không giải quyết ở Phủ Tổng thống, mà giải quyết ở giường ngủ”. Bên cạnh cái quyền lực không thực quyền đó, lại còn có thứ quyền lực đáng sợ hơn nữa, đó là quyền lực từ thế lực bên ngoài. Nếu người có thực quyền không có đức, không có trình độ và không có bản lĩnh, chỉ cần thiếu một trong ba cái đó rất dễ bị những thứ quyền lực kia chi phối, khi đó anh ta chỉ là con rối mà thôi, thậm chí sẽ là mầm hoạ cho dân tộc. Tôi cứ định hỏi xem ông đã từng có những góp ý gì cho các vị lãnh đạo để mang tầm ảnh hưởng đến quốc gia chưa, nhưng rồi tôi lại im lặng. Và tôi nghĩ rằng, một con người đầy tâm huyết với vận mệnh đất nước, với nhân dân như ông thì chỉ có thể đóng góp những ý kiến có lợi cho dân cho nước mà thôi. Tôi tin chắc là như thế vì tôi cảm nhận được hết điều đó trong từng câu chuyện của ông, trong sự nghẹn ngào khi ông nói về vận nước trong quá khứ và hiện tại, khi ông nói về cuộc sống của những người dân nghèo mà ông đã chứng kiến và đang chứng kiến, khi ông nói chuyện về lòng tốt cũng như sự giả trá của con người. Và tôi cũng biết, đã có lúc ông cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống đang diễn ra, tuyệt vọng về con người:
…
Sẽ đến thời khắp bốn phương tử tế
cuối con đường có lẽ gặp con người
đi hết mọi chân trời và mọi nhẽ
mênh mông buồn vui thế bạn bè ơi- Đường-
Nhưng trong sự tuyệt vọng đó ông vẫn đặt niềm tin vào tương lai, đặt niềm tin vào sự tử tế trong cõi người và cõi đời này. Bởi nếu ta không đặt niềm tin vào sự tử tế, đặt niềm tin vào những điều nhân văn cao cả thì chúng ta sẽ tự đánh mất mình. Và khi tất cả mọi sự tử tế bị đánh mất thì cuộc sống này chỉ còn là bóng tối và địa ngục, chỉ còn những âm thanh gào rú hoan lạc mang tính bầy đàn.
Là một người con của Hà Nội, ông yêu từng góc phố, từng hàng cây, yêu những con người Hà Nội nhân hậu, và thanh lịch. Hà Nội của ông đã khác xưa nhiều quá và ông trăn trở với những sự đổi thay đó. Hà Nội của ông, hay đúng hơn là cả xã hội này đang có nhiều thứ “rác” nhưng ông không thể cứ nhìn vào những thứ rác rưởi đó mãi, bởi nếu từ một đống rác mà ta bươi ra sẽ thành một núi rác, bươi tiếp sẽ thành một đời rác. Hàng ngày ông vẫn lắng nghe những thân phận nghèo khổ bươn trải nơi phố chợ mà ông đang sống, lắng nghe thân phận của cậu bé đánh giày vẫn hay ngồi trước cổng nhà ông. Họ là những con người nghèo khổ, những thân phận tận cùng của xã hội nhưng họ có một tấm lòng đáng để ông trân trọng, sẻ chia. Chính họ là những người giúp ông đặt niềm tin vào cuộc đời, đặt niềm tin vào con người, giúp ông thấy được rằng Hà Nội của ông vẫn còn nhiều điều ấm áp, cao cả và đẹp đẽ.
Trong lúc trò chuyện, thỉnh thoảng ông lại nghẹn ngào khi đọc những câu thơ viết về tuổi thơ, viết về mẹ. Ông sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà số 4 Mai Hắc Đế. Bố là giáo viên tiểu học, mẹ là nông dân trồng rau, trồng hoa của làng Yên Thái. Ông bảo thuở nhỏ ông rất lười học, chỉ suốt ngày mặc áo ba lỗ, quần xà lỏn, lang thang đầu đường xó chợ cùng chúng bạn. Chính những năm tháng đó đã cho ông nhiều bài học về con người và về cuộc đời. Ông đã từng cùng chúng bạn đi ăn mày ăn xin khắp phố phường Hà Nội trong nhiều năm, như là một trải nghiệm về cuộc đời để tích luỹ vốn sống. Hồi đó ở Hà Nội có hai kiểu ăn mày. Một là ngồi ở góc phố, chờ mọi người qua lại thì xin. Còn ông thuộc kiểu ăn mày thứ hai, đến từng nhà gõ cửa để xin. Sau nhiều lần đi xin đều bị chủ nhà vác gậy, xua chó ra đuổi, ông mới nghĩ ra câu nói thật lâm li bi đát mong làm động lòng những gia đình giàu có: “Con cá sống về nước, con sống về cửa ông, sống về cửa bà. Con lạy ông, con lạy bà, đừng xua đuổi con, cho con xin chút cơm thừa canh cặn”. Nhưng rút cục thì những câu nói lâm li bi đát đó cũng không làm động lòng những gia đình giàu có. Ông và chúng bạn vẫn bị xua đuổi và ghẻ lạnh. Xin không được ở những gia đình giàu có ông lại đến xin ở những nhà nghèo khó và lần nào họ cũng cho ông chút gì đó. Ông đã từng đi nhặt những lá rau úa vàng vứt nơi góc đường góc chợ về nấu ăn cùng chúng bạn rồi đi vác lợn cho lò mổ để kiếm từng chinh, từng hào. Có nhiều khi cùng các bạn đi qua ngôi nhà của mình, ông bảo nhà tao đây nhưng không đứa bạn nào tin lời ông. Họ lại nghĩ, chắc ông vừa xin vào làm thằng nhỏ trong gia đình đó. Ông bảo, ông biết ơn thuở đầu đường xó chợ, biết ơn những người bạn đầu đường xó chợ nhưng đầy ân nghĩa đã rộng lòng dạy dỗ tuổi thơ của ông. Năm 16 tuổi, đang học tú tài phần hai thì ông bị địch bắt vì tham gia hoạt động cách mạng. Đến tháng 9 năm 1945, ông gia nhập quân giải phóng trong trung đoàn Nam tiến, tham gia vào các mặt trận miền Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và Tây Nguyên. Năm 1947, mới 19 tuổi, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi đó là Đại diện Trung ương Đảng, Bí thư liên khu uỷ liên khu 5, đưa về làm thư kí riêng. Ngoài công việc làm thư kí riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng suốt 53 năm, ông còn tham gia nhóm tư vấn cho nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác. Cho đến bây giờ khi đã hoàn toàn nghỉ hưu, ông vẫn được các cơ quan, tổ chức mời làm cố vấn, như: Trung tâm Minh triết Việt Nam, Viện nghiên cứu nhân lực nhân tài Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, Báo Tia sáng, Hội đồng lý luận Trung ương. Và mới đây nhất, ông được mời làm Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông tại Việt Nam do các trí thức trong và ngoài nước lập ra.
Câu chuyện giữa tôi và ông luôn bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại gọi đến. Đó là cuộc điện thoại của người bạn già hỏi thăm sức khoẻ, hay điện thoại mời ông tham dự hội thảo, mời ông làm cố vấn cho một tổ chức nào đó. Rồi tiếng chuông cửa lại vang lên, những người bạn thưở học sinh, từ trong miền nam ra, đến thăm ông. Tôi đã nhìn thấy được niềm vui, tình cảm chân tình của những người bạn già thực sự thương mến nhau. Những người bạn của ông lại kể cho tôi nghe kỉ niệm thời thơ ấu. Họ bảo, Việt Phương từng là thần tượng của nhiều lớp học sinh sinh viên trong những năm 60 và 70 bởi những bài nói chuyện đầy sức thuyết phục, bằng sự thông minh, bằng những kiến thức lý luận chuyên sâu, bằng góc nhìn cương trực, dám nhìn thẳng vào sự thật, phê phán cái sai cái xấu trong xã hội, và bằng một cá tính mạnh mẽ, sôi nổi. Hồi đó, cơ quan hay trường học nào mời được Việt Phương đến nói chuyện thì coi như đó là sự kiện quan trọng được trông đợi nhất.
Cả cuộc đời làm chính trị và làm thơ. Cả cuộc đời nghiên cứu lý luận, triết học đông tây kim cổ. Cả cuộc đời đã và đang dấn thân sống, cống hiến. Ông rút ra được một bài học cơ bản nhất từ trong giáo lý của nhà Phật để làm lẽ sống cho mình. Đó là: tất cả là không có gì, không có gì là tất cả. Hãy sống sao cho không hổ thẹn với anh em bè bạn, người thân, không hổ thẹn với nhân dân và không hổ thẹn với chính mình.
T.V.L
*Bài do tác giả gửi trực tiếp tới TỄU Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét