Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

MỸ: ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CỦA TỐNG THỐNG BARACK OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 5/11/2012

(Tạp chí The Economist)

Không phải từ năm 1933 mới có một tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như khi Barack Obama đặt bàn tay trái của mình lên cuốn Kinh thánh vào tháng 1/2009. Hệ thống ngân hàng gần như sụp đổ, hai công ty lớn sản xuất ôtô trượt dốc đến chỗ phá sản; và công ăn việc làm, thị trường nhà và sản lượng đều suy giảm.

Bị vây quanh bởi những thúc ép chính trị, các tổng thống đã thành đặc trưng chỉ có ảnh hưởng ít nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Ông Obama, giống như Franklin Roosevelt năm 1933 và Ronald Reagan năm 1981, là một ngoại lệ. Không chỉ những quyết định của ông sẽ có tính quyết định đối với sự phục hồi kinh tế, mà ông còn có một cơ hội để định hình nền kinh tế vốn đã nổi lên. Như một nhà cố vấn đã nói, cuộc khủng hoảng này không nên được phép để uổng phí.

Ông Obama đã để mất cơ hội chăng? Gần 4 năm sau, các cử tri dường như đều nghĩ như vậy: sự tán thành việc quản lý kinh tế của ông gần như xuống tới điểm thấp nhất, trở ngại lớn nhất duy nhất đối với việc tái cử của ông. Tuy nhiên, đây không phải là một sự đánh giá công bằng về thành tích của ông Obama, mà phải xem xét không chỉ những kết quả mà còn những quyết định mà ông đã đưa ra, những lựa chọn thay thế được cân nhắc và những trở ngại trên con đường của ông. Được xem xét dưới ánh sáng đó, thành tích đạt được là tốt hơn. Việc ông xử lý khủng hoảng và suy thoái đã gây ấn tượng. Không may những nỗ lực của ông về việc tái định hình nền kinh tế thường không có được hiệu quả mong muốn. Và lĩnh vực tài chính công của Mỹ đang ở trong tình trạng thảm hại.

Bảy tuần trước khi ông Obama đánh bại John McCain vào tháng 11/2008, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. AIG được cứu trợ ngay sau đó. Các biện pháp cứu trợ Ngân hàng Mỹ và City group được đưa ra. Vào quý VI năm 2008, GDP đã giảm với tỉ Ịệ tính cho cả năm là 9%, mức tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua.

Do đó, thậm chí trước khi ông Obama nhậm chức, đã có nguy cơ rằng lòng tin của các nhà đầu tư sẽ tiêu tan trước một thời kỳ quá độ lộn xộn sang một tổng thống chưa được thử thách. Khoảng trống chính trị giữa thắng lợi của FDR (Franklin Delano Roosevelt) năm 1932 và lễ nhậm chức của ông vào năm sau đã làm cho những tháng đó nằm trong những tháng tồi tệ nhất của cuộc Đại Suy thoái.

Ông Obama đã làm nhũng gì mà ông có thể để làm giảm nhũng nỗi sợ hãi đó. Với tư cách là ứng cử viên tổng thống và là Thượng nghị sĩ, ông đã ủng hộ Chương trình Cứu trợ Tài sản gặp rắc rối (TARP) không được lòng dân do Henry Paulson, Bộ trưởng tài chính của George Bush, hình thành một cách vội vã. Sau cuộc bầu cử ông đã lựa chọn Tira Geithner, là một người có công trong việc ứng phó với khủng hoảng của chính quyền Bush, làm bộ trưởng tài chính của mình. Những người còn lại trong êkíp kinh tế của ông – Larry Summers, là Bộ trưởng Tài chính của Bill Clinton; Peter Orszag, một giám đốc bảo thủ về tài chính của Cơ quan Ngân sách Quốc hội (CBO); và Christina Römer, một nhà kinh tế vĩ mô được kính trọng – tương tự đều làm yên lòng.

Việc giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính có hệ thống đòi hỏi phải tái cung cấp vốn cho các thể chế tài chính yếu kém và chuyển các khoản cho vay khó đòi của họ từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Dưới thời ông Bush, chính phủ đã bơm tiền mặt vào các ngân hàng. Nhưng những nghi ngại về khả năng của các nhà cho vay tồn tại qua một cuộc suy thoái tồi tệ vẫn còn dai dẳng. Ông Obama đã đối mặt với những yêu cầu quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém và buộc họ phải cho vay, hoặc để cho họ phá sản, ông Summers và ông Geithner đã coi cả hai biện pháp sẽ phá vỡ lòng tin trong hệ thống tài chính, và thay vào đó tiến hành một loạt “kiểm tra năng lực tài chính” để xác định xem ngân hàng nào có đủ vốn. Những ngân hàng không có đủ vốn có thể hoặc huy động thêm vốn tư nhân hoặc huy động vốn từ TARP.

Phản ứng đầu tiên là một phản ứng gây thất vọng – cổ phiếu đã giảm mạnh. Các học giả dự đoán rằng ông Geithner sẽ sớm ra đi. Nhưng các cuộc kiểm tra tỏ ra khắt khe và minh bạch đủ để thuyết phục các nhà đầu tư rằng hệ thống ngân hàng không có gì nghiêm trọng được để lại để che giấu. Các ngân hàng buộc phải huy động hàng trăm tỉ USD vốn cổ phần. Tỉ lệ vốn ngân hàng hiện nay đã vưọt quá mức trước khủng hoảng và phần lớn số tiền của họ từ TARP đã được trả lại với một khoản lãi cho chính phủ. Các cuộc kiểm tra năng lực tài chính của châu Âu đã lỏng lẻo hơn, và một số ngân hàng đã qua được kiểm tra sau đó đã phải được giải cún tài chính.

Công ty General Motors (GM) và Chrysler đã thể hiện một thách thức khác. Thông thường một nhà sản xuất đang thất bại sẽ gán nợ và dần đi vào tình trạng phá sản dưới sự giám sát của tòa án. Nhưng năm 2009 không có nhà cho vay nào sẽ cung cấp cho “con nợ sở hữu tài sản” khổng lồ khoản tài trợ mà việc tổ chức lại hai công ty này cần có. Phá sản có nghĩa là vỡ nợ. Điều đó sẽ xóa bỏ các nền kinh tế địa phương và các nhà cung cấp đúng vào lúc các ngân hàng đang được giải cứu. Mặt khác, đơn thuần việc cứu trợ các công ty được điều hành tồi tệ là quá hào phóng.

Giải pháp của Obama là buộc phải đưa cả hai công ty sản xuất ôtô vào bảo hộ phá sản, sau đó cung cấp tài trợ cần thiết đế tổ chức lại, với điều kiện cả hai công ty phải loại bỏ công suất và người lao động không cần đến. Cả hai công ty đã nổi lên từ phá sản trong vòng vài tháng. Chrysler, hiện là một phần của công ty Fiat của Italia, lại bắt đầu có lãi, GM cũng vậy, công ty này đã trở lại thị trường chứng khoán vào năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ sẽ có khả năng mất khoản tiền cứu trợ hai công ty này.

Những nỗ lực của Obama về việc giải quyết thị trường nhà ở ít thành công hơn. Vào đầu năm 2009, 9% số tiền thế chấp nhà ở, trị giá gần 900 tỉ USD, là không trả đúng hạn. Phương sách truyền thống kêu gọi chính phủ mua và sau đó làm giảm các khoản cho vay khó đòi này, làm trong sạch hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống này cho vay trở lại. Nhưng khi Bộ Tài chính xem xét những đề nghị như vậy, bộ này nhận thấy chưa có một cơ cấu sẵn có để trích số tiền cho vay vô giá trị từ những quỹ được chứng khoán hóa. Một biện pháp thay thế là trả tiền cho các ngân hàng để làm giảm các khoản cho vay xuống mức mà những người chủ nhà có thể xử lý được. Nhưng theo Michael Barr, người đã tiếp tục những nỗ lực đó và hiện giảng dạy tại trường Đại học Michigan, nhớ lại thì nguy cơ là “người ta hoặc trả quá nhiều cho các ngân hàng… cứu trợ cửa sau mà không bảo trợ đầy đủ cho những người đóng thuế, hoặc trả quá ít và các ngân hàng sẽ không sẵn sàng làm điều đó”.

Thay vào đó, các nhà cho vay đã được thúc đẩy nhằm giảm bớt chi trả cho các khoản thế chấp bằng các khoản trợ cấp và nhũng đảm bảo cho vay. Ngay cả Fannie Mae và Freddie Mac, mặc dù hiện nay rõ ràng thuộc sở hữu của chính phủ, đã phản đối tham gia. Vào tháng 4, chỉ có 2,3 triệu khoản vay thế chấp được điều chỉnh hoặc tái tài trợ theo các chương trình của chính quyền, so với mục tiêu từ 7 triệu đến 9 triệu. Nếu Obama đổ thêm tiền vào số vốn gốc đang suy giảm ngay tự đầu, thì kết quả có thể là nguy cơ chính trị. Phillip Swasel, nhà kinh tế xử lý các vấn đề tương tự dưới thời ông Paulson, nói: “Họ đã tỏ ta thận trọng. Nhìn lại, tôi đánh cược là họ ước rằng họ không thận trọng, chi tiêu nhiều tiền, và thực sự giải quyết được vấn đề”.

Các hoạt động kinh tế kinh điển cho thấy khi chính sách tiền tệ thông thường bất lực, chỉ có chính sách tài chính mới có thể kéo nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái. Lần đầu tiên kể từ những năm 1930, Mỹ phải đối mặt với những hoàn cảnh như vậy vào tháng 12/2008. Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống bằng 0 vào tháng đó và đã tiến hành thử nghiệm biện pháp không thông thường, mua trái phiếu bằng tiền mới in. Lý lẽ biện minh cho sự kích thích tài chính do vậy là thỏa đáng.

Sự tăng trưởng chậm chạp từ năm 2009 đã nuôi dưỡng những đánh giá phản đối Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ trị giá 800 tỉ USD. Phe bảo thủ nói rằng gói kích thích kinh tế không phát huy tác dụng, hoặc rằng gói kích thích kinh tế của ông Obama được thiết kế tồi. Công bằng nhất mà nói họ đã sai. Daniel Wilson thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco suy luận hiệu quả của gói kích thích kinh tế thông qua một phân tích về dữ kiện công ăn việc làm cấp nhà nước. Ông đã kết luận rằng việc chi tiêu mang tính kích thích kinh tế này đã tạo ra hoặc cứu vãn 3,4 triệu việc làm, sát với ước tính của CBO.

Những cáo buộc cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế này có một phần được sử dụng không có hiệu quả cũng là không công bằng. Khoảng 1/3 số tiền này dành cho các khoản cắt giảm thuế hoặc tín dụng. Hầu hết việc chi tiêu đều diễn ra dưới hình thức chuyển giao trực tiếp cho các cá nhân, như tem lương thực và bảo hiểm thất nghiệp, hoặc cho các bang và các chính quyền địa phương, về các vấn đề như Medicaid.

Những người ‘theo đường lối tự do đưa ra lý lẽ trái ngược: gói kích thích kinh tế là quá ít. Theo lời lẽ của No am Scheiber trong cuốn sách của ông “Các nghệ sĩ bỏ trốn”, bà Romer ban đầu đề xuất một gói kích thích kinh tế 1,8 nghìn tỉ USD, Được cho biết rằng con số đó là phi thực tế, bà xem xét lại hạ xuống còn 1,2 nghìn tỉ USD, ông Obama cuối cùng đề nghị, và nhận được, khoảng 800 tỉ USD. Một số nhà chỉ trích lưu ý rằng con số này là quá ít so với số tiền thiếu hụt dự tính là 2 nghìn tỉ USD trong hoạt động kinh tế năm 2009 và 2010. Nhưng con số này nhiều hơn so với số tiền Quốc hội đã từng chấp thuận trước đó. Bất chấp việc phe Cộng hòa nam quyền Hạ viện năm 2010, ông Obama cuối cùng nhận được thêm gần 600 tỉ USD trong gói kích thích kinh tế, bao gồm cắt giảm thuế quỹ lương trong 2 năm.

Nếu gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng, tại sao việc phục hồi kinh tế vẫn rất chập chạp? GDP trung bình chỉ tăng 2,2%, từ khi cuộc suy thoái kết thúc vào giữa năm 2009, một trong những sự phục hồi chậm nhất được ghi nhận. Vì một lẽ, nền kinh tế đã vấp phải những “lỗ hổng không khí” dưới dạng giá dầu cao hơn, một phần do Mùa Xuân Arập và khủng hoảng nợ châu Âu gây ra. Hơn nữa, theo Goldman Sachs, từ quý IV năm 2009, việc thắt lưng buộc bụng của bang và địa phương đã vô hiệu hóa thêm gói kích thích kinh tế liên bang.

Có lẽ sự giải thích đơn giản nhất là những phục hồi từ các cuộc khủng hoảng tài chính thường là rất yếu. Ông Obama đã có lỗi khi ngạo mạn cho rằng điều này sẽ khác hẳn. Ông cũng tạo ra những hy vọng rằng, một khi êkíp của ông từ bỏ sự can thiệp triệt để vào thị trường thế chấp, ông có thể sẽ không gặp phải tình trạng này.

Một nền kinh tế trong trí tưởng tượng riêng của ông Obama

Từ những ngày đầu tiên trong quá trình vận động tranh cử, ông Obama đã nói rõ ông muốn làm hơn nữa chứ không chỉ khôi phục sự tăng trưởng: ông mơ ước tái tạo nền kinh tế Mỹ. Điều tốt nhất và sáng sủa nhất sẽ là dành cho năng lượng sạch, chứ không phải đầu cơ tài chính. Việc tăng cường đầu tư công cho giáo dục và cơ sở hạ tầng sẽ đem lại sức sống cho sản xuất, thúc đẩy thu nhập của tầng lớp trung lưu và ứng phó với thách thức cạnh tranh từ Trung Quốc.

Khi nhậm chức, Obama đã dốc sức cho chương trình nghị sự đó, trong khi tỏ ra ưa thích chính sách công nghiệp. Jared Bernstein, lúc đó là cố vấn kinh tế cho phó Tổng thống Joe Biden, nói: “Khi chúng ta bắt đầu nói về Đạo luật phục hồi kinh tế vào tháng 12/2008, các cuộc thảo luận đầu tiên là về năng lượng sạch: mạng lưới điện thông minh, sức gió, năng lượng mặt trời, và các pin tiên tiến”. Một số cố vấn, như Summers, đã băn khoăn với chính sách công nghiệp. Những người khác, như ông Bemstein, đã lập luận rằng các hoạt động kinh tế chính thống cho phép chính phủ can thiệp vào công nghệ trong giai đoạn đầu.

Các mục tiêu ưu tiên cá nhân của ông Obama đã giành thắng lợi. Gói kích thích kinh tế đã dành khoảng 90 tỉ USD cho các dự án xanh, bao gồm 8 tỉ dành cho đường sắt cao tốc. Một phần trong số này rõ ràng đã bị lãng phí, nhưng có thể không đến mức như các nhà chỉ trích nghĩ. Chưa đến 2% các khoản vay dành cho năng lượng xanh gây tranh cãi của Bộ Năng lượng, như khoản dành cho Solyndra, một công ty sản xuất tấm pin mặt trời hiện bị phá sản, đã bị lãng phí.

Vấn đề lớn hơn với sự chi tiêu này là nó đã đi ngược dòng kinh tế. Năm ngoái ông Obama khoe khoang rằng Mỹ sẽ sớm đạt được 40% công suất sản xuất thế giới về pin ôtô điện tiên tiến. Nhưng với ôtô điện vẫn còn là sai số làm tròn trong tổng số ôtô bán ra, công suất đó là không cần thiết. Nhiều công ty sản xuất pin đang chật vật để tồn tại. Các công ty sản xuất tấm pin mặt trời phải đối mặt với cuộc cạnh tranh giá rẻ từ Trung Quốc, trong khi khí đốt tự nhiên từ đá phiến đã làm xói mòn lý lẽ ủng hộ điện năng từ mặt trời và sức gió. Về đường sắt cao tốc, đường cao tốc mở rộng, thì hàng không giá rẻ và các chính quyền bang và chính quyền địa phương dễ tức giận đã làm cho sức sống của nó trở nên mơ hồ. Một khoản 3,5 tỉ USD của liên bang cấp cho California có thể không đi đến đâu vì chi phí ước tính của dự án đường sắt cao tốc của bang này nằm ngoài sự kiểm soát.

Ồng Obama luôn tô vẽ mình là một người thực dụng, chứ không phải một nhà tư tưởng, ông nói trong diễn văn nhậm chức của mình: “Câu hỏi mà chúng ta đặt ra hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta quá lớn hay quá nhỏ, mà liệu nó có hoạt động hay không”. Mặc dù vậy, trên thực tế, ông luôn lựa chọn chính phủ lớn hơn chứ không phải chính phủ nhỏ.

Đôi khi đây là một vấn đề cần thiết. Sự phức tạp của luật y tế của ông Obama là kết quả của việc thực hiện giấc mơ của Đảng Dân chủ về chăm sóc sức khỏe phổ cập bên trong thị trường tư nhân đang tồn tại. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho cần thiết phải xử lý các công ty tài chính thất bại mà không phải là các ngân hàng, hợp lý hóa các cơ cấu giám sát và điều chỉnh những vấn đề phát sinh, tất cả do Đạo luật Dodd-Frank đề ra.

Không may đạo luật này đề ra nhiều hơn thế. Trong các lĩnh vực khác, những người được Obama chỉ định cũng đã đề nghị hoặc thực hiện các quy tắc tốn kém và bừa bãi hơn so với những người tiền nhiệm của họ về mọi việc từ các chuẩn mực tiết kiệm năng lượng cho xe ôtô đen các chất thải thủy ngân của các nhà máy điện. Chính quyền nói rằng những lợi ích của các quy tắc này quan trọng hơn chi phí, nhưng lý lẽ đó thường dựa trên những giả định đáng nghi ngờ.

Nếu khối lượng lớn các quy tắc mới xa lánh lĩnh vực kinh doanh, giọng điệu của ông Obama cũng gây ấn tượng rằng ông xuất thân từ một bộ tộc thù địch. Đây là sự tự chuốc lấy thất bại, hơn thế vì những hành động của ông trong năm qua đã cho thấy một sự thay đổi phương hướng. Nhà Trắng đã buộc Cơ quan Bảo vệ môi trường hoãn áp dụng một chuẩn mực mới về khí ozon gây tốn kém và gây tranh cãi. Ông Obama hiện nay là người ủng hộ khí đốt đá phiến. Chính quyền của ông đã đề ra những quy tắc mới có lợi cho ngành công nghiệp này, chẳng hạn cho phép các công ty khoan giếng dầu thêm hai năm để đáp ứng đường lối chỉ đạo về lượng khí thải.

Sau sự thờ ơ ban đầu, ông Obama cũng đã hâm nóng lĩnh vực thương mại. Ông đã tiến hành một thỏa thuận với Đảng Cộng hòa nhằm thông qua 3 hiệp định thương mại song phương, và đang thúc đẩy Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vòng đầu về thuế quan đối với mặt hàng lốp xe đã tỏ ra là một sự kích thích riêng biệt trong một mối quan hệ kinh tế mặt khác được xử lý khéo léo với Trung Quốc.

Chiều hướng thực dụng này có thể đã đến quá muộn đối với ông Obama đến mức không thể tranh thủ ve vãn được nước Mỹ liên hợp. Thay vào đó, các hình thức thị trường tự do lo ngại rằng nếu không kiềm chế ảnh hưởng của các quan chức như ông Summers, Cass Sunstein và ông Geithner (người có thể ra đi khi kết thúc nhiệm kỳ này), các đệ tử theo đường lối can thiệp hơn của ông Obama sẽ vận hành chính phủ nhiệm kỳ hai.

Con voi trong nhiệm kỳ 2

Trên thực tế, ông Obama có thể tiến gần hơn đến phái giữa nếu ông giành thắng lợi nhiệm kỳ 2. Các mục tiêu luật pháp chủ yếu của ông – cải cách y tế và cải cách tài chính – đã đạt được. Phe Cộng hòa gần như chắc chắn kiểm soát ít nhất một viện trong Quốc hội, ngăn cản các kế hoạch chi tiêu lớn mới, bất chấp tình trạng phục hồi kinh tế.

Điều đó để lại những vấn đề tài chính công. Người ta ít bình luận về ông Obama trên mặt trận đó. Sự thật, ông thừa hưởng sự thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử thời bình, với tỉ lệ 10% GDP. Nhung năm 2009 ông cho rằng tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% vào năm tài chính sau. Thay vào đó, tỉ lệ này sẽ là 6%, nếu ông đi theo đường hướng của mình. Trở lại năm 2009, ông cho rằng tỉ lệ nợ sẽ đạt đỉnh 70% GDP vào năm 2011. Hiện tỉ lệ này được dự tính lên đến 79% vào năm 2014, giả sử dự đoán tăng trưởng lạc quan của ông là đúng.

Đây hoàn toàn không phải là bản cáo trạng như nó dường như là như vậy: những chuẩn mực thông thường về sự chính trực về tài chính đã không được áp dụng trong 4 năm qua. Khi các hộ gia đình, các công ty và các chính quyền bang và chính quyền địa phương đang cắt giảm nợ của họ, chính phủ liên bang sẽ làm cho cuộc suy thoái trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm như vậy.

Ít có thể bào chữa được hơn là những kế hoạch về việc giảm thâm hụt trong tương lai. Bị trói buộc vào một lời hứa ngớ ngẩn là không tăng thuế đối với 95% hộ gia đình, các kế hoạch của ông Obama gần như chỉ dựa vào việc đánh thuế đối với người giàu và các công ty. Những nỗ lực nhằm cắt giảm chi tiêu hầu hết rơi vào quốc phòng và các hạng mục tùy theo tình hình khác (có nghĩa là các hạng mục được phê chuẩn lại hàng năm), ông chưa chính thức đề nghị các kế hoạch đáng tin cậy để giảm bớt sự gia tăng các chương trình phúc lợi. Cuộc cải cách y tế của ông không làm cho thâm hụt thêm tồi tệ. Nhưng nó ít có tác dụng đối với sự gia tăng trong chương trình Medicare, nguồn chi tiêu lâu dài lớn nhất duy nhất.

Ông Obama cho rằng cuộc cải cách về phúc lợi sẽ là một phần trong cuộc mặc cả lớn trong đó phe Cộng hòa cũng đồng ý tăng thuế. Ông đã tính toán nhầm: phe Cộng hòa không nhượng bộ về thuế. Nhưng cũng có một thỏa thuận sẽ được tiến hành nếu ông Obama giành thắng lợi nhiệm kỳ hai. Do “hẻm núi” ngăn cách giữa hai đảng, dường như có khả năng hơn là cả hai đảng sẽ trở lại thể thức thường xuyên của họ là cáo buộc lẫn nhau. Nhưng cả tổng thống lẫn Đảng Cộng hòa đều muốn có một biện pháp thay thế cho sự kết hợp đáng báo động vào cuối năm của việc hết hạn cắt giảm thuế và những cắt giảm sâu rộng chi phí tùy theo tình hình và chi phí quốc phòng được biết đến như là “vách đá tài chính”.

Mùa Hè vừa qua ông Obama và John Boelner, Chủ tịch Hạ viện đã nhanh chóng tiến hành thỏa thuận về việc tăng thuế và cắt giảm các chương trình phúc lợi. Cuộc mặc cả này đã thất bại phần lớn vì những tính toán sai lầm chính trị của cả hai người. Việc tái cử của ông Obama có thể cho phép cả hai tiếp tục lại từ gần chỗ mà họ đã ngừng. Ông vẫn có cơ hội để cải thiện điểm số tồi tệ nhất trong phiếu thành tích của mình. Ông Obama nên đi ra và làm việc đó từ nay đến ngày 6/11.

*

* *

(Micheal Grunwald- Tạp chí Foreign Policy - số 9/10-2012)

Những người Cộng hòa chỉ trích tổng thống đã hoàn toàn sai. Gói kích thích đã có hiệu quả.

“Gói kích thích của Obama là một thất bại toàn diện ám ảnh nhiệm kỳ tổng thống của ông”. Không.



Dư luật kích thích trị giá 787 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn là một thất bại chính trị. Obama đã ký thông qua dự luật này trong tháng đầu tiên ông lên nắm quyền, cắt giảm thuế cho hơn 95% người lao động Mỹ, trong khi rót tiền vào chăm sóc y tế, giáo dục, năng lượng, cơ sở hạ tầng và trợ giúp những nạn nhân của cuộc Đại Suy Thoái. Đó là kinh tế học Keynes điển hình, sử dụng những đồng USD công để làm hồi sinh nhu cầu cá nhân, nhưng trong vòng 1 năm, tỷ lệ người nghĩ rằng nó đã tạo ra công ăn việc làm thấp hơn tỷ lệ số người Mỹ tin Elvis Presiey vẫn còn sống. Những người Cộng hòa đã chế giễu nó là “Porkulus”, gói căng phồng tất cả những điều sai lầm với chế độ Obama, và nó đã giúp khởi động sự hồi sinh chính trị do Đảng Trà kích động của họ. Giới truyền thông đã nín thở ghi vào sử biên niên những chi tiêu ngớ ngẩn của nó, như trang phục cho linh vật an toàn dưới nước; những khoản chi tiêu hợp pháp nghe có vẻ ngớ ngẩn, như một nghiên cứu hóa học não bộ về những con khỉ nghiện côcain; và những khoản chi tiêu tưởng tượng, như những chiếc xe lửa bay tới Disneyland. Những người Dân chủ đã quá mệt mỏi với sự chế nhạo không ngừng nên họ đã ngừng sử dụng từ “kích thích”.

Gần 4 năm sau, dự luật phục hồi kinh tế của Obama – và sự phục hồi kinh tế yếu ớt theo sau đó – là trung tâm của cuộc tranh luận về chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Đối với đối thủ Cộng hòa của ông, Mitt Romney, gói kích thích là một việc làm vô ích của chính phủ lớn làm phình to nợ quốc gia mà không đưa việc làm trở lại với người Mỹ, một sự thực hành bừa bãi về chủ nghĩa tự do đánh thuế và chi tiêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu và chủ nghĩa không tưởng vì môi trường không thực tế. Ngày nay Obama không dùng từ “kích thích”, nhưng ông lập luận rằng dự luật này, chính thức gọi là Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, đã giải cứu đất nước thoát khỏi một cuộc Đại Khủng Hoảng, chấm dứt cơn ác mộng kinh tế trong ngắn hạn (phần Phục hồi) trong khi đặt nền móng cho một nền kinh tế cạnh tranh và bền vững hơn trong dài hạn (phần Tái đầu tư). Trong khi đó, những người tự do bất bình than phiền rằng gói kích thích quá nhỏ bé, vì Obama đã quá rụt rè, và rằng những người Mỹ thất nghiệp vẫn đang phải trả giá cho sự yếu đuối của tổng thống.

Khi nói đến Đạo luật Phục hồi, sự thật đang đứng về phía Obama.

Trước hết, có bằng chứng phong phú rằng gói kích thích đã đem lại sự kích thích thực sự, giúp chấm dứt một sự rơi tự do ghê sợ, đẩy lui một cuộc Đại Suy thoái lần thứ 2 và kết thúc một cuộc sự đình đốn khốc liệt. Các nhà dự báo kinh tế hàng đầu của Mỹ – Macroeconomic Advisers, Economy.com của Moody, HIS Global Insight, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Văn phòng Ngân sách Quốc hội – đồng ý rằng nó đã làm tăng GDP ít nhất 2 điểm phần trăm, sự khác biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng, và cứu vớt hay tạo ra khoảng 2,5 triệu công ăn việc làm. Khái niệm “cứu vớt hay tạo ra” đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lời mỉa mai – Obama đã nói đùa rằng sau nghi thức tha thứ của Lê tạ ơn năm 2009 của ông, ông đã cứu vớt và tạo ra 4 con gà tây — nhưng điềuđó đơn thuần có nghĩalà 2,5 triệu người nữa sẽ thất nghiệp nếu không có Đạo luật Phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn là 2 con số.

Đương nhiên, như những người chỉ trích Obama thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu đều chỉ ra một cách chính xác, tỷ lệ thất nghiệp 8% của Mỹ vẫn là cao khủng khiếp. Và không có cách nào để tiến hành một nghiên cứu theo phương pháp giấu kín với cả 2 bên về một nền kinh tế Mỹ thay thế mà không có gói kích thích, vì vậy không có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh rằng gói kích thích đã khởi động một sự phục hồi. Nhung đạn đạo học thì chắc chắn là phù hợp. Nền kinh tế đã sụt giảm với tỉ lệ ở mức cuộc Đại Suy thoái trong quý 4/2008, và tình trạng mất việc làm lên cao nhất vào tháng 1/2009. Tuy nhiên, sau khi dự luật kích thích được thông qua vào tháng 2, sản lượng quý đã đạt mức cải thiện lớn thứ nhì trong vòng 25 năm, và tỷ lệ thất nghiệp quý đã đạt mức cải thiện lớn nhất trong vòng 30 năm. Tình trạng suy thoái đã chính thức chấm dứt vào tháng 6 năm đó. Một bài đánh giá của tờWashington Post về các nghiên cứu về Đạo luật Phục hồi đã tìm ra 6 nghiên cứu cho thấy một tác động kinh tế tích cực so với một nghiên cứu hữu ích (của nhà kinh tế Cộng hòa lỗi lạc John B. Taylor) kết luận rằng gói kích thích đã thất bại – và những người chỉ trích đã lưu ý rằng các số liệu của Taylor tương tự cũng chứng minh cho kết luận rằng gói kích thích là quá nhỏ bé.

Kể từ đó gói kích thích kiểu Keynes đã trở thành một môn bóng đá chính trị, nhung trước khi Obama lên nắm quyền, gần như tất cả mọi người đồng ý rằng khi nền kinh tế đình trệ, chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế, hoặc bằng cách đánh thuế ít hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn. Đầu năm 2008, mọi ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đề xuất một kế hoạch kích thích – trên thực tế, kế hoạch của Romney là lớn nhất. Và những người Cộng hòa vẫn sử dụng những lập luận về châm ngòi của Keynes để thúc đẩy cắt giảm thuế, chi tiêu quân sự và các gói kích thích khác mà họ ngẫu nhiên hỗ trợ. Đương nhiên, lập luận thuyết phục nhất ủng hộ gói kích thích năng nổ là kinh nghiệm của các nước châu Âu như Anh và Tây Ban Nha, những nước đã quay trở lại sự khắc khổ và trượt ngã trở lại suy thoái.

Người Cộng hòa đã chỉ trích các phiếu lương thực, trợ cấp thất nghiệp và khoản hỗ trợ khác cho những người thiếu may mắn của Đạo luật Phục hồi vì thúc đẩy một nền văn hóa phụ thuộc, nhưng trừ một vài ngoại lệ (những khoản trợ cấp học phí rộng rãi hơn cho sinh viên có thu nhập thấp và những khoản khấu trừ thuế cho người lao động có thu nhập thấp), những của bố thí này là tạm thời. Và không nghi ngờ là chúng đã làm cho một thời kỳ đặc biệt vất vả ít vất vả hơn, nâng ít nhất 7 triệu người Mỹ lên khỏi mức sống tối thiểu trong khi giảm nghèo cho 32 triệu người Mỹ. Do đó, tỷ lệ nghèo đói chỉ tăng nhẹ trong thời kỳ suy sụp tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Tình trạng vô gia cư thật sự đã giảm đôi chút, phần lớn vì một thử nghiệm đổi mới của Đạo luật Phục hồi trong việc “ngăn ngừa tình trạng vô gia cư” đã giúp cung cấp chỗ ở cho 1,2 triệu người Mỹ gặp khủng hoảng. Thay vào đó nếu một nửa trong số họ cuối cùng phải sống ngoài đường, thì số người vô gia cư của đất nước sẽ tăng gấp đôi.

về mặt chính trị, sẽ là vụng về khi tổng thống lập luận rằng nếu không có gói kích thích, nền kinh tế tồi tệ sẽ còn tồi tệ hơn. Có vẻ không thỏa đáng khi chỉ ra rằng những cuộc suy thoái do sự tan chảy tài chính tạo ra có xu hướng kéo dài và nguy hiểm một cách khác thường. Nhưng đó là sự thật.

“Nhưng Obama đã hứa giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 8%”. Không hẳn.

Vào đầu tháng 1/2009, êkíp chuyển tiếp của tổng thống sắp tới đã công bố một báo cáo tai hại về chính trị cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 9% nếu không có Đạo luật Phục hồi, trong khi dự đoán rằng nó sẽ có thể nằm dưới 8% nếu có Đạo luật Phục hồi, một lời nói hớ đã mở đầu cho hàng nghìn đề tài bàn luận sau khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% mặc dù có Đạo luật Phục hồi. Bản báo cáo chứa đầy những lời báo trước về “biên độ sai sót đáng kể” và những điều tương tự. Nhưng không ai nhớ đến những lời báo trước. Các tác giả, các nhà kinh tế Christina Romer và Jared Bernstein, thậm chí đã cho vào một ghi chú lớn về đường cơ sở thời trước gói kích thích: “Một số nhà dự báo cá nhân tiên đoán tỷ lệ thất nghiệp cao tới 11 % nếu không có hành động gì được thực hiện”. Nhưng không ai nhớ những chú thích. Chúng ta nhớ rằng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa xuống dưới 8%, vì những người Cộng hòa chưa bao giờ ngừng nhắc chúng ta nhớ. Và giới truyền thông đã nhiều lần trích dẫn báo cáo này để gạt bỏ Đạo luật Phục hồi như là một sự thất bại theo chính những tiêu chuẩn của chính quyền.

Rõ ràng, dự đoán 8% là một sai lầm – một sai lầm có thể hiểu được, một sai lầm về tiếp thị, một sai lầm rõ ràng dưới khả năng của Obama, nhưng vẫn là một sai lầm. Bản báo cáo của Romer-Berstein gần như không đủ bi quan. Tỷ lệ thất nghiệp đã vượt quá 8% thậm chí trước khi dòng tiền kích thích bắt đầu đổ ra. Nhưng đó không phải là sự phản ánh về gói kích thích. Romer và Berstein đã dự đoán chính xác rằng Đạo luật Phục hồi sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 2% – điều họ đã đánh giá không đúng mức là đường cơ sở lúc trước gói kích thích. Họ biết mọi chuyện đang tồi tệ, nhung họ chỉ không biết tồi tệ như thế nào. Khó ai có thể biết vào thời điểm đó. Cục Phân tích Kinh tế ban đầu đã chốt tăng trưởng cho quý 4/2008 ở mức khủng khiếp – 4% , nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh xuống mức vượt quá khủng khiếp – 9%; ở mức đó, Mỹ sẽ mất mát nhiều hơn giá trị sản lượng của toàn Canada năm 2009.

Ngay cả khi đó, Obama và các cố vấn của ông hiểu rằng Đạo luật Phục hồi tự nó sẽ không khôi phục được công ăn việc làm đầy đủ; như Phó Tổng thống Joe Biden đã nói với tôi theo cách nói quanh co của ông, nó chưa bao giờ được cho là để mang toàn bộ gánh nặng. Nhà Trắng mong đợi gói cứu trợ tài chính Phố Uôn, gói cứu trợ ngành công nghiệp ô tô và kế hoạch non nớt của mình sẽ giúp đỡ các chủ nhà gặp khó khăn để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Phụ tá kinh tế hàng đầu của Obama, Larry Summers, đã bị chỉ trích gay gắt vì kiên trì những cảnh báo của Romer rằng sẽ cần 1,8 nghìn tỷ USD để thu hẹp khoảng cách sản lượng trong một bản ghi nhớ then chốt cho tổng thống, nhưng ngay cả Romer cũng đồng ý đó là một cáo buộc sai lầm. Bản ghi nhớ đã cảnh báo rằng một gói kích thích trị giá 850 tỷ USD sẽ chỉ thu hẹp “gần một nửa khoảng cách sản lượng”, không đủ để đưa tỷ lệ thất nghiệp trở về “mức bình thường, trước suy thoái” của nó. Theo lời một phụ tá nói với tôi, bất kể người ta nghĩ gì về Obama, ông đều biết cách để nhân đôi.

“Gói kích thích lẽ ra nên lớn hơn, nhưng Obama đã bỏ lỡ”. Đúng và không đúng.

Trong khi những người Cộng hòa đã xem khinh gói kích thích coi như chính phủ lớn đang chạy cuống cuồng, nhiều nhà chỉ trích tự do hơn, dẫn đầu là nhà chuyên mục của tờ New York Times, Paul Krugman, đã coi thường nó là nhỏ bé một cách lố bịch. Và đúng là như vậy: kích thích nhiều hơn sẽ thu hẹp khoảng cách sản lượng nhiều hơn và thay thế nhiều hơn cho 8 triệu công ăn việc làm đã mất trong cuộc Đại Suy Thoái, cắt giảm thuế nhiều hơn sẽ bơm nhiều tiền hơn vào dòng máu kinh tế. Nhiều công trình công cộng hơn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho các thợ xây mất việc. Nhiều trợ giúp cho các bang sẽ ngăn ngừa các thống đốc Mỹ bù đắp tác động của Đạo luật Hồi phục bằng cách tăng thuế, cho giáo viên và công chức nghỉ việc, và cắt bớt chương trình Medicaid và các dịch vụ khác. Nói chung, những khoản cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của họ đã hút tiền ra khỏi nền kinh tế nhiều như gói kích thích đã đẩy vào, và công ăn việc làm trong khu vực công đã giảm xuống trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama.

Ngay cả như vậy, niềm tin phổ biến trong những người tự do cho rằng việc bơm gói kích thích không đầy đủ vào nền kinh tế là lỗi lầm cơ bản của Obama là phi lịch sử và không công bằng. Đạo luật Phục hồi vẫn rất to lớn – ước lượng gần đây nhất là 831 tỷ USD, lớn hơn toàn bộ Chính sách Kinh tế Mới tính theo đồng USD cố định – và đó không phải là lỗi của Obama khi nó đã không lớn hơn.

Vào tháng 9/2008, một gói kích thích trị giá 56 tỷ USD đã thất bại tại Thượng viện, với 2 Đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống. Và sau khoản cứu trợ ngân hàng hoàn toàn không được lòng dân, thậm chí có ít ham muốn hơn trong quốc hội về chi tiêu mạnh. Tới cuối tháng 11, khi tình hình tồi tệ của thị trường đã tạo ra sự đồng thuận miễn cưỡng rằng Quốc hội cần phải hành động, 387 nhà kinh tế chủ yếu nghiêng về cánh tả – nhiều người trong số đó sau này đã công kích Obama vì tiết kiệm tiền kích thích – đã ký một bức thư kêu gọi một gói chỉ có 300 tỷ USD đến 400 tỷ USD. Thậm chí vào tháng 1/2009, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nữ anh hùng của cánh tả, đã miễn cưỡng phê chuẩn bất kỳ thứ gì trên 600 tỷ USD. Tổng thống đã ra đi trước những người Dân chủ ngăn chặn ông.

Các vị tổng thống không có cây đũa thần, và những người Cộng hòa đã quyết định toàn thể chống lại Đạo luật Phục hồi. Dó đó trừ khi Obama muốn bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình với một thất bại lớn trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, ông cần phải tập hợp đưọc 60 phiếu ở Thượng viện. Đảng viên Dân chủ Al Franken còn bận kiểm lại phiếu ở Minnesota, do đó Obama cần ít nhất hai người Cộng hòa để hỗ trợ cho gói kích thích này. Ba thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa – Olympia Snowe và Susan Collins đến từ Maine, và Arien Specter đến từ Pennsylvania – cùng với Đảng viên Dân chủ bảo thủ Ben Nelsson đến từ Nebraska đều nhất trí rằng không ai trong số họ sẽ bỏ phiếu thuận trừ khi tất cả họ đều được thỏa mãn. Và tất cả đã nhấn mạnh rằng gói kích thích phải ít hơn 800 tỷ USD. Các nguồn tin từ Quốc hội xác nhận rằng ít nhất 6 thượng nghị sĩ Dân chủ ôn hòa cũng đặt một giới hạn không công khai ở mức 800 tỷ USD. Mọi người có mặt trong phòng trong cuộc giao dịch mặc cả của quốc hội đều đồng ý rằng Obama đã có những gì ông có thể có. Thượng nghị sĩ khi đó là Byron Dorgan, một người Dân chủ tới từ Bắc Dakota, nói với tôi: “Đơn giản là không có đủ chỗ cho bất kỳ thứ gì lớn hơn. Đó là chính phủ đại diện”.

Một số người liên tục chỉ trích Obama thừa nhận rằng ông đã không thể có gói kích thích nhiều hơn vào tháng 2/2009, nhưng họ than phiền rằng ông nên có được nhiều hơn từ Quốc hội một khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng cú lắc mạnh ban đầu sẽ không đưa trở lại được một nền kinh tế sôi động. Đúng là một số nhà cố vấn của Obama phần lớn đã đánh giá quá cao khả năng họ có thể dễ dàng quay trở lại Đồi Capitol. Ngay cả Summers, người không thường thú nhận như vậy, đã công nhận với tôi rằng ông đã sai và đối thủ của ông, Krugman, người đã cảnh báo rằng gói kích thích không đầy đủ sẽ gây tiếng xấu cho kích thích, đã đúng. Summers nói: “Vào lúc đó, tôi đã không đồng ý. Đó là một sai lầm”.

Cuối cùng Obama đã bóp nặn ra được gói kích thích trị giá 700 tỷ USD từ một Quốc hội vô cùng miễn cưỡng, thông qua một tá dự luật riêng biệt. Nó không hề dễ dàng. Snowe và Collins là những thượng nghị sĩ Cộng hòa duy nhất ủng hộ kéo dài trợ cấp thất nghiệp. Những người Cộng hòa cũng cản trở một dự luật nhằm cứu việc làm của giáo viên; Snowe và Collins cuối cùng đã đồng ý về một phiên bản thu gọn. (Spector cũng đồng ý, nhưng ông đã chuyển sang Đảng Dân chủ sau phản ứng dữ dội của Đảng Cộng hòa về phiếu ủng hộ kích thích của ông) Obama phải mất hơn 2 tháng đề thu được 2 phiếu Cộng hòa cho một dự luật trị giá 42 tỷ USD nhằm cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Cựu thượng nghị sĩ George Voinovich, một Đảng viên Cộng hòa thuộc Ohio, người đã bất chấp các lãnh đạo đảng của mình để ủng hộ dự luật, đặt câu hỏi: “Có điều gì có thể mang tính Cộng hòa hơn thế? Thay vì làm những điều đúng đắn, hoạt động chính trị đảng phái luôn luôn là điều đầu tiên”.

“Không giống Chính sách Kinh tế Mới, gói kích thích của Obama sẽ không để lại một di sản bền vững”. Sai.

Đây là nhận thức sai lầm lớn nhất về Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ, và điều đó có thể hiểu được, vì nó đã được tiếp thị như là một dự luật về công ăn việc làm. Nhưng nó liên quan đến tái đầu tư cũng như hồi phục, sự biến đổi dài hạn cũng như kích thích ngắn hạn.

Trước hết, Đạo luật Phục hồi là dự luật năng lượng lớn nhất, biến đổi nhất trong lịch sử, cung cấp vốn cho những sự đầu tư chưa từng có của chính phủ vào một hệ thống lưới điện thông minh hơn, than đá sạch hơn, tiết kiệm năng lượng theo mọi hình thức có thể tưởng tượng được, đào tạo việc làm “liên quan đến môi trường”, phương tiện chạy điện và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho chúng, năng lượng sinh học tiên tiến và các nhà máy tinh chế để pha chế chúng, năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió và nhiệt dưới mặt đất, và các nhà máy để sản xuất tất cả những thứ thân thiện với môi trường đó ở Mỹ. Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã đề xuất một dự luật năng lượng sạch 5 năm trị giá 6,3 tỷ USD mà đã bị bác bỏ vì không thực tế và nhanh chóng bị xếp xó. Một thập kỷ sau, trong tháng đầu tiên lên nắm quyền, Obama đã rót 90 tỷ USD vào năng lượng sạch với chữ ký của mình, đầu tư thêm 100 tỷ USD vốn tư nhân. Toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã hấp hối sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng nhờ gói cứu trợ, Obama đã giữ lời hứa tăng gấp đôi lượng phát điện tái tạo trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Gói kích thích cũng là dự luật cải cách giáo dục lớn nhất và biến đổi nhất từ thời chương trình cải cách Đại Xã hội, làm thức tỉnh các trường học công với một cuộc cạnh tranh “Cuộc đua tới đỉnh cao” được nhằm để trao phần thưởng cho sự đổi mới và trừng phạt sự tầm thường. Nó cũng là một dự luật chăm sóc y tế lớn và mang tính biến đổi, đặt nền móng cho những cải cách thậm chí còn lớn hơn và biến đổi hơn 1 năm sau của Obama; chẳng hạn, nó đã rót 27 tỷ USD vào việc đưa vào máy tính hệ thống y tế giấy bút của Mỹ, làm giảm các cuộc xét nghiệm dư thừa, những sự tương tác thuốc nguy hiểm và sai sót chết người của bác sĩ với chữ viết tay như gà bới. Nó gồm cả cuộc tấn công lớn nhất của Mỹ vào chính sách công nghiệp kể từ thời Franklin Roosevelt, sự mở rộng lớn nhất của các sáng kiến xóa đói giảm nghèo kể từ thời Lyndon Johnson, sự cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu lớn nhất kể từthời Ronald Reagan, và là sự bổ sung tiền nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay. Nó đã đưa 8 tỷ USD vào mạng lưới đường sắt hành khách cao tốc mới, sáng kiến vận tải mới lớn nhất kể từ các đường cao tốc liên bang, và 7 tỷ USD khác để mở rộng mạng lưới Internet tốc độ cao hiện có của nước này đến các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ, một sự biến đổi hiện đại việc điện khí hóa nông thôn của Chính sách Kinh tế Mới.

Các nhà chỉ trích thường lập luận rằng trong khi Chính sách Kinh tế Mới đã để lại đằng sau những công trình kỷ niệm mang tính biểu tượng – Đập Hoover, Con đường Skyline Drive, Căn cứ Fort Knox – gói kích thích sẽ để lại một di sản tầm thường là các nhà máy rác thải, những hố gà chưa được lát và các viên chức nhà nước sẽ mất việc nếu không có nó. Nhưng nó đang tạo ra những biểu tượng của riêng mình: nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, nhà máy tinh chế êtanon xenlulô đầu tiên của đất nước, các đồn biên giới không sử dụng năng lượng, một đoàn tàu cao tốc hình viên đạn sẽ nối Los Angeles và San Francisco trong chưa đến 3 tiếng. Nó cũng đang khôi phục các biểu tượng cũ: cầu Brooklyn và cầu Bay, Công viên quốc gia Everglades đang gặp nguy hiểm và Sông Elwha bị ngăn đập, Chợ Pike Place của Seattle và bến phà trên Đảo Staten. Nó đang tạo ra một ngành công nghiệp pin tiên tiến cho các phương tiện chạy điện gần như hoàn toàn từ con số 0, tài trợ cho các nhà máy được cho là sẽ thúc đẩy phần công suất toàn cầu của Mỹ từ 1% khi Obama lên nắm quyền tới khoảng 40 % vào năm 2015. Cơquan chính phủ mới duy nhất của nó, Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến về năng lượng (ARPA-E), cái nôi cho nghiên cứu đầu ngành về năng lượng lấy hình mẫu từ Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA), đang tạo ra những sự đột phá sẽ giúp đẩy nhanh sự chuyển tiếp tới một nền kinh tế có hàm lượng cácbonthấp.

Di sản chính của nó, giống như của Chính sách Kinh tế Mới, sẽ là sự thay đổi.

“Gói kích thích bị ảnh hưởng vì gian lận, đặc quyền và những việc làm vô ích kiểu như Solyndra”. Không.

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng 5% trong gói kích thích có thể thất thoát vì gian lận, nhưng các nhà điều tra đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng chưa đến 10 triệu USD bị thất thoát – khoảng 0,001%. Earl Devanev, nhà kiểm soát liên bang huyền thoại người đã giám sát gói cứu trợ với tư cách là người đứng đầu Ban Trách nhiệm và Minh bạch Phục hồi, nói với tôi: “Đó là một sự bất ngờ lớn. Chúng tôi không dính líu đến hoạt động chính trị, nhưng bất kể bạn là người Dân chủ, người Cộng hòa, người cộng sản, bất kể là gì, bạn phải hiểu rõ rằng gian lận nghiêm trọng đúng là đã không xảy ra”.

Những cuộc tấn công Porkulus là đặc biệt trơ tráo, vì định nghĩa thông thường của từ “pork” là một quỹ dành riêng cho một dự án cụ thể do một nhà làm luật cụ thể đưa vào, và Đạo luật Hồi phục là dự luật chi tiêu đầu tiên trong nhiều thập kỷ không có các quỹ dành riêng này. Đã có một vài thứ gần như quỹ dành riêng, đáng chú ý nhất là dự án than sạch của FutureGen trị giá 1 tỷ USD do Lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Dick Durbin đến từ Illinois đưa ra, nhưng chúng đã lu mờ so với 6.376 quỹ dành riêng chất đầy trong dự luật vận tải cuối cùng của Tổng thống George w. Bush. Hầu hết chi tiêu được cho là phí phạm mà những người Cộng hòa kể ra chưa bao giờ nằm trong gói kích thích (như các “các bảo tàng pháp luật”), bị loại khỏi gói kích thích (như “các quỹ cấm hút thuốc”), hoặc bị bóp méo mạnh điều gì đó trong gói kích thích (như cái gọi là một kinh phí 248 triệu USD dành cho “đồ nội thất cho chính phủ”, mà trên thực tế là một dự án nhằm xây dựng một trụ sở Bộ An ninh Nội địa mới sẽ có đồ nội thất bên trong).

Vẫn còn Solyndra! Công ty pin mặt trời ở California đã phá sản sau khi nhận được một khoản vay kích thích trị giá 500 triệu USD đã trở thành câu trả lời ngắn gọn của Đảng Cộng hòa đối với bất kỳ thành tích nào liên quan đến gói kích thích. Đó được cho là một trường hợp điển hình về sự thiếu khả năng, chủ nghĩa thân hữu và sự thất bại của chính sách công nghiệp thân thiện với môi trường. Những người Cộng hòa đã điều tra trong 1 năm, tổ chức hơn một tá cuộc điều trần và đưa ra tòa hàng trăm nghìn tài liệu, nhưng họ không phát hiện ra được bằng chứng sai phạm nào. Nhà điều tra hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Darrell Issa, nóì với tờ Politico: “Liệu có hoạt động phạm phát không? Có lẽ là không. Liệu có một sự ảnh hưởng chính trị và các mối quan hệ? Có lẽ là không”.

Solyndra là một công ty mới khởi nghiệp đã phá sản. Điều đó thường xảy ra. Đầu năm 2009, Solyndra và các tấm pin mặt trời hình trụ mang tính cách mạng của mình là điều đáng chúc mừng của Thung lũng Sillicon, quyên góp được 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư tinh hoa như gia đình Walton của chuỗi siêu thị Wal-Mart tên tuổi, và ông chủ đầy quyền lực người Anh Richard Branson. Kaiser là một nhà gây quỹ của Obama, nhưng gia đình Walton là những nhà quyên góp của Đảng Cộng hòa; như Issa thừa nhận, không có hằng chứng nào về bất kỳ ảnh hưởng chính trị không đứng đắn. Trên thực tế, Chính quyền Bush đã hoàn toàn chấp thuận Solyndra và cố gắng đẩy nhanh khoản vay của công ty này. Ban đầu chương trình cho vay có sự ủng hộ của cả 2 đảng; mục tiêu là giúp các công ty như Solyndra vượt qua cái gọi là Thung lũng Chết để có được những công nghệ cách tân với bước khởi động lớn và chi phí gia tăng. Một số khoản vay sẽ không thể trả được, nhưng đó là lý do tại sao Quốc hội cung cấp kho của dự trữ cho vay, đủ để bù đắp cho nhiều vụ phá sản có quy mô như Solyndra. Một vài bài phê bình độc lập đã nhận thấy người trả thuế sẽ không gặp nguy hiểm nào khi có thêm thua lỗ.

Sự thất bại của Solyndra thường được mô tả là một thất bại của ngành công nghiệp pin mặt trời, nhưng trên thực tế là ngược lại. Solyndra sản xuất những tấm pin tiết kiệm nhưng đắt tiền; công ty này về cơ bản là sự đánh cược rằng năng lượng mặt trời sẽ vẫn đắt đỏ. Thay vào đó, giá pin mặt trời đã giảm mạnh hơn 2/3 kể từ năm 2009, một phần vì gói kích thích nhưng cũng vì Chính phủ Trung Quốc đã đổ 30 tỷ USD vào các nhà sàn xuất pin mặt trời của riêng mình. Trong bất kỳ trường hợp nào, mức giá giảm mạnh gây khó khăn cho Solyndra phản ánh một ngành công nghiệp đang thành công; hệ thống pin mặt trời Mỹ tăng mạnh từ 29Q mêgaoát năm 2008 lên 1.855 mêgaoát năm 2011, và 7.000 mêgaoát trong các dự án mới được đề xuất trong 2 tháng trước khi Solyndra vỡ nợ – tương đương với 7 lò phản ứng hạt nhân mới.

Những cuộc tấn công không có thật mới nhất của Đảng Cộng hòa – rõ ràng là để đáp lại những lời buộc tội rằng Romney đã chuyển những công ăn việc làm của Bain & Co. ra nước ngoài – đã cáo buộc Obama chuyển các công ăn việc làm trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch ra nước ngoài thông qua gói kích thích. Trên thực tế, gói kích thích đưa công ăn việc làm vào trong nước. Chẳng hạn, nó đã làm hồi sinh ngành công nghiệp năng lượng gió, tạo các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất cũng như lắp đặt. Năm 2006, Mỹ đã nhập khẩu 80% linh kiện trong các tuốcbin gió của mình, sau gói kích thích, con số đó đã giảm xuống còn 40%. Đúng, nhiều nhà máy mới đó do nước ngoài sở hữu, nhưng chúng đã tạo công ăn việc làm cho người Mỹ; tên của ai trên áo phông công ty hoàn toàn không quan trọng. Công ty Tây Ban Nha Iberdrola đã tạm ngừng hoạt động của các cánh đồng gió ở Illinois và Texas sau khi nền kinh tế toàn cầu sụp đổ năm 2008; sau ngày gói kích thích được thông qua, công ty này đã thông báo sẽ rót 6 tỷ USD trở lại các dự án năng lượng gió ở Mỹ.

“Gói kích thích cho thấy điều mà Obama để tâm”. Đúng.

Kiểu tuyên bố này thường nhằm để xúc phạm; các nhà chỉ trích cánh tả và cánh hữu mô tả Đạo luật Phục hồi là bản chất của học thuyết Obama. Đúng là như vậy, nhưng không phải theo cách họ muốn nói.

Đối với nhũng người Cộng hòa, gói kích thích “thất bại” là một bài tập kinh điển của Obama về chủ nghĩa tự do chính phủ lớn, sự vô trách nhiệm về tài chính và sự kém cỏi. Nhưng đó đều là những cáo buộc sai. Đạo luật Phục hồi bao gồm các khoản cắt giảm thuế trị giá 300 tỷ USD, đúng như những người Cộng hòa đã yêu cầu; ARPA-E là cơ quan chính phủ mới duy nhất, và hầu hết các chi tiêu của nó dành cho những ưu tiên (từ các đường cao tốc tới phương tiện chạy điện đến bảo hiểm thất nghiệp) đều luôn mang tính lưỡng đảng cho tới khi chúng được gắn với Obama. Gói kích thích đã làm tăng thâm hụt – đó là toàn bộ ý nghĩa của gói kích thích Keynes – nhưng tác động của nó lên nợ dài hạn là không đáng kể nếu so với các khoản cắt giảm thuế của Bush, các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan, và thu nhập sụt giảm mạnh trong cuộc Đại Suy thoái. Và Đạo luật Phục hồi thật sự là một bài tập về chính phủ tốt. Nó không chỉ không dính bê bối, không liên quan đến quỹ dành riêng, kịp thời và vừa ngân quỹ, mà còn tạo ra một cuộc cách mạng bộ máy quan liêu âm thầm, khai thác sức mạnh của cuộc cạnh tranh để trao những đồng USD thuế cho những ứng viên xứng đáng nhất thay vì chỉ rải tiền khắp đất nước. Gói kích thích đã tạo ra hàng tá cuộc đua cạnh tranh, thiên về kết quả tới vị trí dẫn đầu vì tất cả mọi thứ, từ loại bỏ sơn chì tới hệ thống lưới điện thông minh đến các dự án vận tải đổi mới.

Tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, đối với nhiều người tự do, gói kích thích đã cho thấy tổng thống là một người yếu đuối phản lại nguyên tắc của mình, quan tâm nhiều đến việc cắt giảm các thỏa thuận hơn là theo đuổi những giấc mơ, vui vẻ hy sinh đồng minh của mình và liều lĩnh thỏa hiệp với những người Cộng hòa không nhượng bộ. Nhưng sự thuần túy tiến bộ sẽ không thu được 60 phiếu trong Thượng viện. Và Obama không phải là một người theo chủ nghĩa thuần túy tiến bộ. Trên thực tế, Đạo luật Phục hồi đã đem lại bằng chứng sớm rằng Obama khá giống với nhừng gì ông nói ông là vậy: một nhà kỹ trị trung tả trên hết là một người theo chủ nghĩa thực dụng, hài lòng với sự thỏa hiệp, lo lắng về các chuyên gia, không thích hy sinh lợi ích để theo đuổi lý tưởng nhưng quyết tâm đạt được những điều lớn lao. Nó đã phản ánh niềm tin của ông vào chính phủ như một công cụ để thay đổi, nhưng cũng là niềm khao khát của ông cho một chính phủ tốt hơn thay vì lớn hơn. Và đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng bất chấp những lời phát biểu hoa mỹ của ông trong suốt chiến dịch, ông hiểu rằng các dự luật không được Quốc hội thông qua không tạo ra sự thay đổi.

Cuối cùng, gói kích thích là sự chắt lọc tinh khiết nhất của điều Obama muốn nói qua câu “Sự thay đổi mà chúng; ta có thể tin tưởng vào”. Nó liên quan đến việc giải cứu nền kinh tế khỏi tai họa, nhưng cũng liên quan đến việc thay đổi nền kinh tế để chuẩn bị nước cho Mỹ cạnh tranh trong thế kỷ 21. Theo dấu vết, Obama thường nói về năng lượng sạch hơn, trường học tốt hơn, cải cách y tế và đánh thuế công bằng hơn không chỉ như là những đòi hỏi về đạo đức, mà là như những điều kiện tiên quyết về kinh tế cho sự phục hồi và sự lãnh đạo của Mỹ. Ông đã cảnh báo rằng Mỹ không thể để các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường của tương lai trôi ra nước ngoài; hoặc không chuẩn bị được cho trẻ em trước kỷ nguyên thông tin; hoặc đánh mất sự kiểm soát các chi phí chăm sóc y tế tăng vọt làm phá sản các gia đình, các công ty và cả đất nước. Và Đạo luật Phục hồi đã đi những bước – trong một số trường hợp là những bước đi lớn – theo tất cả các phương hướng đó. Gần 4 năm sau, gói kích thích đã trở thành một điểm nút, một đề tài bàn luận trong cuộc chiến chính trị về chính phủ lớn, nhưng nó đang đưa Mỹ tới tầm nhìn chính sách đây hy vọng về thay đổi mà ông đã đặt ra trong chiến dịch tranh cử cuối cùng của mình.

Rốt cục, gói kích thích đã không được như sự quảng cáo, nhưng nó đã khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Đó là toàn bộ ý nghĩa của sự thay đối.

*

* *

TTXVN (Angiê 3/11)

Ứng cử viên Mitt Romney, nếu trúng cử tổng thống, sẽ gặp khó khăn khi ông chủ trương áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn theo khuynh hướng tân bảo thủ. Còn Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, mặc dù ý thức được sự cần thiết phải từ bỏ chính sách đơn phương trong mối quan hệ quốc tế, nếu có tái đắc cử, cũng không thể bỏ qua được vai trò ngày càng lớn của các nước đối tác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là nhận định của các ông Bertrand Badie, giáo sư đại học, giảng dạy môn khoa học chính trị tại trường Đại học Sciences Po Paris (Pháp), đồng Giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học chính trị; và Guillaume Coulon, tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Viện nghiên cứu chính trị (IEP) Bordeaux. Hai học giả trên tổng kết trên tạp chí “Địa chính trị” chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời phác thảo đường nét của chính sách đối ngoại của Mỹ và các ván cá cược chính mà tổng thống Mỹ tương lai phải đối mặt.

Bài phát biểu mang chủ đề “Một sự bắt đầu mới” được Barack Obama trình bày ngày 4/9/2009 tại Cairô (Ai Cập) đánh dấu sự đoạn tuyệt với học thuyết cổ điển của Mỹ trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Trong lịch sử, Mỹ vẫn luôn ưu tiên hợp tác với “người giống mình” hơn là với “người khác mình”: đó là sự gần gũi trước hết về địa lý với việc áp dụng học thuyết Monroe (năm 1823), tiếp đó là gần gũi về văn hóa với việc thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1990). Việc xác định một kẻ thù có thể nhận biết được và cách nói cường điệu về đối đầu trở thành các mũi chủ công của ngành ngoại giao Mỹ được các tổng thống kế tiếp nhau của nước này (Cộng hòa cũng như Dân chủ) thực hiện. Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), Trung Quốc tiếp nhận vai trò kẻ thù số một của Mỹ: chẳng hạn năm 1996, Bill Clinton ra lệnh triển khai hai nhóm tàu chiến đấu đến eo biển Đài Loan, trong khi sự cố đảo Hải Nam năm 2001 dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng thấy giữa hai cường quốc.

Trái lại, Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên thực sự hiểu được thể nào là toàn cầu hóa, và những mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau nảy sinh từ đó. Với việc thừa nhận tính khác biệt và không chấp nhận thứ “phản xạ tân bảo thủ”, ông cho thấy Mỹ có quyết tâm rõ ràng thiết lập mối quan hệ hợp tác và bổ sung lẫn nhau với các nước khác trên thế giới cũng như xã hội ở các nước này. Điều nghịch lý là dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chiến lược ngày càng chặt chẽ hơn. Ý thức được tiến trình đang diễn ra, Chính quyền Obama đã tiến hành chuyến dịch trọng tâm đáng chú ý sang châu Á, nơi biểu tượng cho những ưu tiên chiến lược mới được xác định như vậy. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng 1/2011 đã đặt mốc cho mối quan hệ hợp tác manh nha đó và là biểu tượng cho hành động tiếp nhận sự khác biệt của Tổng thống Mỹ. Tóm lại, hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa đã làm nảy sinh lôgích về sự thay đổi trong kỷ nguyên Obama, cho dù lôgích đó vẫn chưa thực sự được thực hiện trong mối quan hệ với Trung Quốc, cũng như đối với cuộc xung đột Ixraen-Palextin hay việc có thể đóng cửa nhà tù Guantanamo.

Người ta không nên hiểu theo nghĩa đen những tuyên bố được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử, nhất là những tuyên bố có liên quan đến chính sách đối ngoại. Cái giá phải trả về chính trị cho một tuyên bố gây tranh cãi – như việc xác định Nga là kẻ thù chính của Mỹ – quả thực là tương đối thấp, trong khi cái lợi có được đối với cử tri là quan trọng hon. Được hỗ trợ bởi một êkíp cố vấn trong đó có một số xuất thân từ thời kỳ Chính quyền Bush, Mitt Romney đã cực đoan hóa các bài phát biểu của mình trong vòng bầu cử sơ bộ của phái Cộng hòa liên quan đến các vấn đề kinh tế-xã hội và cả trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Như Justin Vaisse đã chỉ rõ, chính sách tân bảo thủ trước hết ra đời trong Đảng Dân chủ rồi sau đó chuyển dần sang Đảng Cộng hòa. Từ khi Obama được bầu làm tổng thống, chính sách tân bảo thủ bị xóa bỏ cả về phương diện quân sự lẫn trong lĩnh vực bầu cử. Tuy nhiên, cách hiểu toàn cầu hóa theo hướng phản động sẽ không bị loại bỏ trong thời gian trước mắt, dù ở Mỹ hay ở châu Âu. Nếu đắc cử ngày 6/11/2012, Mitt Romney có thể sẽ sử dụng lại cách nói cường điệu của Reagan về “Đế chế của cái xấu” đối với các nước Arập hay Nga, đồng thời tái khẳng định sẽ hỗ trợ không điều kiện đối với Ixraen.

Sức mạnh quân sự không còn tác động lên các hình thái xung đột đương đại nữa. Do toàn cầu hóa, do sự xuất hiện của “hệ thống vô cực” và sự phát triển của công nghệ quân sự và truyền thông, những nước nắm giữ sức mạnh không còn đơn phương chi phối xung đột được nữa. Các cuộc xung đột giữa các Nhà nước quả thực đã giảm nhịp độ trước “sự dịch chuyển của các xã hội” trong đó yêu sách xã hội ngày càng có sức nặng hơn chiến lược quân sự.

Liên quan đến Ápganixtan, điều chắc chắn là Barack Obama đã thực hiện được một trong số các mục tiêu lớn của chiến dịch, khi tiêu diệt được Bin Laden, nhưng không phải vì thế mà ông có niềm tin sâu sắc rằng can dự quân sự trong 12 năm rốt cuộc sẽ dẫn đến ổn định ở Ápganixtan. Thất bại trong “thay đổi chế độ” ở Irắc và Ápganixtan, khi các nước này có chính phủ tuân thủ đòi hỏi của dân tộc hơn, phần nào khiến người ta nhớ lại hội chứng Việt Nam trong tâm tưởng người Mỹ.

Việc NATO rút quân vào năm 2014 chắc chắn sẽ buộc Hamid Karzai, một “con quái vật chính trị” thực sự, phải thương lượng trong nội bộ với vô số các lực lượng chính trị và quân sự lộn xộn nhưng gắn kết với nhau để chống lại lực lượng chiếm đóng. Tập hợp các phần tử đối lập đó có khả năng không thể thực hiện khi lực lượng NATO rút đi, vì trong đó có cả Taliban, thủ lĩnh chiến tranh, thủ lĩnh các bộ tộc lẫn các lực lượng bán vũ trang khác nhau. Dường như khó có thể dự báo tình thế mới ở Apganixtan trong thời kỳ hậu 2014, cho dù Taliban rất có thể khéo léo thoát được khỏi những khó khăn xã hội của riêng Ápganixtan. Như vậy, lịch sử có nguy cơ lặp lại với việc tái cơ cấu các lực lượng chính trị Ápganixtan, có thể giống như tiến trình diễn ra sau khi Liên Xô rút khỏi đây vào năm 1989.

Trong giới lãnh đạo các nước phương Tây vẫn tồn tại ý nghĩ cho rằng phương Tây có chức năng đảm nhiệm vai trò người điều hòa tổng thể đối với thế giới. Bằng chứng là các nước phương Tây chiếm đa số trong thành phần các cơ quan lãnh đạo thế giới (P5, G7, G8 hay G20) và ý định giải quyết một cuộc khủng hoảng nào đó bằng can thiệp từ bên ngoài, như ví dụ Libi hay những lời kêu gọi liên tiếp phương Tây phải can thiệp vào Xyri và Iran, đã cho thấy. Quan niệm về hành động ngoại giao đó là vô lý và đã lỗi thời, loại trừ sự xuất hiện của các cường quốc mới như Ấn Độ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ hay Nam Phi, những nước hoàn toàn ý thức được ảnh hưởng ngày càng tăng của mình. Các nước Nam, những nước thường đã trải qua các thời kỳ thực dân hóa phương Tây trong lịch sử hiện đại của mình, là nơi diễn ra phần lớn các cuộc khủng hoảng tác động đến thế giới hiện nay và, từ đó, phải được tham gia nhiều hơn vào hệ thống lãnh đạo thế giới. Cuối cùng và đặc biệt là các cường quốc phương Tây không còn phương tiện để làm công việc của một nước bảo hộ đối với các nước Nam như trước nữa.

Về phương diện lịch sử, ngành ngoại giao Mỹ chưa bao giờ quá mặn mà với “chính sách ngoại giao trong diện hẹp” như ngành ngoại giao của châu Âu từng gắn bó với hệ thống quý tộc đó. Khi không phải là siêu cường trong thế kỷ 19, Mỹ đứng ngoài các cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ “Đại gia đình châu Âu”. Trong thế kỷ 20, do bị tác động bởi các trào lưu biệt lập mạnh mẽ nên Mỹ can dự chậm vào hai cuộc xung đột thế giới và sống thu mình trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến. Sau đó, Mỹ kiểm soát thế giới hoặc đơn phương, hoặc cùng vói Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, chủ nghĩa “đa phương quy mô nhỏ”, hay còn gọi là “ngoại giao trong diện hẹp”, là của riêng ngành ngoại giao các nước châu Âu thì đúng hơn. Hơn nữa, trong tiềm thức của mình, một số công dân Mỹ dần dần ý thức được rằng bá quyền của Mỹ đã bắt đầu suy giảm phần nào: Barack Obama đáp lại mối lo ngại đó một cách tinh tế khi cho thấy ông có quyết tâm chia sẻ công cụ điều hành thế giới, đồng thời kiên quyết phủ nhận việc Mỹ không còn lãnh đạo thế giới nữa.

Hiện nay, việc đạt được thỏa thuận song phương giữa Ixraen và Chính quyền Palextin sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bối cảnh ký kết hiệp định Ôxlô năm 1993. Cần nói rõ rằng tình hình sẽ không thể được giải quyết một cách lâu dài chừng nào người Palextin chưa được nhận lại đầy đủ quyền của mình, nói cách khác là chưa thành lập Nhà nước Palextin. Cho dù Obama có tái đắc cử cũng có ít khả năng nhiệm kỳ thứ hai của ông cho phép có được bước tiến có ý nghĩa theo hướng giải quyết cuộc xung đột Ixraen-Palextin. Tại sao lại có nhãn quan bi quan như vậy? Bởi lẽ hiện nay, không ai được lợi nếu đảo lộn nguyên trạng được bảo đảm bằng sức mạnh và do Ixraen áp đặt. Cán cân lực lượng hiện nay đang có lợi cho Nhà nước Do Thái sau khi đã thành công không những trong việc khẳng định kết quả các cuộc chinh phạt năm 1967 mà cả trong vấn đề lập các khu định cư tại một phần các vùng lãnh thổ Palextin.

Đối với Ixraen, mọi thỏa thuận thương lượng có thể sẽ làm nảy sinh một thực tế về lãnh thổ ít thuận lợi hơn nhiều so với thực tế hiện nay. Thế nhưng nước Mỹ – kể cả dưới thời Obama – cho thấy họ cũng bị lệ thuộc phần nào vào Ixraen, vốn là đặc điểm của toàn cầu hóa trong đó người mạnh nhất phụ thuộc vào kẻ yếu nhất. Như vậy, Chính phủ Ixraen có được quyền phủ quyết không chính thức đối với mọi sáng kiến của Mỹ nếu không phù hợp với mình, như phong tỏa tiến trình định cư. Nga không còn là người đồng bảo trợ thế giới nữa và tận dụng tình hình bất ổn ở Trung Đông để tiến hành “chính sách đối ngoại lá phiếu và phản đối” trong khi Trung Quốc phần nào không còn quan tâm đến vùng này nữa. Còn các nước Arập bị bó chặt trong tiến trình thay đổi hiện đang diễn ra ở các nước này, trong khi ngành ngoại giao châu Âu tỏ ra không có khả năng tạo ra một lập trường chung về vấn đề này từ sau Tuyên bố Béclin năm 1999. Bức tranh toàn cảnh về vị thế quốc tế đó cho thấy ít có khả năng nhiệm kỳ thứ hai của Obama, nếu trở thành sự thật, sẽ đánh dấu bước ngoặt ở Trung Đông. Trái lại, xung đột hiện nay được “nuôi dưỡng từ phía dân chúng” nên e rằng sẽ xảy ra bùng nổ xã hội trong những năm tới tại các vùng lãnh thổ Palextin, từ đó sẽ gây bất ổn toàn vùng và rộng hơn thế nữa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét