Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức) |
Bản chất tham nhũng hệt như cỏ dại, “trống làng ai đánh thì thùng / của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”, có thể nảy nở bất cứ lúc nào trên mảnh đất gì, miễn nơi đó vừa có tài sản chung, lẫn tài sản riêng - trong toán học gọi là điều kiện “cần” tức là khả năng.
Tham nhũng từ đâu?
Năm 2010, Việt Nam được đánh giá 2,7/10 điểm theo mức thang đo lường tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), xếp hạng thứ 116 trong tổng số 178 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sang năm 2012, chỉ số trên lên 2,9, xếp thứ 112/182 nước được thăm dò ý kiến. Lùi lại các năm trước đó, Việt Nam còn rớt xuống tận 2,6, nghĩa là xưa nay luôn dưới điểm 3, thang bậc những quốc gia tham nhũng nghiêm trọng nhất.
Nếu biết tiền tham nhũng bắt nguồn từ mồ hôi nước mắt, sức lao động của mỗi người dân chắt chiu đóng góp cho quốc gia, từ tài sản, tài nguyên đất nước, giá trị văn hoá tinh thần dân tộc, vai trò quốc gia trên trường quốc tế đem lại, chạy vào túi quan tham lợi dụng chức quyền lòng tin nhân dân, bấp chấp mọi hậu họa cho từng người dân và cả đất nước, thì tham nhũng không chỉ phạm tội hình sự, mà còn thuộc phạm trù đạo đức: bất lương nhằm vinh thân, phì gia; biến nhà nước thành công cụ làm giàu, làm méo mó mọi chủ trương chính sách nhà nước dù thần kỳ tới mấy; phạm trù dân tộc: chiếm đoạt nền tảng phát triển vì nòi giống, tương lai con em.
Không mặt mũi con dân nước nào muốn nhìn quốc gia mình đứng hạng chót bảng tham nhũng quốc tế, bị thế giới ấn tượng bởi hình ảnh “bầy sâu” như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hình tượng hoá; bất cứ ai trăn trở vì tiền đồ vận mệnh đất nước họ, không riêng Việt Nam, đều không thể bịt tai nhắm mắt cam chịu, mặc cho bầy sâu lũng đoạn làm “chết cái đất nước này”.
Nhưng ở ta ai chống và chống như thế nào? Khi tham nhũng không phải một vài quan chức thoái hoá biến thái thành sâu, dễ dàng diệt trừ, mà “đụng đâu cũng có”, “nhìn đâu cũng thấy”, đã trở thành quốc nạn “nghiêm trọng”. “Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì... cả một tập đoàn”.
Bản chất tham nhũng hệt như cỏ dại, “trống làng ai đánh thì thùng / của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”, có thể nảy nở bất cứ lúc nào trên mảnh đất gì, miễn nơi đó vừa có tài sản chung, lẫn tài sản riêng - trong toán học gọi là điều kiện “cần” tức là khả năng. Lý giải tại sao nền kinh tế quản lý tập trung trước đây không hề có vấn nạn tham nhũng, ngọai trừ hiện tượng cá biệt, và cũng chỉ giới hạn ở tài sản tiêu dùng, bởi thể chế không thừa nhận của riêng, phủ nhận sở hữu tư nhân doanh nghiệp, nhà máy, chứng khoán, đất đai...; có “cho” tham nhũng cũng không thể sở hữu nổi, nghĩa là triệt tiêu khả năng, điều kiện cần, gồm cả động cơ lẫn mảnh đất cho nó tồn tại. Ngược lại, bản chất nền kinh tế thị trường là tư hữu, theo đuổi mục đích lợi nhuận, vừa tạo mảnh đất mầu mỡ vừa kích thích động cơ tham nhũng. Một khi, đối với nhà tư bản “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng (Karl Marx)”, trong khi tham nhũng không hề “mất vốn tốn lãi”, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn, thì các quan tham càng sẵn sàng thắt cổ; mọi giá trị tư tưởng, đạo lý, chính trị đưa ra đối với họ chẳng nghĩa lý gì so với ham muốn tài sản tham nhũng dễ dàng có được, dù họ là ai, kể cả tổng thống, lãnh tụ, chính khách, nếu không kèm chế tài hữu hiệu. Minh chứng điều đó có thể dẫn kỷ lục quan tham thế giới hai thập kỷ trước, Mobutu Sese Seko cựu Tổng thống Congo biển thủ tới 5-8 tỷ đô la, tương đương thu ngân sách Việt Nam trong những thập kỷ trước, láng giềng Việt Nam như Suharto cựu Tổng thống Indonesia tham nhũng tới một nửa tổng sản phẩm quốc nội GDP nước họ, Ferdinand Marcos cựu Tổng thống Philippines biển thủ tới 100 tỷ đô la ngang ngửa GDP Việt Nam một năm.
Nhưng cùng nền tảng kinh tế thị trường, mức độ tham nhũng ở các quốc gia khác nhau hoàn toàn khác nhau, có nước trong sạch đứng đầu thế giới như Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển; có nước đứng cuối bảng như Bangladesh, Haiti, Myanmar. Cả nước đầu lẫn cuối bảng đều có tham nhũng, điều đó chứng tỏ, không phải bản chất dân tộc, hay quan chức các nước cuối bảng sinh ra đã sẵn gen tham nhũng, còn các nước đầu bảng thì không. Nhưng những nước đứng đầu bảng trong sạch, tham nhũng chỉ là hiện tượng thiểu số cá biệt, còn đại đa số trong sạch, còn các nước cuối bảng thì ngược lại. Đã là hiện tượng cá biệt thiểu số thì nguyên nhân do cá biệt thiểu số đó quyết định, đã là đa số, phổ biến, tức số đông thì do quy luật chi phối số đông đó quyết định, lẽ dĩ nhiên trong đó có cả lý do cá biệt cộng hưởng. Nói cách khác tham nhũng ở tầm mức hiện tượng do cá nhân quan chức hư hỏng biến chất mà ra, như ở các nước đầu bảng trong sạch, khác bản chất ở tầm mức vấn nạn gắn liền với thiết chế nhà nước đã không loại trừ được yếu tố tham nhũng, đẩy con người vào hành vi đó, như trường hợp các nước cuối bảng. Thiết chế nhà nước, vì vậy, đóng vai trò điều kiện đủ đẻ ra vấn nạn tham nhũng; sở hữu tài sản tư nhân chỉ mới điều kiện cần tạo ra khả năng, chưa trực tiếp gây nên vấn nạn tham nhũng.
Theo TI, điều kiện đủ về thiết chế nhà nước có tạo nên vấn nạn tham nhũng hay không, và tạo ở cấp độ nào, tùy thuộc công thức đo lường, bằng (=) mức độ độc quyền (Monopoly) cộng (+) mức độ bưng bít thông tin, thiếu minh bạch (Discretion) trừ (-) mức độ thiếu trách nhiệm giải trình (Accountability), cho kết qủa tự động quyết định thang bậc tham nhũng ở quốc gia đó trầm trọng, trung bình hay thấp. Ngược lại, từ thang bậc tham nhũng xếp hạng quốc gia, có thể suy ra độ lớn các đại lượng trong công thức đo lường liên quan tới thiết chế nhà nước nói trên.
Xem tiếp: Cải cách thiết chế như thế nào?
Năm 2010, Việt Nam được đánh giá 2,7/10 điểm theo mức thang đo lường tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), xếp hạng thứ 116 trong tổng số 178 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sang năm 2012, chỉ số trên lên 2,9, xếp thứ 112/182 nước được thăm dò ý kiến. Lùi lại các năm trước đó, Việt Nam còn rớt xuống tận 2,6, nghĩa là xưa nay luôn dưới điểm 3, thang bậc những quốc gia tham nhũng nghiêm trọng nhất.
Nếu biết tiền tham nhũng bắt nguồn từ mồ hôi nước mắt, sức lao động của mỗi người dân chắt chiu đóng góp cho quốc gia, từ tài sản, tài nguyên đất nước, giá trị văn hoá tinh thần dân tộc, vai trò quốc gia trên trường quốc tế đem lại, chạy vào túi quan tham lợi dụng chức quyền lòng tin nhân dân, bấp chấp mọi hậu họa cho từng người dân và cả đất nước, thì tham nhũng không chỉ phạm tội hình sự, mà còn thuộc phạm trù đạo đức: bất lương nhằm vinh thân, phì gia; biến nhà nước thành công cụ làm giàu, làm méo mó mọi chủ trương chính sách nhà nước dù thần kỳ tới mấy; phạm trù dân tộc: chiếm đoạt nền tảng phát triển vì nòi giống, tương lai con em.
Một khi, đối với nhà tư bản “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng (Karl Marx)”, trong khi tham nhũng không hề “mất vốn tốn lãi”, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn, do vậy các quan tham càng sẵn sàng thắt cổ; mọi giá trị tư tưởng, đạo lý, chính trị đưa ra đối với họ chẳng nghĩa lý gì so với ham muốn tài sản tham nhũng dễ dàng có được. |
Nhưng ở ta ai chống và chống như thế nào? Khi tham nhũng không phải một vài quan chức thoái hoá biến thái thành sâu, dễ dàng diệt trừ, mà “đụng đâu cũng có”, “nhìn đâu cũng thấy”, đã trở thành quốc nạn “nghiêm trọng”. “Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì... cả một tập đoàn”.
Bản chất tham nhũng hệt như cỏ dại, “trống làng ai đánh thì thùng / của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”, có thể nảy nở bất cứ lúc nào trên mảnh đất gì, miễn nơi đó vừa có tài sản chung, lẫn tài sản riêng - trong toán học gọi là điều kiện “cần” tức là khả năng. Lý giải tại sao nền kinh tế quản lý tập trung trước đây không hề có vấn nạn tham nhũng, ngọai trừ hiện tượng cá biệt, và cũng chỉ giới hạn ở tài sản tiêu dùng, bởi thể chế không thừa nhận của riêng, phủ nhận sở hữu tư nhân doanh nghiệp, nhà máy, chứng khoán, đất đai...; có “cho” tham nhũng cũng không thể sở hữu nổi, nghĩa là triệt tiêu khả năng, điều kiện cần, gồm cả động cơ lẫn mảnh đất cho nó tồn tại. Ngược lại, bản chất nền kinh tế thị trường là tư hữu, theo đuổi mục đích lợi nhuận, vừa tạo mảnh đất mầu mỡ vừa kích thích động cơ tham nhũng. Một khi, đối với nhà tư bản “lợi nhuận tới 300%, thắt cổ, họ cũng sẵn sàng (Karl Marx)”, trong khi tham nhũng không hề “mất vốn tốn lãi”, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn, thì các quan tham càng sẵn sàng thắt cổ; mọi giá trị tư tưởng, đạo lý, chính trị đưa ra đối với họ chẳng nghĩa lý gì so với ham muốn tài sản tham nhũng dễ dàng có được, dù họ là ai, kể cả tổng thống, lãnh tụ, chính khách, nếu không kèm chế tài hữu hiệu. Minh chứng điều đó có thể dẫn kỷ lục quan tham thế giới hai thập kỷ trước, Mobutu Sese Seko cựu Tổng thống Congo biển thủ tới 5-8 tỷ đô la, tương đương thu ngân sách Việt Nam trong những thập kỷ trước, láng giềng Việt Nam như Suharto cựu Tổng thống Indonesia tham nhũng tới một nửa tổng sản phẩm quốc nội GDP nước họ, Ferdinand Marcos cựu Tổng thống Philippines biển thủ tới 100 tỷ đô la ngang ngửa GDP Việt Nam một năm.
Thiết chế nhà nước, vì vậy, đóng vai trò điều kiện đủ đẻ ra vấn nạn tham nhũng; sở hữu tài sản tư nhân chỉ mới điều kiện cần tạo ra khả năng, chưa trực tiếp gây nên vấn nạn tham nhũng. |
Theo TI, điều kiện đủ về thiết chế nhà nước có tạo nên vấn nạn tham nhũng hay không, và tạo ở cấp độ nào, tùy thuộc công thức đo lường, bằng (=) mức độ độc quyền (Monopoly) cộng (+) mức độ bưng bít thông tin, thiếu minh bạch (Discretion) trừ (-) mức độ thiếu trách nhiệm giải trình (Accountability), cho kết qủa tự động quyết định thang bậc tham nhũng ở quốc gia đó trầm trọng, trung bình hay thấp. Ngược lại, từ thang bậc tham nhũng xếp hạng quốc gia, có thể suy ra độ lớn các đại lượng trong công thức đo lường liên quan tới thiết chế nhà nước nói trên.
Xem tiếp: Cải cách thiết chế như thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét