>> Chết vì độ cao ở Tây Tạng
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 4: Hai cảnh đời chốn tâm linh
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 3: Lạt ma và Hoa hồng
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 2: Potala linh thiêng
>> Hành trình kỳ lạ của người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời
>> Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 2: Rời xứ tuyết
>> Nuôi “chó thần” Tây Tạng
>> Động đất mạnh 5,1 độ Richter tại Tây Tạng
>> Khám phá Tây Tạng
>> Xe tết miền Tây tăng tốc
>> Khám phá Thánh địa Phật giáo ở Tây Tạng
>> Khởi động lại tour Tây Tạng
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 4: Hai cảnh đời chốn tâm linh
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 3: Lạt ma và Hoa hồng
>> Tây Tạng ngày nay - Kỳ 2: Potala linh thiêng
>> Hành trình kỳ lạ của người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời
>> Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 2: Rời xứ tuyết
>> Nuôi “chó thần” Tây Tạng
>> Động đất mạnh 5,1 độ Richter tại Tây Tạng
>> Khám phá Tây Tạng
>> Xe tết miền Tây tăng tốc
>> Khám phá Thánh địa Phật giáo ở Tây Tạng
>> Khởi động lại tour Tây Tạng
Người Việt Nam bị cấm vào Tây Tạng
31/07/2012 3:40
Việt Nam là 1 trong 6 nước bị Trung
Quốc ban hành lệnh cấm cấp phép du lịch vào Tây Tạng, dù Cục Du lịch Tây
Tạng vừa chấp thuận cho phép khách nước ngoài tham quan trở lại sau 1
tháng đóng cửa.
Theo trang mạng Tibetgrouptour.com của nhóm các công ty lữ
hành tại Tây Tạng, 6 nước nằm trong danh sách trên gồm Anh, Na Uy, Hàn
Quốc, Áo, Philippines và Việt Nam.Tuy nhiên, Trung Quốc không tuyên bố lý do chính thức vì sao đưa ra lệnh cấm. Ngoài ra, chính quyền Tây Tạng vẫn duy trì yêu cầu bắt buộc người nước ngoài phải đi theo nhóm từ 5 người trở lên và cấm du khách lên đỉnh Everest từ đất Tây Tạng.
Theo thống kê của Cục Du lịch Tây Tạng (www.xzta.gov.cn), riêng ngày 10.6.2012, tổng số du khách nước ngoài tới Tây Tạng đã lên tới 1.588 người, đến từ 40 quốc gia.
Lucy Nguyễn
Công dân Việt Nam được phép đến Tây Tạng
SGTT.VN - Trong công văn số 2460 ngày 7.8.2012 gởi
tổng cục Du lịch (bộ Văn hoá – thể thao và du lịch), cục Lãnh
sự (bộ Ngoại giao) có nêu: Việc các phương tiện truyền thông cho
rằng công dân Việt Nam (cùng với năm quốc gia khác là Vương
quốc Anh, Na Uy, Hàn Quốc, Áo và Philippines) bị hạn chế cấp
giấy phép đến Tây Tạng là dẫn nguồn thông tin từ website www.tibetgrouptour.com.
Sau khi xuất hiện thông tin trên, đại sứ quán
Việt Nam tại Trung Quốc đã làm việc với tổng cục Du lịch Trung
Quốc và được trả lời: Không có quyết định trên; còn văn phòng
đại diện của cục Du lịch Tây Tạng, có văn phòng đại diện tại
Bắc Kinh và Thượng Hải khẳng định sẵn sàng cấp giấy thông
hành vào Tây Tạng cho du khách Việt Nam, khi thoả mãn những điều
kiện sau: đoàn có năm người trở lên, có hộ chiếu và thời gian
lưu trú tại Tây Tạng không quá một tuần.
Trọng Hiền
Tây Tạng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này nói về vùng đất Tây Tạng vốn được biết đến từ lịch sử lâu đời. Tây Tạng còn là tên của một đơn vị hành chính của Trung Quốc, Khu tự trị Tây Tạng.
Tây Tạng trong lịch sử, theo các nhóm lưu vong | ||||||
Những khu vực Tây Tạng theo Trung Quốc | ||||||
Khu Tự trị Tây Tạng (quyền hành thực tế) | ||||||
Ấn Độ gọi là phần Aksai Chin | ||||||
Trung Quốc gọi là phần của Khu Tự trị | ||||||
Những khu vực khác có ảnh hưởng của văn hóa Tây Tạng |
Khi chính quyền Tây Tạng lưu vong nhắc đến Tây Tạng có nghĩa là họ nói đến một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là Amdo, Kham (hay Khams), và Ü-Tsang (Dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài CHNDTH như là Arunachal Pradesh, Sikkim, Bhutan và Ladakh mà các vùng này cũng hình thành một phần của không gian văn hóa Tây Tạng.
Khi chính quyền CHNDTH nói về Tây Tạng, có nghĩa là họ nói về Khu tự trị Tây Tạng (sau đây viết tắt là: TTTT), đơn vị tương đương với một tỉnh mà theo công nhận của CHNDTH về lãnh thổ sẽ bao gồm Arunachal Pradesh. Một số người Trung Hoa có thể cũng thêm vào vùng đó là Sikkim, Bhutan, and Ladakh. Thực tế, TTTT chỉ có các vùng nguyên là tỉnh Ü-Tsang và miền Tây của tỉnh Kham, trong khi Amdo và miền Đông của Kham đã được sát nhập vào các tỉnh hiện nay của Trung Quốc là Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên.
Thủ đô truyền thống của Tây Tạng và của TTTT là Lhasa. Những thành phố của Tây Tạng rộng lớn bao gồm Shigatse (Gzhis-ka-rtse), Gyantse (Rgyang-rtse), Chamdo (Chab-mdo), Nagchu (Nag-chu), Nyingchi (Nying-khri), Nedong (Sne-gdong), Dartsendo (Dar-btsen-mdo), Jyekundo (Skyes-rgu-mdo) hay Yushu (Yul-shul), Golmud (Na-gor-mo), Barkam ('Bar-khams), Gartse (Dkar-mdzes), Lhatse (Lhar-tse), Machen (Rma-chen), Pelbar (Dpal-'bar), Sakya (Sa-skya) và Tingri (Ding-ri).
Mục lục
|
Theo tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư chữ Tây Tạng nghĩa là "các độ cao". (Behr, W. Oriens 34 (1994): 557-564.)
Người Tây Tạng gọi quê hương của họ là Bod (བོད་), phát âm là pö theo cách nói địa phương ở Lhasa.
Người Trung Hoa gọi Tây Tạng là 西藏 (Xīzàng) và từ này được dùng từ thế kỷ 18. Kí tự 藏 (zàng) cũng được dùng để miêu tả thuộc tính Tây Tạng như là tiếng Tạng (藏文, zàng wén) và người Tạng (藏族, zàng zú). Hai kí tự Xīzàng thì có nghĩa là "nhà chứa miền Tây", theo nhiều người Tạng là một lối hạ nhục. Mặc dù vậy chữ có tính cách "xem thường", zàng cũng có nghĩa là "kho báu" hay "kinh Phật". Có một lối giải thích khác là người Trung Hoa khi phiên âm các tên không phải là tiếng Trung Hoa thì không nhất thiết mang ý nghĩa của chữ mà nó được dùng.
Địa vị pháp lý
Trong khi có một số tranh cãi rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập hay không, thì lại có sự tranh cãi rất kịch liệt về sự hợp pháp của Trung Quốc quản lí Tây Tạng ngày nay [cần dẫn nguồn].
Từ năm 1959, chính quyền Tây Tạng cũ, đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vẫn duy trì một chính phủ lưu vong của Tây Tạng ở Dharamsala miền bắc Ấn Độ. Chính phủ này xác nhận chủ quyền vùng đất Tây Tạng với biên giới được định nghĩa như là toàn bộ những gì thuộc về khái niệm "Tây Tạng lịch sử", mặc dù chính phủ này chỉ kiểm soát được khoảng một nửa của vùng đất này trước năm 1959. Chính phủ lưu vong Tây Tạng xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập riêng biệt trong các giai đoạn:
- Trước khi bị chiếm bởi đế quốc Mông Cổ (nhà Nguyên) 700 năm trước.
- Trong giai đoạn kể từ khi đế chế Mông Cổ sụp đổ cho đến khi bị chinh phục bởi đế chế Mãn Châu (triều đại nhà Thanh).
- Trong giai đọan kể từ khi đế chế Mãn Châu sụp đổ năm 1912 đến lúc bị sáp nhập vào Trung Quốc năm 1951.
Mặt khác, Trung Quốc xác nhận quyền quản lí Tây Tạng là hợp pháp, bởi cho rằng Tây Tạng đã là phần không thể chia cắt của Trung Quốc từ thời Mông Cổ (nhà Nguyên) 700 năm trước, tương tự các quốc gia khác như là Vương quốc Đại Lý và Đế chế Tây Hạ cũng đã sáp nhập vào Đế chế Mông Cổ ở thời điểm đó và vẫn còn thuộc về Trung Quốc cho đến ngày nay. Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các kết quả quản lí của các chính quyền người Hoa về sau cho đến thời Trung Quốc, tiếp tục thành công. Từ thời nhà Nguyên trong việc thực thi pháp trị lãnh thổ và áp đặt một số thực quyền lên Tây Tạng, bất kể các thời kỳ tự trị như là từ 1912 đến 1951. Chẳng hạn, các vị đại biểu của Tây Tạng trong năm 1947 ở Nam Kinh đã tham gia trong việc soạn dự thảo hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và việc không có nước nào công nhận ngoại giao với Tây Tạng từ năm 1912 tới 1959. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho rằng tất cả các hành động nhằm chấm dứt chủ quyền của người Trung Hoa ở Tây Tạng, bắt đầu từ các cố gắng của Vương quốc Anh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho đến Chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện nay, là một chiến dịch lâu dài được xúi bẩy bởi chủ nghĩa đế quốc xấu xa âm mưu phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của người Trung Quốc, nhằm làm yếu vị thế chính trị của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc cũng lưu ý (hoặc vạch ra) các chính sách chuyên chế và chính trị thần quyền của chính phủ Tây Tạng trước năm 1959, cũng như là việc từ bỏ Arunachal Pradesh và chỉ ra sự liên kết của chính phủ này với Ấn Độ là quốc gia kiểm soát Arunachal Pradesh. Với những điều nêu trên, Trung Quốc cho rằng Chính phủ lưu vong Tây Tạng không có tư cách pháp lý về mặt tinh thần để quản lý Tây Tạng.
Lịch sử
- Bài chính: Lịch sử Tây Tạng và Các mối quan hệ ngoại giao của Tây Tạng
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Mani Bka' 'bum, người Tạng ra đời từ sự hợp nhất của một con khỉ và một hòn đá quỷ. Con khỉ là một kiếp đầu thai của Avalokiteśvara (tiếng Tạng là Spyan ras gzigs, phát âm như xen-re-zik), còn gọi là Quan Âm trong Phật giáo tại Đông Á, hay vị Bồ tát của lòng từ bi. Hòn đá quỉ là một kiếp của Bồ tát Tara (tiếng Tạng là 'Grol ma phát âm như là drol-ma).
Tây Tạng là một đế quốc hùng cường từ giữa thế kỷ 7 và thế kỷ 10. Đặc điểm của nó là có một dạng xã hội đặc biệt, trong đó đất được chia thành 3 kiểu làm chủ khác nhau là bất động sản của các gia đình quí tộc, đất trống tự do và bất động sản của các tu viện, đặc biệt là trong các bộ phái Phật giáo. Sự phân chia này tăng lên sau sự suy yếu của các triều vua Tây Tạng trong thế kỷ 10. Dạng xã hội này đã tiếp tục cho tới thập niên 1950, lúc đó hơn 700.000 người làm nghề nông trong tổng số 1,25 triệu dân.
Trong thế kỷ 13 Tây Tạng đã bị sáp nhập vào Đế quốc Mông Cổ. Những người cầm quyền Mông Cổ đã chấp nhận cho phái Phật giáo Tây Tạng Shakya quyền lãnh đạo tại đó vĩnh viễn. Theo sau đó là giai đoạn trung gian của các triều đại trong 300 năm. Mông Cổ một lần nữa xâm chiếm vào đầu thế kỷ 16 và tuyên bố dòng dõi Phật còn lại là những Đạt Lai Lạt Ma sẽ là người nắm chính quyền chính thức.
Đầu thế kỷ 18 Trung Quốc thiết lập quyền để có các cố vấn chính quyền thường trú gọi là amban, ở Lhasa. Khi người Tạng nổi dậy chống lại Trung Quốc năm 1750 và giết amban, quân Trung Hoa đã tiến vào lãnh thổ này và đặt lại một amban mới, nhưng hằng ngày chính quyền Tây Tạng vẫn tiếp tục quản lý quốc gia như trưóc.
Năm 1904, Anh gửi một lượng lớn quân đội người Ấn để chiếm Lhasa, buộc Tây Tạng phải mở cửa biên giới với British India. Hiệp ước 1906 với Trung Hoa lập lại các điều kiện biến Tây Tạng thành xứ bảo hộ thuộc về Đế quốc Anh.
Sau năm 1907, một hiệp ước mới giữa Đế quốc Anh, Trung Quốc và Nga công nhận quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Trung Hoa thiết lập quyền lực lần đầu tiên vào năm 1910. Mặc dù vậy, điều này không tồn tại lâu vì quân Trung Hoa phải rút về nước để chiến đấu trong cuộc cách mạng 1911, để lại cho vị Đạt Lai Lạt Ma lúc đó một cơ hội tái lập quyền kiểm soát. Năm 1913, Mông Cổ và Tây Tạng ký hiệp ước và ra tuyên bố chung công nhận lẫn nhau và độc lập với Trung Hoa.
Năm 1914 một hiệp ước được bàn thảo ở Ấn Độ với sự tham dự của đại diện Trung Hoa, Tây Tạng và Anh: Hiệp định Simla. Trong đó, quyền thống trị của Trung Hoa lên Tây Tạng và Khu tự trị Tây Tạng đều được công nhận, ngoài ra, biên giới điều đình giữa Anh-Ấn và Tây Tạng đã rất có lợi cho Anh. Hiệp ước này đã được kí kết riêng lẻ giữa Anh và Tây Tạng. Mặc dù vậy, phía Trung Hoa đã từ chối ký kết vì cho rằng nó đã nhượng bộ quá nhiều. Trung Hoa chưa bao giờ công nhận bản hiệp ước này và cũng như các ranh giới tạo ra bởi nó, do đó, tạo ra một cơ sở cho việc tranh cãi giữa Ấn Độ và Trung Hoa ngày nay về vùng Arunachal Pradesh.
Hậu quả của sự bùng nổ Thế chiến I và cuộc nội chiến Trung Hoa là nguyên nhân làm cho các thế lực Tây phương và Trung Hoa mất đi sự chú ý đến Tây Tạng, do đó, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng lên nắm quyền mà không bị ngăn cản, phá rối. Trong thời gian này thì Tây Tạng kiểm soát tất cả Ü-Tsang (Dbus-gtsang) và miền tây Kham (Khams) trùng hợp một cách ngẫu nhiên với các biên giới của vùng tự trị Tây Tạng ngày nay.
Cả Trung Hoa Dân Quốc lẫn Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều không chịu từ bỏ việc xác định chủ quyền lên Tây Tạng. Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6.000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà bình cho Tây Tạng, một hiệp ước được ký bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.
Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông Kham và Amdo đã nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đã lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này được ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã đến tận Lhasa. Nó đã bị dẹp tan năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ còn tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.
Trung Quốc đã đặt Ban Thiền Lạt Ma, một người được cộng đồng quốc tế xem là tù nhân ảo, làm nhân vật lãnh đạo Lhasa, và tuyên bố rằng ông ta là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền Tây Tạng với sự vắng mặt của Đạt Lai Lạt Ma, ngưòi lãnh đạo truyền thống của chính phủ. Năm 1965, phần đất U-Tsang và miền Tây Kham vốn thuộc quyền điều khiển của Đạt Lai Lạt Ma từ thập niên 1910 đến 1959 đã được đặt thành vùng tự trị. Trong thời gian cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh đã hủy hoại nhiều di sản văn hóa trong toàn nước CHNDTH bao gồm cả các tài sản Phật giáo ở Tây Tạng. Trong số hàng ngàn tu viện, chỉ còn một ít nguyên vẹn không bị hủy hoại, và hàng ngàn tăng ni Phật giáo đã bị giết hoặc bị cầm tù.
Các nguồn tin đưa ra về số người Tây Tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. Con số ước tính thấp nhất là của Warren W. Smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200.000 người Tây Tạng đã mất tích
Các cuộc đổi mới đã bắt đầu sau cuộc viếng thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc Hồ Diệu Bang đến Lhasa vào 1980. Hầu như tự do tôn giáo đã bắt đầu chính thức phục hồi nhưng một số sư và ni cô vẩn còn bị bỏ tù, và hàng ngàn người Tạng lúc đó còn tiếp tục bỏ trốn hàng năm.
Chính phủ Tây Tạng lưu vong cho rằng hàng triệu người Trung Hoa nhập cư vào vùng TTTT là để đồng hóa người Tạng thông qua văn hóa và thông qua các cuộc hôn nhân dị chủng. Các nhóm Tạng lưu vong cho rằng mặc dù có nỗ lực bề ngoài để phục hồi văn hóa nguyên thủy Tây Tạng để thu hút khách du lịch, thì lối sống truyền thống Tây Tạng bây giờ đã hoàn toàn bị thay đổi. Chính phủ CHNDTH đã phủ nhận cáo giác này, chỉ ra các quyền cho người nói tiếng Tạng trong giáo dục và trước toà án cũng như là các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cộng cộng đã nâng cao rất nhiều đời sống của người Tạng và cho rằng cho rằng đời sống người Tạng đã được nâng cao một cách vượt bậc so với thời của Đạt Lai Lạt Ma trị vì trước năm 1950. Hiện nay, Đạt lai Lạt Ma người đưng đầu của chính phủ Tây Tạng, vẫn đang đề nghị CHDCTH trả lại quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng. Nhân dân nhiều nước trên thế giới đã bảy tỏ sự yêu chuộng hòa bình và "Free Tibet" bằng cách tẩy chay Olympic Bejing tại bất cứ đâu ngọn đuốc Olympic được rước qua.
Địa lý
- Bài chính: Địa lý Tây Tạng
Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trung bình trên 4200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dãy núi này, đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal.
Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.
Tây Tạng trong lịch sử bao gồm các khu vực sau:
- Amdo (a'mdo) ở phía đông bắc, được sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên của Trung Quốc.
- Kham (khams) ở phía đông, một phần của Tứ Xuyên, bắc Vân Nam và một phần của Thanh Hải.
- Tây Kham, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
- U (dbus), ở trung tâm, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
- Tsang (gtsang) ở phía tây, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
Một số con sông chính có đầu nguồn ở Tây Tạng bao gồm:
Kinh tế
Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (青藏铁路) được xây dựng để kết nối khu vực này với phần còn lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005.
Tuyến đường sắt Thanh-Tạng
Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ.
Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công trình xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công trình lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều hòa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua.
Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh-Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140km này là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ.
Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cao nhất thế giới vừa được khánh thành, nhằm đưa công trình được coi là kỳ tích xây dựng này vươn tới thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng sau Lhasa là Xigaze.
Thành phố Xigaze cao hơn mực nước biển 3.800 mét và nằm gần biên giới với Ấn Độ. Đây là nơi ngự trị truyền thống của Ban Thiền Lạt Ma, một trong những lãnh đạo tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
Xigaze còn có cách viết khác là Shigatse có dân số 80.000 người. Vùng đất này tọa lạc tại nơi hợp lưu của hai dòng sông nổi tiếng về tâm linh là Yarlong Tsangpo và Nuangchu, ở phía tây của Khu tự trị Tây Tạng.
Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt sẽ được kéo dài thêm 270 km từ Lhasa tới Xigaze và hoàn thành trong vòng 3 năm. Một quan chức địa phương là Yu Yungui nhấn mạnh: "Đường sắt sẽ tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Xigaze".
Tình trạng cách ly đặc biệt của Tây Tạng về địa lý khiến kinh tế vùng đất này nghèo nàn. Hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung bình của người dân tại đây thấp hơn nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng chính sự cách ly đó giúp bảo tồn nền văn hoá đặc trưng và lối sống không giống đâu trên thế giới này của Tây Tạng.
Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt sẽ đem đến thay đổi dữ dội mà Bắc Kinh đánh giá là sẽ khai phá Tây Tạng, mang đến sự phồn vinh cho người dân địa phương. Nhưng những người chỉ trích công trình này thì cho rằng, nó sẽ là hồi chuông báo tử cho nền văn hoá đặc hữu của Tây Tạng.
Trước khi có đường sắt, chỉ có hai cách đến được với thủ phủ Lhasa. Đó là đáp một chuyến bay rất hao tiền để rồi dựng tóc gáy mỗi khi nó hạ cánh xuống Tây Tạng. Cách thứ hai là đi trên những chuyến xe buýt nêm chặt người và mất 3 ngày 3 đêm ròng rã trên những con đường núi nguy hiểm và tổn sức.
Nhưng rất nhiều chiếc xe như vậy cùng hành khách của nó đã kết thúc cuộc hành trình dưới một khe núi sâu nào đó có vô số trên đường.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của tuyến đường sắt đối với Tây Tạng. Nhiều người địa phương cho rằng: "Đó là một ý tưởng tốt. Nó sẽ giúp chúng tôi mang len ra thị trường dễ dàng hơn. Hiện chúng tôi phải thuê xe tải để chuyên chở, nhưng với tàu hoả nó sẽ rẻ và dễ hơn nhiều".
Tuy nhiên, các nhà môi trường học lại lo ngại về những ảnh hưởng của tuyến đường sắt đến con đường di trú của loài linh dương Tây Tạng quý hiếm. Họ cũng lo lắng cho một hệ sinh thái rất mong manh, mà một khi bị phá hỏng sẽ phải mất cả một thế hệ để sửa sai.
Dân số
Theo dòng lịch sử, dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổ và người Hồi.
Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đã được đưa vào các trại cải tạo ở Amdo (Thanh Hải) và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. Chính quyền Tây Tạng lưu vong ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm Công ước Geneva năm 1946 là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHNDTH, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự quan ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.
Tuy nhiên, chính phủ CHNDTH không nhận mình là lực lượng chiếm đóng và đã kịch liệt phản đối các luận điểm về mất bản sắc dân tộc. CHNDTH cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đã phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đã sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và thung lũng Chaidam) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lãnh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHNDTH thông báo rằng 92% dân số ở Khu tự trị Tây Tạng là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với Amdo và đông Kham, bởi vì người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở Lhasa. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đình chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHNDTH nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi cung điện Potala và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc, là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn.
Văn hóa-tôn giáo
Bài chính: Văn hóa Tây Tạng
Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Phật sống) đuợc nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1700 chùa chiền tổ chức hoạt động Phật giáo Tây Tạng, có khoảng 46 nghìn tăng ni.[1]
Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó còn là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön (Bon). Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực. Người Tạng viết bằng chữ Tạng.
Trong các thành phố Tây Tạng có các cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, được biết đến như là Kachee (Kache), mà tổ tiên họ là những người di cư từ ba khu vực chính: Kashmir (đối với người Tây Tạng cổ là Kachee Yul), Ladakh và các nước của người Turk ở Trung Á. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Tây Tạng cũng đến từ Ba Tư. Ở đây cũng có các cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc (gya kachee) mà tổ tiên của họ là dân tộc Hồi Trung Quốc. Người ta cho rằng những người Hồi giáo di cư từ Kashmir và Ladakh đã đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 12. Dần dần các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xã hội đã dẫn đến sự tăng dân số thành cộng đồng đáng kể xung quanh Lhasa. Hiện Hồi giáo ở đây có 4 Thánh đường với số tín đồ theo đạo khoảng 3000 người.[1]
Thiên Chúa giáo có 1 nhà thờ Thiên Chúa giáo với người theo đạo hơn 700 người. [1]
Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển hình trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là các vòng tròn bằng cát nhuộm màu để làm ra đủ loại hình thù hay và đẹp. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, là di sản thế giới.
Tượng Mao Trạch Đông ở Tây Tạng
Bức tượng nặng 35 tấn được dựng tại hạt Gonggar gần thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng. Tượng cao 7m có bệ được xây vững chắc nhằm chống chọi lại những trận động đất.
Tượng Mao (hoàn thành vào tháng 7/2006) nằm tại trung tâm của quảng trường Shangcha ở Gonggar - rộng 40.000 mét vuông.[2]
Bắc Kinh cho biết đây là bức tượng lớn nhất ở Trung Quốc và là tượng chủ tịch Mao đầu tiên ở Tây Tạng.
Xem thêm
Chú thích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét