Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Mỗi người Việt gánh 750 USD nợ


Châu Phi có số nước mắc nợ ít nhất, Nhật Bản có tổng nợ, nợ trên GDP và bình quân đầu người đều cao nhất thế giới. Việt Nam thuộc nhóm nước có mức nợ trung bình.
5 nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới 2012
Đối với người dân Mỹ, chiếc đồng hồ nợ công tại Quảng trường Thời đại ở New York đã trở nên quen thuộc. Những năm gần đây, tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist cũng tạo ra một chiếc đồng hồ đo nợ toàn cầu, đồng thời phác thảo bản đồ nợ công của nhiều nước trên thế giới. Số liệu ở đây cập nhật theo thời gian thực và tất cả được quy đổi ra USD.
Đối với mỗi quốc gia, nợ được tính chi tiết với tổng nợ, nợ bình quân đầu người, nợ trên GDP và tỷ lệ thay đổi hàng năm. Các nước màu đỏ đậm có tỷ lệ nợ cao nhất và màu xanh đậm là thấp nhất.
Bản đồ nợ công thế giới. Ảnh: The Economist
Bản đồ nợ công thế giới. Ảnh: The Economist
Theo The Economist, tổng nợ công toàn cầu sẽ tăng liên tục qua các năm. Nợ công năm nay là hơn 48.771 tỷ USD, tăng khoảng 6,3% so với năm 2011 (45.900 tỷ USD). Dự kiến đến hết năm 2013, con số này sẽ là trên 51.471 tỷ USD. Trong cả ba năm, nợ công chủ yếu tập trung ở Nga, các nước châu Á, Bắc Mỹ và eurozone.
>>Xem bảng thống kê nợ một số nước trên thế giới
Tổng nợ năm 2011 của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình với hơn 60 tỷ USD, sau đó tăng lên lần lượt là 67 tỷ USD; 75 tỷ USD năm 2012 và 2013. Nợ bình quân đầu người theo đó cũng cao dần, từ 687.07 USD năm 2011 lên 756.92 năm 2012 và 840.69 năm 2013.
Tuy nhiên, nợ trên GDP lại được dự đoán cải thiện khi giảm từ 52,9% năm ngoái xuống 50% và 48,7% hai năm sau đó. Xu hướng này trái ngược với số liệu gần đây của Bộ Tài chính khi tỷ lệ nợ công trên GDP năm 2011 được công bố là 54,6%, dự kiến năm 2012 là 58,4% và hết năm 2015 sẽ vào khoảng 60% - 65%.
Nếu xét trên tổng nợ quốc gia, Nhật Bản là nước dẫn đầu với hơn 12.642 tỷ USD, theo sau là Mỹ với trên 11.110 tỷ USD. Các nước châu Âu, đặc biệt là khu vực đồng euro, đều có mức nợ công cao như Đức (2.795 tỷ USD), Pháp (2.316 tỷ USD), Italy (2.490 tỷ USD) hay Anh (2.161 tỷ USD).
Ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có tổng nợ lớn thứ hai sau Nhật Bản với trên 1.267 tỷ USD, theo sau là Ấn Độ với khoảng 942 tỷ USD. Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Nam Phi với 141 tỷ USD.
Nếu tính tỷ lệ nợ công trên GDP, Nhật Bản vẫn cao nhất thế giới với 220%, Hy Lạp đứng thứ hai với 159,3% , tiếp đó là Italy với 121%. Quốc gia có nợ bình quân đầu người cao nhất cũng vẫn là Nhật Bản với trên 100.000 USD. Theo sau là Italy với xấp xỉ 40.893 USD.
Hà Thu
AI LÀ CHỦ NỢ?
Vậy ai là chủ nợ?
Mỗi người Việt gánh 750 USD
Nếu so sánh với thu nhập bình quân đầu người VN với thế giới thì mới có cái nhìn khách quan hơn. Ở VN mọi chi phí đều đắt đỏ. Gánh nặng lớn nhất của người dân vẫn là chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt hằng ngày.
Sống mòn
Tôi rất hay xem phim hàn quốc, trong phim tôi để ý thấy những người thuôc tầng lớp nghèo của họ hay mời nhau đi ăn cơm nhà hàng.Tôi là công chức Việt , lương mỗi tháng 5,6 triêu không dám mời ai vì mời vài người bạn ăn một bữa cơm nhà hàng bình dân ít nhất cũng mất 1\10 tiền lương. tháng đó lại không có tiền trả điện nước. Không biết tại lương thấp hay cơm đắt?
Vậy là nhiều rồi
Nhìn chung, nước càng giàu thì nợ càng lớn, nhưng Việt Nam nợ trung bình thì không có nghĩa là nước giàu trung bình. 757USD/ người Việt Nam là rất cao so với thu nhập bình quân đầu người của người VN. Một nỗi lo.
Mặt khác, thống kê này là nợ mà nhà nước trực tiếp vay để chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa tính đến các khoản vay mà nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các tập đoàn nhà nước. Nếu tính thêm thì sẽ rất khủng khiếp.
quá nhiều
con số 750USD /đầu người so với mặt bằng chung ở thành thị thì không nhiều lắm. Nhưng tính bình quân cho xã hội thì bằng nửa năm làm việc không ăn uống, tiêu pha của toàn dân thì quả là con số khủng khiếp chứ không phải là ít.
Nợ công trên đầu người
Nếu nhìn thu nhập bình quân đầu người/năm... thì số nợ của VN cũng cao.... chứ không phải thấp.... con số này không nói lên nhiều & đừng nhìn vào những con số này mà đánh giá VN nợ thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét