Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

MỌI ĐIỀU BẠN BIẾT VỀ TRUNG HOA ĐỀU SAI LẦM

MỌI ĐIỀU BẠN BIẾT VỀ TRUNG HOA ĐỀU SAI LẦM



Bài dịch của Chu Giang Sơn


Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan của tác giả khác:

Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân(Minxin Pei), giáo sư về lĩnh vực chính phủ của Claremont McKenna College, California, Hoa Kỳ.

Có phải chúng ta đang bị ám ảnh về sự trỗi dậy của Trung Hoa trong khi điều chúng ta cần là lo lắng về sự sụp đổ của nó?

Khoảng 40 năm về trước, người Mỹ đã chậm trễ khi nhận ra sự xuống dốc của các đối thủ bên ngoài của họ. Vào những năm 1970, họ đã nghĩ rằng, Liên bang Xô Viết là cao 10 feet, và có uy thế ngay cả khi mà nạn tham nhũng và quan liêu đã và đang phá hủy mọi cơ quan thiết yếu nhất của cộng sản đang trên đà sụp đổ. Vào những năm cuối của thập niên 1980, người Mỹ e sợ rằng, Nhật Bản đang vượt qua họ về kinh tế. Nhưng nạn tư bản thân tộc, nạn đầu cơ tích trữ và nền chính trị mục nát kéo dài hết thập niên 1980 đã dẫn đến sự sụp đổ của Nhật Bản vào năm 1991.

Có lẽ căn bệnh tương tự đang xảy ra cho người Mỹ khi những điều tương tự trên đang đến với Trung Hoa? Những tin tức mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy sự yếu kém của Trung Hoa: một sự đi xuống chậm chạp, dai dẳng về kinht tế, sự tồn kho chất đống của hàng hóa, sự tranh giành đấu đá quyền lực ở bên trên, các vụ bê bối tình ái liên quan đến chính trị không có hồi kết. Nhiều yếu tố được coi là thế mạnh trong sự trỗi dậy của Trung hoa, như là sự phân bố nhân khẩu, sự coi nhẹ môi trường, nguồn lao động rẻ mạt, và sự tham gia không giới hạn các thị trường bên ngoài, tất cả đang giảm xuống hay biến mất.

Nhưng sự xuống dốc nhanh chóng của Trung hoa đã không được nhìn nhận từ tầng lớp tinh hoa của Mỹ, mà chỉ riêng từ công chúng Mỹ. Chiến lược trọng tâm của tổng thống Barack Obama “trở lại châu Á”, được công bố tháng 11 năm ngoái, được làm tiền đề để ngăn chặn sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung hoa. Lầu Năm Góc đã xác nhận rằng, đến năm 2020, khoảng 60% các hạm đội hải quân Hoa Kỳ sẽ đồn trú ở vùng châu Á – Thái Bình Dương. Washington cũng cất nhắt triển khai hệ thống chống tên lửa ở vùng Đông Bắc Á, một sự chuyển hướng bảo vệ của Hoa kỳ, lo lắng trước khả năng gia tăng tên lửa của Trung Hoa.

Trong cuộc vận động hướng đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 06 tháng 11, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã nhận thấy rõ ràng sự bành trướng của Trung Hoa vì cả lý do an ninh nội địa và thủ đoạn chính trị. Đảng Dân chủ viện dẫn sự tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa để yêu cầu đầu tư công nhiều hơn vào giáo dục và công nghệ thân thiện môi trường. Vào cuối tháng 8, tại trung tâm xúc tiến Hoa kỳ và Trung tâm Thế hệ mới, hai vị học giả đã đưa ra báo cáo dự báo rằng, Trung Hoa sẽ có 200 triệu người có trình độ đại học vào năm 2030. Bản báo cáo (mà cũng ước tính tiến bộ của Ấn Độ trong việc tạo ra nguồn nhân lực) đưa ra một bức tranh ảm đạm về sự suy tàn của Hoa Kỳ và đòi hỏi các hành động quyết liệt. Đảng cộng hòa biện minh cho việc tăng chi tiêu quốc phòng trong thời đại thiếu hụt các trang thiết bị không trung kỹ thuật cao, là một phần nằm trong các báo cáo dự báo tin cậy cho rằng tiềm lực quân sự  sẽ được nâng lên cùng với sự lớn mạnh kinh tế của Trung Hoa. Trọng tâm chiến lược của Đảng cộng hòa năm 2012 được công bố trong Đại hội Đảng toàn quốc vào cuối tháng 8 đua ra rằng: “Đối mặt với sự gia tăng sức mạnh  quân sự nhanh chóng của Trung Hoa, Hoa Kỳ và các đồng minh cũng cần phải duy trì một khả năng quân sự tương ứng để ngăn chặn bất kỳ sự hung hăng nào hay một sự cưỡng bức của Trung Hoa với các quốc gia láng giềng”.

Sự gián đoạn giữa việc trù tính trước các hiểm họa của Trung Hoa và sự nhận thức nhất quán về sức mạnh của Trung hoa  kéo dài dai dẳng, thậm chí ngay cả khi truyền thông Hoa Kỳ đã loan tải hầu khắp Trung Hoa, đặc biệt trước phản ứng yếu ớt bên trong quốc gia. Một giải thích cho sự gián đoạn này là, giới thượng lưu và những người Mỹ bình thường vẫn còn kém thông tin về Trung Hoa và bản chất của các thách thức kinh tế Trung Hoa trong những thập kỷ tới.. Sự xuống dốc kinh tế hiện nay của Bắc Kinh không chỉ là có tính chu kỳ mà còn là hậu quả về suy giảm nhu cầu hàng hóa Trung Hoa ở nước ngoài. Những ốm yếu của kinh tế Trung hoa có nhiều nguyên nhân gốc rễ thâm sâu, sự phung phí vốn nhà nước và bóp nghẹt tư doanh, nạn quan liêu có tính hệ thống và thiếu cải cách, tầng lớp nắm giữ quyền lực chỉ quan tâm đến làm giàu cá nhân và đặc quyền đặc lợi vĩnh viễn, một nền tài chính lạc hậu ghê gớm, và những sức ép về nhân chủng và sinh thái học đang gia tăng mạnh. Nhưng thậm chí  với ngay cả những ai theo dõi tình hình Trung Hoa thì, nhận thức phổ biến là dù Trung hoa đang trên đà suy sụp thì nền tảng của nó vẫn còn mạnh mẽ. 

Và nhận thức của người dân Mỹ nội địa đã ảnh hưởng đến cách họ đánh giá các đối thủ của họ. Nó cũng không phải là một sự ngẫu nhiên khi mà vào thời kỳ những năm 1970 và những năm cuối thập niên 1980, người Mỹ đã không thấy những dấu hiệu suy tàn từ các đối thủ của họ cũng trùng hợp với giai đoạn bất mãn  nhất về sự điều hành quốc gia (những phát biểu của tổng thống Jimmy Carter năm 1979 là một ví dụ). Ngày nay, một Trung Hoa với tốc độ tăng trưởng đang giảm từ 10% xuống 8% một năm (hiện thời), là quá tốt khi so sánh với Hoa kỳ, có tốc độ tăng trưởng hàng năm suy giảm dưới 2%, và con số thất nghiệp trên mức 8%. Dưới con mắt của nhiều người Mỹ, những thứ có lẽ là xấu xa ở Trung Hoa thì ở Mỹ còn là quá tồi tệ.

Nhận thức về sức mạnh và sự huênh hoang của Trung Hoa vẫn tồn tại dai dẳng là còn vì cách thức quan hệ của Bắc Kinh. Đảng cộng sản Trung Hoa cầm quyền tiếp tục lợi dụng danh nghĩa quốc gia để lấy chính danh như là người bảo vệ sự vĩ đại của Trung Hoa. Truyền thông nhà nước Trung Hoa và sách vở lịch sử đã nhồi nhét vào thế hệ trẻ sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến, sự triệt để dối trá, sự thần kỳ quốc gia, để kích động bài trừ phương Tây và Nhật bản. Thậm chí đã có nhiều hệ lụy từ lập trường không nhất quán của Bắc kinh về tranh chấp lãnh thổ với các đồng minh chính của Hoa Kỳ ở châu Á, như là Nhật Bản và Philippines. Một điều không may là có một cuộc chạy đua trên vùng lãnh hải tranh chấp, đặc biệt trên biển Đông, có thể dẫn đến xung đột vũ trang thật sự làm nhiều người trong nước Mỹ tin tưởng rằng, họ không thể cắt giảm sự trợ giúp để chống lại Trung Hoa.

Đáng buồn hơn, khoảng cách giữa nhận thức của người Mỹ về sức mạnh Trung Hoa và sự yếu kém thật sự của Trung Hoa mang lại một kết quả ngược trên thực tế. Bắc kinh sẽ dùng lý lẽ ngụy biện và tình hình quân sự Mỹ gia tăng ở Đông Á như là một chứng cứ mạnh mẽ cho rằng sự thiếu thiện chí của Hoa Kỳ. Đảng cộng sản sẽ đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ về những khó khăn kinh tế và những bước thụt lùi về ngoại giao của họ. Chủ nghĩa bài ngoại có thể là một cứu cánh cho sự tồn tại của chế đô trong giai đoạn khó khăn. Nhiều người Trung Hoa cho rằng các đáp trả của Hoa Kỳ là những bước leo thang chiến tranh trong tranh chấp trên biển Đông và còn cho rằng Hoa kỳ đã xúi giục Hà Nội và Manila đối đầu với Trung Hoa.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của sự gián đoạn này là đánh mất cơ hội để xem xét chính sách Trung Hoa của Hoa Kỳ và sự chuẩn bị đối phó với sự mất ổn định của Trung Hoa trong hai thập niên sắp tới. Điểm cốt lõi trong chính sách Trung Hoa của Washington là tiếp tục “ giữ nguyên hiện trạng”, một thế giới trong đó sự thống trị của Đảng cộng sản giả tạo đã tồn tại nhiều thập kỷ nay. Sự thừa nhận tương tự trên đây đã làm nền tảng của các chính sách của Washington nhắm đến Liên bang Xô Viết trước đây, hay Suharto của Indonesia, và gần đây hơn là Hosni Mubarak's của Ai cập, Muammar al-Qaddafi của Libya. Không tính đến một sự thay đổi thể chế có thể xảy ra ở các chế độ độc tài tưởng như không thể sụp đổ được luôn là một thói quen ăn sâu vào chính sách ở Washington.

Hoa Kỳ nên đánh giá lại các tiền đề cơ bản về chính sách với Trung Hoa và cân nhắc thận trọng một chiến lược linh hoạt, trên cơ sở nắm lấy cơ hội suy sụp của Trung Hoa và diễn biến dân chủ dâng cao trong hai thập niên sắp tới. Sẽ có một sự thay đổi đang tới, địa chính trị ở châu Á sẽ biến chuyển hơn cả mong đợi. Thể chế Bắc Hàn sẽ sụp đổ trong chỉ một đêm, và bán đảo Triều tiên tái hợp. Một làn sóng diễn biến dân chủ trong vùng sẽ lật đổ các chính thể cộng sản ở Việt Nam và Lào. Điều quan trọng nhất và lớn lao nhất còn chưa biết, tuy nhiên câu trả lời là ở Trung Hoa, một quốc gia suy yếu của 1,3 tỷ  dân có thể kiểm soát được trong hòa bình để chuyển sang thể chế dân chủ.

Dĩ nhiên, sẽ là vội vã nếu xóa hết sức mạnh của Đảng cộng sản thay vì đổi mới và cải cách nó. Trung Hoa có thể trở lại thịnh vượng trong vài năm, và Hoa Kỳ không thể phớt lờ điều này. Nhưng sự kết thúc của Đảng cộng sản không thể loại trừ, và các chỉ dấu hiện nay của tình trạng lộn xộn ở Trung Hoa đã cho thấy bước đầu của cơn địa chấn chính trị  sắp xảy ra. Các nhà làm chính sách Hoa Kỳ có thể phạm sai lầm chiến lược khác có tính tương quan lịch sử một khi bỏ quên hay hiểu sai về chúng.

@Foreign Policy 29/8/2012

BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic - 18h06' ngày thứ Ba, 04/9/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét