(Đất Việt) Nếu một lần thăm nhà ăn của công nhân, nhiều người không khỏi giật mình vì suất ăn trưa hay bữa ăn tăng ca cho công nhân sao mà bèo bọt đến vậy.
Đa phần những bữa ăn như vậy chỉ có cơm, canh rau, đồ xào là chính, lâu lâu mới có thịt, cá. Người ta không hiểu được ăn như vậy công nhân lấy sức đâu ra để làm việc. Thực tế một số nhà máy cũng tổ chức bữa ăn cho công nhân tươm tất, bởi họ hiểu rằng chăm lo cho người lao động là chăm lo cho chính quyền lợi của nhà máy, nhưng những ông chủ như vậy còn hiếm lắm, nhất là trong tình hình vật giá leo thang, kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn như hiện nay.
Một bữa ăn của công nhân tại nhà trọ - Ảnh: Ngân Hà/Pháp luật TP HCM
Điều tai hại là nhiều ông chủ nhà máy thiếu quan tâm đến bữa ăn cho công nhân, khoán trắng cho các đơn vị sản xuất suất ăn công nghiệp, lai bị nhiều người quản lý thích “hoa hồng” ăn bớt. Một điều tra cho thấy, một suất ăn cho công nhân khoảng 15.000 đồng (đã quá ít rồi) lại bị ăn chặn khoảng 5-7 ngàn đồng, như vậy công nhân ăn gì để sống và lao động?
Suất ăn công nhân đã vừa ít lại còn kém chất lượng bởi với giá đó, với tình trạng bẻ cò, ăn chặn kiểu đó, các nhà thầu suất ăn muốn có lãi phải tìm mọi cách giảm giá thành bằng các loại thực phẩm kém chất lượng, hàng dạt, hàng thứ phẩm. Đó là lý do vì sao tình trạng ngộ độc thực phẩm rất thường xuyên xảy ra trong các nhà máy, khu công nghiệp. Vấn đề an toàn thực phẩm suất ăn công nghiệp cũng bị buông lỏng nghiêm trọng khi mà nhiều nhà thầu suất ăn không đủ điều kiện kinh doanh vẫn mặc nhiên hoạt động, coi thường sức khỏe công nhân, thậm chí trong suất ăn công nhân còn có cả giòi, thì không còn gì để nói!
Với việc sản xuất, xuất khẩu khó khăn như hiện nay, thu nhập công nhân không tăng, trong khi đó giá điện, nước, xăng, học phí, viện phí…đều đua nhau tăng giá, làm cho ví tiền của công nhân càng teo tóp. Do vậy chẳng ai ngạc nhiên khi gần các khu nhà trọ công nhân, gần các khu công nghiệp, những “chợ công nhân” mọc lên để phục vụ cho công nhân nghèo. Mỗi buổi tan ca chiều, chúng ta dễ dàng quan sát anh chị em công nhân đi chợ với mớ rau, vài con cá ươn. Một công nhân cho biết, hai vợ chồng chị đều là công nhân, có hai con, không ăn rau thì lấy gì nuôi hai con ăn học. Thực trạng đó đang bào mòn sức khỏe của công nhân, làm cho đời sống họ càng bị bần cùng hóa.
Một khảo sát về tình trạng sức khỏe công nhân mới được công bố, cho thấy tình trạng sức khỏe công nhân rất đáng báo động: tỉ lệ thiếu máu của công nhân trên địa bàn TPHCM lên đến 19,2%. Theo TS-BS Huỳnh Tân Tiến, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường TPHCM, nguyên nhân thiếu máu là do công nhân bỏ ít nhất một bữa ăn chính trong ngày, ăn thiếu chất. Đó cũng là lý do nhiều công nhân bị ngất, bị choáng trong khi đang sản xuất.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ bữa ăn công nhân, đặc biệt phải có quy định về chất lượng tính ta calori cụ thể trong mỗi suất ăn công nghiệp. Công đoàn cơ sở cần làm việc với chủ các doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng suất ăn công nhân, đưa vấn đề sức khỏe, bẵ ăn công nhân vào các thỏa ước lao động… Đó là những biện pháp quản lý. Điều quan trọng là ý thức của các chủ doanh nghiệp. Họ phải biết coi trọng sức khỏe công nhân như chính sức khỏe của mình, của cả nhà máy mình. Ý thức đó cần cái tâm của ông chủ doanh nghiệp. Một ông chủ chỉ biết vơ vét lợi nhuận đầy túi mình, đó không phải là là một doanh nhân mà là một kẻ bóc lột kiểu các ông chủ tư bản ở thế kỷ 17, 18. Những ông chủ kiểu đó đã… chết từ rất lâu rồi!
Suất ăn công nhân đã vừa ít lại còn kém chất lượng bởi với giá đó, với tình trạng bẻ cò, ăn chặn kiểu đó, các nhà thầu suất ăn muốn có lãi phải tìm mọi cách giảm giá thành bằng các loại thực phẩm kém chất lượng, hàng dạt, hàng thứ phẩm. Đó là lý do vì sao tình trạng ngộ độc thực phẩm rất thường xuyên xảy ra trong các nhà máy, khu công nghiệp. Vấn đề an toàn thực phẩm suất ăn công nghiệp cũng bị buông lỏng nghiêm trọng khi mà nhiều nhà thầu suất ăn không đủ điều kiện kinh doanh vẫn mặc nhiên hoạt động, coi thường sức khỏe công nhân, thậm chí trong suất ăn công nhân còn có cả giòi, thì không còn gì để nói!
Với việc sản xuất, xuất khẩu khó khăn như hiện nay, thu nhập công nhân không tăng, trong khi đó giá điện, nước, xăng, học phí, viện phí…đều đua nhau tăng giá, làm cho ví tiền của công nhân càng teo tóp. Do vậy chẳng ai ngạc nhiên khi gần các khu nhà trọ công nhân, gần các khu công nghiệp, những “chợ công nhân” mọc lên để phục vụ cho công nhân nghèo. Mỗi buổi tan ca chiều, chúng ta dễ dàng quan sát anh chị em công nhân đi chợ với mớ rau, vài con cá ươn. Một công nhân cho biết, hai vợ chồng chị đều là công nhân, có hai con, không ăn rau thì lấy gì nuôi hai con ăn học. Thực trạng đó đang bào mòn sức khỏe của công nhân, làm cho đời sống họ càng bị bần cùng hóa.
Một khảo sát về tình trạng sức khỏe công nhân mới được công bố, cho thấy tình trạng sức khỏe công nhân rất đáng báo động: tỉ lệ thiếu máu của công nhân trên địa bàn TPHCM lên đến 19,2%. Theo TS-BS Huỳnh Tân Tiến, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường TPHCM, nguyên nhân thiếu máu là do công nhân bỏ ít nhất một bữa ăn chính trong ngày, ăn thiếu chất. Đó cũng là lý do nhiều công nhân bị ngất, bị choáng trong khi đang sản xuất.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ bữa ăn công nhân, đặc biệt phải có quy định về chất lượng tính ta calori cụ thể trong mỗi suất ăn công nghiệp. Công đoàn cơ sở cần làm việc với chủ các doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng suất ăn công nhân, đưa vấn đề sức khỏe, bẵ ăn công nhân vào các thỏa ước lao động… Đó là những biện pháp quản lý. Điều quan trọng là ý thức của các chủ doanh nghiệp. Họ phải biết coi trọng sức khỏe công nhân như chính sức khỏe của mình, của cả nhà máy mình. Ý thức đó cần cái tâm của ông chủ doanh nghiệp. Một ông chủ chỉ biết vơ vét lợi nhuận đầy túi mình, đó không phải là là một doanh nhân mà là một kẻ bóc lột kiểu các ông chủ tư bản ở thế kỷ 17, 18. Những ông chủ kiểu đó đã… chết từ rất lâu rồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét