Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

(2) Đường cong Phillips - Phillips curve II


(2) Đường cong Phillips - Phillips curve II


(Tiếp theo)


Lý thuyết là vậy, trên thực tế quan hệ
GDP Growth - Inflation phức tạp hơn nhiều và các đường short-run Phillips curve không "đẹp" như tôi đã vẽ. Nền kinh tế luôn luôn vận động và chịu đủ kiểu shocks khác nhau nên các chu kỳ kinh tế không nhất thiết tạo thành một vòng xoáy smooth như lý thuyết. Dẫu sao sử dụng khung phân tích này có thể làm rõ bức tranh lạm phát hơn và ít nhiều trả lời được cho câu hỏi liệu inflation expectation có còn cao không. Dưới đây tôi sẽ phân tích một "case" thực tế của Mỹ giai đoạn 1980 và những phản ứng của Fed thời gian đó.



Sau giai đoạn stagflation (lạm phát >10%, tăng trưởng âm) vào đầu những năm 1970 khi bị cú shock giá dầu, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ điểm A (Q1 1977) với mức lạm phát (yoy) khoảng 6% và tăng trưởng (yoy) khoảng 3%. Fed Funds Rate (FFR), lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), xoay quanh mức 5%, khá thấp so với vài năm trước đó. [Ngoài lề: Giai đoạn 72-74 khi bị supply shock Fed đã mắc sai lầm tăng lãi suất mạnh (trên 10%) vì nhầm tưởng AD dịch chuyển. Sai lầm này đã dẫn đến staglation vì cả AD và AS đều dịch chuyển sang trái]. Cho đến Q4 1978 nền kinh tế Mỹ dịch chuyển dần đến điểm B, có thể nói giai đoạn này nó nằm trên đường Phillips curve có inflation expecation thấp (AB). Mặc dầu vậy Fed đã bắt đầu lo ngại lạm phát lại vượt khỏi tầm kiểm soát (ở điểm B lạm phát đã là 9%) nên bắt đầu tăng lãi suất lên hơn 9%. Tuy nhiên nỗ lực này chưa đủ để ngăn inflation expectation quay trở lại:






Từ B nền kinh tế rời bỏ đường Phillips curve có inflation expectation thấp và chuyển rất nhanh lên C. Lạm phát tăng từ 9% lên hơn 14% mặc dù FFR đã được Paul Volcker (nhậm chức chủ tịch Fed tháng 8/1979) tăng lên hơn 15% vào Q1 1980 (điểm C). Nếu báo chí và chuyên gia VN rộ lên báo động tình hình kinh tế suy giảm khi tăng trưởng chỉ còn 4% (giảm từ 6-7%) thì sự sụt giảm tăng trưởng của Mỹ thời gian đó (từ 7% xuống 1%) cũng gây ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ chính sách tiền tệ của Volcker. Nhưng cái giá của chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát không chỉ dừng ở đó, trong 2 quí tiếp theo nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái:




Đối mặt với suy thoái Paul Volcker nhượng bộ bắt đầu giảm dần lãi suất xuống dưới 10% trong 2 quí tiếp theo. Nhưng ngay khi kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, không hổ danh là một inflation hawk, Volcker đã tăng mạnh FFR (trên 17%) để kéo inflation expectation xuống và đưa nền kinh tế dịch chuyển dần về đường AB ban đầu:





Lúc đó đa số các nhà kinh tế cho rằng đợt tăng lãi suất 1980-1981 của Paul Volcker là sai lầm vì hậu quả của nó là nền kinh tế Mỹ nhanh chóng rơi vào một cuộc suy thoái kép trong năm 1982 còn tồi tệ hơn cuộc suy thoái đầu năm 1980:





Nhưng sau 3 thập kỷ từ lần tăng lãi suất đó Paul Volcker gần như đã được "phong thánh" trong giới central banker vì có lẽ ông là Fed Chairman đầu tiên nhìn ra được nguyên lý muốn chống lạm phát thì phải chống inflation expectation. Kinh tế Mỹ lần thứ 2 rơi vào suy thoái là cái giá phải trả để nền kinh tế rời khỏi đường Phillips curve CD chuyển về đường AB.




Kể từ đó lạm phát của Mỹ không bao giờ vượt quá 1 con số và đa số các nhà kinh tế cho rằng công lớn thuộc về Paul Volcker, người đã dũng cảm đánh đổi 2 cuộc suy thoái để định vị (anchor) inflation expectation vào đường AB. Tất nhiên ngoài sự dũng cảm và sáng suốt, Volcker có thể làm được điều đó vì Fed độc lập với chính phủ và nước Mỹ đã có một hệ thống social security khá tốt từ thời Đại Suy thoái 1933. 





(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét