Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Buôn bán hi vọng ?

Có vẻ GS Nguyễn Văn Tuấn đã nhầm, cách tính của GS cũng quá đơn giản. GS không tính đến chuyện giá hiện hành, giá cố định, tỷ giá, tăng trưởng dân số của Hà Nội... thì không được. Cuối tuần rảnh sẽ xem lại và tính lại xem cách làm của Hà Nội đúng hay GS Tuấn đúng.
Tôi đã viết bình luận, đề nghị bấm vào đây hoặc xem trong: http://toithichdoc.blogspot.com/2012/03/co-that-la-buon-ban-hy-vong.html


Buôn bán hi vọng ? 
http://talk.onevietnam.org/wp-content/uploads/2011/02/Vietnam-GDP-growth.png 

GS Nguyễn Văn Tuấn:
Dù những ngày tháng này tôi (và đồng nghiệp) rất bận, nhưng bạn đọc ĐVA chuyển bản tin này và đặt câu hỏi làm cách nào mà các quan chức tính được đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân Hà Nội là 17,000 USD/năm. Em hỏi như vậy có phải là “bán bánh vẽ” không? Tôi thử tính toán và thấy hình như đúng là … bánh vẽ. :-)

Bản tin dưới đây rất khó đọc. Phóng viên trình bày dữ liệu “loạn” cả. Lúc thì vốn, lúc thì tỉ lệ tăng trưởng, lúc thì GDP bình quân. Phóng viên chẳng thể hiện tính logic trong cách trình bày. Thật là thất vọng! Nhưng thôi, chúng ta phải tốn chút thì giờ để trình bày lại:

  • Thu nhập bình quân của người dân Hà Nội năm 2011 là 1700 USD.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 2011 đến 2020 là 12-13%. Tôi lạc quan nên sẽ lấy tỉ lệ tăng trưởng 13%. Như vậy, tính đến năm 2020, thu nhập bình quân sẽ là: 1700 x (1.13)^9 = 5107 USD.
  • Tốc độ tăng trưởng trong thời gian 2021 đến 2030 là 9.5 đến 10%. Tôi lại lạc quan và nghĩ là 10%. Theo giả định này, đến năm 2030, thu nhập bình quân sẽ là: 5107 x (1.1)^10 = 13246 USD.
Thế nhưng theo bài báo thì “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030” dự báo rằng đến năm 2030, thu nhập bình quân của người Hà Nội là 16000-17000 USD.
Tại sao lại có sự khác biệt về kết quả. Đây là cách tính “back of the envelope”, chứ có gì phức tạp đâu. Thật ra, cách tính đúng phải điều chỉnh cho lạm phát và vài yếu tố khác. Nhưng cứ dựa vào con số họ đưa ra, thì thu nhập bình quân của người Hà Nội đến năm 2030 chỉ 13,250 USD, chứ không phải 17000 USD.
Tôi nghi rằng các quan chức tính … sai. Nếu chúng ta giả định rằng tỉ lệ tăng trưởng là 13% trong suốt thời gian 2011 đến 2030 thì sẽ cho ra kết quả 17000 (=1700 x 1.13^19). Có thể các quan chức quên rằng họ giả định tỉ lệ tăng trưởng trong thời 2021 – 2030 là 9.5-10%, chứ không phải 13%.
Câu hỏi đặt ra là tỉ lệ tăng trưởng 13% mỗi năm có lạc quan quá không? Thật khó nói, vì chưa nhìn thấy chứng cứ nào và cũng chưa xem những giả định đằng sau cách tính. Nhưng chúng ta có thể nhìn sang Thái Lan. Theo thống đốc ngân hàng Bangkok, thu nhập bình quân của người Thái hiện nay là 4400 USD, và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 10,000 USD vào năm 2019. Tính ngược lại, họ giả định tỉ lệ tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm.
Thái Lan dự kiến tăng 10%, nhưng ta dự kiến tăng 13%. Nhìn vào bảng này, chúng ta thấy ít nước nào có tỉ lệ tăng trưởng thu nhập trên 10%. Bảng này cho biết trong thời gian 2006 – 2010, tỉ lệ tăng trưởng của VN cũng chỉ 5.88%. Không hiểu bằng cách nào mà thu nhập của người Hà Nội có thể tăng 12-13% mỗi năm trong 10 năm liền, trong khi Hà Nội không phải là thành phố kĩ nghệ. Chúng ta thử tính lại với thêm vài giả định:

Giả định tỉ lệ tăng trưởng 2011-2020 Giả định tỉ lệ tăng trưởng 2021-2030 Thu nhập bình quân đến năm 2020 (USD) Thu nhập bình quân đến năm 2030 (USD)
13% 10% 5107 13246
10% 8% 4009 8654
8% 8% 3398 7337
8% 6% 3398 6086

Nhưng giả sử như chúng ta muốn cho người Hà Nội đến năm 2030 đạt 17000 USD thì tỉ lệ tăng trưởng phải bao nhiêu? Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ tăng trưởng phải trên 10%. Nhưng chưa bao giờ VN đạt được tỉ lệ tăng trưởng như thế trong quá khứ.

Giả định tỉ lệ tăng trưởng 2011-2020 Giả định tỉ lệ tăng trưởng 2021-2030 Thu nhập bình quân đến năm 2030 (USD)
13% 12.8% ~17000
12% 14.0% ~17000
11% 14.6% ~17000
10% 15.6% ~17000

Còn nhớ trước đây ông Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là phó thủ tướng) có tính rằng đến năm 2020 thu nhập bình quân của người VN là 3000 USD, và năm 2030 là 6000 USD (nhưng tôi tính thì chỉ 3121 USD). Nói cách khác, theo dự đoán của ngài Nguyễn Sinh Hùng thì thu nhập năm 2030 tăng gấp 2 lần so với 2020. Nhưng theo dự báo mới nhất như bản tin này cho biết, tỉ lệ tăng trưởng trong cùng thời gian là 2.3 lần!
Những phân tích trên cho thấy “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có lẽ hơi lạc quan? Nếu thế thì có lẽ con số 17000 USD là một cách buôn bán hi vọng.
NVT
====

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/02/nam-2030-thu-nhap-nguoi-ha-noi-dat-17-000-dola-1/

Năm 2030, thu nhập người Hà Nội đạt 17.000 đôla
Tăng 10 lần GDP theo đầu người, từ 1.700 USD như hiện nay lên 17.000 USD là chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội vào năm 2030 .

Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm đạt 12-13%. Chỉ số này trong giai đoạn 2021-2030 là 9,5-10%.
Theo đó, đến năm 2020, thu nhập bình quân theo đầu người ở thủ đô là 7.100 - 7.500 USD. Mức này tăng lên đến 16.000 - 17.000 USD vào năm 2030, tương đương với khoảng 350 triệu đồng mỗi năm (theo tỷ giá hiện nay). Con số này gấp 10 lần GDP theo đầu người ở Hà Nội hiện nay.

Ngoài ra, chiến lược phát triển này dự báo, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2020 là 3.900 - 4.100 nghìn tỷ đồng, tính theo giá thực tế, tương đương 180-190 tỷ USD. Giai đoạn 2021-2030, số vốn cần huy động khoảng 6.500-7.000 nghìn tỷ đồng, tương đương 300 - 320 tỷ USD.
Về vấn đề lao động, trung bình hàng năm, thủ đô phải giải quyết việc làm cho khoảng 120.000 -150.000 lượt người. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị theo đó phải dưới mức 4,5%. Cơ cấu lao động đến năm 2030 được ưu tiên chuyển dịch sang lĩnh vực dịch vụ (59-60%), công nghiệp - xây dựng (34-35%) và giảm ở khu vực nông nghiệp xuống còn 5-6%. Đến năm 2030, quy mô dân số ở thủ đô đạt khoảng 9,2 triệu người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét