Đồng Việt Nam đang đợi thời cơ
Có nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này.
Từ lâu đồng Việt Nam vẫn được cho rằng sẽ phải đối mặt với rủi ro phá giá, tỷ giá giữa USD/VND dự tính sẽ còn trượt giá đến mức 21.500 vào cuối năm 2012. Điều này khá phù hợp với những tuyên bố gần đây của NHNN, về đồng Việt Nam trong năm 2012 - khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng ông tin năm nay trượt giá sẽ không quá 2-3%.
Có nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này.
Hiện tại vẫn có nhiều rủi ro tác động nhẹ đến sự suy yếu của đồng nội tệ. Theo quan sát của các chuyên gia, nếu những chỉ báo đó tiếp tục thấy được sự tiến bộ thì đồng nội tệ có thể sẽ tăng sức hấp dẫn trở lại.
Cắt giảm lãi suất một cách chậm rãi
Lạm phát đã giảm một cách đáng kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 8 năm ngoái, giảm từ 23% xuống còn 16,4%, và các nhà kinh tế dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. Theo quan điểm của HSBC, việc cắt giảm lãi suất diễn ra quá sớm và quá nhanh khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bắt đầu e ngại sự trở lại của vòng tròn lẩn quẩn lạm phát - trượt giá.
Có nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy được sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này.
Hiện tại vẫn có nhiều rủi ro tác động nhẹ đến sự suy yếu của đồng nội tệ. Theo quan sát của các chuyên gia, nếu những chỉ báo đó tiếp tục thấy được sự tiến bộ thì đồng nội tệ có thể sẽ tăng sức hấp dẫn trở lại.
Cắt giảm lãi suất một cách chậm rãi
Lạm phát đã giảm một cách đáng kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 8 năm ngoái, giảm từ 23% xuống còn 16,4%, và các nhà kinh tế dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. Theo quan điểm của HSBC, việc cắt giảm lãi suất diễn ra quá sớm và quá nhanh khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bắt đầu e ngại sự trở lại của vòng tròn lẩn quẩn lạm phát - trượt giá.
Trong lịch sử, lãi suất thực âm, hay lãi suất thực giảm, thường đi cùng với việc làm giảm áp lực giảm giá đồng Việt Nam. Trong chu kỳ này, tin tích cực là lãi suất thực đã được thu hẹp, không còn bị giảm quá nhiều. Điều này có thể sẽ không hạn chế việc khuyến khích nắm giữ đồng Việt Nam thay vì đô la Mỹ. Nếu lãi suất không giảm quá nhanh, và lạm phát tiếp tục giảm, thì môi trường lãi suất thực sẽ lạc quan hơn cho đồng Việt Nam.
Giá vàng biến động cũng đã hạn chế nhu cầu trong nước về kim loại quý vốn được xem là hình thức tốt để cất giữ giá trị trong bối cảnh đồng Việt Nam luôn giảm giá. Các nhà quản lý cũng đã nỗ lực gấp đôi để kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhập khẩu vàng. Mối tương quan nghịch chiều như năm vừa qua giữa giá vàng và đồng Việt Nam cũng đã giảm mạnh trong vài tháng gần đây.
Với nhu cầu trong nước giảm về việc nắm giữ vàng cho mục đích đầu tư hoặc bảo toàn giá trị, một vài áp lực trước đây đặt lên đồng Việt Nam cũng đã được gỡ bỏ.
Bức tranh dòng vốn đang tích cực hơn
Một trong những tiến bộ nổi bật của đồng Việt Nam trong thời gian qua là đã thu hẹp cán cân thương mại. Bức tranh tổng quan đã cải thiện hơn với ghi nhận một lượng nhỏ thặng dư thương mại trong tháng 1 vừa qua. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm qua Việt Nam có mức thặng dư tính theo tháng.
Sự trượt giá trước đây của đồng Việt Nam chắc chắn đã có vài tác động nhất định, nhưng thực tế là Việt Nam vẫn xuất khẩu rất nhiều hàng hóa cơ bản với nhu cầu đảm bảo ổn định, chẳng hạn như gạo và chế biến thủy sản. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu.
Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn tương đối tăng mạnh. Một điều đáng chú ý là nguồn đầu tư từ Nhật Bản. Từ trận động đất vào năm 2011 gây ảnh hưởng nặng đến ngành sản xuất của Nhật, các doanh nghiệp đã tìm cách phân tán dây chuyền sản xuất đến những trung tâm châu Á khác.
Thái Lan đã là điểm đến chính yếu cho dòng đầu tư này, nhưng vì trận lũ lụt kéo dài vào năm ngoái gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các công ty Nhật Bản nên nhiều doanh nghiệp buộc phải cân nhắc việc phân tán sản xuất rộng hơn, và Việt Nam có thể hưởng lợi từ điều này.
Số liệu tháng Hai cho thấy đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam đạt hơn 800 triệu đô la Mỹ. Nếu có nhiều dòng vốn tương tự, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại lượng ngoại tệ hữu dụng cho đất nước.
Cuối cùng, cũng đã có một sự cải tiến về dòng vốn. Dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn.
Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn. Với việc các ngân hàng trung ương phương tây vẫn là những đề tài "nóng" cho báo chí thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xem xét đến những thị trường như Việt Nam.
Vay bằng đô la Mỹ gia tăng dẫn đến sự tăng giá ngắn hạn cho đồng Việt Nam
Có nhiều yếu tố cho thấy nhu cầu cho các khoản vay đô la Mỹ trong nước đã cao hơn do lãi suất vay tiền đô la Mỹ thấp hơn so với nội tệ. Điều này dẫn đến việc giao dịch bán giao ngay của USD/VND và các loại tiền tệ khác được thực hiện vào giữa biên độ giao dịch hàng ngày. Yếu tố này đáng lẽ cho phép NHNN nhảy vào thị trường để thu mua đô la Mỹ nhằm gia tăng lượng dự trữ ít ỏi của mình nhưng chúng tôi hơi thận trọng khi dùng sự gia tăng mua này như chỉ số biểu thị sức mạnh dài hạn.
Khi những khoản vay này đáo hạn trong 3 đến 6 tháng, có thể sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên thị trường giao ngay USD/VND ở hướng mua đô la Mỹ vì đô la Mỹ vẫn rất cần để trả nợ. Đây là trường hợp điển hình khi kim ngạch xuất khẩu không mạnh như mong đợi, và các nhà xuất khẩu cần trả nợ bằng ngoại tệ đô la được mua trong thị trường giao ngay.
Đồng thời, với lãi suất đồng Việt Nam đang giảm dần, sẽ không còn nhiều động cơ để vay đô la Mỹ trong tương lai, điều này tạo nên nhân tố ngắn hạn thay vì chỉ số dài hạn cho đồng Việt Nam.
Hơn thế nữa, gần đây NHNN thông báo rằng kể từ 2.5.2012 các nhà nhập khẩu sẽ không được vay bằng đồng ngoại tệ trừ khi họ đã có sẵn lượng ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ. Vì vậy họ cần phải bổ sung nguồn đô la Mỹ của mình trong thị trường giao ngay, điều có thể làm giảm áp lực giảm giá đồng Việt Nam.
Bức tranh dòng vốn đang tích cực hơn
Một trong những tiến bộ nổi bật của đồng Việt Nam trong thời gian qua là đã thu hẹp cán cân thương mại. Bức tranh tổng quan đã cải thiện hơn với ghi nhận một lượng nhỏ thặng dư thương mại trong tháng 1 vừa qua. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm qua Việt Nam có mức thặng dư tính theo tháng.
Sự trượt giá trước đây của đồng Việt Nam chắc chắn đã có vài tác động nhất định, nhưng thực tế là Việt Nam vẫn xuất khẩu rất nhiều hàng hóa cơ bản với nhu cầu đảm bảo ổn định, chẳng hạn như gạo và chế biến thủy sản. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu.
Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn tương đối tăng mạnh. Một điều đáng chú ý là nguồn đầu tư từ Nhật Bản. Từ trận động đất vào năm 2011 gây ảnh hưởng nặng đến ngành sản xuất của Nhật, các doanh nghiệp đã tìm cách phân tán dây chuyền sản xuất đến những trung tâm châu Á khác.
Thái Lan đã là điểm đến chính yếu cho dòng đầu tư này, nhưng vì trận lũ lụt kéo dài vào năm ngoái gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các công ty Nhật Bản nên nhiều doanh nghiệp buộc phải cân nhắc việc phân tán sản xuất rộng hơn, và Việt Nam có thể hưởng lợi từ điều này.
Số liệu tháng Hai cho thấy đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam đạt hơn 800 triệu đô la Mỹ. Nếu có nhiều dòng vốn tương tự, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại lượng ngoại tệ hữu dụng cho đất nước.
Cuối cùng, cũng đã có một sự cải tiến về dòng vốn. Dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn.
Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn. Với việc các ngân hàng trung ương phương tây vẫn là những đề tài "nóng" cho báo chí thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xem xét đến những thị trường như Việt Nam.
Vay bằng đô la Mỹ gia tăng dẫn đến sự tăng giá ngắn hạn cho đồng Việt Nam
Có nhiều yếu tố cho thấy nhu cầu cho các khoản vay đô la Mỹ trong nước đã cao hơn do lãi suất vay tiền đô la Mỹ thấp hơn so với nội tệ. Điều này dẫn đến việc giao dịch bán giao ngay của USD/VND và các loại tiền tệ khác được thực hiện vào giữa biên độ giao dịch hàng ngày. Yếu tố này đáng lẽ cho phép NHNN nhảy vào thị trường để thu mua đô la Mỹ nhằm gia tăng lượng dự trữ ít ỏi của mình nhưng chúng tôi hơi thận trọng khi dùng sự gia tăng mua này như chỉ số biểu thị sức mạnh dài hạn.
Khi những khoản vay này đáo hạn trong 3 đến 6 tháng, có thể sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên thị trường giao ngay USD/VND ở hướng mua đô la Mỹ vì đô la Mỹ vẫn rất cần để trả nợ. Đây là trường hợp điển hình khi kim ngạch xuất khẩu không mạnh như mong đợi, và các nhà xuất khẩu cần trả nợ bằng ngoại tệ đô la được mua trong thị trường giao ngay.
Đồng thời, với lãi suất đồng Việt Nam đang giảm dần, sẽ không còn nhiều động cơ để vay đô la Mỹ trong tương lai, điều này tạo nên nhân tố ngắn hạn thay vì chỉ số dài hạn cho đồng Việt Nam.
Hơn thế nữa, gần đây NHNN thông báo rằng kể từ 2.5.2012 các nhà nhập khẩu sẽ không được vay bằng đồng ngoại tệ trừ khi họ đã có sẵn lượng ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ. Vì vậy họ cần phải bổ sung nguồn đô la Mỹ của mình trong thị trường giao ngay, điều có thể làm giảm áp lực giảm giá đồng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét