THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
PUTIN, NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư ngày 14/3/2012
TTXVN (Pari 2/3)
Mỗi tuần một lần, Tổng thống Nga lại triệu họp Hội đồng An ninh tại điện Cremli. Ngồi quanh bàn là một số bộ trưởng quan trọng, trong đó hàng đầu là Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov, Chánh văn phòng Tổng thống, và tất nhiên có Thủ tướng. Đây chính là bộ sậu có nhiệm vụ thảo luận các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng của Nga. Tuy nhiên, theo báo Le Monde ngày 8/3, người đưa ra quyết định cuối cùng chỉ có thể là V. Putin.
Theo nhật báo trên, trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin tất nhiên chính ông là người ra quyết định về chính sách đối ngoại. Song điều đáng nói là thời kỳ Dmitry Medvedev làm tổng thống, vẫn lại là Putin giữ đặc quyền quyết định. Nếu biết về tương quan lực lượng giữa hai nhà lãnh đạo này, khó có thể hình dung Medvedev đưa ra quyết định đối ngoại mà không có sự đồng thuận của Putin. Điều đó muốn nói rằng chính sách “cài đặt lại”, do Tổng thống Mỹ Obama đề nghị năm 2009 trong quan hệ với Nga, cho phép hai nước ký Hiệp ước START 2 về cắt giảm vũ khí hạt nhân năm 2010, chỉ có thể được phê chuẩn với sự đồng ý của Thủ tướng Putin.
Đến nay, ông Putin đắc cử lần thứ ba bất chấp những cáo buộc gian lận phiếu bầu từ phe đối lập để có thể lại danh chính ngôn thuận cầm cương đối với chính sách đối ngoại của Nga. Hội đồng An ninh tối cao từ nay lại do ông cầm trịch, trong khi Dmitry Medvedev sẽ trở lại cương vị thủ tướng quen thuộc. Vậy thì Putin sẽ trở lại với một thế giới như thế nào và vai trò của nước Nga đối với thế giới của Tổng thống Putin nhiệm kỳ 3 sẽ ra sao?
Có một loạt dài các bài báo Nga và phương Tây đề cập đủ kiểu đến chương trình đối ngoại của ông, mà nổi bật là tầm nhìn về một thế giới đầy rẫy những nguy hiểm và mối đe dọa, trong đó để tồn tại, nước Nga của Tổng thống Putin sẽ buộc phải sử dụng đến sức mạnh và vị thế cường quyền của mình. Còn lâu mới đến tương lai xán lạn của chủ nghĩa xã hội hay những hứa hẹn về một kỷ nguyên toàn cầu mới. Thế giới của ông Putin là một thế giới thù địch, bị tiêm nhiễm bởi cách mạng màu cam và tư tưởng Hồi giáo, trong đó “Mùa Xuân Arập” đôi khi dẫn đến “sự thay đổi một chế độ thống trị này bằng một chế độ thống trị khác còn hiếu chiến hơn”. Một thế giới mà ngay cả sức mạnh mềm và các mạng xã hội có thể bị lợi dụng bởi các phần tử theo các chủ nghĩa khủng bố, ly khai và dân tộc.
Nét mới, có chăng là 20 năm sau sự tan rã của Liên Xô, câu chuyện thời hậu Xôviết đã sang trang. Cách đây vài năm, Thủ tướng Putin còn cho rằng sự biến mất của Liên bang Xôviết là “thảm họa lớn nhất trong lịch sử”, nhưng bây giờ ông khẳng định “giai đoạn lành bệnh đã qua. Thời hậu Xô viết của lịch sử nước Nga và thế giới hiện đã khép lại”. Nước Nga thực sự bước vào giai đoạn mới khôi phục sức mạnh và quyền lực. Không cần phải bàn cãi, đó là một điều tốt lành và sẽ tốt lành hơn nếu thế giới biết điều gì đã thay thế cho giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, tầm nhìn về một giai đoạn mới vẫn còn là điều phải bàn luận. “Nước Nga cần một chương trình nghị sự hoàn toàn mới”.
Chương trình nghị sự mới này là chương trình của một cường quốc vừa dựa vào các nguồn năng lượng của đất nước, vừa dựa vào sức mạnh của răn đe hạt nhân chiến lược và cả vào chương trình hiện đại hóa quân sự – quốc phòng, với cái giá đầu tư gần 600 tỉ euro cho 10 năm. Đối với Tổng thống Putin nhiệm kỳ 3, đây là một hằng số hoặc một định đề: “Nga sẽ chỉ được tôn trọng và chỉ có thể giá trị hóa các lợi ích sống còn của mình trong trường hợp thể hiện được sức mạnh và kiên quyết đứng lên”.
Sức mạnh trở lại sẽ cho phép Nga tự khẳng định mình trước. Mỹ, một siêu cường mà Putin tiếp tục coi là đối thủ chính bởi Oasinhtơn xưa nay luôn “tự phụ với tư tưởng của một kẻ vô địch tuyệt đối” và bởi những động thái kích động, thậm chí là ủng hộ, những kẻ xúi giục bạo loạn trong phe đối lập Nga. Marie Mendras, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học Chính trị Pari, đánh giá “Putin bị thuyết phục bởi suy nghĩ rằng lập trường cứng rắn của Nga, với sức mạnh chủ quyền không thẳng hàng với phương Tây, là cơ sở tốt để cúng cố quyền lực của Nga. Chính sách đối ngoại của Putin chỉ có thể được xây dựng dựa trên hình ảnh của một kẻ thù”.
Sẽ là vô ích nếu ra sức tìm kiếm trong những bài hùng biện lôi kéo cử tri dân tộc chủ nghĩa của Putin những chủ đề về thách thức toàn cầu của thế kỷ 21, chẳng hạn sự bấp bênh của trọng lực kinh tế thế giới, sự leo thang địa chính trị của Trung Quốc, hoặc vấn đề biến đổi khí hậu. Putin muốn phát triển Đông Xibêri như một động lực đưa Nga trở thành cường quốc ở Thái Bình Dương và Bắc Cực: Tầm nhìn về thế giới của ông cũng dựa trên vị trí trung tâm của nước Nga trên bình địa Á-Âu.
Thế kỷ 21 xuất hiện một nhóm nước “đang trỗi dậy” có tên là BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nếu không tính đến Nam Phi. Có vẻ như Putin đang kỳ vọng tìm thấy ở đây nhiều lợi ích hơn, giống như một cộng đồng của các giá trị. Nhưng thật khó tưởng tượng Ấn Độ hay Braxin sẽ đứng cùng hàng với Mátxcơva và Bắc Kinh trong một số vấn đề quốc tế nổi cộm, chẳng hạn vấn đề Xyri?
Đối với Xyri, Putin đã không ngừng nhấn mạnh rằng không thể để “tái diễn kịch bản Libi”. Những hình ảnh trung cổ từ vụ hành hình đại tá Gaddafi dường như đã ám ảnh ông. Tuy nhiên, nếu như không góp phần làm sụp đổ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad, người đã gọi điện chúc mừng Putin đắc cử, thì dường như Nga cũng đang có xu hướng chấp nhận thực tế này nếu nó phải xảy ra.
Putin liệu có đủ phương tiện để thể hiện sức mạnh? Sự xuất hiện của khí đá phiến như một nguồn năng lượng thay thế có thể làm phức tạp hóa các tính toán của ông khi loại khí đốt này sẽ làm hạ giá khí đốt tự nhiên của Nga. Và một yếu tố nữa, mong muốn cường quốc cũng phải dựa vào sự đồng thuận trong nội bộ. Trong nhiệm kỳ tổng thống mới, Putin sẽ phải cố gắng làm được như vậy trong bối cảnh một nước Nga mới với phe đối lập đang ngày càng trưởng thành.
***
TTXVN (Angiê 8/3)
Ngày 4/3, ông Vladimir Putin lại trở thành Tổng thống của Liên bang Nga. Trong hơn 25 năm – sau khi đế chế Xôviết sụp đổ dưới thời Gorbachev – đất nước rộng mênh mông này đã bị làm nhục hết mức bởi phương Tây, lúc đó đang ở đỉnh cao sức mạnh và do siêu cường Mỹ lãnh đạo. Trở lại Điện Cremli lần này, Tổng thống mới của Nga có nhiều tham vọng lớn. Giáo sư Chems Eddine Chitour không loại trừ khả năng nhiệm kỳ lần này của ông Putin sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một thế giới đa cực mới. Dưới đây là lý giải của ông trên nhật báo “L’Expression” (Angiêri).
Các phương tiện thông tin đại chúng của phương Tây không ngớt bêu xấu nước Nga, đặc biệt khi nước này còn nằm dưới sự thống trị của “Sa hoàng Boris Yeltsin”. Việc một nhân viên trẻ thuộc Cơ quan an ninh quốc gia (FSB) lên làm Thủ tướng bắt đầu áp dụng một chính sách dân tộc chủ nghĩa mới cho thấy đây là một phản ứng trước Chủ nghĩa Xôvanh nước lớn của phương Tây coi người Nga như những kẻ thối nát, không biết làm gì với một kho vũ khí hạt nhân không ai kiểm soát và sống bằng nguồn lợi Trời cho… Vậy “con gấu” Nga, biệt danh được gán cho nước Nga khi xảy ra giai thoại về Grudia vào tháng 8/2007, chính xác là thế nào?
Nga là nước lớn nhất thế giới. Nước này có 143 triệu dân vào năm nay. Lãnh thổ Nga trải dài từ Tây sang Đông (từ Kaliningrad đến Vladivostok) trên một chiều dài hơn 9.000 km, với diện tích 17 triệu km2 (tức lớn gấp hai lần nước Mỹ và 31 lần nước Pháp) và có tới 9 múi giờ. Nga có nguồn khoáng sản (than, sắt, niken, kim cương…) và năng lượng (dầu lửa, khí đốt tự nhiên, thủy điện) rất lớn và nhờ đó trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm đó. Nga cũng thừa hưởng của Liên Xô trước đây một nền công nghiệp nặng hùng mạnh (cán thép, lọc dầu, công nghiệp hóa chất…). Các lĩnh vực liên quan đến chế tạo vũ khí, hạt nhân và hàng không-vũ trụ cũng phát triển mạnh, giúp Nga đóng vai trò đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ.
Đối với nhiều nhà quan sát nước ngoài, nhân cách của ông Putin bị gắn với nhiều cách nói và kiểu rập khuôn và thành kiến không tốt, thường có liên quan đến nhũng gì phổ biến ở nước Nga hiện nay. Theo phương Tây, nước Nga co 5 vết thương cần chữa trị.
Thứ nhất, nước Nga của Putin là một nước nghèo, nơi chỉ có cuộc sống của người giàu và giới đầu nậu được cải thiện. Tuy nhiên, dưới thời Chính quyền Putin, các con số được công bố cho thấy nghèo khổ đã giảm đáng kể. Tỷ lệ người Nga sống dưới mức nghèo khổ giảm từ 35% xuống còn 23% trong thời kỳ 2000-2004 và chỉ còn 12,8% vào cuối năm 2011.
Thứ hai, nước Nga của Putin chỉ có thể gượng dậy được nhờ vào nguồn nguyên liệu. Năm 1998, món nợ công chiếm tới 66% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nước Nga lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. Lúc đó, nước này đã phải tiến hành cắt giảm rất mạnh chi tiêu công và tận dụng được cơ hội giá tăng trở lại trên các thị trường khí đốt và dầu lửa. Gần một năm sau khi trả nợ xong, tăng trưởng ở Nga lại tăng với mức trung bình khoảng 7% trong một thập kỷ, cho đến khi nổ ra cuộc, khủng hoảng năm 2008.
Thứ ba, nước Nga của Putin là một chế độ dựa trên tham nhũng. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga trải qua một thập kỷ hoàn toàn suy sụp về chính trị, kinh tế và xã hội. (…) Khi Vladimir Putin lên nắm quyền lãnh đạo, nhiệm vụ đầu tiên của ông là tái lập quyền lực Nhà nước, tái lập khuôn khổ pháp lý và kiểm soát cuộc chiến tranh Chesnia.
Thứ tư, nước Nga của Putin là một nước trong đó các ứng cử viên thân phương Tây không được hoạt động chính trị vì bị Cremli ngăn cản. Trong khi đó, các đảng tự do vẫn được tự do tham gia bầu cử và tồn tại về phương diện chính trị ở Nga, nhưng ảnh hương chính trị của họ không ngừng suy giảm (12% trong cuộc tổng tuyển cử năm 1993, 7% trong các cuộc tổng tuyển cử năm 1995 và 1999, 4% vào năm 2003, 2% vào năm 2006 và 3% vào năm 2011).
Thứ năm, nước Nga của Putin là một nước trong đó bầu cử bị gian lận. Tình trạng này diễn ra trong tất cả các cuộc bầu cử dưới thời Yeltsin. Ứng cử viên Đảng Cộng sản Ghennady Zyuganov đáng lẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996 chứ không phải là Boris Yeltsin. Nga là một đất nước rộng mênh mông và có thể dễ tưởng tượng ra rằng những năm hỗn loạn, trong thời kỳ 1991-2000, là rất thuận lợi cho nhiều vụ gian lận bầu cử.
Sau 4 năm làm Thủ tướng, Vladimir Putin đàng hoàng trở lại Điện Cremli. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông đưa ra nhiều mục tiêu kinh tế đầy tham vọng. Ông muốn tăng gấp ba mức sống của người dân. Ông có kế hoạch biến nước Nga từ nay đến năm 2020 thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, với GDP tính theo bình quân đâu người đạt 35.000 USD so với 10.440 USD vảo năm 2010. Ông hứa hẹn tăng lương (cho giáo sư và thầy thuốc) và trợ cấp xã hội.
Đối với các nhóm tư vấn phương Tây, ông Putin sẽ không thể giữ được lời hứa. Trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc ngân hàng Sberbank đánh giá chi phí cần thiết để thực hiện các biện pháp trên là 5.100 tỷ rúp (tương đương với 130 tỷ euro).
Ông Putin cũng công bố một chương trình tái vũ trang chưa từng thấy, trị giá 23.000 tỷ rúp (590 tỷ euro), từ nay đến năm 2020, và tăng lương cho binh lính tới 300%. Tổng cộng, số tiền cần có là cực lớn (từ 700 đến 800 tỷ euro, chiếm gần 8% GDP). Nga có một nền tảng tài chính thích hợp: dự trữ ngoại tệ của nước này lên tới hơn 500 tỷ USD (tương đương với 380 tỷ euro) và nền tài chính công lành mạnh (thặng dư ngân sách bằng 0,5% GDP vào năm 2011 và món nợ công bằng 7,8% GDP). Hơn nữa, tăng trưởng của Nga đạt 4%/năm.
Vấn đề đối với ông Putin là kỷ nguyên dầu mỏ là vua đã qua rồi. Nước Nga từ nay không thể trông đợi được vào vàng đen của mình để bảo đảm có tăng trưởng được nữa. Nền công nghiệp lại không có tính cạnh tranh… Còn thất thoát thuế là cả một cuộc chạy đua đối với nước Nga vì kinh tế ngầm chiếm tới 40% GDP so với 1/3 ở Hy Lạp. Đặc biệt, nền kinh tế Nga bị nạn tham nhũng gặm nhấm. Theo nhóm tư vấn Indem của Nga, số tiền đút lót lên tới 300 tỷ USD/năm, chiếm 15% GDP.
Phươmg Tây đã làm đủ điều để gây mất ổn định nước Nga và đánh quỵ vĩnh viễn nước này, nhưng không được. Cách làm của phương Tây là tạo ra, thậm chí tài trợ cho một phe đối lập với Vladimir Putin, người mà các nước phương Tây không hề muốn trở lại đối mặt với mình, mặc dù họ ý thức được sức mạnh ngày càng tăng của nước Nga khi nước này chống lại vô điều kiện.
Các nước phương Tây bắt đầu đánh giá nước Nga một cách nhẹ nhàng hơn. Thủ tướng Anh, David Cameron, kêu gọi tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga. Thủ tướng Đức, Angela Merkel, gọi điện cho ông Putin để chúc ông thành công trong nhiệm kỳ tới, trước hết là trước những thách thức mà nựớc Nga phải đối mặt. Bà Merkel còn khẳng định Đức và Nga là đối tác chiến lược của nhau. Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng làm việc với ông Putin. Chủ tịch Trung Quốc, Hồ cẩm Đào, và Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, cũng gửi điện mừng tới Thủ tướng đương nhiệm Nga. Cần nhắc lại rằng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) trước đây đã công nhận. Tổng thống Saakashvili tái đắc cử ngay sau khi các phòng bỏ phiếu đóng cửa, trước khi kiểm phiếu, để chặn đứng mọi sự phản đối của phe đối lập.
***
TTXVN (Mátxcơva 10/3)
“Báo Độc lập” (Nga) gần đây cho biết Bộ Tài chính Nga dự định sẽ áp dụng thuế lũy tiến đối với những tài sản giá trị cao, chẳng hạn như căn hộ, xe hơi, du thuyền. Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov tuyên bố trong hai tháng tới sẽ làm rõ chi tiết của cái gọi là “chiến thuật thuế” và đánh thuế đối với những hàng hóa tiêu dùng xa xỉ. Đây là thuế lũy tiến đối với các phương tiện giao thông và thuế đặc biệt đối với bất động sản đắt tiền. Ở Bộ Tài chính, các chuyên gia tin rằng các loại thuế mới sẽ được đưa vào áp dụng trong năm 2013. Tuy nhiên, nhiều năm qua bộ này đã bị cản trở trong việc áp dụng các loại thuế đối với bất động sản – đặc biệt người ta viện dẫn lý do là khu vực địa chính chưa sẵn sàng. Lý do phá hoại ngầm là dễ hiểu – bởi chính các quan chức là chủ sở hữu những ngôi nhà và căn hộ đắt tiền. Vì vậy, việc đánh thuế đối với những hàng hóa tiêu dùng xa xỉ chỉ có thể được đưa vào thực hiện từ năm 2013 với điều kiện có một quyết tâm chính trị đặc biệt.
Ngày 18/2, tại Diễn đàn Krasnoyarsk, Bộ trưởng Siluanov thông báo: “Chúng tôi sẽ xem xét quyết định về chính sách thuế trong tháng 3 – tháng 4″. Ngày tháng chính xác và chi tiết của “chiến thuật thuế” sẽ được xác định vào mùa Xuân – thời gian chuẩn bị ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2013-2015, Ông Siluanov nói thêm rằng “chiến thuật thuế” cần được thực hiện mà không cần tăng thuế, Ông nói rõ: “Chế độ thuế không cần phải là một nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách, không nên coi đây như là nguồn báo đảm các yêu cầu bổ sung, chế độ thuế này cần góp phần thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh, Không nên coi các loại thuế này như là một nguồn thu ngân sách”. Bộ trưởng Tài chính nếu việc hoàn thiện chế độ nộp thuế tài sản, thu hồi các khoản thu thêm ở ngành dầu khí bằng cách cân bằng giá cả ở thị trường trong và ngoài nước, chuyển một vài loại thuế cho cấp khu vực, như là những phương án chiến thuật có thể lựa chọn.
Trước đó, ngày 17/2, ông Siluanov đã nói tới những sáng kiến khác về chính sách thuế mới. Ông thông báo với các phóng viên rằng từ năm 2013, ở Nga có thể sẽ áp dụng thuế đánh vào các hàng hóa tiêu dùng xa xỉ đối với các cá nhân. Các tiêu chí, theo đó tài sản nào đó có thể sẽ bị liệt vào hàng hóa tiêu dùng xa xỉ, sẽ tính theo giá trị thị trường. Theo nguyên tắc này, thì trước tiên, nhà ở, du thuyền và ô tô sẽ được liệt vầo hàng hóa xa xỉ.
Trước hết, Bộ Tài chính có ý định đánh thuế đối với hàng hóa xa xỉ thông qua đánh thuế bất động sản và thuế phương tiện giao thông. Mức thuế sẽ tăng lên phụ thuộc vào giá trị tài sản. Chẳng hạn, bất động sản đắt tiền hơn sẽ phải nộp thuế cao hơn, ông Siluanov giải thích. Giá trị của bất động sản tính theo giá thị trường phải được cập nhật thường xuyên. Ông Siluanov thừa nhận rốt cục, để làm việc này cần phải kê khai địa chính đầy đủ. Tuy nhiên, ở Bộ Tài chính người ta nhận định đây không phải là vấn đề bởi vì Bộ Phát triên Kinh tế cam kết rằng việc kê khai bất động sản sẽ sẵn sàng hoàn thành vào cuối năm nay. Cơ quan đăng kiểm nhà nước Nga sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành công việc này
Ông Siluanov nói thêm rằng những người dân có thu nhập thấp mà bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên có căn hộ đắt tiền, thì không phải lo ngại gì loại thuế mới. Ông nói “Có thể sẽ có quy định ưu đãi đối với những người nghèo mà từ lâu đã sở hữu những căn hộ lớn. cần phải suy tính làm việc này thế nào”.
Nếu đánh thuế phương tiện giao thông thì có thể quy định một hệ số cao đặc biệt. Hệ số này sẽ tính dung tích động cơ ô tô và mã lực tương ứng.
Xét toàn cục, tình hình xung quanh các loại thuế trở nên dễ hiểu hơn. Nhưng đây chỉ là thoáng nhìn. Nếu nghiên cứu kỹ hơn thì thấy rằng cho đến nay ngay trong Bộ Tài chính người ta còn chưa thống nhất về những sáng kiến thuế khóa nào cả. Hơn nữa, các tuyên bố của Bộ trưởng Siluanov dườmg như còn nhiều mâu thuẫn.
Chẳng hạn, phát biểu tại Diễn đàn Gaidar vào cuối tháng 1/2012, ông Siluanov thông báo rằng nếu các khoản thu ngân sách bằng thuế không cho phép thực hiện được “chiến thuật thuế”, thì tất nhiên, còn phương án khác, đó là tăng thuế. Ông Siluanov nói: “Có thể xem xét việc cắt giảm một vài loại thuế trực thu nào đó và thay vào đó là thuế gián thu. Chúng tôi cho rằng đúng đắn hơn cả là nâng thuế giá trị gia tăng và thuế gián thu, cả trong trường hợp trả tiền theo chế độ trợ cấp xã hội, cả trong trường hợp đánh thuế thu nhập”. Hiện nay đã trở nên rõ ràng là Bộ lài chính đang tích cực xem xét việc áp dụng ở Nga một loại thuế mới – thuế đánh vào những hàng hóa tiêu dùng xa xỉ, có thể đụng chạm tới nhiều người.
Có những dấu hiệu mâu thuẫn trong những tuyên bố của các cộng sự của ông Siluanov. Chẳng hạn, ngày 16/2, tại một hội nghị bàn tròn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Sergei Shatalov.,. đã lưu ý rằng việc áp dụng thuế đối với hàng hóa tiêu dùng xa xỉ là không thể do chưa có lời giải cho nhiều vấn đề trong đó có vấn đề làm sao để ngăn chặn các kênh có thể trốn thuế. Ông Shatalov chia sẻ những vấn đề của mình: “Trước khi thảo, luận: một cách cụ thể, tôi muốn hiểu các chi tiết của loại thuế này là gì. Cần phải trả lời ai sẽ phải nộp thuế và nộp vì cái gì, hàng hóa tiêu dùng xa xỉ là gì,cơ quan nào thẩm định việc này, và bằng cách nào, liệu nhà nước có khả năng quản lý loại thuế này hay không, nhà nước sẽ phải chi phí bao nhiêu, cơ sở sẽ được xác định như thê nào?
Các chuyên gia độc lập cũng có không ít câu hỏi – đặc biệt là về việc thực hiện trên thực tế các đề án thuế khóa trong tương lai. Ông Igor Nikolaev, Giám đốc bộ phận phân tích chiến lược của Công ty kiểm toán “FBC” nhận xét các sáng kiến của ông Siluanov nêu ra không có gì là mới. Nhưng tất cả những sáng kiến này giống như trước đây, chưa được thảo ra, các cơ quan tài chính chưa có ý kiến. Chẳng hạn, tình hình sau đây làm cho vị chuyên gia này thắc mắc. Ở Nga, khoảng mười năm nay người ta đã nói về việc đánh thuế đối với bất động sản, nhưng thường xuyên nghe thấy những “lời thoái thác” về sự chưa sẵn sàng của cơ quan địa chính, hoặc về sự phức tạp của việc giải thích giá trị của một tài sản nào đó tính theo giá thị trường. Hiện nay mới chỉ có khoảng 20 khu vực hoàn thành xong viẹc đang ký địa chính. Và bỗng nhiên các vị quan chức hùng hồn tuyên bố rằng công việc đăng ký địa chính sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012.
Ông Nikolaev đã tìm được lời giải thích của mình cho vấn đê này- không phải tất cả mọi thứ đều gặp phải sự phức tạp của vấn đề kê khai địa chính, mà do thiếu quyết tâm chính trị. ông Nikolaev nhận xét: “Bởi không có gì bí mật, chính các vị đại diện chính quyền là chủ sở hữu của những ngôi nhà, căn hộ, những tài sản đắt tiền nhất, mà việc áp dụng những loại
thuế như vậy lại phụ thuộc vào họ”.
Những lắt léo là ở những tiểu tiết. Nhưng cho đến nay chưa ai làm rõ được những tiểu tiết này. Ông Nikolayev nói rằng ông không rõ Bộ Tài chính định bảo vệ, chẳng hạn, tầng lớp trung lưu, tránh khỏi bị đóng thuế như thế nào.
Ông Maxim Lyakishev, chuyên gia tư vấn về thuế, bình luận: “Thuế đánh vào hàng hóa tiêu dùng xa xỉ có thế được quy định trong năm 2013, nhưng không phải được thực thi ngay. Thuế này được soạn thảo nhanh nhất cũng phải tới năm 2015. Bởi vì trước tiên cần phải xây dựng một hệ thống quản lý thuế mới, các cơ quan cần phải học cách thu thuế từ các cá nhân”. Vì vậy, ôngXyakishev gọi các cam kết đánh thuế của Bộ Tài chính là quá sớm.
Ông Lyakishev bổ sung thêm rằng thuế đánh vào hàng hóa tiêu dùng xa xỉ – bất động sản và ô tô dung tích lớn – sẽ dẫn đến một làn sóng bất mãn. Bởi vì còn lâu loại thuế này mới động chạm tới những người giàu, mà chỉ tác động tới những người dân bình thường.
Các chuyên gia cảnh báo rằng thuế đánh vào hàng hóa tiêu dùng xa xỉ có thể sẽ bóp nghẹt hoạt động kinh tế và đẩy các chủ doanh nghiệp lui vào bóng tối. Các chuyên gia gọi việc mua bất động sản và xe hơi thông qua các tổ chức nước ngoài, thông qua đăng ký tài sản của pháp nhân hay của những người nghèo – những người đại diện hoặc thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi – như là hành động trốn thuế.
***
Tờ báo này ngày 5/3 đăng bài của ông Aleksey Maỉashenko, chuyên gia hàng đầu thuộc Trung tâm Carnegie Mátxcơva, phân tích những thách thức chủ yếu của Nga ở khu vực Trung Á, như sau:
Nước Nga đang phải đối mặt với những thách thức bên ngoài nào ở khu vực Trung Á? Hiện có 3 thách thức chủ yếu – thách thức của Trung Quốc, thách thức của Mỹ và thách thức của thế giới Hồi giáo.
Thách thức của Trung Quốc về hình thức đang bị giới hạn bởi sự thâm nhập tài chính và kinh tế vào khu vực Trung Á, mà từ lâu sự thâm nhập này đã trở thành sự bành trướng thực sự. Năm 2009, đường ống đẫn khí đốt từ Tuốcmênixtan chạy qua Udơbêkixtan và Cađắcxtan tới khu vực Tân Cương – Urumqi của Trung Quốc, đã được đưa vào vận hành, cùng năm đó, dầu mỏ của khu vực Aktobe của Cadắcxtan đã đến Trung Quốc, Tuyến đường phía Tây Trung Quốc – Tây Âu, tuyến đường sắt xuyên Á được xây dựng v.v… Trung Quốc đang xây dựng những hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, năng lượng tải trọng lớn, bằng những hệ thống này liên kết với Trung Á, đồng thời hệ thống này cũng bảo đảm cho Trung Quốc tiến vào châu Âu ở hướng Tây. Điều đáng quan tâm là khi thực hiện các dự án này, Trung Quốc đã hạn chế được tình trạng tham nhũng của các phe phái trong không gian hậu Xôviết. Đây là một “sự thần kỳ của Trung Quốc”.
Các hoạt động của Trung Quốc không chính thức thách thức bất cứ ai. Có thể coi những hoạt động này của Trung Quốc ở Trung Á như là việc xuất hiện ở trong nhà một lữ khách mới, giàu có, mạnh mẽ, mà vị khách này dần dần đẩy người chủ ra khỏi nhà.
Đối phó lại thách thức của Trung Quốc, trước tiên, Nga tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình thông qua mối quan hệ liên kết: Liên minh Hải quan, Không gian kinh tế thống nhất, và Liên minh Âu – Á (dự kiến sẽ hình thành vào năm 2015). Thứ hai, theo khả năng, Nga tham gia các dự án chung mà Bắc Kinh không phản đối, bởi vì trong bất cứ dự án nào có sự tham gia của Trung Quốc, thì nước này đều đóng vai trò chủ yếu. Một biểu tượng hấp dẫn cho việc này – đó là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Đối với Nga, thách thức về kinh tế từ phía Trung Quốc không phải là thách thức về chính trị. Ở đây không có và không thể có điều nghịch lý. Trung Quốc không muốn thách thức ai về chính trị, nhất là Nga. Nói chung, Trung Quốc tính toán “tránh va chạm chính trị”. Chính yếu tố tốn tại của Trung Quốc – cường quốc đang phát triển khổng lồ – quy định chính sách đối ngoại của nước này. Hoạt động tích cực của Trung Quốc ở Trung Á, thực chất, chỉ là một hướng (không phải là quan trọng nhất) của sự thách thức toàn cầu của nước này, mà không nước nào đủ sức cạnh tranh với họ.
Thách thức của Mỹ đối với Nga ở Trung Á cũng là thách thức về kinh tế, nhưng trước hết, là thách thức về chính trị, thách thức về quân sự chính trị. Ở khu vực Trung Á, thách thức này không gay gắt như ở Ucraina và Nam Cápcadơ, những nơi mà Mỹ ủng hộ các lực lượng chống lại Mátxcơva tới mức viện trợ quân sự cho các lực lượng này.
Ở Trung Á, ngoại trừ Cưrơgưxtan, chưa hình thành phe đối lập rộng rãi có thể thay thế các chế độ độc tài. Các nhà cách mạng Cưrơgưxtan bắt buộc phải cố gắng thể hiện sự trung thành của mình đối với Mátxcơva. tât nhiên, một số nhà lãnh đạo đối lập nuôi hy vọng thận trọng vào sự ủng hộ ngày càng lớn của phương Tây, nhưng họ không quảng cáo những hy vọng này. Về phía mình, Mỹ thể hiện sự hài lòng đối với nền dân chủ của Cưrơgưxtan, bằng cách giữ lập trường thụ động, thừa nhận những lợi ích đặc biệt của Nga ở đây (và có thể cả của Cadắcxtan)
Tuy nhiên, Cremli có cơ sở để coi vòng tăng cường quan hệ tiếp theo giữa Mỹ với Udơbêkixtan, Tátgikixtan và Tuốcmênixtan, những nước mà khi tiến hành các cuộc đối thoại về dân chủ, nhân quyền thì không mấy hào hứng coi đó như là sự thách thức, thì Mỹ lại vỗ về, cam kết hỗ trợ và hợp tác với các nhà lãnh đạo ở những nước này. Đối với các nhà lãnh đạo này, thái độ như vậy của Mỹ giống như một kiểu ve vãn, một đảm bảo rằng trong trường hợp “Mùa Xuân Arập” tràn vào Trung Á, thì họ (những nhà lãnh đạo thân Mỹ) có thể tính toán ít nhất là Oasinhtơn giữ thái độ trung lập. Trong trường hợp này, uy tín của Nga, người bảo vệ chính cho sự ổn định chung ở khu vực, muốn hay không muốn, bị suy giảm.
Những thách thức của Trung Quốc và Mỹ ở một mức độ nào đó sẽ va chạm nhau. Nga có ý định chơi con bài này. Nhưng tới một lúc nào đó tình trạng này sẽ kết thúc, bởi vì, như ông Guang Pan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc SCO viết SCO sẽ tiếp xúc với Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp xúc trực tiếp với Mỹ, đi thẳng vào Trung Á (bỏ qua Nga). Hiện nay là giai đoạn quá độ, nhưng chẳng lâu nữa, Nga sẽ không còn cần thiết đối với Trung Quốc ở mức độ như hiện nay nữa, mặc dù có thể Trung Quốc vẫn còn tôn trọng Nga trong một thời gian nữa.
về phần mình, Mỹ không quá lo ngại sự đoàn kết giữa Nga và Trung Quốc, không chỉ ở Trung Á, mà còn ở phần còn lại của thế giới. Một nét đặc trưng là khi đánh giá lập trường chung của Nga và Trung Quốc trong các cuộc xung đột lớn của thế giới (Iran, Libi, Xyri), nói chung là Nga, gần như là quốc gia duy nhất, chỉ trích Mỹ.
An ninh, lý do chính cho sự hợp tác rộng rãi ba bên ở Trung Á, được tiếp nhận ở mỗi nước theo cách khác nhau. Nếu tách khỏi sự đúng đắn chính trị và sự mị dân mang tính ngoại giao, thì đối với Mátxcơva, an ninh là ở chỗ duy trì và tăng cường mãi mãi sự ảnh hưởng độc quyền của mình trong khu vực này, lòng trung thành của các chế độ của những nước này đối với mình, cũng như trong việc không cho phép và ít ra là hạn chế các lực lượng nước ngoài hoạt động ở khu vực này. Quyết định mới đây của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể về việc triển khai trên lãnh thố các quốc gia thành viên các căn cứ quân sự của các nước thứ ba chỉ được phép khi có sự đồng ý của tất cả các nước thành viên – đây là lời khẳng định thẳng thắn nhất đối với việc trên. Đồng thời, an ninh “theo kiểu Nga” không bao hàm sự loại bỏ hoàn toàn phe đối lập Hôi giáo cực đoan, mà phe này, bằng cách đe dọa các chế độ ở những nước này, đẩy họ liên minh gần gũi hơn với Nga. Dưới một dạng thuần túy, việc thực hiện giả thuyết an ninh lý tưởng của Nga, theo nghĩa nào đó, là không thể. Mátxcơva cần phải hiểu việc này.
Theo chính sách của Mỹ, sự lý giải về an ninh xuất phát từ sự đồng thuận giữa ba nước chủ yếu ngoài khu vực – Nga, Trung Quốc và Mỹ. Mặc dù đưa khu vực Trung Á vào danh mục “những lợi ích của Mỹ”, xuất phát từ quan điểm tính ưu tiên, khu vực Trung Á có tầm quan trọng chỉ sau khu vực Trung Đông, Iran, Ápganixtan, mặc dù cuộc xung đột Apganixtan đột ngột làm tăng tầm quan trọng của nó (đặc biệt là nếu xuất phát từ khái niệm nổi tiếng “Đại Trung Á”). Với quan điểm như vậy, an ninh trong khu vực này phụ thuộc vào sự thành công của Mỹ ở Ápganixtan, hay nếu rộng hơn là ở khu vực Ápganixtan – Pakixtan (AfPak).
Việc rút quân đội Mỹ khỏi Ápganixtan làm cho nhu cầu về chiến lược của Mỹ ở khu vực Trung Á tăng lên, bởi vì từ nay các nước ở khu vực này – Tátgikixtan, Cưrơgưxtan và Udơbêkixtan – với việc duy trì và xuất hiện các căn cứ quân sự của Mỹ sẽ trở thành “khu vực giám sát sụ ổn định ở Ápganixtan. Theo ông Dietrich Nakmayer, chuyên gia từ Béclin, “nếu Mỹ muốn là một cường quốc thế giới, họ sẽ phải duy trì sự hiện diện của mình ở Ápganixtan và Trung Á. Nếu họ rời khỏi khu vực này, thì hành động này sẽ là khởi đầu sự kết thúc của Mỹ” Tất nhiên, tuyên bố này nghe có vẻ quyết liệt, nhưng mặt khác, không thể phủ nhận thực tế rằng uy tín quốc tế của Mỹ được xác định bởi việc Mỹ sẽ rút quân khỏi Apganixtan.
Để các căn cứ quân sự của Mỹ hiện diện ở Trung Á đòi hỏi phải có sự đồng ý của Trung Quốc và Nga. Về vấn đề này, Bắc Kinh không thể hiện sự quan tâm nhiều. Trung Quốc ít bình luận về các vấn đề liên quan đến việc duy trì căn cứ không quân của Mỹ tại Manas (Cưrơgưxtan), khả năng mở các căn cứ không quân ở Khanabad (Udơbekixtan) va tại Tátgikixtan. Hơn nữa, theo nghĩa nào đó, sự hiện diện căn cứ quân sự của Mỹ ở đây có lợi cho Bắc Kinh, bởi vì sự có mặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở đấy sẽ kiềm chế hoạt động của những người Hồi giáo cả ở khu vực Trung Á cũng như ở Tân Cương của Trung Quốc. Nói đúng ra, quan điểm an ninh của Trung Quốc là ở chỗ này. Các lực lượng nước ngoài nhưng dù sao trước hết vẫn là Nga và Mỹ sẽ chịu trách nhiệm về an ninh ở đây.
Mỹ có mọi cơ sở để mong đợi một sự chấp nhận ngầm của Trung Quốc đối với sự hiện diện của các căn cứ quân sự của họ ở khu vực này. Việc này rõ ràng làm cho quan hệ Trung – Nga “mâu thuẫn”.
Đối với Mátxcơva, các căn cứ của Mỹ ở Trung Á (trong năm 2011, có tin đồn về khả năng xuất hiện căn cứ Mỹ ở Cadắcxtan, những tin đồn này đã nhanh chóng bị bác bỏ) – là vấn đề cực kỳ nhức nhối. Các cuộc đối thoại đang được tiến hành trong các giới xã hội và các phương tiện truyền thông của Nga về việc các căn cứ quân sự của Mỹ bao vây khu vực Trung Á, đang lan truyền một cách ầm ĩ, nhưng không nghi ngờ gì, sự hiện diện các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực này đang hạ thấp vai trò là nhân tố bảo đảm an ninh khu vực của Nga. Nói chung, trên thực tế, ở đây chúng ta đang nói về mối đe dọa đối với Nga, đối với uy tín chính trị của Nga.
Mặt khác, ở Mátxcơva cũng có quan niệm rằng các căn cứ của Mỹ ở Trung Á, trong một mức độ nào đó, góp phần duy trì sự ổn định trong khu vực, sự hiện diện của các căn cứ của Mỹ, sau khi rút quân khỏi Ápganixtan, sẽ kiềm chế những tham vọng của các phần tử cấp tiến tôn giáo.
Còn một thách thức từ bên ngoài nữa – đó là hoạt động của các nước thuộc thế giới Hồi giáo ở khu vực này. Đồng thời, có thể coi đây là thách thức nội bộ, có nghĩa là thách thức nảy sinh và xuất phát từ chính bên trong Trung Á, khu vực đang ngày càng bị Hồi giáo hóa (mặc dù ở các nước khác nhau, thách thức này được nhìn nhận khác nhau). Quá trình Hồi giáo hóa không đồng bộ, và rõ rệt hơn cả là ở Tátgikixtan và Udơbêkixtan. Thế giới Hồi giáo thúc đẩy việc Hồi giáo hóa, bằng mọi cách khuyến khích giáo dục thanh niên theo tinh thần Hồi giáo, mang tư tưởng tôn giáo và đơn giản họ cấp tiền để xây dựng hệ thống giáo dục Hồi giáo, xây dựng các nhà thờ. Đã từ lâu, Trung Á trở thành một bộ phận hợp pháp của thế giới Hồi giáo. Việc này làm cho khu vực này tách khỏi Nga.
Khía cạnh Hồi giáo hóa nội tại là sự lây lan của chủ nghĩa cấp tiến tôn giáo. Cũng có thể coi đây là thách thức cả từ bên ngoài, bởi trên lãnh thổ khu vực Trung Á từ lâu các tổ chức cấp tiến quốc tế, cũng như ở trong nước, đã tiến hành hoạt động của mình, do ở hầu hết các nước trong khu vực đều có phe đối lập Hồi giáo. Phong trào Hồi giáo cấp tiến quốc tế xuất hiện, mà những người ủng hộ tự do tư tưởng và tự do hành động trong những người theo đạo Hồi của Nga, đang sống trong vùng lân cận, tham gia phong trào đó, hợp tác ngày càng sâu hơn với những người cùng chí hướng ở Trung Á. Chẳng hạn, đảng “Hizb Ut-Tahrir” đang mở rộng hoạt động của mình sang nước Nga.
Nói một cách nghiêm túc, những vấn đề nêu trên không phải, là những thách thức, mà là hậu quả của những sự chuyển dịch địa chính trị khách quan, trong quá trình đó Nga buộc phải có lập trường phản ứng hoặc phòng thủ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét