Có nên bỏ... thi đua?
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, không hề thấy phong trào thi đua, không hề thấy khẩu hiệu "Ra sức...", "Quyết tâm phấn đấu..." nhưng cái gì của họ cũng tốt, trong đó có sản phẩm đại học. Riêng về giáo dục đại học thì ngay cả các nước trong khối ASEAN cũng đã bỏ xa Việt Nam.
Từ lâu, người Việt mình đâu đâu cũng nghe: "Người người thi đua, ngành ngành thi đua". Và luôn được quán triệt: " Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua". Phải, muốn có thành tích, thành tựu thì không thể không thi đua. Nhưng mà....
Có thực chất không, là chuyện khác!
Chỉ trong ngành giáo dục, nơi tôi gắn cả cuộc đời, được chứng kiến nhiều phong trào thi đua, như phong trào thi đua Hai tốt - Dạy tốt, Học tốt... Rồi bỗng dưng một ngày đẹp trời cách đây không xa lại được quán triệt: " Nói không với bệnh thành tích". Bệnh, đã là bệnh thì... nguy rồi. Nói không là điều rất nên. Nhưng mà đâu lại vào đấy.
Thi đua trong thực tế có thực chất không? Hầu như là không. Sau mỗi năm làm việc, hầu như ai cũng đạt danh hiệu Lao động tiên tiến (trừ mấy người nghỉ ốm, nghỉ đẻ).
Ảnh minh họa
Trong số Lao động tiên tiến, người ta chọn ra 10, 15% (chỉ tiêu do cấp trên định) để bầu (giơ tay) Lao động tiên tiến xuất sắc. Thôi thì "bó đũa chọn đũa cái".
Trong bộ môn, người ta nghiễm nhiên thay nhau làm LĐTTXS. Nhiều thầy, cô không chịu nhận, chỉ xin là LĐTT cho nó...lành. Thế là mấy vị Trưởng, Phó Bộ môn cũng nghiễm nhiên nhận danh hiệu LĐTTXS. Mà có xuất sắc thực chất không, lại là chuyện khác.
Rồi trong số LĐTTXS, lại chọn ra vài phần trăm để tôn vinh, nói cách khác là "dán" danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Không ai bảo ai, mấy cái danh ấy phải để dành cho mấy thầy ban chủ nhiệm khoa vì các vị ấy, ngoài giảng dạy như mình còn phải họp hành nhiều. Khổ thế!
Danh hiệu thi đua, đại thể diễn ra như thế. Rồi tiếp đến mấy danh hiệu cao quí "Nhà giáo Ưu tú", " Nhà giáo Nhân dân" cũng rứa. Giới sân khấu nhiều ưu tú, nhiều nhân dân thế, tại sao ta lại chặt chẽ với nhau?
"Chạy" huân chương
Cách nay 10 năm, Khoa X. nơi tôi làm việc chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập khoa (2002). Được hỏi, mọi người mới ngớ ra là khoa chưa từng được cái huân chương nào.
Thành tích thì nhiều, 40 năm đào tạo nhiều nghìn cử nhân, nhiều trăm thạc sĩ, nhiều chục tiến sĩ, thế mà... Tại các bậc tiền nhiệm không để ý (?). Thế là...phải xúc tiến.
Hôm kỷ niệm, rình rang rước cái Huân chương Lao động hạng Ba.
Đến lần kỷ niệm 45 năm (2007) có ý kiến phải làm tiếp để có cái Huân chương Lao đông hạng Hai. Đem ra chi bộ, ra khoa bàn, đa số ý kiến nói mệt lắm..., có "cái ấy" để làm gì? Thế là thôi. Ai cũng vui.
Và năm nay, tháng 11 này sẽ kỷ niệm 50 năm. Chưa thấy ai nói làm gì để có huân chương. Một khoa có tuổi nửa thế kỷ, chắc không nhiều trong làng đại học Việt Nam. Thế nhưng ở đây, hình như người ta không mấy thích những thứ mà nhiều người bảo là... hão.
Không thi đua, không danh hiệu liệu có làm sao?
Tôi nhớ tại một hội nghị của nhà trường, có mặt nhiều lãnh đạo cấp trên, thời điểm ấy chưa có phát động nói không với bệnh thành tích. Nhiều tham luận tại hội nghị đề nghị bỏ thi đua, rằng thi đua quá hình thức, hiệu quả thấp. Nếu không nói là cũng có phần...giả dối.
Nhiều tham luận dẫn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, không hề thấy phong trào thi đua, không hề thấy khẩu hiệu "Ra sức...", "Quyết tâm phấn đấu..." nhưng cái gì của họ cũng tốt, trong đó có sản phẩm đại học. Riêng về giáo dục đại học thì ngay cả các nước trong khối ASEAN cũng đã bỏ xa Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi. Chất lượng đào tạo của một nhà trường do xã hội đánh giá, đâu phải dựa vào những tấm huân chương. Thầy giỏi phải được đánh giá bởi người học, bởi đa số đồng nghiệp chứ không thể dựa vào vài giờ dự giờ, thao giảng như lâu nay.
Những kiểu làm trên chủ yếu là diễn, không thật, nếu không muốn nói là không ít yếu tố giả dối.
Đinh Việt Bình
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/65692/thi-dua--nhieu-phan-la---my-tu-.html
Thi đua- nhiều phần là... mỹ từ?
Có thể nhiều người vẫn đăng kí thi đua với những mong đợi tích cực nhất. Nhưng, từ quan sát thực tế, thiết nghĩ nếu không cải tổ công tác thi đua, thì có thi đua nhưng chắc gì đã đi liền với sự tăng trưởng tiến bộ? LTS: Ngày 24/3/2012, Tuần Việt Nam đăng bài viết của bạn đọc Đinh việt Bình: "Có nên bỏ...thi đua". Mới đây, chúng tôi lại nhận được bài viết của bạn Phạm Xuân Hoàng. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải tiếp bài viết xung quanh chủ đề này.
Và rất mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận, tham góp của các nhà quản lý, các chuyên viên về vấn đề thi đua, để sáng tỏ một chủ trương cũ, sao cho phù hợp, và phản ánh được những giá trị thực chất của công tác này trong bối cảnh xã hội kinh tế thị trường.
Rằng hay thì thực là hay...
Người viết bài này đã từng chứng kiến cảnh cuối năm ở một trường đại học gần như trăm phần trăm đạt danh hiệu thi đua các hạng/loại: Từ lao động tiên tiến, đến chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (giảng viên giỏi).
Đây là những danh hiệu mà trong thẩm quyền ông/ bà hiệu trưởng và ban thi đua của nhà trường có thể xét duyệt nội bộ được. Thế rồi, trao, nhận giấy khen, quà, vỗ tay và nhìn nhau... cười!
Có một dạo trong thời kỳ gian khổ của chiến tranh, của cơ chế bao cấp, hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn buộc người ta thực hiện chuyện thi đua, để hoàn thành nhiệm vụ. Thế rồi ra khỏi chiến tranh và bao cấp, câu chuyện thi đua vẫn đeo đẳng ta đến bây giờ.
Cái triết lý: Yêu nước là thi đua, thi đua là yêu nước nghe "rằng hay thì thật là hay..." nhưng ở bối cảnh mới, và trong thực tế, nó cứ ngồ ngộ, cứ giả giả, hình thức làm sao.
Khi mà trong thời đại kinh tế tri thức, tinh thần tự giác sáng tạo, có trách nhiệm là những tố chất được đòi hỏi cần có và cần được định hình, thành những "giá trị thật" trong mỗi phẩm cách người lao động.
Hiện nay nhiều cơ quan, nhất là khối hành chính sự nghiệp, đã thành lệ, cứ vào đầu năm là phát động thi đua mà không phải ai cũng muốn đăng kí, không phải ai cũng được đăng kí (vì có khi phân chia theo chỉ tiêu!).
Và lắm chuyện cười ra nước mắt như vận động thi đua, đăng kí thi đua vì tập thể, người xin rút, người gần như bị vận động tham gia!...Không ít người chẳng mặn mà với chuyện này nhưng đành chặc lưỡi theo... phong trào.
Tại sao thi đua phải đăng kí?
Tôi đã từng đặt câu hỏi đó trên báo Giáo dục- Thời đại cách đây gần chục năm. Chẳng nhẽ người ta không đăng kí thi đua thì không được xét danh hiệu?
Rồi có chuyện người đăng kí thi đua và người không đăng kí thi đua, năng suất, hiệu suất công việc không hơn nhau nhưng chỉ có người đăng kí mới được "đứng trong cửa" xét duyệt thành tích, người kia tốt đến mấy nhưng cũng... "đứng ngoài cửa" xét duyệt nhé!
Tại sao không để hội đồng thi đua của đơn vị trên cơ sở những tiêu chí đã được đặt ra, tiến hành theo dõi và xét độc lập, bình bầu danh hiệu này cho các công đoàn viên, cho người lao động một cách khách quan và công bằng hơn?
Rõ ràng, với cách làm hiện nay, cho thấy tư duy hình thức và thành tích vẫn nặng nề lắm. Và nó cũng là một khía cạnh của dối trá, của giả dối?
Nếu cứ thế này, hàng năm đến hẹn lại lên, hô hào đăng kí, họp xét duyệt và cuối năm yêu cầu viết báo cáo thành tích, xét duyệt, trao thưởng. Ai thi đua cứ thế mà thi, ai không đăng kí thi đua thì đứng ngoài cuộc đua. Thử hỏi không có đăng kí thi đua nhưng chiểu theo nội quy, quy chế, công việc có chạy không?
Công việc cơ quan đơn vị, theo chức trách, nhiệm vụ được giao, của ai người đó vẫn phải làm. Nếu nó vẫn chạy, vẫn hoàn thành, thì câu chuyện thi đua cần phải xem xét lại. Có lẽ không nên lãng phí thời gian, công sức vào những chuyện ngoài chuyên môn.
Chắc gì đã đi liền với tăng trưởng tiến bộ?
Hình như nhận bằng khen thành tích của chính mình ai cũng vui. Nhưng có hay không sự tự vấn của lương tâm: Mình có xứng đáng?
Trong họp xét thi đua cuối năm của một đơn vị cấp bộ môn ở một trường đại học diễn ra việc bình xét giáo viên giỏi. Có chuyện không ít người đăng kí danh hiệu ấy bị nhiều cá nhân phê bình là còn non về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.
Đồng chí được nhắc nhở nội bộ, rồi cuối cùng là tinh thần xuê xoa: Thôi thì vì tập thể, bầu cho đồng chí ấy đạt, mình mất gì! Thế là 100% cánh tay giơ lên nhất trí, thông qua.
Xem ra nhiều nơi, nhiều cơ quan để đạt được những danh hiệu đã đăng kí rất dễ.
Bởi cái tiêu chí không có gì là cao xa, chỉ cần một người lao động làm việc với sức/ trình độ trung bình khá cũng hoàn thành. Do vậy, nhiều người nhận danh hiệu xong, không muốn nhắc đến nó.
Những tấm bằng được trao mang về xếp xó, chỉ có thành tích là dùng làm báo cáo, khai hồ sơ, những cái đó có ý nghĩa được đề bạt, được tăng lương. Vì thế xét ở góc độ thực lợi, thì thi đua cũng là cơ hội tốt cho nhiều người muốn tiến thân.
Song, những danh hiệu thi đua chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó ghi nhận, khích lệ một tinh thần lao động hăng say nghiêm túc, có chất lượng và hiệu quả, làm lợi cho cơ quan, tập thể. Nếu không làm được điều này thì công việc thi đua quả là phản cảm.
Có thể ai đó, đã lắc đầu và vẫn lắc đầu với thi đua. Có thể nhiều người vẫn đăng kí thi đua với những mong đợi tích cực nhất. Nhưng, từ quan sát thực tế, thiết nghĩ nếu không cải tổ công tác thi đua, thì có thi đua nhưng chắc gì đã đi liền với sự tăng trưởng tiến bộ?
Lúc đó câu khẩu hiệu: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, chỉ là một mỹ từ. Không hơn!
Và rất mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận, tham góp của các nhà quản lý, các chuyên viên về vấn đề thi đua, để sáng tỏ một chủ trương cũ, sao cho phù hợp, và phản ánh được những giá trị thực chất của công tác này trong bối cảnh xã hội kinh tế thị trường.
Rằng hay thì thực là hay...
Người viết bài này đã từng chứng kiến cảnh cuối năm ở một trường đại học gần như trăm phần trăm đạt danh hiệu thi đua các hạng/loại: Từ lao động tiên tiến, đến chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (giảng viên giỏi).
Đây là những danh hiệu mà trong thẩm quyền ông/ bà hiệu trưởng và ban thi đua của nhà trường có thể xét duyệt nội bộ được. Thế rồi, trao, nhận giấy khen, quà, vỗ tay và nhìn nhau... cười!
Có một dạo trong thời kỳ gian khổ của chiến tranh, của cơ chế bao cấp, hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn buộc người ta thực hiện chuyện thi đua, để hoàn thành nhiệm vụ. Thế rồi ra khỏi chiến tranh và bao cấp, câu chuyện thi đua vẫn đeo đẳng ta đến bây giờ.
Cái triết lý: Yêu nước là thi đua, thi đua là yêu nước nghe "rằng hay thì thật là hay..." nhưng ở bối cảnh mới, và trong thực tế, nó cứ ngồ ngộ, cứ giả giả, hình thức làm sao.
Khi mà trong thời đại kinh tế tri thức, tinh thần tự giác sáng tạo, có trách nhiệm là những tố chất được đòi hỏi cần có và cần được định hình, thành những "giá trị thật" trong mỗi phẩm cách người lao động.
Hiện nay nhiều cơ quan, nhất là khối hành chính sự nghiệp, đã thành lệ, cứ vào đầu năm là phát động thi đua mà không phải ai cũng muốn đăng kí, không phải ai cũng được đăng kí (vì có khi phân chia theo chỉ tiêu!).
Và lắm chuyện cười ra nước mắt như vận động thi đua, đăng kí thi đua vì tập thể, người xin rút, người gần như bị vận động tham gia!...Không ít người chẳng mặn mà với chuyện này nhưng đành chặc lưỡi theo... phong trào.
Danh hiệu thi đua chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó ghi nhận, khích lệ một tinh thần lao động hăng say nghiêm túc... Ảnh minh họa |
Tôi đã từng đặt câu hỏi đó trên báo Giáo dục- Thời đại cách đây gần chục năm. Chẳng nhẽ người ta không đăng kí thi đua thì không được xét danh hiệu?
Rồi có chuyện người đăng kí thi đua và người không đăng kí thi đua, năng suất, hiệu suất công việc không hơn nhau nhưng chỉ có người đăng kí mới được "đứng trong cửa" xét duyệt thành tích, người kia tốt đến mấy nhưng cũng... "đứng ngoài cửa" xét duyệt nhé!
Tại sao không để hội đồng thi đua của đơn vị trên cơ sở những tiêu chí đã được đặt ra, tiến hành theo dõi và xét độc lập, bình bầu danh hiệu này cho các công đoàn viên, cho người lao động một cách khách quan và công bằng hơn?
Rõ ràng, với cách làm hiện nay, cho thấy tư duy hình thức và thành tích vẫn nặng nề lắm. Và nó cũng là một khía cạnh của dối trá, của giả dối?
Nếu cứ thế này, hàng năm đến hẹn lại lên, hô hào đăng kí, họp xét duyệt và cuối năm yêu cầu viết báo cáo thành tích, xét duyệt, trao thưởng. Ai thi đua cứ thế mà thi, ai không đăng kí thi đua thì đứng ngoài cuộc đua. Thử hỏi không có đăng kí thi đua nhưng chiểu theo nội quy, quy chế, công việc có chạy không?
Công việc cơ quan đơn vị, theo chức trách, nhiệm vụ được giao, của ai người đó vẫn phải làm. Nếu nó vẫn chạy, vẫn hoàn thành, thì câu chuyện thi đua cần phải xem xét lại. Có lẽ không nên lãng phí thời gian, công sức vào những chuyện ngoài chuyên môn.
Chắc gì đã đi liền với tăng trưởng tiến bộ?
Hình như nhận bằng khen thành tích của chính mình ai cũng vui. Nhưng có hay không sự tự vấn của lương tâm: Mình có xứng đáng?
Trong họp xét thi đua cuối năm của một đơn vị cấp bộ môn ở một trường đại học diễn ra việc bình xét giáo viên giỏi. Có chuyện không ít người đăng kí danh hiệu ấy bị nhiều cá nhân phê bình là còn non về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.
Đồng chí được nhắc nhở nội bộ, rồi cuối cùng là tinh thần xuê xoa: Thôi thì vì tập thể, bầu cho đồng chí ấy đạt, mình mất gì! Thế là 100% cánh tay giơ lên nhất trí, thông qua.
Xem ra nhiều nơi, nhiều cơ quan để đạt được những danh hiệu đã đăng kí rất dễ.
Bởi cái tiêu chí không có gì là cao xa, chỉ cần một người lao động làm việc với sức/ trình độ trung bình khá cũng hoàn thành. Do vậy, nhiều người nhận danh hiệu xong, không muốn nhắc đến nó.
Những tấm bằng được trao mang về xếp xó, chỉ có thành tích là dùng làm báo cáo, khai hồ sơ, những cái đó có ý nghĩa được đề bạt, được tăng lương. Vì thế xét ở góc độ thực lợi, thì thi đua cũng là cơ hội tốt cho nhiều người muốn tiến thân.
Song, những danh hiệu thi đua chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó ghi nhận, khích lệ một tinh thần lao động hăng say nghiêm túc, có chất lượng và hiệu quả, làm lợi cho cơ quan, tập thể. Nếu không làm được điều này thì công việc thi đua quả là phản cảm.
Có thể ai đó, đã lắc đầu và vẫn lắc đầu với thi đua. Có thể nhiều người vẫn đăng kí thi đua với những mong đợi tích cực nhất. Nhưng, từ quan sát thực tế, thiết nghĩ nếu không cải tổ công tác thi đua, thì có thi đua nhưng chắc gì đã đi liền với sự tăng trưởng tiến bộ?
Lúc đó câu khẩu hiệu: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, chỉ là một mỹ từ. Không hơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét