Tiếp tục câu chuyện Tôi yêu nước Nga:
Lan man về xứ Родина-мать
HM Blog. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của một độc giả có nick Dove về quê hương của xứ bạch dương với cái tên Родина-мать – Tổ quốc người mẹ. Những dòng chữ viết từ đáy lòng của một tâm hồn Nga La Tư. Cảm ơn bác Dove rất nhiều.
Mong những bạn đọc ở những miền đất khác nhau viết về nơi mình đang sống để chia sẻ trên blog.
Lan man về xứ Родина-мать
Tác giả: “Vladimir Ilich” Dove
Máy bay cất cánh từ Nội Bài đưa tôi đi Cam Ranh vào lúc hoàng hôn. Sau khi vượt qua tầng mây xám xịt dày khoảng 2 km, chiếc Airbus bỗng lọt vào bầu khí quyển trong vắt. Hoàng hôn le lói nhuộm đỏ chân trời phía tây. Ở độ cao chênh chếch, bên trên cánh đồng mây bao la, thoạt đầu chỉ có sao Hôm tỏa sáng rực rỡ.
Sau đó, vòm trời sẫm dần, thế là các chòm sao lần lượt hiện ra theo đúng kịch bản do mẹ thiên nhiên sắp đặt: trước tiên là những vì sao sáng nhất hạng Alpha, tiếp đó là hạng Bê ta…Tôi lần lượt điểm mặt những người bạn cố tri. Chả thiếu một ai cả, ấy thế mà đã gần 50 năm trôi qua, kể từ khi tôi học thiên văn hàng hải.
Những vì sao vẫn còn đó, nhưng nghề hoa tiêu đã thay đổi nhiều và một trong những người thầy mà tôi kính trọng nhất: phi công, anh hùng Liên Xô A. Batx, đã vĩnh viễn ra đi. Tin là ông đã xa chúng tôi để về với những vì sao. Hẳn là vậy, bởi vì trong điều kiện thời tiết phức tạp nhất, ông vẫn nhận ra ngay lập tức danh tính của vì sao nào đó, khi nó bất ngờ phát lộ qua khe hẹp giữa những đám mây và chỉ cần một tích tắc nữa là “tóm” gọn tọa độ bằng chiếc máy 1/6 cỗ lỗ, có từ thời Vasco da Gama.
Tôi mở sổ tay và bắt đầu phác thảo những đặc trưng cơ bản về tâm hồn Nga, gần kín một trang với 15 danh mục. Sau đó, tôi điểm lại và gạch bỏ ko thương tiếc, “biết rồi, khổ lắm …nói mãi”. Rà soát lại lần cuối, ko hiểu tại sao chỉ sót lại mục “lòng yêu nước”. Quái lạ, nó nằm ngay bên trên mục “tình dục”, hẳn là do trời đất xui khiến nên tôi đã xóa nhầm dòng dưới. Thôi cũng đành liều vậy…
Hầu hết các dân tộc đều gọi tổ quốc mình là mẹ, trong tiếng Anh tổ quốc là motherland nghĩa là đất mẹ. Người Nga gọi tổ quốc mình là rodina (Родина), có nghĩa là nơi sinh, đơn thuần là ” place of birth” – trong trang hộ chiếu tiếng Anh. Còn một từ chính thức khác là ochechestvo thì dân Anh cũng xài, đó là fatherland. Khi đến nghĩa trang liệt sĩ, ngắm tượng đài match – rodina, theo bản năng của một kẻ bập bõm tự học tiếng Anh, tôi bèn dịch “mother place of birth”. Rõ là hâm, may còn đủ tỉnh táo để nhận ra là do đầu óc của tôi chứ ko phải của người Nga.
Thật vậy, nói về đất mẹ, người Nga dùng cụm từ ko thể dịch mà chỉ có thể diễn nôm, đó là “Matuska Rus”. Vấn đề là ở chỗ, dường như tất tật mọi người Nga đều thành khẩn tin rằng họ là con của Matuska Rus – Mẹ Nga. Cho dù mẹ của Sa Hoàng Alexander là công nương Đan Mạch, ông vẫn được dạy như thế qua các bài chastuska, qua chuyện dũng sĩ Ilia Murometx. Bọn trẻ mugíc và xin lỗi cả cậu bé Vova (Lenin) cũng vậy. Cho nên, nếu dựng dậy một gã nát rựu chết tiệt, đang rúc mũi vào đống tuyết và hỏi: “Nước Nga có phải là mẹ ko?”. Thì hắn ta sẽ gào lên ” Làm sao có thể khác cơ chứ! Đồ ngu! Vì Matuska Rus, làm ơn làm phúc cho thêm một xị bé (stakanchik)!”
Tôi mở sổ tay và bắt đầu phác thảo những đặc trưng cơ bản về tâm hồn Nga, gần kín một trang với 15 danh mục. Sau đó, tôi điểm lại và gạch bỏ ko thương tiếc, “biết rồi, khổ lắm …nói mãi”. Rà soát lại lần cuối, ko hiểu tại sao chỉ sót lại mục “lòng yêu nước”. Quái lạ, nó nằm ngay bên trên mục “tình dục”, hẳn là do trời đất xui khiến nên tôi đã xóa nhầm dòng dưới. Thôi cũng đành liều vậy…
Hầu hết các dân tộc đều gọi tổ quốc mình là mẹ, trong tiếng Anh tổ quốc là motherland nghĩa là đất mẹ. Người Nga gọi tổ quốc mình là rodina (Родина), có nghĩa là nơi sinh, đơn thuần là ” place of birth” – trong trang hộ chiếu tiếng Anh. Còn một từ chính thức khác là ochechestvo thì dân Anh cũng xài, đó là fatherland. Khi đến nghĩa trang liệt sĩ, ngắm tượng đài match – rodina, theo bản năng của một kẻ bập bõm tự học tiếng Anh, tôi bèn dịch “mother place of birth”. Rõ là hâm, may còn đủ tỉnh táo để nhận ra là do đầu óc của tôi chứ ko phải của người Nga.
Thật vậy, nói về đất mẹ, người Nga dùng cụm từ ko thể dịch mà chỉ có thể diễn nôm, đó là “Matuska Rus”. Vấn đề là ở chỗ, dường như tất tật mọi người Nga đều thành khẩn tin rằng họ là con của Matuska Rus – Mẹ Nga. Cho dù mẹ của Sa Hoàng Alexander là công nương Đan Mạch, ông vẫn được dạy như thế qua các bài chastuska, qua chuyện dũng sĩ Ilia Murometx. Bọn trẻ mugíc và xin lỗi cả cậu bé Vova (Lenin) cũng vậy. Cho nên, nếu dựng dậy một gã nát rựu chết tiệt, đang rúc mũi vào đống tuyết và hỏi: “Nước Nga có phải là mẹ ko?”. Thì hắn ta sẽ gào lên ” Làm sao có thể khác cơ chứ! Đồ ngu! Vì Matuska Rus, làm ơn làm phúc cho thêm một xị bé (stakanchik)!”
Có vô số nhà thơ Nga viết về mẹ, cảm động lắm, tỷ dụ như bài “Lá thư gửi mẹ” của Esenin. Nhưng đó là “đất” của bác Thúy Toàn. Cục mịch như Dove chỉ dám áp phân tâm học của Freud vào một câu chửi cửa miệng, đó là “Ốp tvoiu mach”, nghĩa là “Đ. mẹ mày”. Khác với tiếng Việt, câu chửi tiếng Nga ở dạng mệnh lệnh thức với ngữ nghĩa rõ ràng rằng đứa con hãy làm điều đó. Thằng bạn Nga của tôi giải thích ko úp mở, người Nga yêu mẹ đến mức họ tôn trọng quyền riêng tư cặp bồ của bà. Nếu bà ấy mà chọn tôi, thì cứ vô tư, nó don’t care! (chẳng quan tâm). Miễn là ko làm cho bà bị ấm ức. Tuy nhiên nếu thằng con, tức là nó, mà làm như vậy thì quả là đồ khốn nạn. Mày tin đi, mặc dù trong mọi quán bia, dân Nga mở miệng ra là “Ốp”, thế nhưng nếu đốt đuốc đi tìm khắp nước Nga thì không đâu thấy được một gã táng tận lương tâm đến mức dám làm như vậy. Nhưng mà…nếu một gã nào đó cố tình xúc phạm mẹ mày thì sao? Tôi rụt rè hỏi. “Chớ có làm điều đó ở nước Nga” – Câu trả lời cụt ngủn.
Khi đã nắm được cái thần của câu chửi, tôi bỗng dưng cảm thấy ái ngại cho bác Thúy Toàn. Mảnh đất, à ko cả một thảo nguyên thi ca Nga mênh mông đến thế, hoang dã là thế, vậy thì bác lấy đâu ra sức mà cày xới. Đến khổ, chẳng biết có tìm thấy ai để trao cày ko?
Khi đã nắm được cái thần của câu chửi, tôi bỗng dưng cảm thấy ái ngại cho bác Thúy Toàn. Mảnh đất, à ko cả một thảo nguyên thi ca Nga mênh mông đến thế, hoang dã là thế, vậy thì bác lấy đâu ra sức mà cày xới. Đến khổ, chẳng biết có tìm thấy ai để trao cày ko?
Người Nga yêu mẹ ra sao thì họ yêu Matuska Rus như thế và đó là sức mạnh đáng sợ nhất có trong mỗi người lính Nga. Đã nhiều năm, tôi bị ám ảnh bởi đoạn hội thoại giữa gã khờ Bezukhov và công tước Bolkonski vào lúc trận Borodino sắp diễn ra (Chiến tranh và hòa bình). Bolkonski đã thanh thản xung trận với niềm tin rằng kết cục ko phụ thuộc vào vũ khí hay quân số. Ông bày tỏ “Nó phụ thuộc vào tình cảm có trong tôi”, rồi chỉ vào Timokhin – gã tùy tùng mugíc và chốt lại “trong anh ta và trong mỗi người lính”. Thứ tình cảm gì mà lại có cả trong tâm hồn của nhà quí tộc nói tiếng Pháp như gió và cả trong tâm hồn đơn sơ của mọi gã lính mugíc nhỉ? Đó chỉ có thể là tình yêu đối với Matuska Rus!
Sau Napoleon 129 năm, một gã tâm thần khác là Hitler đã ko lượng được sức mạnh đáng sợ của tình yêu thuần chất Nga và kéo quân đến báng bổ Matuska Rus. Kết quả là ko chỉ Hitler mà cả bà vợ Eva lẫn con chó yêu đều phải trả giá bằng sinh mạng.
Phiền một nỗi, lịch sử là thứ quên dễ hơn nhớ. Mới chỉ khoảng 50 năm, sau ngày Hitler tự sát, ấy thế mà ở Mỹ lại xuất hiện một cặp vợ chồng “thần kinh”. Ông nhà Bill nêu cao học thuyết NHÂN QUYỀN hơn CHỦ QUYỀN, đánh người Serb, chia Nam Tư thành mấy mảnh, lại còn cắt cả xứ Kosovo cho người Albani. Bà nhà Hillary nối chí chồng, đòi hết người này đến người khác phải “ra đi”. Bây giờ đã đến lượt ông Assad (Syria), nếu bướng ko chịu ra đi thì ông Panetta (Ngũ giác đài) sẽ xắn tay áo “can thiệp nhân đạo”.
Sau Napoleon 129 năm, một gã tâm thần khác là Hitler đã ko lượng được sức mạnh đáng sợ của tình yêu thuần chất Nga và kéo quân đến báng bổ Matuska Rus. Kết quả là ko chỉ Hitler mà cả bà vợ Eva lẫn con chó yêu đều phải trả giá bằng sinh mạng.
Phiền một nỗi, lịch sử là thứ quên dễ hơn nhớ. Mới chỉ khoảng 50 năm, sau ngày Hitler tự sát, ấy thế mà ở Mỹ lại xuất hiện một cặp vợ chồng “thần kinh”. Ông nhà Bill nêu cao học thuyết NHÂN QUYỀN hơn CHỦ QUYỀN, đánh người Serb, chia Nam Tư thành mấy mảnh, lại còn cắt cả xứ Kosovo cho người Albani. Bà nhà Hillary nối chí chồng, đòi hết người này đến người khác phải “ra đi”. Bây giờ đã đến lượt ông Assad (Syria), nếu bướng ko chịu ra đi thì ông Panetta (Ngũ giác đài) sẽ xắn tay áo “can thiệp nhân đạo”.
Rất có thể Hillary đang có một giấc mơ đẹp về mùa xuân Ả Rập, như Dove đã từng mơ về mùa xuân nhân loại (chủ nghĩa CS), thế nhưng người Nga lại ko hề mơ. Họ tin rằng sau Syria là Iran và tiếp đó là Matuska Rus. Thế là dù ko ưa Putin, họ vẫn hùn phiếu cho ông với linh cảm rằng Putin ko bao giờ để cho Matuska Rus bị ấm ức.
Cũng may, là nước Mỹ còn có Obama. Sau một tuần suy nghĩ, hẳn là có tham khảo “Chiến tranh và hòa bình”, Obama đã quyết định ko lăng xê “gian lận bầu cử”, mà cho người trang hoàng trại David đón ông Putin đến dãi bày tâm hồn Nga. Những mong hai ông tìm ra cách xử lí ổn thỏa nồi canh hẹ NHÂN QUYỀN hơn CHỦ QUYỀN do vợ chồng nhà Bill nấu.
Máy bay sắp hạ cánh xuống Cam Ranh. Những chòm sao điện sáng long lanh đã hiện ra trên dãi đất Khánh Hòa vốn tối đen. Đất nước đang tìm đường tiến ra biển. Chẳng biết các hoa tiêu bây giờ có còn học thiên văn ko? Nếu ko, thì quả là đáng tiếc…GPS thật là tiện, nhưng cũng vì nó mà hoa tiêu thời nay đã phải vĩnh viễn từ bỏ cảm giác sướng như điên khi tóm gọn vào hồng tâm của máy 1/6 một vì sao, bỗng dưng phát lộ qua kẽ mây trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Tác giả: “Vladimir” Dove
117 Responses to Lan man về xứ Родина-мать
1. Đọc là iốb chứ không phải Ốb.
2. Nó là thời quá khứ – giống đực – số ít chứ không phải mệnh lệnh thức. Mệnh lệnh thức của động từ này là iebi. Toàn những thứ bạy bạ nên tôi không muốn viết tiếng Nga ra đây, sợ có người Nga google chửi tục lại mò ra HM.
Bliadz! Cái câu cửa miệng của người Nga mà bác còn hiểu sai thì những thứ khác có nên đọc tiếp không nhỉ?
KGB cũ thì phải ?! Nhưng chỉ là ngờ thôi chứ chưa khẳng định bởi lại có cái ‘đô-vờ’ đằng sau(?)
Còn nhớ trước kia nhà thơ tố hữu đã từng có những áng thơ rất là hay …là xúc động …là lá la
về ông lê-nin . Kiểu như :’ …ông lê-nin ở nước nga . mà em lại thấy rất là Việt nam…’ . đồng chí
này còn phải học bác í (tố hữu) nhiều ! tả cảnh tả tình thì cũng hay đấy nhưng giá như không có những đoạn về chính chị chính em về TT B.Clinton và phu nhân về Nam tư về A.Hittler …thì có khả năng …đi xa hơn trong cuộc ‘đuà gió đu trăng ghẹo chị Hằng’ .Very very sad ! Thanks !
Vậy đề nghị HM dự trù sẳn một entry để sau đây 1 năm Dove đánh giá lại Putin. Chỉ là quan điểm cá nhân thôi. Cái hay của internet là chẳng phải làm đại diện cho ai cả. Hẹn gặp lại.
Suốt cả tuổi trẻ bị ám ảnh bởi bài hát Песня о Родине của Dunaevskij viết năm 1936.Tới năm 1987,gặp mấy anh thủy thủ Nga Ngố của Vietsovpetro vừa đi Singapore về,các anh nói cái câu
Где так вольно дышит человек -chưa nơi nào con người được hít thở không khí tự do như vậy -nên để giành cho bọn Sing.Xin mời các bạn nghe lại bài Ca ngợi Tổ Quốc Nga tại đây để thấy tuyên truyền ca ngợi luôn là …nghề của chàng ! http://www.youtube.com/watch?v=LsJP8wankes
Ông TH sở trường thơ 5 chữ. Nhớ hồi trung học đã đọc thơ ông: Con chim non rũ cánh. Đi tìm tổ bơ vơ. Quanh nẻo rừng sương lạnh. Sướt mướt dưới dòng mưa. Con chim non chút chít. Lá động khóc tràn trề. Chao ôi buồn tha thiết. Chim ơi biết đâu về???…
Lại nghe bản nhạc Those were the days..Hà Linh post. Thế mà lâu nay cứ tưởng nhạc Pháp bởi mang âm hưởng cổ điển và thánh ca. Cám ơn HL sửa cho một lầm lẫn.
Đoạn đầu bài viết của bác Dove, lối viết tâm cảm, hoài niệm (như HM, Kim Dung). Tôi để ý các người làm văn thơ miền bắc thường viết kiểu này. Đất bắc là chiếc nôi của dân tộc, người bắc ý nhị tài hoa. Cứ nghe quan họ là hiểu…Người ơi người ở đừng về…người về em vẫn khóc thầm. Hai bên vạt áo ướt đầm như mưa…/ Hiểu thêm bác có cái tình khá đậm với nước Nga. Đó là tình riêng, là cái căn tính thủy chung của người Việt. Bác quý người Nga chân chất, ca tụng người Nga nặng tình mẫu tử. Yêu mẹ Matuska Ru., yêu cuồng nhiệt…
Bác Dove, tôi nghiệm người Việt cũng yêu mẹ lắm lắm. Hình ảnh mẹ Việt thuở xưa nón lá áo nâu váy vá…Mẹ không phấn son. Mẹ cơ khổ thân cò lặn lội chắt chiu nuôi đàn con nhỏ…Bé thơ nghe tiếng hát đầu đời vẫn là lời ru của mẹ. Con cò lặn lội bờ sông. Sao mày dẫm lúa nhà ông…/
Tôi nay xa quê nửa vòng quả đất…Đi tứ phương thiên hạ vẫn không quên nổi cánh cò mẹ ru. Văn hoá tôn thờ mẹ qua hình ảnh các Mẫu. Rồi cổ tích thần thoại Việt là hình ảnh mẹ Âu Cơ. Mẹ đẻ bọc trăm trứng, ông cha ta dùng thần thoại dậy cho cháu chớ quên cái nghĩa đồng bào (sinh ra cùng một bọc). Chỉ tiếc rồi nửa con theo cha lên núi, nửa theo mẹ xuống biển…Tôi lản thẩn cho đây là cuộc ly hôn đầu tiên trong lịch sử. Hèn chi con cháu bây giờ lưu lạc còn hơn Do Thái thuở xưa.
Người Việt rời quê huơng, dù bất cứ lý do gì ( có khi đổi mạng sống) vẫn nặng tình quê. Rất nhiều người đã trở về thăm đất mẹ….Kẻ bội tình cũng có, không phải là số nhiều. Tình yêu Tổ quốc thiêng liêng. Tổ quốc muôn năm nhưng chính quyền nhất thời. Yêu tổ quốc không đồng nghĩa với yêu chính quyền.
Đoạn sau bác đánh giá Hitler tâm thần. Đánh giá hơi nhẹ. Tâm thần là dạng khởi đầu của bệnh điên cuồng. Hitler điên cuồng mộng bá đồ vương, cấu kết với Mussolini và Nhật Hoàng Hirohito mưu toan chia ba thiên hạ. Y khôn ngoan ký hòa ước với Stalin, rảnh tay nuốt trọn Đông Âu. TT Pháp vội vã đầu hàng (1940). Quân Nhật đánh TQ, tràn vào VN, khống chế Thái Bình Dương. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương không dám hó hé.
Tưởng bở, Hitler bất ngờ tấn công Nga, đánh giá sai mưu lược Stalin và đám danh tướng Nga như Zukov…Hồng quân cứ lùi, tiêu thổ kháng chiến chờ Đại tướng mùa đông. Đến đông, Hồng quân phản công. Đức đại bại manh giáp chẳng còn. Hàng vạn lính Phát xít làm tù binh.
Nhưng bác nói vợ chồng Hillary- Bill Clinton tâm thần…có hơi bị quá!! Bill Clinton bởi ham cái lý của HM nên chơi dại, dám đưa Mỵ nương vào phòng bầu dục (Oval)…”làm việc”. Bị phát giác, chàng cố cãi nhưng cúi đầu thú tội bởi cái “vết tình” trên áo cụ thể. Quốc hội họp để Impeachment (cách chức). Rất may chàng thoát với số phiếu thắng mỏng manh. Nhưng phải lên TV xin lỗi quốc dân, trông cám cảnh. Hỡi ôi bậc quân vương nay lại phải I am so sorry!! Người Mỹ sòng phẳng, sau đó Bill vẫn cứ đường hoàng là TT USA. Quyền dân ở Mỹ là thế. Không có đảng phái nào dám đi ngược lại quyền dân.
Còn vấn đề Nhân Quyền. TT Thomas Jefferson (1743-1826) soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập ( Declaration of Independence), mở đầu khẳng định: Mọi người sinh ra được bình đẳng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc…Trong đó có các quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng, ngôn luận, lập đảng…Chính tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/45 do ông Hồ đọc tại Hà Nội cũng lấy đoạn mở đầu này…
Nhân Quyền không phải sản phẩm của vợ chồng Bill, nhưng nhiều khi người Mỹ đã dùng như một lá bài, một sự đánh đổi…Mưu lược chính trị biết đâu mà mò. Nếu con người sinh ra không được hưởng các quyền tự do. Chỉ được quyền đi lề phải, không được phản biện, lấy câu im lặng là vàng, lấy sợ hãi làm triết lý sống..Đó là đất nước của giòng họ nhà Kim ở N. Korea.
Bác yêu nước Nga nhưng quá đề cao Putin. Tôi đồng ý một số quan điểm của các bác Người Việt, Chan, Nga Ngố, Khách (với bài viết của Nhất Phương)……..Khi TT Boris Eltsin hết nhiệm kỳ, ông chọn Putin kế tiếp. Nhưng Putin cứ vòng vòng, hết làm TT lại xuống Thủ Tướng. Hết làm Thủ Tướng lại lên TT…
Còn bác “mơ về mùa xuân nhân loại (CNCS)”. Tôi chẳng hiểu bác thật hay đùa…Bác đã từng đọc Chiến Tranh và Hoà Bình của văn hào Lev. Tolstoi. Vậy bác có đọc văn hào Solzhenitsyn với các tác phẩm Quần đảo Gulag, Tầng đầu địa ngục, Một ngày trong đời Ivan…Và văn hào Boris Pa. với Doctor Zivago?.
Cám ơn HM cho mượn nhà. Còn Hang Cua thì…em chả em chả…
“Nhà văn ko phải là kẻ phán xét dửng dưng đối với các đồng bào của mình và người đồng thời với mình, nhà văn là người có lỗi trong tất cả mọi cái ác diễn ra trên đất nước anh ta hoặc do nhân dân anh ta gây nên. Nếu như những chiếc xe tăng của tổ quốc anh ta làm đổ máu trên mặt đường nhựa của thủ đô một nước khác, thì những vết máu đó sẽ vĩnh viễn ném vào mặt nhà văn. Nếu như vào một đêm bất hạnh Người Bạn cả tin bị thắt cổ, thì trên bàn tay của nhà văn sẽ hằn vết bầm của sợi dây thừng đó…”
Rất hay phải ko và chỉ có nhà văn Nga mới viết được như vậy.
Thông qua Bác Hồ và hiến pháp 1946 mà trong đoạn mở đầu Bác đã trích từ hiến pháp Mỹ “that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.” tôi cũng yêu mến và nhân dân Mỹ ko kém nhân dân Nga đâu.
Cho nên,tôi đã viết về vợ chồng Bill (một cặp đôi nổi bật của giới tinh hoa chính trị Mỹ) như vậy những mong tiền bạc của nhân dân Mỹ ko còn bị tiêu hoang cho những trò chơi địa chính trị đầy phiêu lưu, những mong máu của dân lành ở Trung Cận Đông sẽ ko “vĩnh viễn ném lên mặt các nhà văn Mỹ” và bàn tay của họ ko bị “hằn vết bầm” của các sợi dây thừng đã được dùng ở đó.
Tôi tin rằng nếu Obama tái đắc cử và thấu hiểu được nước mắt của Putin thì cái hộp Pandora “Nhân quyền hơn chủ quyền” mà vợ chồng nhà Bill đã lỡ tay mở ra sẽ được đóng lại một cách êm thấm. Thế giới sẽ thực sự bước vào kỷ nguyên giải trừ quân bị và nhờ vậy tiến trình dân chủ hóa ko kèm khuyến mại “can thiệp nhân đạo” cũng lập tức tăng tốc.
Em nghĩ mỗi vùng đất đều có những nét văn hóa độc đáo tạo nên sự khác biệt của vùng đó với vời vùng khác, và sự khác biệt đó chính là sự thú vị, là niềm cảm hứng cho bao chuyến đi xa…Em cũng hơi ba phải thì phải? vì đi đến mỗi vùng đất hình như đều gửi lại đó chút tâm hồn mình và có lẽ những vùng đất dù xa lạ bao giờ cũng rất công bằng đều trả lại cho mình điều gì đó như là món quà tiễn biệt trong hành trang khi từ giã để cho cuộc sống của người viếng thăm được phong phú hơn, tầm hiểu biết nhỏ bé được mở mang ra chút ít..Nôm na là mỗi vùng đất, mỗi xứ sở đều là những kho tàng văn hóa tuyệt vời…
Chúc mọi người cuối tuần an vui!
Nước Nga có Dosto, Tolstoi, Gogol, Tchaikowsky, Kremlin, St Petesburg và có cả Stalin, Lenin, Poutin… Những nét đẹp của nước Nga thì rất nhiều, nông dân nước Nga đúng là nông dân với những gì cao cả nhất; những con người tin vào Chúa của nước Nga là những con người có lòng tin sâu thẳm.
Như tất cả mọi nước, đâu cũng có người tốt người xấu nhưng người tốt ở nước Nga thì đậm nét và làm cho những người đã từng tiếp xúc với họ thì không bao giờ quên và điều đáng quý là họ đã có ảnh hưởng tốt nơi những người đã tiếp xúc với họ.
Tuy nhiên, chẳng bao giờ có sự nhất trí 100% về mọi chuyện, nên trên trang Blog này mới có 2 trường phái yêu – ghét rõ ràng và trường phái lơ mơ ngờ ngợ ở giữa.
Tôi muốn kể ra đây cảm xúc sốc của tôi về thái độ vô giáo dục, ăn cháo đá bát của một số người Việt đối với Liên Xô và nước Nga.
Giữa những năm 80 ở Liên Xô tràn ngập người Việt Nam sang học tập và lao động. Họ không chỉ vơ vét hàng hóa làm rối loạn nền kinh tế Nga mà còn ” đẻ” ra một thứ ” văn hóa kinh doanh lưu manh”, lừa đảo những người Nga thật thà và quá tin yêu người Việt, bán cho họ những thứ hàng hóa đểu với giá cắt cổ. Lừa được họ rồi thì khoái chí gọi họ là ” Nga Ngố”.
Những người Việt sang để học cũng không còn chuyên tâm học nữa mà chỉ lo buôn lậu từ đồ dùng gia đình đến hàng cấm, đô la….đến nỗi chính người Việt đã làm những bài thơ tự trào như ” thư cha gửi cho con” hay ” thư con gửi cho cha” nêu lên những suy đồi trong đạo đức người Việt.
Một số sinh viên trẻ ngộ nhận rằng nếu Việt Nam đi theo chế độ Tư bản thì họ đã được đi du học ở Mỹ. Một sinh viên nam, con của một gia đình công nhân đường sắt Hà Nội được nhà nước cho sang học ở Nga. Mặc dù em đó đã từng đi bộ đội nhưng nhận thức thật là tệ hại. A dua theo các ban, em ấy nói là ” tại Bác Hồ chọn đi theo XHCN nên bây giờ bọn em mới phải sang học với bọn “Nga Ngố” chứ không thì giờ này đã ngồi ở Mỹ”.
Tôi nén giận, chỉ hỏi em :” Thế em có muốn qua Mỹ học không? để tôi nói với sứ quán cho em về để qua Mỹ học nhé?”. . Tôi nói thẳng :” Nếu Bác Hồ không chọn con đường theo XHCN thì hạng như em, con nhà công nhân đường sắt nghèo rớt mồng tơi, có cửa nào để được cấp học bổng ra nước ngoài học chứ đừng nói sang Mỹ?” Em ấy im.
Một số người trẻ thì như vậy. Còn những loại người ” lớn” sang kiếm ăn bên đó, mặc dù nhờ “Nga Ngố” mà trở nên giàu có nhưng vẫn chưa thỏa lòng tham hoặc bị nhà nước Nga của Pu tin sờ gáy thì khỏi phải nói là căm tức Pu tin và Cộng sản thế nào. Toàn lê la ở chợ hoặc sống chui sống nhủi nhưng cứ làm như nắm vững tình hình chính trị lắm lắm.
đi lại của Bác là tiền túi hay là của ‘ nhà nước’ ấy nhỉ ??! ( câu này có thể không trả lời )
Tôi giống bác Người Việt là đã 2 lần đến nước Nga, nhưng khác bác ấy và các bạn trẻ khác là tôi đã ở Nga tổng cộng 10 năm. Tôi cũng có cảm xúc khác nhau về Liên Xô ở hai thời điểm giống bác Người Việt. Nhưng vì tôi sống ở đó lâu hơn và có để tâm quan sát và lý giải về Tính Cách Nga nên không có những thắc mắc như bác Người Việt và nhiều người khác quan tâm đến Liên Xô, nước Nga, dân tộc Nga nhưng chưa có dịp đến nước Nga. Tôi xin viết ra đây những hiểu biết của mình mong đóng góp với mọi người thêm một cái nhìn về Liên Xô hay nước Nga.
Lần đầu tôi đến nước Nga là vào năm 1967, khi chiến tranh ở VN bước vào giai đoạn khốc liệt. Trước khi lên đường đến nước Nga chúng tôi được học một đợt chính trị, một ông ở Bộ Đại học cảnh báo rằng chúng tôi sẽ đến một đất nước của bọn xét lại, rằng chúng tôi phải hết sức cảnh giác vì dân Liên Xô ăn chơi trác táng lắm, ” đến ông già bà lão sáu mươi mà thấy nhạc nổi lên là đầu gối đã dậm giật”. Những lời nói đó cộng với cách lấy lòng nhân viên phục vụ Trung Quốc trên tàu hỏa chỉ trong 5 ngày đi qua đất Trung Quốc khiến những đứa trẻ như chúng tôi hết sức thành kiến với Liên Xô, khi chuyển qua tàu Liên Xô, nhiều bạn đã níu lấy các nhân viên Trung Quốc mà khóc như mưa gió, cứ như là phải xa cha mẹ đi tù đày.
Đến Liên Xô, chúng tôi mặc quần áo của chính phủ Việt Nam phát nên rất giống nhau nên người Nga cứ tưởng chúng tôi là trẻ mồ côi. Ai cũng thương chúng tôi, từ người già đến con nít. Đặc biệt là những người già thì thường ôm lấy chúng tôi và khóc. Họ nói chiến tranh thật là kinh khủng, họ thương nhân dân Việt Nam. Lúc đầu, đáp lại tình cảm của họ, chúng tôi lại nghĩ đúng như những gì chúng tôi đã được nghe ở lớp chính trị rằng dân Liên Xô hèn, dân Liên Xô sợ chiến tranh nên có thái độ khinh họ.
Nhưng qua 6 năm học ở đó chúng tôi mới hiểu hết tình cảm quý báu của dân Liên Xô dành cho Việt Nam. (Tôi dùng chữ Liên Xô ý muốn nói là không phải chỉ có dân Nga mà cả dân các nước cộng hòa thiểu số trong Liên Bang Xô Viết). Họ thương Việt Nam vì họ đã trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại như thế nào. Chúng tôi đã đi làm thêm để kiếm tiền trong các nhà máy, đã chứng kiến công nhân Liên Xô tuy còn nghèo, có khi bữa trưa họ chỉ ăn mấy củ khoai tây luộc, nhưng sẵn sàng trích tiền lương để ủng hộ Việt Nam.
Đối với chúng tôi, Liên Xô lúc đó là thiên đường. Người dân tuy không có nhiều tiện nghi xa xỉ nhưng cuộc sống đúng là vô lo. Ai cũng có cơm ăn, ai cũng được học hành, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.
Chúng tôi nhận ra cái ” chân” của người Liên Xô nên dần dần yêu mến họ, kính phục họ và biết ơn họ cho đến tận bây giờ.
Lần thứ 2 tôi sang Liên Xô là vào năm 1984. Khi đó đã có làn sóng công nhân xuất khẩu, cán bộ đi học lớp quản lý kinh tế, đông vô kể tràn sang Liên Xô. Đúng là một đoàn quân đói khát, “ra đi không phải tìm đường cứu nước mà là để cứu nhà”. Cái bọn nhân viên của chính phủ VN lo việc này lúc đó cũng thật là vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết về quản lý nên chỉ biết đẩy người ta đi mà chẳng biết lo tổ chức cho người ta thế nào.
Cứ so sánh CN xuất khẩu của Trung Quốc lúc đó với CN mình thì thấy là TQ họ giáo dục CN họ ở đâu cũng phải giữ thể diện Quốc gia, tiền lương của CN họ trích lại 1 phần đủ để tiêu xài, còn thì chính phủ chuyển về cho gia đình họ trong nước.
Còn mình thì chẳng dạy dỗ gì CN, tiền lương họ lĩnh được bằng đồng rúp không biết làm sao chuyển về nước nên đành mua hàng hóa gửi về để gia đình bán đi lấy tiền Việt. Kinh tế Liên Xô đang là Kinh tế Kế hoạch, cái gì cũng dự trù trước nhưng không dự trù trường hợp sức mua đột biến của lực lượng CN XK VN nên bị vỡ kế hoạch. Hàng hóa khan hiếm trầm trọng. Đời sống dân Liên Xô trở nên khó khăn. Dân VN vơ vét hết hàng hóa trong các cửa hàng, đầu cơ tích trữ hàng hóa, có khi bán lại cho nhau với giá cắt cổ không hề thương xót. Tất cả lao vào buôn bán chụp giật từ trên xuống dưới. Hình thành những băng nhóm tội phạm người Việt gây tội ác không chỉ cho người Việt mà còn cả cho dân Liên Xô. Người Liên Xô vốn thật thà, gặp bọn lưu manh người Việt lừa đảo bán cho toàn hàng đểu với giá cắt cổ và lại còn bị lũ lưu manh ấy khoái chí gọi là ” Nga Ngố”.
Hình ảnh người Việt Nam bị bôi nhọ trong mắt người dân Liên Xô nên sau này mà không bị ghét, bị kỳ thị mới là chuyện lạ.
Khi làm ăn tha phương, người Việt ta hay làm hỏng mình. Xem các trung tâm buôn bán của người Việt khắp thế giới có những khách hàng nào là đủ hiểu.
Khó mà thay đổi được định kiến của người bản xứ. Chỉ còn hy vọng đám con cháu có học hành sẽ giụp tạo dựng một VN khác.
Trich: “Kinh tế Liên Xô đang là Kinh tế Kế hoạch, cái gì cũng dự trù trước nhưng không dự trù trường hợp sức mua đột biến của lực lượng CN XK VN nên bị vỡ kế hoạch. Hàng hóa khan hiếm trầm trọng. Đời sống dân Liên Xô trở nên khó khăn”.
Mặc dù đồng ý với bác là làn sóng XKLĐ đã làm xấu đi hình ảnh người VN trong mắt người Nga nhưng tôi nghĩ quy trách nhiệm cho người Việt gây ra tình trạng hàng hóa khan hiếm tại LX là cách nhìn rất phiến diện. Cứ cho là có vài chục vạn công nhân xuất khẩu ở LX những năm đó đi thì với thu nhập ít ỏi kiếm được hàng tháng họ không thể nào thành một thế lực đủ làm khuynh đảo thị trường của một nước lớn như LX. Thực tế năm 85 tôi thấy Matxcova thiếu thốn đủ thứ từ quần áo, thực phẩm tới thuốc men. Muốn mua cân thịt ăn phải ra chợ trời mới có. Vậy thì cái sự thiếu thốn hàng hóa ấy nó nằm ở bản chất yếu kém của LX lúc ấy chứ không phải do người Việt ta gây ra bác ạ. Tất nhiên không chỉ LX mà tất cả các nước phe XHCN đều thiếu thốn hàng hóa trầm trọng. Điều này cho thấy cách làm ktế của những người CS là phản khoa học.
Phiền một nỗi, lịch sử là thứ quên dễ hơn nhớ. Mới chỉ khoảng 50 năm, sau ngày Hitler tự sát, ấy thế mà ở Mỹ lại xuất hiện một cặp vợ chồng “thần kinh”. Ông nhà Bill nêu cao học thuyết NHÂN QUYỀN hơn CHỦ QUYỀN, đánh người Serb, chia Nam Tư thành mấy mảnh, lại còn cắt cả xứ Kosovo cho người Albani. Bà nhà Hillary nối chí chồng, đòi hết người này đến người khác phải “ra đi”. Bây giờ đã đến lượt ông Assad (Syria), nếu bướng ko chịu ra đi thì ông Panetta (Ngũ giác đài) sẽ xắn tay áo “can thiệp nhân đạo”.
Rất có thể Hillary đang có một giấc mơ đẹp về mùa xuân Ả Rập, như Dove đã từng mơ về mùa xuân nhân loại (chủ nghĩa CS), thế nhưng người Nga lại ko hề mơ. Họ tin rằng sau Syria là Iran và tiếp đó là Matuska Rus. Thế là dù ko ưa Putin, họ vẫn hùn phiếu cho ông với linh cảm rằng Putin ko bao giờ để cho Matuska Rus bị ấm ức.
Cũng may, là nước Mỹ còn có Obama. Sau một tuần suy nghĩ, hẳn là có tham khảo “Chiến tranh và hòa bình”, Obama đã quyết định ko lăng xê “gian lận bầu cử”, mà cho người trang hoàng trại David đón ông Putin đến dãi bày tâm hồn Nga. Những mong hai ông tìm ra cách xử lí ổn thỏa nồi canh hẹ NHÂN QUYỀN hơn CHỦ QUYỀN do vợ chồng nhà Bill nấu.
Bác Dove xem links trên thì rõ tại sao Nato tấn công Serbie .Đã là lịch sử cũng nên viết cho đúng bác ạ .
Còn tình hình Syrie ,bác cũng nên khách quan và viết với người có lương tâm chứ ko viết xằng bậy như vậy được .Ai quan tâm thì sẽ biết Syrie của ASSAD giờ này ra sao rồi .
Còn chuyện bầu cử Nga ,trề hề ấy cả thế giới biết ,khỏi bình loạn .
Tôi biết bác rất có cảm tình với nước Nga ,thế hệ 60>70 thì chuyện ấy là bt .Nhưng hôm nay bác thử tìm hiểu xem ,tình hình đã khác .
Ngay cả người Việt Ở Nga họ cũng chẳng cảm tình gì ,vì họ hứng quá đủ rồi.
Đã nhận xét gì về CS … Hơn nữa chính TT Putin cũng đã từng nói ….’ …Lý trí … tình cảm … ‘ Vậy tại sao tới giờ phút này vẫn còn có những ý tưởng , suy nghĩ của ‘ Thế kỉ 20 ‘ thật là buồn ! ( Mặc dù chia sẻ nỗi niềm đã qua) . Một lần nữa ‘cầu xin’ mọi người Dân Việt ở mọi nơi trên hành tinh này hãy bớt chút thời gian dùng Google và Search từ khóa : ‘ CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM ‘
Một Trước tác ! Một Di sản của Ông Cha chúng ta đấy ! … Trân trọng !
Mà sao bác không copy một đoạn ra đây cho mọi người đọc. Các cụ trong blog toàn là 80-90 tuổi cả rồi…
Bác có thấy lạ không.
Biết là bác yêu nước Nga, nhưng không vì thế mà đi vu cáo nước Mỹ!
Biết là bác thích Putin, nhưng khó có thể phủ nhận rằng Putin là một chính trị gia đầy thủ đoạn và chỉ có thể tồn tại ở một chính thể đang đi tìm bản ngã của mình
Biết là bác không thích vợ chồng cựu Tổng Thống Bill, Hilary Clinton nhưng gọi họ là “cặp vợ chồng “thần kinh”" thì hình như…chỉ có bác !!!
*Obama sẽ gặp Putin vào tháng Năm này tại trại David trong chương trình của Group of 8, chứ không phải là State Visit.
Yêu Nga không chửi Mỹ
Yêu Mỹ không chửi VN
Yêu VN không chửi TQ
Yêu TQ không chửi thế giới.
Yêu Việt Nam sẽ yêu cả Trung Quốc – Yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa muh. Hình như lý tưởng Cộng Sản cuốc tế trong em nó mạnh hơn yêu nước, các bác ah
Ông Tịt Tuốt lên chùa thì đến bác Muỗi nhảy vào chọc bà con…
Em nghe lời Hoa hậu hang Cua là chị Kim Dung xinh xắn lên Am, Am của em có hiệu là PanAm. Ngày ngày vẫn khói hương nghi ngút ạ .
Dân tộc ,Đất nước kém may mắn khốn khổ của chúng ta đã bởi điều này là không thể chọn lựa ! OK ?! Trân trọng tất cả ! / Vytnt – VIỆT NAM.
Yêu Dân Kẻ chợ nhưng lại ghét “Hoa thanh quế”
Rất nhiều người Việt khá cực đoan trong việc yêu ghét. Trước đây vì yêu TQ nên ghét LX; giờ thì yêu Nga quá nên ghét Mỹ.
Với cách nghĩ như vậy thì dân ta còn chia rẽ, đất nước còn lâu mới khá lên được.
http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3147
TRI ÂN TÙM LUM?
[17.01.2010 23:42 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) “… VTV được “nuôi” bằng thuế của dân, lẽ ra không thể và không nên có những hoạt động PR quá thoải mái, hồn nhiên, vừa mang tính “đánh bóng bản thân”, hoặc “tri ân” tùm lum, ồn ào, mất cân đối, để phục vụ sở thích hay một số mục đích nào đó của các quý vị có liên quan!”.
Mê mải tri ân nền giáo dục Xô-viết trên sóng VTV
Sau năm tháng đều đặn phát các phóng sự về chủ đề “Thầy trò Xô – Việt”, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp cũng với tên gọi “Thầy trò Xô – Việt”.
Ông Trần Đăng Tuấn, Phó TGĐ VTV, phát biểu: “Không chỉ là một việc làm tình nghĩa, chúng ta cũng cần nhân dịp này để tìm kiếm và suy nghĩ lại xem nền giáo dục Xô Viết đã làm cho chúng ta được những gì. Vì tại sao đến lúc này, chúng ta đã có hàng trăm ngàn du học sinh đến hàng trăm nước khác trên thế giới, nhưng không du học sinh Việt Nam ở đâu có sự gắn bó đến máu thịt như chúng tôi ngày xưa với nước Nga?”. (“Tuổi Trẻ”)
Thực ra, nếu VTV tiến hành phỏng vấn nhiều lưu học sinh (LHS) ở các nước khác, sẽ thấy rằng nền giáo dục khác và người dân các nước XHCN khác (Hungary, Romania, CHDC Đức…) cũng đối xử tình nghĩa không kém với LHS Việt. Cũng không có gì đảm bảo là “chúng ta đã có hàng trăm ngàn du học sinh đến hàng trăm nước khác trên thế giới, nhưng không du học sinh Việt Nam ở đâu có sự gắn bó đến máu thịt như chúng tôi ngày xưa với nước Nga”.
Có chăng, chỉ là lượng LHS Việt Nam ở Liên Xô khi trước đông gấp nhiều lần LHS tới các quốc gia khác, nên dễ tạo cảm giác như vậy. (Đấy là còn chưa nói đến chuyện ngay Mỹ và nhiều nước phương Tây khác cũng là các quốc gia mà từ thời mở cửa, đã đào tạo hiệu quả không ít học sinh, sinh viên cho chúng ta).
Ngoài ra, trên cương vị một đài truyền hình quốc gia, hoạt động chính thức bằng kinh phí Nhà nước (cũng là tiền thuế của nhân dân), VTV nên có sự cân đối giữa tình cảm (của lãnh đạo, hoặc nhiều hơn, của một nhóm – cộng đồng những người từng học ở Nga) với những lợi ích khác cho khán giả và quốc gia, tóm lại là nên công bằng hơn.
Tại sao lại không có những sự kiện được quảng bá rầm rộ như thế, tổ chức cho thầy cô giáo và du học sinh ở các nước khác? Nếu được biết VTV có sự “nhất bên trọng…” này, những nước khác có thể nghĩ gì về chúng ta?
*
Trên đây là một mẩu được viết cho chuyên mục “Phát ngôn Hành động ấn tượng” của chuyên san “Tuần Việt Nam” tuần qua, nhưng đã bị “kiểm duyệt”, có lẽ vì nội dung “nói thẳng nói thật”, “nhạy cảm” của nó!
Tuy nhiên, nhân Kênh truyền hình Ðối ngoại VTV4 cũng vừa truyền trực tiếp vụ giao lưu “Thầy trò Xô – Việt”, cũng thấy phần bình luận trên gợi ra vài ý hay, nếu được thảo luận rốt ráo:
- (Dân, con người) Nga (Liên Xô) tình nghĩa?
Đồng ý, nhưng dân và các nước khác thì kém phần tình nghĩa? Ngay cả khi (tạm) bỏ qua yếu tố tốt với nhau vì ý thức hệ, vì những quan niệm chung (có phần) bị áp đặt một thời, thì tôi nghĩ rằng còn rất nhiều nước (dân) tình nghĩa với người Việt (học tập, hoặc… di tản) tại đó.
- Nền giáo dục Xô-viết đã khiến cho Việt Nam được như Việt Nam bây giờ?
Ý này (nếu là khen) thì không rõ ràng lắm.
Đồng ý là Nga (mà chủ yếu là Liên Xô) đã đào tạo cho Việt Nam nhiều người mà bây giờ giữ các vị trí cao (trong số đó có một số người giỏi thực sự), nhưng chưa có thống kê nào – ít ra là tính trên tỉ lệ đầu người – chứng tỏ nền giáo dục Nga – Xô-viết nổi trội so với giáo dục các nước khác trong vấn đề này.
Ấy là còn chưa nói đến chuyện, nền giáo dục (và văn hóa) – và đời sống tinh thần nói chung – Liên Xô đã tụt hậu và “phản tiến bộ” khủng khiếp trong những năm thời Stalinist và sau đó, thời Chiến tranh lạnh, vì sự khô cứng, giáo điều và độc đoán, thì cho dù nó có đào tạo được những thế hệ LHS tốt hơn là nếu họ… học trong nước đi nữa, nhưng thử hỏi nó có để lại những “nọc độc”, “nhồi sọ” trong LHS Việt Nam hay không?
Cá nhân tôi nghĩ rằng, VTV được “nuôi” bằng thuế của dân, lẽ ra không thể và không nên có những hoạt động PR quá thoải mái, hồn nhiên, vừa mang tính “đánh bóng bản thân” (như trong vụ quảng cáo “Trái tim cho em” mà không ngày nào không tra tấn thần kinh khán giả vài chục lần), hoặc “tri ân” tùm lum, ồn ào, mất cân đối, để phục vụ sở thích hay một số mục đích nào đó của các quý vị có liên quan!
Vẫn biết, cho đến nay, rất nhiều người Việt tâm đắc và gắn bó với “tâm hồn Nga”, hoặc “tình nghĩa Nga”, nhất là những người từng có thời gian du học tại Liên bang Nga hoặc các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô-viết cũ. “Uống nước nhớ nguồn”, điều đó là rất đáng quý, và không ai có thể chê trách. Tôi chỉ phản đối sự PR tùm lum theo kiểu ngu dân, nhồi sọ.
Còn mỗi cá nhân, mỗi tập thể, TGĐ các công ty tư nhân tha hồ tri ân nước Nga, thày cô giáo Nga, người quen bạn bè Nga, có ai phản đối làm gì? Tuy nhiên, từ những tình nghĩa mang tính trải nhiệm cá nhân, diễn thành tập thể, tôi thấy lố. Cũng như trăng tất nhiên đẹp, ngắm trăng là điều nên, nhưng ngắm trăng tập thể (theo đơn vị đoàn thể) theo kiểu nhà văn Trần Mạnh Hảo từng mô tả trong tiểu thuyết “Ly thân”, e là điều không nên làm?
Người Dân
Người Nga nói đại ý, để hiểu nhau cần ăn hết 1 tạ muối. Để ăn hết tạ muối thì mất cả đời người.
Khi viết về quốc gia nào đó, về ai đó, chúng ta cần hiểu rõ định viết gì. Viết như bác Dove chứng tỏ bác cũng ăn cỡ chục cân muối.
Các bạn có hiểu tại sao khi người Nga đón khách lại đưa bánh mỳ và muối?
Nếu chưa hiểu được Родина-мать, bánh mỳ và muối thì nên tìm hiểu đôi chút trước khi cầm bàn phím phang các Fan Nga.
Mỗi tình yêu đều có lý riêng của họ. Nếu chỉ đứng ngoài, thì khó mà biết tại sao những trái tim kia đồng cảm.
Vì vậy, cái nhìn khách quan là rất quan trọng.
Riêng về entry, khi đăng, tôi đã định cắt đi đoạn cuối nhưng tôn trọng bác Dove nên đã để nguyên. Thật ra phần luận về Nhân quyền phía sau là không cần thiết, hơi lạc đề so với nhịp văn lẫn thơ đang chảy, vô cùng hay.
Chỉ cần tình yêu nước Nga của bác Dove và Родина-мать là rất đủ. Không hiểu sao tôi nghĩ vậy.
http://quechoa.info/2011/12/21/d%E1%BA%BFn-bao-gi%E1%BB%9D-m%E1%BB%9Bi-thoi-c%C6%B0%E1%BB%9Di-thue/#more-19294
Đến bao giờ mới thôi cười thuê?
NHẤT PHƯƠNG
Chuyện bầu cử quốc hội ở nước Nga lạnh giá thật chẳng liên quan gì đến tôi. Việc cả năm trước khi bầu cử người ta đã biết chắc chắn ông cựu sỹ quan KGB Putin sẽ làm tổng thống Nga chẳng làm ai ngạc nhiên. Chỉ tiếc là vào thế kỷ 21 rồi mà thế giới vẫn có những cuộc bầu cử mà chưa bầu đã biết ai trúng. Thật phí công người đi bỏ phiếu.
Nhưng có một điều khiến tôi không không khỏi suy nghĩ. Đó là cách đưa tin của báo chí truyền thông Việt Nam, cách mà ông bà ta gọi là kiểu “cười thuê, khóc mướn”.
Đã từ lâu, tôi hầu như chỉ mở xem VTV khi có tin thời tiết hay có dịch cúm gà, hay thực phẩm độc, … nhưng khi có sự kiện quốc tế nào đó tôi thử xem VTV nói thế nào. Tôi thấy cách đưa tin vẫn là của thời chỉ được nghe bằng một tai, không khá hơn thời “chỉ có tút-tút[1] là đúng” là mấy, vì thực chất VTV vẫn chỉ là công cụ thôi.
Người xem trong nước chẳng lạ gì với cái cách đưa những phát biểu một chiều của một vài người Nga trên VTV về chuyện biểu tình.
TTXVN thì đưa tin như chúc mừng “thắng lợi” của Putin.
Chỉ đến khi chính quyền Nga phải lùi bước trước hàng chục nghìn người dân biểu tình và hứa điều tra gian lận, TV Nga buộc phải đưa tin thì truyền thông Việt Nam mới thôi nhảy lên nhảy xuống.
Đạo đức và danh dự của truyền thông: trung thực và công bằng
Tiêu chí đạo đức đầu tiên để báo chí được người đọc tôn trọng là phải đưa tin trung thực và công bằng, đặc biệt trong thời đại thông tin không còn là độc quyền của ai, thứ hai là việc gì chúng ta cứ phải cười thuê khóc mướn cho người khác trong khi nhà mình còn bao quốc nạn phải lo và dân cần biết?
Chỉ cần lướt qua các báo quốc tế và chính báo Nga, ta thấy “hàng chục nghìn người biểu tình”, … Trong khi báo Thời báo Moscow (the Moscow Times), Mosnews, … cho con số “ít nhất 50.000 người biểu tình tại trung tâm Moscow” thì truyền thông Việt Nam lại nói “chỉ có vài trăm người”? Trong khi chính người Nga, người trong nhà nói một đường, thì người ngoài ngõ lại cố tìm cách nói một nẻo. Thời báo Moscow của Nga cho biết người trong cuộc đã tố cáo với bằng chứng rằng phe thân Putin và đảng Nước Nga Đoàn kết (UR) đã “nhét đầy phiếu vào thùng”, “ít nhất 25% phiếu giả”, …
Mặc dù gian lận như vậy, UR vẫn chỉ thu được 49%. Và vì cách làm gian lận đó, người Nga cho rằng đây sẽ là kỳ bầu cử cuối cùng cho Putin, người bị dân Nga so sánh với các ông Chavez, Gaddafi, Mubarak, … Chuyện kéo bè cánh để thâu tóm quyền lực và tài sản quốc gia đã được các báo và chính người Nga bàn rồi.
Thêm vào đó, ông Gorbachev, người muốn cải tổ Liên Xô nhưng không thành, cũng kêu gọi đòi tổ chức lại bầu cử.
Còn ông Kasyanov, cựu Thủ tướng Nga nói có 60.000, có thể là 100.000 người tập trung tại Quảng trường Bolotnaya đối diện với Kremlin. Trong diễn văn tại Quảng trường, ông nói “Đây là điểm bắt đầu của sự kết thúc đối với những kẻ cầm quyền trộm cắp”.
Sự tham quyền cố vị ở ông Putin đã quá rõ. Tham quyền cố vị ắt sẽ dẫn đến độc tài, độc tài ắt làm tăng tham nhũng. Dưới chính quyền Putin, nước Nga càng ngày càng chìm sâu vào tham nhũng. Năm 2011, Nga xếp thứ 143 (đồng hạng với Uganda, Nigeria, … của châu Phi) trong số 182 quốc gia do Transparency International xếp hạng. Đội sổ là Bắc Triều Tiên đứng 182.
Nói “bị nước ngoài xúi giục” là coi thường người Nga
Thời báo Moscow trong bài Xã luận số ra 10 /12/ 2011 của mình cho rằng: “Đây là điều mới mẻ, … hàng nghìn thanh niên thanh niên, có người chưa bao giờ đi biểu tình nay cũng bày tỏ sự giận dữ đối với cuộc bầu cử gian dối”
Lilia Shevtsova của Thời báo Moscow (12 /12/ 2011) viết: “Hệ lụy của cuộc bầu cử mất uy tín Duma quốc gia báo hiệu sự thay đổi cơ bản đang diễn ra trên đất nước này. Xã hội đã thức tỉnh và đang biểu thị sự thất vọng đối với nhà cầm quyền cố cố bám víu vào quyền lực. “Khế ước Putin” – một hợp đồng mà cử tri phải nhượng bộ một chế độ tham nhũng để đổi lấy sự ổn định – đang tan vỡ. Những thành tố năng động nhất của xã hội – giới thông thạo Internet, thanh niên Nga có học thức, giới trí thức, tầng lớp trung lưu và công dân các đô thj lớn – đã bước lên phía trước. Bằng lá phiếu chống lại đảng Nước Nga Đoàn kết (UR), họ đã sử dụng phương pháp hòa bình dân chủ để chống lại Putin và chính phủ của ông ta.”
Le Monde của Pháp thì cho biết: “Có ít nhất 50 ngàn người đã tụ tập về quảng trường Bolotnaia, bên bờ sông Moskva, đối diện với điện Kremlin. Bất kể là ủng hộ đảng phái nào, người biểu tình cùng hô chung một khẩu hiệu ‘Putin hãy cút đi’, ‘Hãy chấm dứt lừa dối’ hay ‘Putin là kẻ cắp’. Một nghịch lý là số người trẻ xuống đường biểu tình đòi hỏi bầu cử công bằng lại là những đại diện cho tầng lớp trung lưu, nằm trong độ tuổi 18 đến 35, tầng lớp xã hội mà Putin rất tự hào. Họ đã có việc làm, đi du lịch nhiều và biết nhiều ngôn ngữ. Điểm đặc biệt là những người này đều không ưa thích chính trị. Vậy mà lần này họ lại giận dữ xuống đường biểu tình là vì họ cho rằng lá phiếu của họ đã bị ‘đánh cắp’, rằng họ đã chán ngấy với những lời dối trá, với sự kiểm duyệt và thái độ vô liêm sỉ của tầng lớp lãnh đạo.”
Ai đó cho rằng hàng chục nghìn người Nga xuống đường biểu tình phản đối Putin là do “nước ngoài xúi giục” thực chất đã quá coi thường dân Nga vì biểu tình chống Putin nổ ra chỉ một ngày sau bầu cử khi chưa có ai ở nước ngoài “xúi giục”.
Nhưng rồi cuối cùng bạn đọc trong nước còn có chút an ủi khi một vài báo điện tử tổng hợp những tin tưc không thể bỏ qua liên quan đến nguyện vọng của người dân Nga.
Ơn cơm nặng áo dày?
Dụng ý và cách đưa tin về bầu cử và biểu tình ở Nga vừa qua của truyền thông VN thì chẳng có gì khó hiểu. Tuy nhiên, nó còn khiến ta liên tưởng đến cái thói quen “tư duy theo ý thức hệ” nhìn nước Nga qua cặp kính màu hồng vẫn chưa hết ở Việt Nam, khác hẳn với cách thức của các nước CS đông Âu cũ.
Hồi ông Putin thăm VN, có tờ báo của Nga còn bình là “người Việt yêu ông Putin và nước Nga của ông còn hơn cả người Nga”.
Ta có thể thông cảm được ở khía cạnh thiên vị cá nhân ở số người mang ơn cơm nặng áo dày với Nga, nhưng báo chí, phương tiện truyền thông là tiền của nhân dân, của chung, không thể biến nó thành phương tiện phục vụ cá nhân để tỏ lòng mình được, theo kiểu của người (dân) để phúc ta.
Tôi có những đồng nghiệp từng chịu ơn một cách hết sức cụ thể với nước Nga, từ cái bàn chải, cái nồi áp suất, … đến nhà cửa. Có người còn dám xưng xưng nói: “Chúng tôi là những người ăn cơm mặc áo nước Nga” mà quên rằng cha ông họ và bản thân họ được sinh ra và nuôi nấng trước hết bằng cơm Việt và áo Việt.
Còn về phương diện quan hệ giữa các quốc gia, nói một cách ngắn gọn quan hệ này là quan hệ có đi có lại, quan hệ sòng phẳng, chẳng ai cho không ai cái gì cả, đặc biệt trong hoàn cảnh thế giới phân cực như mấy chục năm qua.
Cứ đến ngày kỷ niệm CMT10 Nga, mà sách lịch sử Nga giờ đã gọi bằng cái tên khác (chắc các sử gia đề biết), hệ thống truyền thông Việt Nam lại tìm đủ cách để “kỷ niệm”. Năm thì họ cho lên “Chiếc nón kì diệu”, năm thì họ tổ chức “Thày trò Xô-Việt”, năm thì kỷ niệm …, đến cả cầu truyền hình vô cùng tốn kém tiền dân, … trong khi chính tại quê hương của CMT10, người Nga lại không làm như thế.
Chỉ một hai năm gì đó khi các sinh viên vô tội Vũ Anh Tuấn, … và Tăng Quôc Bình bị sát hại một cách dã man tại Nga – mà mỉa mai thay luật pháp Nga còn định tha bổng kẻ giết người nếu không có sức ép của sinh viên quốc tế khác – là VTV không tổ chức rầm rộ. Các vị nghĩ gì đến oan hồn các em sinh viên vô tội bị sát hại một cách dã man kia không? Có người còn đọc mồm “thông cảm” với kẻ giết người chứ không xót thương đồng bào mình, nói “Họ giết là phải vì mình sang làm họ mất việc”.
Trong quan hệ ngoại giao, khi có “thày trò Xô-Việt”, sao không có “thày trò Đức-Việt”, “thày trò Ru -Việt”, … hay thậm chí “thày trò Mỹ-Việt”, “thày trò Pháp-Việt”, “thày trò Anh-Việt” … Ta đừng quên rằng nhiều thày thuốc giỏi cứu người dân Việt đã học ở những nước này đấy. … Chẳng lẽ những nước này không phải những quốc gia đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển của Việt Nam sao? Chỉ có Xô đáng là thày? Ngoại giao đa phương là như thế chăng?
Có lẽ khi chọn “thày Xô”, VTV chắc chỉ tính đến ông thày CMT10? Vì nếu nói đến thày trong các lĩnh vực khác thì phải kể cả các thày như trên.
Có người ví von “báo chí, truyền thông của VN có cha là Nga và mẹ là Trung Quốc”. Chả biết có đúng không?
Nhân chuyện thày trò “thày trò Xô-Việt”, tôi có dịp tâm sự với ông giáo người Anh đang giảng dạy tại một trường ĐH ở Hà Nội và ướm hỏi sao ta không làm “thày trò Anh-Việt” nhỉ? Ông nhún vai: “Anh đã đọc Vanity Fair. Người phương Tây nói chung không thích phù phiếm lắm. Cách biết ơn tốt nhất là hãy làm tốt công việc của mình với những gì mà bạn đã học ở Anh.” Rồi ông thêm: “Vả lại chắc anh không muốn bị triệu tập để uống trà đường?”
Có lẽ ông nói đúng, những người đi học ở các nước phương Tây, hay thậm chí ở các nước Đông Âu khác, không thấy xuýt xoa hay rưng rưng giống như một số người đi học ở Nga về.
Anh bạn đồng nghiệp của tôi, cũng học ở Nga về, lý giải đó là sự giao thoa tần số của tâm lý nông dân Nga-Việt và kể đã chứng kiến người Việt sang bổ túc tiếng Nga chỉ vài tháng thời bao cấp mà trước khi về nước đã ôm cây bạch dương khóc “như cha chết” (nguyên văn lời anh). Anh giải thích thêm: “Dễ hiểu thôi, Ivan là ‘ấn tượng đầu tiên’ khi cô du kích Việt Nam bước ra khỏi lũy tre làng sau thời Pháp thuộc mà. Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất mạnh, phải không?”
Hội chứng “nước Nga nhân hậu”
Hễ cứ nói đến người Nga là một số người dứt khoát lại gắn cho cái tính từ “nhân hậu”. Khi được hỏi họ nhân hậu thế nào, một người rưng rưng kể: “Khi tôi hỏi đường ở Yieckut, một bà còn vẽ ra giấy chỉ cho tôi.” Hành vi đó là rất bình thường ở mọi quốc gia khác, chẳng đến nỗi phải xúyt xoa. Ở nước Việt quê nhà có người còn tận tình hơn thế. Ở nơi khác cũng vậy. Có lần tôi hỏi đường ở Úc, người được hỏi còn mời tôi lên xe và đưa đến tận nơi. Tôi cảm ơn là đủ, vì trong hoàn cảnh tương tự tôi cũng làm như thế, đâu đến nỗi phải rưng rưng.
Có người Việt thậm chí chẳng biết gì về Nga nhưng cứ mỗi khi nói đến Nga là lại đeo cho mình cặp kính màu hồng. Được hỏi sao anh, chị biết người Nga “nhân hậu”? Câu trả lời nói chung là “Tôi thấy người ta bảo thế!” Vậy đó.
Âu đó cũng là sản phẩm của ca ngợi một chiều lâu nay.
Không ai có quyền cấm ai yêu ai, nhưng không nên uốn hay bắt người khác yêu cái mình yêu.
Có người bảo tôi rằng một số người mình thích Putin vì ông ta là KGB rất cơ bắp, là công an?
Người bảo họ bênh vực Nga là để họ bênh vực, bảo vệ danh và lợi cá nhân họ.
Người lại bảo “Chim cùng loại lông”?
Người thì bảo đó là thói quen tư duy theo ý thức hệ?
Có thể là tất cả những thứ trên!
Từ trong thâm tâm, tôi thấy thật vô cùng ngại khi nói ra chuyện này vì nó đụng chạm cả đến những người là bạn tôi, từng đi học, buôn bán hay “đi bộ đội” ở Nga. Nhưng tôi tin các bạn tôi đều hiểu được rằng họ vẫn là người máu đỏ da vàng, lớn lên và “ăn cơm mặc áo nước Việt”, biết cười với cái vui của người Việt và khóc với cái đau của người Việt.
Các bạn hãy tin rằng nhiều người nghĩ như tôi, chỉ khác là tôi nói ra còn các bạn khác thì ngại hơn mà thôi.
Nói thế ngại lắm chứ, nhưng có lẽ nói ra một lần để rồi thôi không nói nữa cũng tốt.
Theo tôi, không có người dở mà chỉ có cái dở trong con người.
Tác giả gửi cho Quê choa
Nhưng nếu tôi được quyền thì Putin sẽ nhận cái phiếu của HM Blog
Bạn nhìn mấy gương mặt sau
VLADIMIR PUTIN, 59, prime minister
GENNADY ZYUGANOV, 67, Communist Party leader
VLADIMIR ZHIRINOVSKY, 65, leader of nationalist LDPR party
MIKHAIL PROKHOROV, 46, billionaire
SERGEI MIRONOV, 59, former upper parliament house speaker
http://en.wikipedia.org/wiki/Russian_presidential_election,_2012
Putin number one là phải thôi. Các bác còn lại sao mà địch được Putin. Yếu đừng ra gió. Thua đừng kêu là địch gian. Địch gian mà không làm gì được tức là…ta yếu.
Hãy sống lạc quan yêu đời và tin tưởng vào tương lai .
http://hotrungnghia.multiply.com/journal/item/1344
Tôi không phải dân học ở Nga nhưng cũng đã may mắn được qua Nga 2 lần. Lần đầu đúng vào dịp liên hoan thanh niên Qtế tại Matxcova năm 1982. Nước Nga lúc ấy giống như một thiên đường đối với tôi. Quảng trường Đỏ có điện Kremli hùng tráng. Lăng Lênin đông ngịt người xếp hàng vào viếng. Metro rất đẹp và hiện đại dù đi tới đâu cũng chỉ phải trả 5 kôpech và những ngày festival thì người nước ngoài được miễn phí dù không đeo biển đại biểu. Xe buýt không người xoát vé, mua vé là hoàn toàn tự giác. Ban đêm mấy công viên trong thành phố chật cứng người đến xem các ban nhạc Rock biểu diễn miễn phí. Chúng tôi vừa uống Kvas (không có tiền mua bia) vừa nhảy với các bạn Nga. Tất cả hòa với nhau làm một, không phân biệt dân tộc, tuổi tác. Một tháng ở Matxcova trôi nhanh như một giấc mơ.
Ba năm sau tốt nghiệp ĐH tôi về nước qua ngả Matxcova. Tại sân bay Serementieva tôi ngạc nhiên nhìn thấy một nhóm người Việt đông đảo đứng ngồi lộn xộn với hành lý đang chờ ngay cửa vào sân bay. Tôi tiến đến định làm thủ tục thì bà Nga cao to chặn lại và chỉ tôi ra chờ ở ngoài cùng với những người Việt khác. Tôi đưa vé cho bà ta xem và nói chuyến bay của tôi sắp đến giờ khởi hành nhưng bà ta chỉ khoát tay chỉ ra ngoài và cao giọng nói to cho tất cả mọi người cùng nghe: “tất cả người Vietnam phải chờ ở ngoài cho đến khi tôi gọi mới được vào trong”. Tôi đành ra đứng ngoài chờ và nhìn công dân các nước khác lần lượt vào làm thủ tục. Một tên cũng da vàng mũi tẹt chắc là người Nhật vừa kéo vali tới là bà ta đon đả chạy ra hỏi han và mời vào. Sao mà lúc ấy thấy ghét bọn Nga thế. Đến lúc được vào trong thì chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, người Việt chen lấn vào làm thủ tục. Hôm đó rất may tôi kịp lên máy bay nhưng được biết gần một nửa hành khách người Việt bị kẹt lại không bay được. Nước Nga hôm ấy đối với tôi giống như một cơn ác mộng mà suốt đời tôi không bao giờ quên.
Đã hơn 20 năm tôi chưa có dịp qua lại Nga. Đọc báo thỉnh thoảng thấy nói đến những vụ bọn đầu chọc giết người Việt và những người châu Á khác. Rồi nghe nói giá cả tại Mát giờ kinh khủng lắm, khách sạn loại xoàng cũng cỡ 200-300 đô. Cách đây 2 năm một cty Nga mời tôi sang làm seminar cho khách hàng bên ấy. Tôi đã hy vọng sẽ được thăm lại Matxcova. Thế nhưng mặc dù tôi đã có giấy mời và bảo lãnh của cty bên ấy, đơn xin visa của tôi bị từ chối. Đây là lần đầu tiên tôi bị một nước ngoài từ chối visa. Mỗi lần xin visa đi Mỹ hay Đức tôi chỉ cần gửi hồ sơ và hộ chiếu đến ĐSQ là họ làm cho, xong lại còn gửi HC bảo đảm đến tận nhà. Gọi điện đến cty làm dịch vụ họ nói tôi phải về VN mới xin được visa vào Nga. Chả biết các bác khác ở nc ngoài có ai bị từ chối visa vì lí do tương tự không nhưng đúng là cái lí của mấy anh gấu Nga thật là khó hiểu.
Kỷ niệm của tôi về nước Nga là thế, đẹp và xấu, vui và buồn lẫn lộn. Dầu sao cũng cầu chúc cho nước Nga dưới thời Putin ngày càng giàu mạnh hơn, văn minh và nhân bản hơn.
p/s: Các bác không phản đối nếu cháu post link buổi diễn này chứ ạ?
Không phải vì thế mà tôi ghét Nga, VN, Indo. Những dân tộc ấy chẳng có lỗi gì. Họ có nền văn hóa riêng. Đừng lầm lẫn thể chế với tổ quốc.
Chị Kim Dung có viết bài này hay lắm. lão Cua post lên cho các còm sĩ tha hồ tán.
Cao bồi nói về đàn bà Nga thôi đấy (các còm sĩ cũng đừng suy diễn ra là nước Nga cũng thế nhé).
Bác Cao Bồi xem KD, HH đó, sau khi các nàng đẹp thì các nàng thành xinh
Russia được phiên âm từ tiếng Hoa ra tiếng Việt là NGA LA TƯ, chứ không phải là Nga ta lư đâu lão Cua ơi.
Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi.
Sông có khúc, người có lúc. Đất nước cũng có vận hạn.
Nước Nga vẫn là một đất nước vĩ đại.
Dân tộc Nga vẫn là một dân tộc vĩ đại.
P/S: Xin phép chú Hiệu minh cho cháu hỏi thăm nhờ tí xíu nha.
Lâu lắm rồi cháu ko gặp chú Cao Bồi. Chú vẫn khỏe chứ ạ? Email của chú vẫn như vậy hả chú?
Chúc chú vui khỏe nhé, cháu sẽ viết thư ạ.
Sao nó hợp với mình thế, chắc là dân Cao bồi nên khoái nhạc dân ca, nhạc đồng quê . Nói gì thì nói, chê đàn bà Nga (ngoại trừ cô gái minh họa trong bài chiều matxcơva, cuối bài tình ca du mục của HH, cô này đẹp ác liệt) nhưng tớ rất khoái các bài nhạc Nga nói trên. Đi hát Karaoké thì hay chọn Triệu đóa hồng, Tình ca du mục… làm mấy tên bạn cứ tưởng mình là Fan Nga thứ thiệt.
P/S : Vậy ra Genka mơi là Cái gai Hoa hồng ? Chứ không phải là Hoa Hong-SG ? Hix, thay áo mới hoài vậy ?
Cháu thay áo nhưng vẫn là cháu thôi chú Cao Bồi à.
Cháu mới đi Nga về và sắp sang Mỹ để đoàn tụ với tên ” địch” ( cái tên mà chú biết ấy ). Chú ngạc nhiên không.
Thôi, ko spam nhà chú HM nữa à
Chúc cả nhà cuối tuần tốt lành.
- Hoán đổi thành công quyền lực
- Putin tự tin áp đặt và thực thi chính sách độc tài
- Phiến quân nổi dậy chống Putin
- Putin đàn áp thẳng tay
- Cuối 2015 thì cặp đôi Mevedev-Putin sẽ tự đổ
- Nước Nga lại xuất hiện chính khách mới vào đầu 2016.
Các vị không tin xin cứ chờ xem.
Người Nga rất tỉnh và cũng hiếu chiến không kém người VN mình.
Chỉ tiếc là Người Nga Ngố thì đa vứt đi rồi.
Với tư cách cá nhân, Dove khuyên nick “Người Nga ngố” trước khi dự báo hãy tham khảo kết quả thăm dò dư luận sau bầu cử: 92% dân Nga cho rằng Putin thắng là đương nhiên, 5% thấy bất ngờ và 3% ko có chủ kiến rõ ràng (theo http://www.izvestia.ru/news/518624). Vậy chiến thắng của Putin là tâm nguyện của dân Nga. Chỉ những gã sống trong một thế giới hết sức biệt lập như “Người Nga ngố” mới bị sốc và “buông lưỡi cú diều” dự báo đểu.
Dove có một niềm tin, nếu Obama cũng đắc cử và thấu hiểu được giọt lệ của Putin, thì cái hộp Pandora “Nhân quyền hơn Chủ quyền” do vợ chồng nhà Bill chót lỡ tay mở ra sẽ được đóng lại êm thấm. Thế giới sẽ thực sự bước vào kỷ nguyên giải trừ quân bị và nhờ vậy tiến trình dân chủ hóa ko kèm khuyến mại “can thiệp nhân đạo” cũng lập tức tăng tốc.
dư luận còn nhỏ kể cả “mẹ của dư luận” thì cha nội Putin cũng nghĩ ra cách để mua bằng được. KGB đào tạo mấy trò này giỏi lắm ông ơi. Ngành An ninh VN còn là học trò của KGB còn làm được nhiều chuyện tày đình như thế.
Thân
Em tặng chị bài hát Nga mới này nha.
Đây là câu chuyện của chính em luôn đó.
Đường link trên youtube đây ạ
Bài hát được bình chọn bài hát hay nhất năm 2010 của ca sĩ Alsou đó chính là “Я ТЕБЯ НЕ ПРИДУМАЛА – EM ĐÂU NGHĨ RA ANH”.
Em đâu nghĩ rằng sẽ là anh
Trái tim nhận biết ra 1 điều quan trọng, đó là em từng chờ đợi anh.
Mới đây thôi, em sống ko có anh.
Em đã ko biết rằng trong số phận em là em tìm thấy anh.
Anh đừng nghĩ về em như vậy,
Em cũng ko nghĩ về anh như thế.
Đơn giản là chúng mình gặp nhau, đơn giản là chúng ta ko thể thiếu nhau
Mỗi ngày trở nên đẹp hơn,
Như những giấc mơ bé thơ.
Như liễu rủ in lên sóng nước của dòng sông. Em có thể nhìn anh hàng giờ.
Dù ko tin vào mắt mình, và em thấy tâm hồn bay bổng
Anh đừng nghĩ em như vậy, em cũng ko nghĩ về anh như thế.
Đơn giản là chúng mình gặp nhau, đơn giản là chúng ta ko thể thiếu nhau
Cảm ơn bài hát thật hay.
Cầu mong em được bình yên, thật bình yên và an lành trong ấm áp yêu thương nhé Sóc!
Tôi vẫn thích lời tiếng Anh hơn, chắc có thể do nghe quen rồi.
Thân.
HL vẫn đi dạy làm món ăn Việt hàng tháng cho mọi người, nhưng không làm mãi món chả giò mà mỗi tháng một món khác nhau anh ạ.
Chúc anh và gia đình vui cuối tuần!
Khó có thể tin ông này làm thêm được cái gì cho nước Nga. Ngoài việc thỏa mãn cơn thèm làm Tổng thống nhiều năm nhất. Lịch sử sẽ phán xét Putin sau này.
Tuy nhiên dù mình đã nhiệt tình ủng hộ Nga và Putin trong entry trước, vẫn còn có nhiều điều cần phải tính sổ với nước Nga – Родина-мать của bác Dove. Cho nên các fan Nga, “nu pagadi” hehe
Sắp tới tụi bạn rủ đi TQ chơi. Có bạn nào là fan Tàu thử viết một bài tương tự về “tâm hồn Tàu” xem nào, xem có đáng bỏ tiền ra đi du lịch không
Bác khen là mơ-la-dẹt thì tôi cho Отличны, đùa bác tý…
Sự ổn định, đoàn kết chặt chẽ của một quốc gia, thường chủ yếu dựa trên yếu tố dân tộc. Đó là lý do để giải thích sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, Liên Bang Nam Tư, Czechosolvakia …yếu tố bên ngoài chỉ là giọt nước để làm tràn ly mà thôi.
Chúng ta thường đánh đồng 2 khái niệm Quốc Gia với Chính Quyền, cũng như không thể so sánh Nhân Quyền và Chủ Quyền. Nói hy sinh cái này cho cái kia là kiểu nói nguỵ biện, nhằm cho một mục đích xấu xa nào đó.
Nhưng thôi, không nói về chính trị, tôi vẫn thích đọc lại phần đầu của bác một lần nữa.
Thân.
Tôi cũng thích nước Nga, dù không hiểu nhiều về nó. Bởi tuổi thơ tôi chìm đắm trong thơ tiền chiến VN, văn học cách mạng và…một số ít tác phẩm của Liên Xô. Sách LX được in giấy dày, trắng tinh, bìa cứng… làm lũ chúng tôi cứ mơ ước mãi về một xứ thiên đường. Lớn lên thì mới hiểu ra.
Dù vậy những Thép đã tôi thế đấy, Sông đông êm đềm, Chuyện núi đồi và thảo nguyên, Con đường đau khổ, Anna Kerenina , Chiến tranh và Hòa bình, thơ Puskin (bản dịch Thúy Toàn)… còn đọng mãi trong tôi về tâm hồn nhân hậu và trí tuệ Nga. Ấn tượng nhất là khi tôi được xem vở ballet “Hồ Thiên Nga”, đó cũng là lần đầu tiên tôi xem múa ballet. Đến giờ nhắm mắt lại vẫn còn hiện rõ hình ảnh nàng Odette với đôi cánh trắng bay trên thảo nguyên mênh mông.
Lạ một điều là khi ai nhắc về Nga làm tôi nhớ ngay đến đội bóng áo trắng CCCP và CLB Spactac Matxcơva đá đẹp nhưng không hiệu quả. Nói chung, ấn tượng nước Nga trong tôi cũng chính là “Đẹp mà không hiệu quả”!
cha nội Putin thì ấn tượng ngược lại “hiệu quả mà không… Đẹp”.
Năm 2005 CSKA Moscow giành chức vô địch cúp UEFA, trở thành đội bóng Nga lần đầu tiên đoạt cúp Châu Âu
“…Đây là một chiến thắng mang ý nghĩa biểu tượng. Giờ đây, mọi cậu bé trong các trường đào tạo bóng đá trẻ của nước Nga đều đã biết cần phải làm gì và cần phải hướng tới điều gì, và các em cũng biết những giấc mơ dù khó khăn nhất cũng có thể trở thành hiện thực.”
(Phát biểu của HLV Valeriy Gazzaev sau khi giành cúp với CSKA).
Năm 2008 Zenit Sankt Peterburg đoạt cúp UEFA và siêu cúp Châu Âu.
Đội tuyển Nga tại EURO 2008 dưới sự dẫn dắt của thày “phù thủy” Guus Hiddink chơi rất tốt , vừa đẹp mắt vừa hiệu quả.
nhà văn không phải là kẻ phán xét dửng dưng đối với các đồng bào của mình và những người đồng thời với mình, nhà văn là người cùng có lỗi trong tất cả mọi cái ác diễn ra trên đất nước anh ta hoặc do nhân dân anh ta gây nên. Nếu như những chiếc xe tăng của tổ quốc anh ta làm đổ máu trên mặt đường nhựa của một thủ đô nước khác, thì những vết máu đó sẽ vĩnh viễn ném vào mặt nhà văn. Nếu như vào một đêm bất hạnh một Người Bạn cả tin đang ngủ bị thắt cổ, thì trên bàn tay nhà văn sẽ hằn vết bầm của sợi dây thừng đó. ….
Ðau khổ cho dân tộc nào có nền văn học bị đứt đoạn bởi sự can thiệp của sức mạnh: đó không chỉ là vi phạm “tự do ngôn luận”, đó là sự khóa kín trái tim dân tộc, là sự cắt bỏ kí ức dân tộc. Dân tộc tự mình không nhớ chính mình, dân tộc bị tước mất sự thống nhất tinh thần, – và với một ngôn ngữ dường như là thống nhất, nhưng những người cùng tổ quốc bỗng không còn hiểu nhau nữa. Sẽ đi qua, sẽ chết đi hàng thế hệ câm lặng, không tự kể về mình cho chính mình cũng như cho con cháu. Nếu những bậc thầy như Akhmatova [1] hay Zamatin, suốt đời bị chôn sống, cho đến lúc chết buộc phải sáng tạo trong im lặng, không nghe dư âm đồng vọng đối với những gì mình viết, – thì đó không chỉ là tai họa cá nhân họ, mà đó là sự khốn nạn cho cả dân tộc, là mối nguy hiểm đối với cả dân tộc….
Ðể bước lên cái bục này, cái bục đọc Diễn từ Nobel, cái bục không phải dành cho mọi nhà văn và chỉ được dành một lần trong đời, tôi đã phải đi qua không chỉ ba bốn bậc tam cấp bằng phẳng, mà là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bậc khó vượt, cheo leo, trơn lạnh, từ trong tối tăm và giá buốt, nơi tôi may mắn được sống sót, còn những người khác – có thể tài năng hơn tôi, khỏe hơn tôi – thì đã chết. Trong số họ chỉ có vài người bản thân tôi được gặp ở trong Quần đảo Gulag [2] với vô vàn đảo nhỏ nằm rải rác khắp nơi, và dưới những ánh nhìn dò xét và thiếu tin cậy không phải với ai cũng nói chuyện được, về những người khác chỉ nghe nhắc đến, về số thứ ba chỉ có thể đoán ra. Những ai rơi vào cái hố sâu đó khi đã có tên tuổi văn học, mặc dù nổi tiếng – nhưng biết bao nhiêu người không được nhận ra, không được một lần nào gọi tên công khai! và gần như – gần như không một ai trở về được. Cả một nền văn học dân tộc đã ở lại nơi đó, bị chôn vùi không chỉ không có quan tài, mà không có cả quần áo lót, trần truồng, với sợi xích nơi ngón chân. Nền văn học Nga không một khoảnh khắc nào bị đứt đoạn! – mà từ ngoài nhìn vào chỉ thấy như một chỗ hoang. Nơi đáng lí có thể mọc lên một cánh rừng đông đảo, chỉ còn lại sau tất cả những trận đốn chặt vài ba cây tình cờ bị bỏ qua. Và tôi hôm nay, được tháp tùng bởi những cái bóng của những người đã khuất, cúi đầu nhường bước những người khác xứng đáng sớm hơn đi lên chỗ này, tôi hôm nay làm sao đoán được và nói ra những gì mà họ muốn nói? Trách nhiệm này từ lâu đè nặng lên chúng tôi, và chúng tôi hiểu nó. Bằng lời của Vladimir Soloviov [3] :
Và cả trong xích xiềng, chúng ta cần phải
Ði trọn vòng của Chúa đã vạch ra.
Nước Nga không bao giờ thiếu thiên tài!
http://www.nuocnga.net
http://www.diendan.nuocnga.net
Em nhớ mãi cái hương thơm hăng hắc của mùi mực in-mùi giấy mới của cuốn” Thời niên thiếu của Lê nin” -sách in từ Nga Xô- giấy trắng tinh, in đủ màu, hình ảnh Lê Nin thời niên thiếu và gia đình được minh họa đẹp đẽ.. và mỗi trang sách khi giở có thể nghe sột soạt..thật khác với những cuốn sách truyện cho nhi đồng thời đó đen xỉn-mềm oặt. Phải phấn đầu mãi mới được mẹ mua cho cuốn ” Thời niên thiếu của Lê Nin” đó và không phải ai cũng có, sung sướng và hãnh diện lắm. Tuổi thơ ấu xa lắm rồi, không nhớ bao nhiêu là phim cổ tích dành cho thiếu niên nhi đồng được chiếu thời đó, à hình như có phim” Ba hạt đậu dành cho cô bé lọ lem”???, rồi sau này là ” Mát cơ va không tin những giọt nước mắt”, “người thứ 41″..những truyện” Và nơi đây bình minh yên tĩnh”, “Tên anh không có trong danh sách”-về những tấm gương anh dũng trong chiến tranh vệ quốc …Chưa nói đến những danh tác bất hủ của các tác giả bất tử như Tsekhov, Lev.Tolstoi, Puskin…vv và vv…Ngày xưa ngấm những văn học, nghệ thuật của Nga thì chỉ mong được có ngày đến Nga, ngắm cây bạch dương, ngắm sông Volga, ngắm những tháp nhà thờ ánh lên trong nắng chiều…Giờ lớn hơn rồi thì vẫn chưa đến đất nước đó được, giá mà có thể thì vẫn mong một ngày có thể dạo bước ở ” Mát cơ va trong chiều vắng thanh bình”…
Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em! Thấu chăng tình bao lời ca trìu mến
Mátxcơva trong chiều vắng êm đềm
Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vợi xa thoáng đưa lời đây bài ca đầm ấm
Matxcơva chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời
LOA LOA LOA
Đấu trường 100 đèn xanh, đèn đỏ đã khỡi động. Mong các Quý còm xanh – đỏ vào bấm nút (bàn luận)
Đợi anh về – Жди меня
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.
Konstantin Simonov. Lời dịch của Tố Hữu.
Đừng cố đợi hoài, uổng phí lắm em ơi.
Chào bà con nhé.
до свидания
Bao giờ kiếm ra thời gian Dove sẽ kể cho mọi người nghe về Vuxotski. Đó là một tâm hồn Nga vĩ đại mà do số phận đưa đẩy ông là ca sĩ đầu tiên mà Dove đã nghe khi đến nước Nga.
Tôi cũng yêu nước Nga (cả Liên Xô cơ), người Nga đôn hậu. Mỗi lần nhắc đến thấy lòng lâng lâng. Lạ lắm.
Bác viết hay lắm, nhất là đoạn đầu, đọc rất lôi cuốn. Tôi cứ nghĩ đây là cha nhà văn nào đó giả vờ làm khoa học.
Nhưng viết về những vì sao, tinh tú thì đúng là nhà thiên văn ở Nghĩa Đô rồi. Chưa chừng gặp nhau mà không chào bác cũng nên.
Lần nữa cảm ơn bác. Thỉnh thoảng bác viết cho vui nhé.
Dù sao cũng ảm ơn Hoa Hồng_SG nhé.
HH còn đặc biệt thích cả những ca khúc, những bản nhạc thời chiến tranh vệ quốc của Nga..Nước Nga trong HH còn là những bảo tàng nghệ thuật, là những cung điện lộng lẫy, nguy nga, bên trong là những kho tàng tri thức và tinh hoa nghệ thuật nhân loại. Nước Nga trong HH còn là những mùa thu vàng, những đêm trằng, những mùa xuân bạch dương xanh, những ngày hè trong veo nắng…
Nước Nga trong HH còn là hình ảnh những dàn Kachiusa, là tên lửa Sam, là máy bay SU, Mic, xe tăng T…, và những khẩu AK… tất cả đã hiện diện trong cuộc chiến Việt- Mỹ.., để Việt Nam có một ngày 30/4/1975 và cả chiến thắng ở biên giới phía Bắc năm 1979..
Mà dù có ai đó cố tình quên cũng không thể nào quên được.
HH có thể hơi “quá khích”, nhưng quả thật HH rất ghét những người xem nước Nga như một thứ lạc hậu, xưa cũ, phế tích của một thời…Rồi châm biếm, dè bỉu, chê bai..
Bất luận thế nào, thì nước Nga còn tử tế gấp trăm ngàn lần cái quốc gia phương Bắc kia. Nước Nga không hề có ý đồ xâm lăng hay xâm lược bất kỳ dưới hình thức nào với VN. Nước Nga không bao giờ có ý định phá hoại VN…
Và điều mà VN phải nhìn nhận và biết ơn (không chỉ với quá khứ), mà với hiện tại, ngay khi lên làm Tổng thống nưóc Nga nhiệm kỳ đâu của V.Putin, nước Nga đã xóa nợ hàng tỉ USD cho VN, trong khi không phải nưóc Nga giàu có gì mà đang gặp khó khăn với một nền kinh tế kiệt quệ, món nợ từ hồi Công đồng Comecom- các quốc gia Xã hội chủ nghĩa, nếu không xóa thì không biết đến bao giờ mới tyrả được.
Nước Nga, với HH là một quốc gia đẹp với nhiều nghĩa, thân thiện, và an toàn với Việt Nam.
Nhớ lần anh Putin sang Hà Nội, dân ta đón cũng long trọng. Đón tiếp ở cung VHHNVX có cả biểu diễn múa kiếm. Anh Pu ngồi hàng ghế danh dự ngay đầu. Trên sân khấu, cô bé cứ khua khua cái kiếm, rồi trỏ vào mặt Putin. Mình xem tivi mà cứ lo là cô ấy nhỡ tay, tuột mất kiếm, lao vào mặt tổng thống thì sao.
TC thấy cái pha ấy nghèo nàn và không tôn trọng khách chút nào.
Ngay cả việc có vẻ không mấy thích hợp với đàn bà con gái như HH, là lĩnh vực quân sự- vũ khí, HH cũng luôn quan tâm xem nước Nga có gì để “đấu” lại với những thiết bị quân sự hay vũ khí mới của các quốc gia như Mỹ, Pháp,Anh, Đức, Trung Quốc… Và luôn mong Nga sẽ “áp đảo” hay có thể “song song” không thua kém.
Nhưng nếu bảo HH là fan của Nga cũng không đúng, bằng chứng là HH đã thử học tiếng Nga, nhưng sao rất khó nhập tâm, và rồi cho đến bây giờ chỉ còn nhớ vài câu phổ thông đủ để không bị đói, không bị lạc đường nếu giả sữ bị vứt vào Nga có một mình. Vì rõ ràng tiếng Nga khó học hơn gấp trăm lần tiếng Anh, tiếng Pháp, giống đực, giống cái, giống trung phức tạp, HH bó tay thua.
Cám ơn Hoài Hương.
Cac fan Mỹ, fan Tầu, fan Lào đi đâu cả rồi…
Trong lúc chờ đợi xin các bạn xem Ну, погоди!
———–
Em nghĩ nước Nga sẽ có nhiều kỷ niệm với bao nhiêu thế hệ người Việt, cho nên khi đọc entry này thì người ta bồi hồi, lặng đi không nói nên lời cũng nên ấy chứ! anh HIệu Minh đừng lo, em đoán không cãi nhau đâu mà mọi người rổi sẽ chia sẻ bao kỷ niệm đẹp về nước Nga…