Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Việt Nam: Từ Anh Hùng đến Khốn cùng

Báo nước ngoài nói về kinh tế nước ta
(cắt bỏ vài câu nhạy cảm trong bản tiếng Việt):

Việt Nam: Từ Anh Hùng đến Khốn cùng

The Economist
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ


Trong bối cảnh thương mại nhộn nhịp và giao thông huyên náo của thủ đô Việt Nam, vô số biểu ngữ cổ động người dân "mừng xuân, mừng Đảng." Những ngày này, Hà Nội chả có gì nhiều để ăn mừng. Cách đây không lâu, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển. Còn bây giờ, đất nước đang tụt hậu thê thảm.
 

 Mối lo lắng nhất là nạn lạm phát, năm ngoái tăng trên 20% cho lần thứ hai trong ba năm (xem biểu đồ). Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á, một thực tế mà hệ thống kiểm duyệt của chính phủ đã phải yêu cầu các nhà báo địa phương đừng nói đến nữa. Hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, giá bất động sản sụp đổ và các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thâm thủng vì các khoản nợ không thể đòi được.
Sự đảo ngược đã xảy ra đột ngột. Khi đất nước thu hút một làn sóng đầu tư từ nước ngoài, GDP của Việt Nam từng tăng trưởng hơn 8% một năm từ 2003 đến 2007. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng tăng trưởng sẽ đạt trung bình 6% một năm trong khoảng thời gian năm năm đến cuối năm 2012. Nhà tư vấn McKinsey lập luận rằng trừ khi Việt Nam tăng năng suất lao động lên hơn một nửa, tốc độ tăng trưởng mới có thể xuống dưới mức 5%. Điều đó sẽ quá thấp so với mục tiêu 7-8% của chính phủ. McKinsey lập luận, "sự khác biệt có vẻ nhỏ, nhưng thực tế không phải như vậy". Đến năm 2020, nền kinh tế của Việt Nam có thể nhỏ hơn một phần ba so với mức mà kinh tế có thể tiếp tục tăng trưởng 7% một năm.

Tất cả mọi người, ngay cả các nhà lãnh đạo, đều đồng ý về những lý do chính cho sự suy giảm. Quản lý kém và các doanh nghiệp nhà nước tham nhũng, lãng phí, vốn chiếm khoảng 40% sản lượng, đã kéo nền kinh tế đi xuống. Loại công thức sản xuất bằng chi phí thấp và mức lương thấp đã không còn hữu hiệu như đã từng. Các quốc gia như Campuchia và Bangladesh giờ đang qua mặt Việt Nam trong việc sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, đất nước nước này lại không tiến lên được các loại hoạt động sản xuất và hàng công nghệ có giá trị cao hơn.
Thật là tuyệt vọng, tuy nhiên, trong tâm trí những người cầm quyền Việt Nam, việc nhận thức ra được điều này và việc phải làm gì dường như là hai điều khác nhau. Một số người lạc quan từng hy vọng vài những thay đổi tại một cuộc họp ba ngày của các cán bộ cao cấp của đảng vào tháng trước. Tuy nhiên, đã chả có gì nhiều ngoài những hình thức đấm ngực hối lỗi. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, kêu gọi đảng phải cải cách nếu muốn tránh được mối đe dọa hiện hữu.
Việc kêu gọi phải thay đổi hoặc là chết không phải là mới. "Họ đã nói như thế trong 20 năm qua" ông Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho biết. Hiện tại cũng như trong quá khứ, những gì đang thiếu vắng, chính là bất kỳ một kế hoạch chi tiết nào để thực hiện cải cách, như việc tái cơ cấu khu vực nhà nước cồng kềnh, tinh giản đầu tư công và cải thiện tính minh bạch. Chín người giám đốc điều hành của Vinashin, một công ty đóng tàu quốc doanh ngập nợ, đã ra tòa vào ngày 27 tháng 3, bị kết tôi quản lý kém nguồn lực của nhà nước. Đó là vụ án lớn nhất của loại cáo buộc này trong nhiều năm qua, nhưng các chính trị gia từng khuyến khích và tài trợ mở rộng sự hoành tráng của công ty có lẽ không bị liên quan trách nhiệm.
Ngay cả nếu có một sự thay đổi ý định nơi hàng lãnh đạo cao cấp, cũng vẫn sẽ rất khó khăn cho các nhà lãnh đạo thực hiện được các thay đổi trên toàn hệ thống. Quyền lực ở Việt Nam phân tán hơn so với nước láng giềng Trung Quốc, và quyền lợi trong kinh doanh và chính trị là những trở ngại lớn hơn để thay đổi. Hơn nữa, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một số thành công trong việc tái đầu tư chính mình như một loại hội nhóm đặc quyền cho tầng lớp lãnh đạo thượng lưu, thì người đồng chí của họ ở Việt Nam có vẻ như vẫn vướng mắc vào quá khứ. Tính hợp pháp giành được qua chiến thắng quân sự từ các thế hệ trước đây giờ đang mờ nhạt dần vào ký ức và những lời khẳng định của các nhà lãnh đạo Việt Nam về năng lực kinh tế ngày càng khó duy trì.


Nguồn: The Economist

Vietnam: Hero to zero

AMID the bustling trade and raucous traffic of the Vietnamese capital, innumerable banners exhort citizens to “Celebrate the Spring, Celebrate the Party.” These days, Hanoians do not have much to celebrate. Not long ago, Vietnam was one of the developing world’s pin-ups. Now it is lagging badly.



The most immediate concern is inflation, which last year rose to above 20% for the second time in three years (see chart). Vietnam now has Asia’s highest inflation rate, a fact that government censors have asked local journalists to stop reporting. Thousands of businesses have gone bankrupt, property prices have collapsed and banks and state-owned enterprises (SOEs) are riddled with bad debts.
The reversal has been sudden. Vietnam’s GDP increased by more than 8% a year from 2003 to 2007, when the country attracted a surge of foreign investment. Now the World Bank is predicting that growth will average 6% a year in the five-year period up to the end of 2012. McKinsey, a consultancy, argues that unless Vietnam boosts its labour productivity by more than half, growth is likely to dwindle to below 5%. That will be well short of the government’s target of 7-8%. As McKinsey argues, “the difference sounds small, but it isn’t.” By 2020, Vietnam’s economy could be almost a third smaller than it would have been had economy continued to grow at 7% a year.
Everyone, even communist leaders, agrees on the main reasons for the slowdown. The poorly run, corrupt and wasteful SOEs, which account for about 40% of output, weigh the economy down. The formula of low-wage, low-cost manufacturing no longer works as it once did. Countries such as Cambodia and Bangladesh now undercut Vietnam in cheap manufactures. Yet the country has failed to move up the value-chain into more productive activities and higher-tech goods.
Frustratingly, however, realising this and doing something about it seem to be two different things in the minds of Vietnam’s communist rulers. A few optimists were hoping for changes at a three-day meeting of senior party cadres last month. Alas, there was a lot of breast-beating and little else. Nguyen Phu Trong, the general secretary of the Communist Party, urged the party to reform if it wanted to avoid an existential threat. But although his speech was made public, the rest of the meeting—in time-honoured fashion—took place behind closed doors.
Calls by the party to reform or die are not new. “They’ve been saying that for 20 years,” says Carl Thayer, an expert on Vietnamese politics at the Australian Defence Force Academy in Canberra. What is missing, now as in the past, is any detailed plan about how to implement reforms such as restructuring the clunky state-owned sector, streamlining public investment and improving transparency. Nine executives from Vinashin, a debt-ridden state-owned shipbuilder, went on trial on March 27th charged with mismanaging state resources. It is the biggest case of its kind for several years, but the politicians who encouraged and financed the company’s grandiose expansion, including the prime minister, are not likely to be held to account.
Even if there were a change of mind at the top, it would still be difficult for leaders to implement change throughout the system. Power in Vietnam is more dispersed than in neighbouring China, and vested interests in business and politics are bigger obstacles to change. Moreover, whereas China’s Communist Party has had some success in reinventing itself as an Ivy League-style networking club for the elite, its comrades in Vietnam appear stuck in the past. The legitimacy won by military victories more than a generation ago is fading into distant memory, and Vietnamese leaders’ claim to economic competence is increasingly difficult to sustain.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét