Tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình
tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 15/11/2012. Reuters
Trọng Thành
Về ông Tập Cận Bình, người vừa chính thức được bầu vào cương vị tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 18, báo Le Monde 15/11/2012 có bài « Tân hoàng đế đỏ » với lời tựa : « Tập Cận Bình, chủ tịch tương lai của Trung Quốc là con của một cựu lãnh đạo từng bị hạ bệ dưới thời Mao. Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình, một thỏa hiệp giữa nhóm kỹ trị và nhóm thừa kế, để lại một niềm hy vọng cho phái cải cách ». Tuy nhiên, theo nhà bình luận chính trị Lý Đại Đồng, hy vọng này sẽ chỉ có mức độ. Công chúng đang chờ đợi các hành động cụ thể của tân lãnh đạo.
Le Monde mở đầu với việc phản bác quan điểm của những người tin tưởng vào một sự thay đổi lớn, mà ông Tập Cận Bình có thể sẽ thực hiện sau khi chính thức nắm quyền chủ tịch Trung Quốc vào mùa xuân năm tới. Tờ báo nhắc lại một tuyên bố của ông Tập Cận Bình trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi vào năm 2000, vài tháng sau khi nhậm chức chủ tịch tỉnh Phúc Kiến. Theo đó, nhiệm vụ của người lãnh đạo mới là tiếp tục sứ mệnh của những người đi trước, giống như trong một « cuộc chạy đua tiếp sức ».
Quan điểm kể trên làm an lòng giới lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng sản : Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình vào cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc được coi như là kết quả của sự thỏa hiệp giữa phe «Đoàn phái» của Hồ Cẩm Đào, gồm những người xuất thân từ đoàn Thanh niên Cộng sản và các cấp thấp trong đảng, với phe của Giang Trạch Dân, bao gồm chủ yếu con cháu của các « đại công thần ».
Đối với nhà sử học Chương Lập Phàn (Zhang Lifan), sự cân bằng giữa hai phe cánh kể trên là một hằng số trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Dưới thời Thanh, người Mãn Châu thừa kế quyền lực của giới tướng lãnh, còn người Hán thì tìm con đường thăng tiến qua các cửa ải thi cử.
Trên thực tế, sự cân bằng giữa hai phái này khó mà xóa đi được sự đối lập giữa hai lực lượng « tả phái » và « hữu phái », giữa phái cải cách và phái bảo thủ... Ở thượng đỉnh của hệ thống quyền lực Trung Quốc, sự đối lập này là điều tránh được nói ra, nhưng trên thực tế, sự đối lập có từ thời Mao này đang trở lại hiển hiện trong các cuộc tranh luận trong giới trí thức, doanh nhân, giới dùng internet.
Tập Cận Bình thừa hưởng hai di sản "cải cách" và "thừa kế" từ cha
Tập Cận Bình được thừa hưởng hai di sản "cải cách" và "thừa kế" từ cha mình, ông Tập Trọng Huân. Ông Tập Trọng Huân bị Mao Trạch Đông hạ bệ vào năm 1962, khi đang là phó thủ tướng. Người đã từng tham gia vào xây dựng căn cứ địa Diên An, đã phải vào tù và gia đình ông bị tan nát trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền năm 1978, Tập Trọng Huân được phục hồi và được giao nhiệm vụ tiến hành thí điểm cải cách kinh tế tại tỉnh Quảng Đông. Ông Tập Trọng Huân là một trong những lãnh đạo hiếm hoi của Trung Quốc ủng hộ nhà cải cách Hồ Diệu Bang, trước khi tổng bí thư họ Hồ bị lật đổ vào năm 1987, trong bối cảnh bùng nổ các phong trào sinh viên đòi dân chủ. Theo Le Monde, chính nhờ ở di sản của cha mình mà ông Tập Cận Bình được giới trí thức cải cách Trung Quốc đặt niềm hy vọng, nhiều hơn là do bản thân các hoạt động của ông với tư cách phó chủ tịch Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu ẩn danh, thuộc Viện nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, cho biết việc mới đây ông Tập Cận Bình vừa gặp ông Hồ Đức Bình (Hu Deping), con trai Hồ Diệu Bang, người đứng đầu phái cải cách trong đảng, là « một tín hiệu mạnh và rõ ràng ».
Bên cạnh đó, Le Monde chỉ ra một số điểm mạnh riêng của Tập Cận Bình, như : tự khẳng định mình trong môi trường hết sức khắc nghiệt của Cách mạng Văn hóa, được một số nguyên thủ nước ngoài (như Lý Quang Diệu) trân trọng, bản thân ông Tập đã từng lãnh đạo khu kinh tế mở Hạ Môn, trước khi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch tỉnh Phúc Kiến, rồi đứng đầu đảng tỉnh Triết Giang, các tỉnh giàu có vùng duyên hải. Tập Cận Bình được tiếng là chấp nhận một số cải cách chính trị địa phương, cũng như không dính líu đến tham nhũng. Tuy nhiên, gần đây, một điều tra của Bloomberg cho thấy thân nhân của ông Tập có nhiều tài sản tại Hồng Kông và hàng chục triệu đô la hùn vốn trong nhiều công ty.
Nhà hán học Jean-Pierre Cabestan nhận định rằng, Tập Cận Bình được tiếng là một nhà cải cách và một người thực tế. Cũng theo nhà hán học Pháp, người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng tuân theo các chỉ thị của cả hai ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Le Monde đặt câu hỏi : Liệu ông Tập Cận Bình có hồi phục lại được cho đảng Cộng sản Trung Quốc uy tín vốn đã bị rách nát tả tơi của đảng hay không ?
Tờ báo kết luận với nhận xét của nhà bình luận chính trị Lý Đại Đồng (Li Datong), một nhà báo Trung Quốc nổi tiếng với thái độ chống kiểm duyệt. Theo ông Lý Đại Đồng, sự lạc quan gửi gắm vào hành động tương lai của tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ có mức độ. Và « nếu ông Tập Cận Bình làm được những điều tích cực, thì ông ta sẽ được ủng hộ, còn nếu không, thì sẽ khó… ».
Kinh nghiệm Vũ Hán : Giới hạn của các cải cách chính trị trong chế độ độc đảng
Cũng về sự lên ngôi của tân lãnh đạo Trung Quốc, Le Figaro có bài đáng chú ý : « Trung Quốc của Tập Cận Bình đối diện với các thách thức cải cách ». Bài viết cho thấy một xu hướng bảo thủ lộ rõ trong báo cáo của lãnh đạo mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào, trong khi mong đợi cải cách chính trị là rất lớn tại Trung Quốc, mà các cải cách đã được thực hiện gần như hết cỡ trong phạm vi chế độ chính trị hiện hành. Theo một giáo sư đại học Bắc Kinh, để đi xa hơn, phải đụng đến vai trò độc quyền của đảng Cộng sản.
Để làm sáng tỏ nhận định này, Le Figaro có bài phóng sự : « Sự tỉnh ngộ lớn của những người nổi dậy Vũ Hán ». Cách đây một năm thị trấn nhỏ Vũ Hán thuộc tỉnh Quảng Đông, với 8.000 dân, đã bị quân đội Trung Quốc bao vây trong 11 ngày trời và đe dọa tấn công, vì chống lại việc trưng thu đất đai. Sau đó, chính quyền phải chấp nhận đòi hỏi chính đáng của dân cư địa phương. Vũ Hán là nơi mà cải cách chính trị theo hướng dân chủ tại Trung Quốc được đẩy xa nhất, với việc dân chúng trực tiếp bầu ra các lãnh đạo.
Tuy nhiên, một năm sau ngày nổi dậy thành công, những lãnh đạo dân cử của Vũ Hán phải đối mặt với một thực tế phũ phàng : các yêu cầu lấy lại đất đai đã bị trưng thu của dân chúng không được thỏa mãn đầy đủ. Mới đây, ngày 21/10/2012, một trong bảy lãnh đạo mới đã từ nhiệm vì bất lực. Một lãnh đạo dân cử khác, không từ nhiệm, nhưng cũng cùng chung nhận định : giai đoạn đầy lạc quan đã kết thúc. Thực tế là, chỉ có 215 ha đất được trả lại cho dân Vũ Hán, trên tổng số hơn 400 ha.
Tại Trung Quốc, bán đất đem lại nguồn thu chính cho chính quyền địa phương. Chính vì vậy, bất chấp các sức ép của người dân, chính quyền không trả lại toàn bộ đất đai, vì một bộ phận đã được bán cho các nhà đầu tư.
Kinh nghiệm Vũ Hán cho thấy giới hạn của các cải cách chính trị trong chế độ độc đảng hiện hành. Dù thất vọng, những người lãnh đạo dân cử của Vũ Hán không tiếc là đã tham gia vào các nỗ lực đòi hỏi thay đổi. Bởi vì, theo họ, dù chính quyền không trả lại toàn bộ đất, họ cũng không thể nào lấy thêm đất của dân.
Kinh nghiệm Vũ Hán dù sao cũng là hy hữu tại Trung Quốc, vì thị trấn nhỏ này thuộc tỉnh Quảng Đông, là nơi người đứng đầu là ông Uông Dương, một người theo chủ trương cải cách. Ông Uông Dương là một người có khả năng lọt vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng như chúng ta biết, bí thư tỉnh Quảng Đông không có mặt trong danh sách vừa được công bố, và ban lãnh đạo mới được coi là có đa số thuộc về xu hướng bảo thủ.
Phong trào chống chính sách khắc khổ ở Châu Âu
Nhìn về Châu Âu, phong trào phản đối chính sách kinh tế khắc khổ đang lan rộng là chủ đề quan tâm của nhiều nhật báo Pháp. « Các xã hội Châu Âu đã chán đến tận cổ ! » là tựa đề chính của L’Humanité. Hôm qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình tại khắp nơi ở Châu Âu, đặc biệt ở Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với khẩu hiệu : vì việc làm và đoàn kết tại Châu Âu, phản đối chính sách khắc khổ.
L’Humanité nhấn mạnh rằng, vòng xoáy tiêu cực của chính sách khắc khổ dẫn đến những điều tồi tệ. Cắt giảm một cách mù quáng ngân sách khắp nơi khiến cho thất nghiệp nhiều hơn, nghèo khổ nhiều hơn, như vậy sẽ dẫn đến thu nhập giảm xuống, đóng góp của thuế cũng giảm xuống và tăng trưởng giảm xuống. Tờ báo cộng sản đưa ra bằng chứng là, nền kinh tế Hy Lạp suy thoái từ 6 năm nay, bị Liên hiệp Châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế buộc phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, đã tiếp tục rơi vào suy thoái trong quý ba. Kể từ năm 2009, GDP của Hy Lạp giảm xuống đến 20%, khiến hơn 25% người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
Pháp : Giới chủ và các nghiệp đoàn tìm tiếng nói chung về vấn đề việc làm
Về thời sự nước Pháp, Les Echos chú ý đến dự án kinh tế của giới chủ với hàng tựa « Việc làm : dự án gây sốc của giới chủ ». Đây là đề nghị được đưa ra tiếp theo cuộc họp báo sáu tháng cầm quyền đầu tiên của tổng thống Hollande, vào ngày thứ Ba 13/11, với tuyên bố của ông F. Hollande hối thúc các đối tác tìm ra một « thỏa hiệp lịch sử » về vấn đề công văn việc làm giữa các nghiệp đoàn và giới chủ, để tăng cường khả năng cạnh tranh của kinh tế Pháp.
Ngày hôm qua, Medef - giới chủ Pháp – đã chuyển đến các nghiệp đoạn dự thảo đầu tiên về chính sách bảo đảm an toàn cho việc làm. Bản dự thảo dự kiến sẽ giảm nhẹ các điều kiện của CDI - hợp động vô thời hạn – cũng như tạo điều kiện cho việc sa thải dễ hơn, thay đổi cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt thời hạn áp dụng của các chương trình xã hội và dành thêm cho người lao động nhiều quyền lợi mới.
Hôn nhân đồng tính : Ba cách ủng hộ khác nhau trong đảng Xã hội Pháp
Về các vấn đề xã hội, Libération chú ý đến cuộc tranh luận xung quanh vấn đề hôn nhân đồng tính. Dự luật hôn nhân đồng tính sẽ được trình trước Quốc hội Pháp vào tháng 1/2013. Theo một điều tra dư luận vào tháng 9/2012, có 61% người Pháp ủng hộ việc này.
Đa số các thành viên đảng Xã hội cầm quyền ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tuy cùng ủng hộ, nhưng có rất nhiều khác biệt trong động cơ. Bài « Trong đảng Xã hội : ba cách ủng hộ hôn nhân gay khác nhau » cho thấy thực tế này.
Libération cho biết, có một nhóm được gọi là « nhóm lưỡng lự », tuy không mặn mà với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, nhưng sẽ không phát biểu quan điểm riêng để tránh phá vỡ sự đoàn kết của đa số cầm quyền. Nhóm này chiếm thiểu số trong đảng Xã hội. Một nhóm khác được mệnh danh là « nhóm hợp thức hóa ». Nhóm này cho rằng thừa nhận hôn nhân đồng tính là một tiến bộ xã hội. Nhưng trong nhóm này nhiều người cho rằng, việc thay đổi luật về điều nay không phải là ưu tiên trong hoàn cảnh hiện nay. Nhóm thứ ba bao gồm những người cho rằng, thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính là một bản sắc quan trọng của cánh tả. Họ cảm thấy tự hào tham gia vào việc cho ra đời bộ luật này, như một sự kiện « mang tính lịch sử ».
Trong khi đó, đảng đối lập UMP lên tiếng kêu gọi tổ chức một cuộc tranh luận toàn quốc về dự luật thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính, thậm chí một cuộc trưng cầu dân ý. Đa số các thành viên đối lập cho rằng thừa nhận hôn nhân đồng tính là chạm đến một định chế nền tảng của xã hội, và cáo buộc « chính phủ đã coi nhẹ điều này và tổ chức thảo luận một cách qua quít ».
Về ông Tập Cận Bình, người vừa chính thức được bầu vào cương vị tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 18, báo Le Monde 15/11/2012 có bài « Tân hoàng đế đỏ » với lời tựa : « Tập Cận Bình, chủ tịch tương lai của Trung Quốc là con của một cựu lãnh đạo từng bị hạ bệ dưới thời Mao. Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình, một thỏa hiệp giữa nhóm kỹ trị và nhóm thừa kế, để lại một niềm hy vọng cho phái cải cách ». Tuy nhiên, theo nhà bình luận chính trị Lý Đại Đồng, hy vọng này sẽ chỉ có mức độ. Công chúng đang chờ đợi các hành động cụ thể của tân lãnh đạo.
Le Monde mở đầu với việc phản bác quan điểm của những người tin tưởng vào một sự thay đổi lớn, mà ông Tập Cận Bình có thể sẽ thực hiện sau khi chính thức nắm quyền chủ tịch Trung Quốc vào mùa xuân năm tới. Tờ báo nhắc lại một tuyên bố của ông Tập Cận Bình trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi vào năm 2000, vài tháng sau khi nhậm chức chủ tịch tỉnh Phúc Kiến. Theo đó, nhiệm vụ của người lãnh đạo mới là tiếp tục sứ mệnh của những người đi trước, giống như trong một « cuộc chạy đua tiếp sức ».
Quan điểm kể trên làm an lòng giới lãnh đạo cao cấp trong đảng Cộng sản : Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình vào cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc được coi như là kết quả của sự thỏa hiệp giữa phe «Đoàn phái» của Hồ Cẩm Đào, gồm những người xuất thân từ đoàn Thanh niên Cộng sản và các cấp thấp trong đảng, với phe của Giang Trạch Dân, bao gồm chủ yếu con cháu của các « đại công thần ».
Đối với nhà sử học Chương Lập Phàn (Zhang Lifan), sự cân bằng giữa hai phe cánh kể trên là một hằng số trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Dưới thời Thanh, người Mãn Châu thừa kế quyền lực của giới tướng lãnh, còn người Hán thì tìm con đường thăng tiến qua các cửa ải thi cử.
Trên thực tế, sự cân bằng giữa hai phái này khó mà xóa đi được sự đối lập giữa hai lực lượng « tả phái » và « hữu phái », giữa phái cải cách và phái bảo thủ... Ở thượng đỉnh của hệ thống quyền lực Trung Quốc, sự đối lập này là điều tránh được nói ra, nhưng trên thực tế, sự đối lập có từ thời Mao này đang trở lại hiển hiện trong các cuộc tranh luận trong giới trí thức, doanh nhân, giới dùng internet.
Tập Cận Bình thừa hưởng hai di sản "cải cách" và "thừa kế" từ cha
Tập Cận Bình được thừa hưởng hai di sản "cải cách" và "thừa kế" từ cha mình, ông Tập Trọng Huân. Ông Tập Trọng Huân bị Mao Trạch Đông hạ bệ vào năm 1962, khi đang là phó thủ tướng. Người đã từng tham gia vào xây dựng căn cứ địa Diên An, đã phải vào tù và gia đình ông bị tan nát trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền năm 1978, Tập Trọng Huân được phục hồi và được giao nhiệm vụ tiến hành thí điểm cải cách kinh tế tại tỉnh Quảng Đông. Ông Tập Trọng Huân là một trong những lãnh đạo hiếm hoi của Trung Quốc ủng hộ nhà cải cách Hồ Diệu Bang, trước khi tổng bí thư họ Hồ bị lật đổ vào năm 1987, trong bối cảnh bùng nổ các phong trào sinh viên đòi dân chủ. Theo Le Monde, chính nhờ ở di sản của cha mình mà ông Tập Cận Bình được giới trí thức cải cách Trung Quốc đặt niềm hy vọng, nhiều hơn là do bản thân các hoạt động của ông với tư cách phó chủ tịch Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu ẩn danh, thuộc Viện nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, cho biết việc mới đây ông Tập Cận Bình vừa gặp ông Hồ Đức Bình (Hu Deping), con trai Hồ Diệu Bang, người đứng đầu phái cải cách trong đảng, là « một tín hiệu mạnh và rõ ràng ».
Bên cạnh đó, Le Monde chỉ ra một số điểm mạnh riêng của Tập Cận Bình, như : tự khẳng định mình trong môi trường hết sức khắc nghiệt của Cách mạng Văn hóa, được một số nguyên thủ nước ngoài (như Lý Quang Diệu) trân trọng, bản thân ông Tập đã từng lãnh đạo khu kinh tế mở Hạ Môn, trước khi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch tỉnh Phúc Kiến, rồi đứng đầu đảng tỉnh Triết Giang, các tỉnh giàu có vùng duyên hải. Tập Cận Bình được tiếng là chấp nhận một số cải cách chính trị địa phương, cũng như không dính líu đến tham nhũng. Tuy nhiên, gần đây, một điều tra của Bloomberg cho thấy thân nhân của ông Tập có nhiều tài sản tại Hồng Kông và hàng chục triệu đô la hùn vốn trong nhiều công ty.
Nhà hán học Jean-Pierre Cabestan nhận định rằng, Tập Cận Bình được tiếng là một nhà cải cách và một người thực tế. Cũng theo nhà hán học Pháp, người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng tuân theo các chỉ thị của cả hai ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Le Monde đặt câu hỏi : Liệu ông Tập Cận Bình có hồi phục lại được cho đảng Cộng sản Trung Quốc uy tín vốn đã bị rách nát tả tơi của đảng hay không ?
Tờ báo kết luận với nhận xét của nhà bình luận chính trị Lý Đại Đồng (Li Datong), một nhà báo Trung Quốc nổi tiếng với thái độ chống kiểm duyệt. Theo ông Lý Đại Đồng, sự lạc quan gửi gắm vào hành động tương lai của tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ có mức độ. Và « nếu ông Tập Cận Bình làm được những điều tích cực, thì ông ta sẽ được ủng hộ, còn nếu không, thì sẽ khó… ».
Kinh nghiệm Vũ Hán : Giới hạn của các cải cách chính trị trong chế độ độc đảng
Cũng về sự lên ngôi của tân lãnh đạo Trung Quốc, Le Figaro có bài đáng chú ý : « Trung Quốc của Tập Cận Bình đối diện với các thách thức cải cách ». Bài viết cho thấy một xu hướng bảo thủ lộ rõ trong báo cáo của lãnh đạo mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào, trong khi mong đợi cải cách chính trị là rất lớn tại Trung Quốc, mà các cải cách đã được thực hiện gần như hết cỡ trong phạm vi chế độ chính trị hiện hành. Theo một giáo sư đại học Bắc Kinh, để đi xa hơn, phải đụng đến vai trò độc quyền của đảng Cộng sản.
Để làm sáng tỏ nhận định này, Le Figaro có bài phóng sự : « Sự tỉnh ngộ lớn của những người nổi dậy Vũ Hán ». Cách đây một năm thị trấn nhỏ Vũ Hán thuộc tỉnh Quảng Đông, với 8.000 dân, đã bị quân đội Trung Quốc bao vây trong 11 ngày trời và đe dọa tấn công, vì chống lại việc trưng thu đất đai. Sau đó, chính quyền phải chấp nhận đòi hỏi chính đáng của dân cư địa phương. Vũ Hán là nơi mà cải cách chính trị theo hướng dân chủ tại Trung Quốc được đẩy xa nhất, với việc dân chúng trực tiếp bầu ra các lãnh đạo.
Tuy nhiên, một năm sau ngày nổi dậy thành công, những lãnh đạo dân cử của Vũ Hán phải đối mặt với một thực tế phũ phàng : các yêu cầu lấy lại đất đai đã bị trưng thu của dân chúng không được thỏa mãn đầy đủ. Mới đây, ngày 21/10/2012, một trong bảy lãnh đạo mới đã từ nhiệm vì bất lực. Một lãnh đạo dân cử khác, không từ nhiệm, nhưng cũng cùng chung nhận định : giai đoạn đầy lạc quan đã kết thúc. Thực tế là, chỉ có 215 ha đất được trả lại cho dân Vũ Hán, trên tổng số hơn 400 ha.
Tại Trung Quốc, bán đất đem lại nguồn thu chính cho chính quyền địa phương. Chính vì vậy, bất chấp các sức ép của người dân, chính quyền không trả lại toàn bộ đất đai, vì một bộ phận đã được bán cho các nhà đầu tư.
Kinh nghiệm Vũ Hán cho thấy giới hạn của các cải cách chính trị trong chế độ độc đảng hiện hành. Dù thất vọng, những người lãnh đạo dân cử của Vũ Hán không tiếc là đã tham gia vào các nỗ lực đòi hỏi thay đổi. Bởi vì, theo họ, dù chính quyền không trả lại toàn bộ đất, họ cũng không thể nào lấy thêm đất của dân.
Kinh nghiệm Vũ Hán dù sao cũng là hy hữu tại Trung Quốc, vì thị trấn nhỏ này thuộc tỉnh Quảng Đông, là nơi người đứng đầu là ông Uông Dương, một người theo chủ trương cải cách. Ông Uông Dương là một người có khả năng lọt vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng như chúng ta biết, bí thư tỉnh Quảng Đông không có mặt trong danh sách vừa được công bố, và ban lãnh đạo mới được coi là có đa số thuộc về xu hướng bảo thủ.
Phong trào chống chính sách khắc khổ ở Châu Âu
Nhìn về Châu Âu, phong trào phản đối chính sách kinh tế khắc khổ đang lan rộng là chủ đề quan tâm của nhiều nhật báo Pháp. « Các xã hội Châu Âu đã chán đến tận cổ ! » là tựa đề chính của L’Humanité. Hôm qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình tại khắp nơi ở Châu Âu, đặc biệt ở Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với khẩu hiệu : vì việc làm và đoàn kết tại Châu Âu, phản đối chính sách khắc khổ.
L’Humanité nhấn mạnh rằng, vòng xoáy tiêu cực của chính sách khắc khổ dẫn đến những điều tồi tệ. Cắt giảm một cách mù quáng ngân sách khắp nơi khiến cho thất nghiệp nhiều hơn, nghèo khổ nhiều hơn, như vậy sẽ dẫn đến thu nhập giảm xuống, đóng góp của thuế cũng giảm xuống và tăng trưởng giảm xuống. Tờ báo cộng sản đưa ra bằng chứng là, nền kinh tế Hy Lạp suy thoái từ 6 năm nay, bị Liên hiệp Châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế buộc phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, đã tiếp tục rơi vào suy thoái trong quý ba. Kể từ năm 2009, GDP của Hy Lạp giảm xuống đến 20%, khiến hơn 25% người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
Pháp : Giới chủ và các nghiệp đoàn tìm tiếng nói chung về vấn đề việc làm
Về thời sự nước Pháp, Les Echos chú ý đến dự án kinh tế của giới chủ với hàng tựa « Việc làm : dự án gây sốc của giới chủ ». Đây là đề nghị được đưa ra tiếp theo cuộc họp báo sáu tháng cầm quyền đầu tiên của tổng thống Hollande, vào ngày thứ Ba 13/11, với tuyên bố của ông F. Hollande hối thúc các đối tác tìm ra một « thỏa hiệp lịch sử » về vấn đề công văn việc làm giữa các nghiệp đoàn và giới chủ, để tăng cường khả năng cạnh tranh của kinh tế Pháp.
Ngày hôm qua, Medef - giới chủ Pháp – đã chuyển đến các nghiệp đoạn dự thảo đầu tiên về chính sách bảo đảm an toàn cho việc làm. Bản dự thảo dự kiến sẽ giảm nhẹ các điều kiện của CDI - hợp động vô thời hạn – cũng như tạo điều kiện cho việc sa thải dễ hơn, thay đổi cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt thời hạn áp dụng của các chương trình xã hội và dành thêm cho người lao động nhiều quyền lợi mới.
Hôn nhân đồng tính : Ba cách ủng hộ khác nhau trong đảng Xã hội Pháp
Về các vấn đề xã hội, Libération chú ý đến cuộc tranh luận xung quanh vấn đề hôn nhân đồng tính. Dự luật hôn nhân đồng tính sẽ được trình trước Quốc hội Pháp vào tháng 1/2013. Theo một điều tra dư luận vào tháng 9/2012, có 61% người Pháp ủng hộ việc này.
Đa số các thành viên đảng Xã hội cầm quyền ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tuy cùng ủng hộ, nhưng có rất nhiều khác biệt trong động cơ. Bài « Trong đảng Xã hội : ba cách ủng hộ hôn nhân gay khác nhau » cho thấy thực tế này.
Libération cho biết, có một nhóm được gọi là « nhóm lưỡng lự », tuy không mặn mà với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, nhưng sẽ không phát biểu quan điểm riêng để tránh phá vỡ sự đoàn kết của đa số cầm quyền. Nhóm này chiếm thiểu số trong đảng Xã hội. Một nhóm khác được mệnh danh là « nhóm hợp thức hóa ». Nhóm này cho rằng thừa nhận hôn nhân đồng tính là một tiến bộ xã hội. Nhưng trong nhóm này nhiều người cho rằng, việc thay đổi luật về điều nay không phải là ưu tiên trong hoàn cảnh hiện nay. Nhóm thứ ba bao gồm những người cho rằng, thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính là một bản sắc quan trọng của cánh tả. Họ cảm thấy tự hào tham gia vào việc cho ra đời bộ luật này, như một sự kiện « mang tính lịch sử ».
Trong khi đó, đảng đối lập UMP lên tiếng kêu gọi tổ chức một cuộc tranh luận toàn quốc về dự luật thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính, thậm chí một cuộc trưng cầu dân ý. Đa số các thành viên đối lập cho rằng thừa nhận hôn nhân đồng tính là chạm đến một định chế nền tảng của xã hội, và cáo buộc « chính phủ đã coi nhẹ điều này và tổ chức thảo luận một cách qua quít ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét