Вьетнам новый "непотопляемый авианосец" США в регионе
Alexander Samsonov
Nguồn: topwar.ru và newsland.ru
Kichbu posted on 19.10.2012
Hiện nay tình hình địa chính trị nổi lên đặc trưng rằng Hoa Kỳ đang đánh mất vị thế của siêu cường duy nhất và thay thế nó là hiện hữu nhiều trung tâm sức mạnh và có tiềm năng mang tính khu vực. Một số trung tâm sức mạnh như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức, có những điều kiện tiên quyết để tiến hành trò chơi toàn cầu thành công. Các trung tâm sức mạnh khác muốn tập trung những nỗ lực của mình chủ yếu trong khuôn khổ khu vực của mình. Đồng thời họ có thể sử dụng những khả năng mà hợp tác với các cường quốc có giá trị toàn cầu và cấp độ khu vực mang lại, để mở rộng ảnh hưởng, củng cố các vị trí.
Một trong những cường quốc khu vực như thế hiện đang ở trong quá trình hình thành – đó là Việt Nam. Về nhiều mặt sự phát triển sức mạnh của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) gắn liền với những lợi ích toàn cầu của Washington. Hoa Kỳ quan ngại tình hình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và rất quan tâm tới sự xuất hiện những công cụ mới để kiềm chế đối thủ khu vực với những tham vọng toàn cầu – đất nước Thiên tử. Cần nhận thấy cả mối quan tâm của Ấn Độ đối với Việt Nam, tại Dheli cũng đang tìm kiếm các đồng minh để đối trọng với sự bành trường đang lên của Trung Quốc.
Việt Nam vào những giai đoạn dài nghìn năm trước công nguyên nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc với những mức độ cường độ và thành công khác nhau đã áp dụng văn hóa Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có văn hóa quốc gia. Bởi vậy có hai khái niệm then chốt đã đi vào văn hóa chính trị của Việt Nam một cách mạnh mẽ - Thiên triều và Thiên tử. Việt Nam cũng muốn thành lập đế chế của mình – “Thiên đế” và chinh phục quốc gia Champa láng giềng (Nam Việt Nam). Ảnh hưởng của văn hóa của nên văn minh Trung Quốc còn lưu giữ ở Việt Nam ở mức độ này hoặc cho đến ngày nay. Chẳng hạn, trong hành chục năm gần đây, những người Việt Nam, về thực chất, đã lặp lại kinh nghiệm của các cuộc cải cách thị trường của Trung Quốc.
Trong số các nhân tố thúc đẩy sự phát triển tiềm lực của Việt Nam có thể phân chia như sau:
- Vị trí địa lý và địa chính trị thuận lợi của đất nước. Đất nước nằm ở vị trí rất có lợi, có khả năng để phối kết với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, và các nước láng giềng. Bờ biển trải dài nằm gần các con đường giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để CHXHCN Việt Nam phát triển kinh tế. Tại các khu vực ven biển của Việt Nam, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể xây dựng một số lượng đáng kể các nhà máy hiện đại sản xuất sản phẩm xuất khẩu và giảm được các chi phí sản xuất và logistic. Cần tính đến cả sự hiện hữu các nguồn lao động lớn với giá tương đối rẻ.
- Số lượng đáng kể các cộng đồng Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế ở các nước láng giềng, nói riêng, ở Laos, Thailand và Campuchia. Những cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ (hơn 1 triệu người), ở Pháp, Canada và Austrailia.
- Hệ thống chính trị ổn định ở trong nước có khả năng không chỉ hoạt động vì phúc lợi của CHXHCN Việt Nam, mà còn thực hiện chức năng “hạt nhân” và thủ lĩnh trong các mối quan hệ khu vực. Việt Nam có thể đại diện cho các lợi ích của các quốc gia Đông Dương một cách hiệu quả trên trường quốc tế. Sự bền vững của hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn định ở một loạt các nước láng giềng, tạo điều kiện nâng cao sức hấp dẫn của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, mô hình phát triển của Việt Nam. Sự ổn định của Việt Nam có ý nghĩa to lớn kể cả đối với Hoa Kỳ. Washington trong thời gian dài quan tâm đến Thailand hữu nghị với họ và Thailand về truyền thống đã cố gắng giữ vai trò trung tâm sức mạnh đối với Laos và Campuchia. Tuy nhiên Vương quốc Thailand, mặc dù có hoạt động đầu tư mạnh ở Đông Dương, đã đánh mất vai trò thủ lĩnh tiềm năng của khu vực vì các cuộc đảo chính nhà nước thường xuyên và sự mất ổn định chính trị. Ngoài ra, Hà Nội sẳn sàng có những bước đi chính thức về phía “phát triển nền dân chủ” ở trong nước và điều này cho phép Washington ủng hộ đất nước “đang phát triển theo xu hướng cần thiết”. Sự ổn định của Việt Nam quan trọng kể cả đối với các nhà đầu tư, doanh nhân phương Tây, đối với họ hệ thống trung thực khắt khe quan trọng hơn, chứ không phải là những chuyện xích mích chính trị.
- Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nhân dân Việt Nam tăng cao uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
- Sự quan tâm của các đối thủ bên ngoài ở Việt Nam, sự ủng hộ kinh tế và chính trị của họ, hợp tác hai bên cùng có lợi. Trong số đó Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, tổ chức khu vực chủ yếu - ASEAN. Và cả Trung Quốc cũng muốn thiết lập các mối quan hệ kinh tế có lợi với Việt Nam, mà không xung đột.
- Các nước trong khu vực không có khả năng tự mình giải quyết một loạt vấn đề, bao gồm cả buôn bán ma túy, đấu tranh chống hải tặc, tội phạm có tổ chức và buôn lậu. Một Việt Nam ổn định và mạnh mẽ có thể dẫn đầu các nước trong khu vực để giải quyết những vấn đề quan trọng này.
- Tăng trưởng sức mạnh thường xuyên của các lực lượng vũ trang của Việt Nam. Kinh tế phát triển ổn định cho phép Hà Nội mua vũ khí hiện đại, và xây dựng lực lượng hải quân tuy nhỏ, nhưng hiện đại và khá mạnh trong khu vực, sẽ bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Nga đóng vai trò quan trọng trong quá trình trang bị vũ khí cho Việt Nam. Một số hợp đồng quan trọng đối với việc cung cấp máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, hệ thống tên lửa đã được thực hiện và đang ở trong quá trình hiện thực hóa.
Hoa Kỳ có kinh nghiệm trong việc sử dụng các lực lượng và các nguồn tài nguyên của các nước khác để giải quyết vấn đề của mình. Đặc biệt, dự án của Đế chế Đức thứ ba được nghĩ ra không phải ở chính nước Đức, mà ở Mỹ (một phần của Anh). Chiến tranh thế giới thứ hai cho phép giáng một đòn khủng khiếp vào Đức (thủ lĩnh có thể của dự án phương Tây), kiểm soát hoàn toàn ở Tây Âu, đặt Vương quốc Anh vào vị trí phụ thuộc, đạp tan Nhật Bản và biến nó thành một nước chư hầu, làm suy yếu Dự án Đỏ. Thêm vào đó, phần lớn công việc đã được thực hiện bởi bàn tay của những nước khác. Hiện nay, các ông chủ của phương Tây đang dẫn thế giới đến một cuộc chiến tranh mới, nơi mà Bắc Mỹ và Austrailia sẽ trở thành “những hòn đảo an toàn”. Trung Quốc và thế giới Hồi giáo ("Haliphate vĩ đại") sẽ đóng vai trò của Đế chế thứ ba. Hiện nay, tại triều đình kiểu “những 1930s mới", các nước Hồi giáo tăng cường trang bị vũ khí, tâm lý cực đoan trổi dây, những người Hồi giáo được chuyển trao hết nước này đến nước khác.
Trung Quốc ngày nay đa phần giống như Đế chế Đức. Sức mạnh công nghiệp của nó được tạo ra bởi các tập đoàn phương Tây. Các tuyến đường biển chiến lược dễ bị tổn thương. CHND Trung Hoa phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng. Đất nước bao quanh bởi các đối thủ cạnh tranh lịch sử khá mạnh (trong số đó, có cả Việt Nam). Hiện tại, có thể nhận thấy rõ ràng sự xác lập của hai liên minh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đầu tiên - đó là đất nước Thiên tử và các đồng minh của nó. Thứ hai – Hoa Kỳ và "tuyến phòng thủ đầu tiên” của nó (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines). Họ đang tích cực lôi kéo cả Việt Nam vào nhóm này. Washington không quan tâm đến việc xung đột với Trung Quốc, tốt nhất là trói buộc nó bằng một loạt các cuộc xung đột biên giới với các nước láng giềng (bao gồm cả Nga).
Việt Nam là đối thủ truyền thống của Trung Quốc trong khu vực, và trong suốt chiều dài lịch sử phải chịu đựng không chỉ những thất bại, mà còn giành được những chiến thắng trước người hàng xóm mạnh hơn. Hà Nội hiện nay chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Dương, vì sự tồn tại của nó phụ thuộc chính và điều này. Giới tinh hoa của Việt Nam không muốn biến CHXHCN Việt Nam thành một tỉnh của Thiên triều.
Yếu tố Mỹ là điều rất quan trọng để biến Việt Nam thành một cường quốc khu vực. Washington quan tâm đến Việt Nam, như một đất nước không có thể tham vọng đến giá trị ở cấp độ toàn cầu. Thêm vào đó, mô hình kinh tế Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, cải cách theo các cơ chế cũng như thế, điều đó cho phép tránh được những sai lầm. Hà Nội có thể tiếp cận được những công nghệ sản xuất và quản lý mà Hoa Kỳ không có ý định chia sẻ với Trung Quốc. Vào năm 2009, Hoa Kỳ trở nhà đầu tư chính vào nền kinh tế Việt Nam. Từ 2000 đến 2008, trong năm 2010 Hoa Kỳ bắt đầu không còn là thủ lĩnh trong việc đầu tư vào nền kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan chiếm những vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các nước này đang theo đuổi và nằm trong tầm ảnh hưởng chính sách của Washington và bằng các khoản đầu tư của mình họ tăng cường cho Việt Nam và làm suy yếu các vị trí của Trung Quốc ở Đông Dương. Việt Nam, sử dụng hợp tác với Hoa Kỳ và các nước phát triển của châu Âu và châu Á, nâng cao khả năng cạnh tranh của đất nước trên thị trường thế giới, và đã tăng đáng kể năng suất và chất lượng tổng thể của lực lượng lao động trong nước. Nhiều công việc đang được tiến hành để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra, Việt Nam và Hoa Kỳ để thiết lập liên lạc thường xuyên trong lĩnh vực quân sự. Hà Nội đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu vũ khí của Mỹ cho Việt Nam.
Trong viễn cảnh, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể trở thành một “hàng không mẫu hạm không bị đánh chìm” của Mỹ trong khu vực, kiểu như Nhật Bản. Hiện nay hợp tác đa phương với Việt Nam là ưu tiên then chốt của Hoa Kỳ trong khu vực. Việt Nam có tất cả các cơ hội để trở thành một nhân vật quan trọng trong Trò chơi Lớn.
---
Bản dịch của Kichbu chưa được biên tập. Các bạn đọc tham khảo..:)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét