Một sạp báo tại Rangoon. Ảnh chụp ngày 03/02/2011.
REUTERS
Hôm nay, 02/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013, chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân.Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói : «Tôi thành thật nghĩ rằng các nhật báo tư nhân có vai trò chủ chốt trong một đất nước dân chủ». Ông Aung Kyi vừa được chỉ định làm bộ trưởng Thông tin thay cho ông Kyaw Hsan, một nhân vật được coi là cực kỳ bảo thủ.
Theo tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện, việc mở của thị trường thông tin đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý và một bộ luật ứng xử. Sự xuất hiện báo chí tư nhân còn tùy thuộc vào thời điểm Miến Điện có được những văn bản pháp lý nói trên. Cuối tháng Tám vừa qua, Miến Điện đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các báo thuộc lĩnh vực chính trị và tôn giáo.
Một dự luật về báo chí đang được soạn thảo. Bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói rằng, dự thảo này cần phải được đưa ra tham khảo ý kiến các cơ quan báo chí trước khi hoàn chỉnh và trình lên Nghị viện. Ông nhấn mạnh : « Tôi thành thực quyết tâm có được một đạo luật về các phương tiện truyền thông, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế ».
Cho đến nay, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn xếp Miến Điện ở hạng 169 trong tổng số 179 quốc gia, trong bảng xếp hạng về tự do báo chí. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ dân sự được thành lập vào tháng Ba năm ngoái, Miến Điện đang thực hiện nhiều cải cách dân chủ, trả tự do cho nhiều nhà báo và các tù chính trị.Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói : «Tôi thành thật nghĩ rằng các nhật báo tư nhân có vai trò chủ chốt trong một đất nước dân chủ». Ông Aung Kyi vừa được chỉ định làm bộ trưởng Thông tin thay cho ông Kyaw Hsan, một nhân vật được coi là cực kỳ bảo thủ.
Theo tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện, việc mở của thị trường thông tin đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý và một bộ luật ứng xử. Sự xuất hiện báo chí tư nhân còn tùy thuộc vào thời điểm Miến Điện có được những văn bản pháp lý nói trên. Cuối tháng Tám vừa qua, Miến Điện đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các báo thuộc lĩnh vực chính trị và tôn giáo.
Một dự luật về báo chí đang được soạn thảo. Bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói rằng, dự thảo này cần phải được đưa ra tham khảo ý kiến các cơ quan báo chí trước khi hoàn chỉnh và trình lên Nghị viện. Ông nhấn mạnh : « Tôi thành thực quyết tâm có được một đạo luật về các phương tiện truyền thông, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế ».
Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định là luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa. Sự tồn tại của văn bản này gây nghi ngờ về thực tâm của chính quyền trong việc thúc đẩy quyền tự do báo chí. Liên quan đến hoạt động của các nhà báo nước ngoài, ông Aung Kyi cho rằng họ có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
Trong tuần, chính quyền Nayipydaw đã xóa tên nhiều người Miến Điện lưu vong, trong đó có các nhà báo, trong danh sách đen.
---------
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=372690&ChannelID=3
Thứ Sáu, 09/04/2010, 15:20 (GMT+7)
Hội nghị cấp cao ASEAN 16 kết thúc:
Thống nhất Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng
TTO - Sáng 9-4, Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 16 đã kết thúc tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi họp báo ngay tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
Các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN tại lễ khai mạc (vắng mặt thủ tướng Thái Lan không tham dự giờ chót) - Ảnh: Việt Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời câu hỏi của các phóng viên tại buổi họp báo - Ảnh: Việt Dũng
TTO xin giới thiệu nội dung họp báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
.........
* Gần đây Thủ tướng đã thăm Myanmar. Với tư cách là chủ tịch ASEAN, cá nhân ông có hài lòng với quá trình chuẩn bị tổng tuyển cử của Myanmar không?
- Cùng là thành viên của ASEAN và là láng giềng trong khu vực, ASEAN nói chung và VN nói riêng luôn quan tâm theo dõi tình hình phát triển của Myanmar. Tại HNCC lần này, ngài Thủ tướng Thein Sein của Myanmar cũng chia sẻ với chúng tôi những diễn biến gần đây ở Myanmar. Trong đó, ngài Thủ tướng Thein Sein thông báo về công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức trong năm 2010.
Chuyến thăm vừa qua của tôi tới Myanmar, ngoài việc trao đổi về hợp tác song phương, tôi với cương vị là chủ tịch ASEAN đã chuyển tới Chính phủ và nhân dân Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước Myanmar.
Tại hội nghị này, các nước ASEAN khẳng định tiếp tục ủng hộ Myanmar tích cực hội nhập vào khu vực và quốc tế, và cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khi Myanmar có yêu cầu và trên tinh thần Hiến chương ASEAN.
HƯƠNG GIANG ghi
Theo giới phân tích, ý muốn đẩy mạnh tiến trình cải cách đất nước của Tổng thống Thein Sein được thể hiện qua việc bốn bộ trưởng quan trọng được đề bạt vào văn phòng tổng thống, một động thái nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ ban hành các biện pháp cải cách, đặc biệt trong hai lãnh vực thiết yếu là kinh tế và giải quyết tranh chấp giữa các sắc tộc.
Những người vừa được đề bạt bao gồm ông Aung Min, Bộ trưởng Bộ Hỏa xa, vốn đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đàm phán việc ngưng bắn với các lực lượng nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số ở Miến Điện. Ngoài ra còn có Bộ trưởng Tài chính Hla Tun và Bộ trưởng Công nghiệp Soe Thein, hai gương mặt then chốt trong việc cải tổ kinh tế.
Trong chiều ngược lại, một trong những gương mặt bảo thủ tiêu biểu đã bị gạt qua một bên trong cuộc cải tổ nội các. Đó là ông Kyaw San, rất thân cận cựu lãnh đạo Miến Điện Than Shwe, và từng giữ chiếc ghế Bộ trưởng Thông tin trong một thời gian dài. Ông bị xuống cấp, chuyển qua làm Bộ trưởng đặc trách hợp tác xã, một chức vụ có thể bị dẹp bỏ một cách dễ dàng.
Bộ trưởng Lao động trước đây, Aung Kyi, người từng đặc trách liên lạc với bà Aung San Suu Kyi thời bà còn bị quản thúc, sẽ thay thế ông Kyaw San. Quyết định này đã được phe đối lập Miến Điện rất hoan nghênh.
Theo chuyên gia Miến Điện Aung Naing Oo, thuộc Viện Phát triển Vahu do người Miến Điện lưu vong thành lập ở Thái Lan, việc « tập trung các bộ trưởng chủ trương cải cách vào văn phòng tổng thống là một dấu hiệu cho thấy là ông Thein Sein muốn tăng tốc độ nhân một đợt cải cách thứ hai. »
Giáo sư Pháp Renaud Egreteau, giảng dạy tại Đại học Hồng Kông, cũng đánh giá : « Khi quy tụ quanh mình những người thân cận và những cựu sĩ quan trung thành, ông Thein Sein đang thành lập một nội các nhỏ bên trong một chính phủ rộng lớn hơn... Điều này sẽ cho phép ông tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực cải tổ, đặc biệt trong kinh tế và các vấn đề sắc tộc ».
Xin nhắc lại từ khi lên làm Tổng thống Miến Điện vào năm ngoái, ông Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ bất ngờ, như trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, cho phép lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi vào Quốc hội, trong cuộc bầu cử bổ sung, cởi trói dần dần cho ngành báo chí….
Thế nhưng, theo giới quan sát, các tiến bộ trên bình diện lập pháp lại chậm hơn, do cuộc đấu tranh quyền lực giữa Phủ Tổng thống và Quốc hội.
Tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã cam kết đặt kinh tế vào trọng tâm đợt cải cách sắp tới của ông, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7% trong năm năm sắp tới đây bằng cách thu hút đầu tư ngoại quốc. Thế nhưng, bộ luật đầu tư nước ngoài, yếu tố then chốt trong chính sách mới lại bị trì hoãn ở Quốc hội.
Theo ông Sean Turnell, thuộc Đại học Macquarie ở Sydney, bộ luật về đầu tư nước ngoài, đã vấp phải sự chống đối từ những nhóm đặc quyền tại Miến Điện từ thời chế độ quân sự, không muốn thấy quyền lợi của mình bị mất đi.
Đối với giới chuyên gia phân tích, việc tập trung quyền lực trong tay chính phủ mà ông Thein Sein vừa tiến hành là nhằm đẩy nhanh việc thông qua các luật lệ đang bị ngăn chặn tại Quốc hội.
Cuộc cải tổ nội các cũng đưa vào chính phủ một số người thuộc xã hội dân sự, trong đó có một người được cử là cố vấn kinh tế, một vai trò rất quan trọng. Các nhà quan sát xem đấy là một dấu hiệu khác cho thấy là Miến Điện ngày càng mở cửa thêm trong địa hạt chính trị.
Ông Kim Maung Swe, một dân biểu đối lập, chủ tịch Đảng Lực lượng Dân chủ Quốc gia, của các thành viên ly khai khỏi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, công nhận : « Khi mà chúng tôi thấy có những gương mặt mới, thì chúng tôi có thể xác định rằng đó là một phần của tiến trình cải tổ ».
Những người vừa được đề bạt bao gồm ông Aung Min, Bộ trưởng Bộ Hỏa xa, vốn đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đàm phán việc ngưng bắn với các lực lượng nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số ở Miến Điện. Ngoài ra còn có Bộ trưởng Tài chính Hla Tun và Bộ trưởng Công nghiệp Soe Thein, hai gương mặt then chốt trong việc cải tổ kinh tế.
Trong chiều ngược lại, một trong những gương mặt bảo thủ tiêu biểu đã bị gạt qua một bên trong cuộc cải tổ nội các. Đó là ông Kyaw San, rất thân cận cựu lãnh đạo Miến Điện Than Shwe, và từng giữ chiếc ghế Bộ trưởng Thông tin trong một thời gian dài. Ông bị xuống cấp, chuyển qua làm Bộ trưởng đặc trách hợp tác xã, một chức vụ có thể bị dẹp bỏ một cách dễ dàng.
Bộ trưởng Lao động trước đây, Aung Kyi, người từng đặc trách liên lạc với bà Aung San Suu Kyi thời bà còn bị quản thúc, sẽ thay thế ông Kyaw San. Quyết định này đã được phe đối lập Miến Điện rất hoan nghênh.
Theo chuyên gia Miến Điện Aung Naing Oo, thuộc Viện Phát triển Vahu do người Miến Điện lưu vong thành lập ở Thái Lan, việc « tập trung các bộ trưởng chủ trương cải cách vào văn phòng tổng thống là một dấu hiệu cho thấy là ông Thein Sein muốn tăng tốc độ nhân một đợt cải cách thứ hai. »
Giáo sư Pháp Renaud Egreteau, giảng dạy tại Đại học Hồng Kông, cũng đánh giá : « Khi quy tụ quanh mình những người thân cận và những cựu sĩ quan trung thành, ông Thein Sein đang thành lập một nội các nhỏ bên trong một chính phủ rộng lớn hơn... Điều này sẽ cho phép ông tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực cải tổ, đặc biệt trong kinh tế và các vấn đề sắc tộc ».
Xin nhắc lại từ khi lên làm Tổng thống Miến Điện vào năm ngoái, ông Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ bất ngờ, như trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, cho phép lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi vào Quốc hội, trong cuộc bầu cử bổ sung, cởi trói dần dần cho ngành báo chí….
Thế nhưng, theo giới quan sát, các tiến bộ trên bình diện lập pháp lại chậm hơn, do cuộc đấu tranh quyền lực giữa Phủ Tổng thống và Quốc hội.
Tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã cam kết đặt kinh tế vào trọng tâm đợt cải cách sắp tới của ông, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7% trong năm năm sắp tới đây bằng cách thu hút đầu tư ngoại quốc. Thế nhưng, bộ luật đầu tư nước ngoài, yếu tố then chốt trong chính sách mới lại bị trì hoãn ở Quốc hội.
Theo ông Sean Turnell, thuộc Đại học Macquarie ở Sydney, bộ luật về đầu tư nước ngoài, đã vấp phải sự chống đối từ những nhóm đặc quyền tại Miến Điện từ thời chế độ quân sự, không muốn thấy quyền lợi của mình bị mất đi.
Đối với giới chuyên gia phân tích, việc tập trung quyền lực trong tay chính phủ mà ông Thein Sein vừa tiến hành là nhằm đẩy nhanh việc thông qua các luật lệ đang bị ngăn chặn tại Quốc hội.
Cuộc cải tổ nội các cũng đưa vào chính phủ một số người thuộc xã hội dân sự, trong đó có một người được cử là cố vấn kinh tế, một vai trò rất quan trọng. Các nhà quan sát xem đấy là một dấu hiệu khác cho thấy là Miến Điện ngày càng mở cửa thêm trong địa hạt chính trị.
Ông Kim Maung Swe, một dân biểu đối lập, chủ tịch Đảng Lực lượng Dân chủ Quốc gia, của các thành viên ly khai khỏi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, công nhận : « Khi mà chúng tôi thấy có những gương mặt mới, thì chúng tôi có thể xác định rằng đó là một phần của tiến trình cải tổ ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét