Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

MÀY ĐANG Ở ĐÂU ĐẤY?

Từ sau cái chết của ông Võ Văn Kiệt, báo chí khen ông khá nhiều. Tôi cũng có vài kỷ niệm về ông. Thích và không thích. Thích vì ông rất quan tâm đến những người làm phân tích, dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên các mô hình toán học như chúng tôi. Khi nghe tin mô hình kinh tế lượng đầu tiên cho toàn nền kinh tế Việt Nam do tôi và anh Quỳ xây dựng xong (năm 1984), ông đã gọi chúng tôi đến trình bày mô hình và những kết quả phân tích, dự báo sơ bộ, sau đó giao cho GS Nguyễn Địch (thư ký của ông, cũng là tiến sĩ toán học) cung cấp thêm tài liệu, theo dõi giúp đỡ tiếp tục hoàn thiện. Đáng ngạc nhiên là trong thập kỷ 80, không chỉ ông Kiệt mà hầu hết các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của nước ta, kể cả những người không làm trong lĩnh vực kinh tế, đều rất quan tâm đến ứng dụng toán trong kinh tế, thậm chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn yêu cầu thường xuyên báo cáo tình hình xây dựng các mô hình toán kinh tế; Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh còn đề nghị anh em mang máy tính về chạy mô hình tại nhà riêng của ông vì có nguồn điện ổn định (những năm đó để giải một mô hình, có khi máy phải chạy mất nửa ngày mới đạt tới 1 điểm hội tụ trong khi nguồn điện lúc có lúc mất); sau này Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch còn đi xa hơn, muốn đưa tất cả anh em làm toán kinh tế chỗ chúng tôi về Bộ ngoại giao và thành lập một trung tâm ứng dụng toán kinh tế tại Bộ Ngoại giao (nhưng anh em chúng tôi không muốn nên việc không thành).
Không thích vì trong điều hành, với vị trí là Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước, ông đã có nhiều cách để làm lợi cho miền Nam hơn là miền Bắc, và đây chính là cái chúng ta vẫn gọi là địa phương chủ nghĩa, cục bộ vùng miền... Điều này càng rõ và càng làm chúng tôi bức xúc mỗi khi nghe chú Việt Phương (nhà thơ Việt Phương) phân tích so sánh 2 miền, lẽ ra thu nhập của dân miền Bắc phải cao hơn của dân miền Nam vì miền bắc là vùng công nghiệp (sản xuất đủ thứ từ than, điện, sắt thép xe măng, cơ khí chế tạo...), miền nam là vùng chỉ sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Lẽ thường một vùng công nghiệp phải giàu hơn vùng nông nghiệp, giống như các nước công nghiệp bóc lột các nước nông nghiệp. Nhưng ở ta thì hoàn toàn ngược lại. Do đó khi tham gia xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển với Ủy ban kế hoạch nhà nước, chúng tôi cũng có những khó khăn nhất định với ông.


MÀY ĐANG Ở ĐÂU ĐẤY?  

Tô Văn Trường

Trong giới làm báo, tôi quen biết nhiều người nhưng “hợp gu” nhất là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Huy Đức. Anh Tuấn từ hai bàn tay trắng, trải qua bao nỗi khó khăn vất vả hơn chục năm trời mới xây dựng nên được thương hiệu của tờ báo điện tử Vietnam.net (VNN) để rồi lại ra đi tiếp tục sự nghiệp cũng đầy gian truân là xây dựng thương hiệu Viện Trần Nhân Tông ở Harvard. Huy Đức nhận được Nieman Fellowship đi học ở Harvard một năm. Một sự tình cờ, cả hai nhà báo nổi tiếng nói trên đều đang ở Harvard.

TT Hàn Quốc xin lỗi người dân
Bài viết mới đây “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy Đức đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Có 2 luồng ý kiến nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Luồng thứ nhất quan tâm tới nguy cơ đổ vỡ về kinh tế và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm chủ yếu gây ra nguy cơ này. Luồng thứ hai không đánh giá thấp sự đổ vỡ về kinh tế song lo ngại rằng nếu chĩa mũi nhọn chỉ tập trung vào đây thì những kẻ theo Tầu (kể cả bọn quan thầy của chúng) càng hoan hỉ, càng dễ bị tránh đòn mà bọn này là những kẻ nguy hiểm nhất hiện nay. Không thể xem thường bàn tay “lông lá” nhiều mưu kế thâm hiểm của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc.
 Trong thời đại tin học mà người ta vẫn giữ tư duy “tường lửa”! Suy cho cùng chỉ vì những người quản lý vận hành đất nước không thấu hiểu (hoặc biết mà không muốn làm theo) chân lý thông tin công khai minh bạch là thể hiện sức mạnh, uy tín và sự khôn ngoan của giới cầm quyền. 
Tuy nhiên, có những vấn đề không thể chờ đợi. Trong giới trí thức dù là trí thức trong bộ máy nhà nước hay trí thức độc lập đều cần có mẫu số chung là suy ngẫm tìm đường ra cho bài toán nan giải đối với tình hình có thể dẫn tới “vỡ trận” về kinh tế tác động xấu đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là các tầng lớp nghèo khổ đã khốn cùng đi liền với nguy cơ đất nước bị xâm phạm chủ quyền và bị thôn tính nặng nề hơn. 
Trước hết nói về chính trị, về nguyên lý dù bất cứ chế độ nào mà những người đứng đầu gây ra bao đổ vỡ, tạo ra cả môt xâu chuỗi bộ hạ tham nhũng làm giàu cho riêng tư mà không chịu trách nhiệm gì, lại không biết tự xử thì chế độ đó khó lòng đứng vững. Ở đời người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất uy tín là mất nhiều nhưng mất lòng tin mới là mất tất cả. Lòng tin của dân đối với lãnh đạo hiện nay như thế nào thì  chắc chắn các vị “công bộc của dân” đều hiểu cả.
Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân

Huy Đức

Về kinh tế ngắn hạn thì bắt buộc phải hạ thấp được lạm phát, đồng thời giải quyết được nợ xấu, nếu không sẽ tạo nên  bấn loạn xã hội có thể nói là sẽ chưa từng thấy.
Về kinh tế tương đối dài hạn không nên sử dụng giải pháp ngửa tay xin IMF trợ cấp vì mất hết chủ quyền. Lại càng không nên in thêm tiền để gia tăng thêm tình trạng lạm phát, không nên lấy tiền Nhà nước, thực chất là tiền thuế của dân, để giải quyết nợ xấu. Với cách làm đó, ai cũng có thể kêu nợ xấu, hoặc chưa xấu đã kêu xấu để được Nhà nước rót tiền “giải cứu”, trong khi chính họ kinh doanh tiền tệ, lấy công làm tư, dẫn tới bị thất thoát.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

 Cần phải làm ngay các biện pháp là không cho phép các tập đoàn (dù công hay tư) nắm ngân hàng. Nguyên tắc: doanh nghiệp phi tài chính không được làm chủ doanh nghiệp tài chính. Không cho phép ngân hàng này làm chủ ngân hàng kia (tức là có cổ phiếu lẫn nhau). Ở các nước họ ấn định không cho trên 1 tỷ lệ cổ phiếu và không được ngồi trong hội đồng quản trị. Nhưng để khỏi phức tạp, ở VN thì nên không cho phép. Phải cương quyết không cho phép các công ty và tập đoàn nhà nước lập các công ty con, hoặc có cổ phiếu ở các công ty con. Ăn cướp đất của dân, nhất là ở địa phương, là kết quả của việc thiết lập các công ty con nửa tư, nửa công nhằm làm sân sau cho quan chức và người nhà tập đoàn. Không cho phép lãnh đạo (kể cả Thủ tướng) ra lệnh cho ngân hàng cho tập đoàn vay. Nguyên tắc: thiết lập cơ chế, luật pháp minh bạch nhằm quản lý công ty nhà nước. Giảm thiểu tới mức tối thiểu các công ty nhà nước. Giám sát, kiểm soát, hạn chế tối đa thất thoát lãng phí, tham ô từ các dự án đầu tư công. Nhiều người ở TW và địa phương đều biết rõ làm bất cứ việc gì cũng phải lót tay! Nhiều công trình không phải chỉ có chung chi 30% mà còn hơn thế nữa.  Họ biết rõ nhưng không nói công khai vì ngại ảnh hưởng đến công việc và mang phiền toái cho bản thân trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Cứ nhìn vào thực tế thấy rõ các công trình của ta đầu tư đắt nhất thế giới, nhưng chóng hỏng, xuống cấp nhanh nhất thế giới là đủ hiểu lãng phí, thất thoát chảy đi đâu?
Khôi phục kinh tế và chống tham nhũng tạo điều kiện thiết yếu cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền. Đồng thời sự nghiệp bảo vệ đất nước đòi hỏi nhà cầm quyền phải có thái đô, chính sách rõ ràng, không mập mờ, mềm yếu, phát huy được sức mạnh của lòng dân và tranh thủ được tốt hơn sự ủng hộ quốc tế.
Trở lại bài viết “Bẫy việt vị của Thủ tướng”! Nhiều người hỏi độ tin cậy như thế nào? Tôi biết Huy Đức từ khi 2 anh em còn làm việc với ông Sáu Dân. Có thể hiểu Anh thuộc típ người có tay nghề cao, tâm huyết, và đầy bản lãnh dù cuộc đời cũng lắm truân chuyên. Huy Đức luôn chịu trách nhiệm với những gì mình viết. Theo nguồn thông tin kiểm chứng riêng của tôi, các sự việc Huy Đức viết ra là đúng với sự thật! Đã làm việc chẳng ai tránh được các khuyết điểm. Đời người thật ngắn ngủi bất cứ ai rồi cũng về với cát bụi.  Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong cuộc đời hoạt động của mình, cũng không tránh khỏi các khuyết điểm, thiếu sót nhưng ông luôn lắng nghe những ý kiến góp ý phê phán để suy ngẫm kịp thời sửa chữa, biết nhìn lại mình từ những việc nhỏ nhìn ra những việc trọng đại của đất nước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ vì thế, ngay cả khi đã đi xa, hình ảnh của ông vẫn để lại sự kính trọng, tiếc thương trong người dân.
Không hiểu sao viết đến đây, tôi lại trầm ngâm suy nghĩ về tin nhắn của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung :  Trường ơi, đấu đá nhau thế này ai thắng đất nước cũng thua! Điều này có nghĩa Tầu thắng! Thực ra hệ thống này không cứu được nữa nếu nó không nhận ra điều cốt lõi: Nó phải tự chấp nhận đau đớn lột xác để đổi đời và chọn con đường đi với dân tộc; hoặc không làm được như thế nó phải chấp nhận sự sụp đổ không có cách gì cứu được. Tại họp mặt mừng anh Nguyên Ngọc 80 tuổi, tôi đã lưu ý các trí thức nước nhà phải cảnh báo cho chính mình và cho cả nước là đất nước đang lâm nguy.
Bên tai tôi lại văng vẳng tiếng nói trầm ấm thường gọi qua điện thoại của ông Sáu Dân: “Mày đang ở đâu đấy”? Tôi hiểu rằng ông Sáu không chỉ hỏi tôi về nơi chốn mà còn muốn biết tôi đang có suy nghĩ gì về thời cuộc. Và tôi nghĩ đây cũng có thể là câu hỏi mà vong linh của ông Sáu đặt ra cho giới trí thức trong bối cảnh phức tạp và đầy thử thách của đất nước và dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét