Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Ăn gì khi chơi... phố cổ Hội An?

Ăn gì khi chơi... phố cổ Hội An?

Bên cạnh những thắng cảnh làm say đắm lòng người, Hội An còn hấp dẫn du khách bởi các món ngon khó đỡ...

Cao lầu

Đây được xem là món ăn đặc sản của Hội An và ngày càng được nhiều thực khách trong, ngoài nước biết đến. Tinh túy của món ăn là sợi mì được chế biến rất công phu, có màu vàng do được trộn với tro một loại cây ở địa phương; còn nhân chủ yếu là thịt xá xíu, trộn với ít tép mỡ làm bằng sợi mì chiên giòn ăn. 
 

Món ăn này được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Mới nhìn qua, cao lầu trông rất thường nhưng nếm thử rồi, thực khách sẽ cảm nhận được đầy đủ vị chua, cay, đắng, chát, mặn, ngọt…tất cả không quá gắt cũng không phá nhau mà thật hài hòa, dung dị.

Mì Quảng


Là một món ăn đặc trưng của Quảng Nam, mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... Thông thường nước dùng rất ít.


Ăn mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng và phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng. Nếu thiếu bánh tráng thì coi như ăn mì Quảng không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Bánh xèo


Ở Hội An vào mùa mưa là bánh xèo lên ngôi. Nguyên liệu chính để làm món ăn này ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt ba chỉ. Nhưng để cho ra đời chiếc bánh ngon nước bột gạo phải pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẻ khô, sống; nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.

 

Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Lúc bánh chín giòn được gắp ra sắp lên đĩa ăn cùng nước chấm tương trộn với gan heo, mè, đậu phụng xay nhuyễn… để làm thành một loại nước chấm lạ miệng.
(Theo Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét