Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tiền ngày càng mất giá, tới phở cũng chẳng dám ăn

tới phở cũng chẳng dám ăn
Nồi cơm sinh viên thời trượt giá

(Dân Việt) - Trong bối cảnh đồng tiền ngày càng mất giá, người tiêu dùng buộc phải thay đổi cách thức sinh hoạt, phải thắt lưng buộc bụng hơn...

Hạn chế chi tiêu
Chị Nguyễn Thuỳ (nhân viên hành chính) chia sẻ: Đối với những người có tổng thu nhập 6 triệu đồng/tháng như chị, từ lâu chị đã không dám nghĩ tới việc ăn sáng bát phở 30.000 đồng nữa. Chị cho biết, chia đủ tiền cho đi chợ hai bữa mỗi ngày đã hết nửa tháng lương.
Các siêu thị có khá nhiều chiêu khuyến mãi nhưng người tiêu dùng vẫn không mặn mà.
“Vợ chồng tôi có 2 con, đứa lớn đang học lớp 5, còn đứa bé mới lên 3 tuổi. Tiền để lo sữa cho các cháu cũng rất tốn kém, thế nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó. Thậm chí đứa bé trước kia uống sữa Meiji của Nhật nay cũng chuyển về sữa bột Dielac của Vinamilk cho rẻ” – chị nói
Cũng giống chị Thùy, chị Thu Hà (trưởng phòng quan hệ khách hàng của một công ty lớn) chia sẻ: “Trước đây mỗi lần đi siêu thị, tôi mua cả thùng sữa tươi về để tủ lạnh cho con uống. Nhưng giờ tôi thấy không nhất thiết phải mua cả thùng nữa, chỉ cần mua vài ba dây là đủ. Bia để cho ông xã tiếp bạn bè lúc cần thiết thì chạy ra ngõ để mua. Giờ phải biết cân nhắc mua vừa đủ, không mua tràn lan như trước. Phần lớn, các bà nội trợ đều khẳng định, mua bó rau mặc cả được 500 đồng cũng quý.
Chị Nguyễn Thị Hải (chủ một siêu thị tư nhân ở Đình Thôn, Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Trước đây cứ vào hè, tôi dành 30 triệu đồng tiền hàng nhập bia, nước giải khát, dự trữ đầy kho. Nhưng năm nay chỉ dám nhập phân nửa. Giờ không thể để dư tiền vào hàng nữa”.
Chưa hết, chị Hải còn than thở: Cửa hàng trước đây bày nhiều hãng sữa ngoại của Nhật, Hàn Quốc, Mỹ. Nhiều khách quen còn đặt mua sữa xách tay đến cả triệu đồng/hộp nhưng giờ chuyển hướng sang bình dân hơn, mình cũng phải nhập hàng bình dân để giữ khách. Giá hàng giờ không những dán trên sản phẩm mà còn viết to, rõ ràng và hướng ra phía đường để từ xa khách hàng đã thấy “yên tâm” khi bước vào, vừa đỡ mất công xem rồi lại áy náy vì giá cả”.
“Chê” khuyến mãi
Chủ các siêu thị tổng hợp lớn cũng liên tiếp tiến hành các chương trình khuyến mãi. Siêu thị lớn như Big C, Fivimart còn có gian hàng bình ổn giá để khách hàng yên tâm mua sắm. Bên cạnh việc giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, hình thức khuyến mãi gián tiếp, như tặng kèm quà theo sản phẩm, tổ chức bốc thăm trúng thưởng hay các hoạt động hoạt náo khác cũng được các siêu thị áp dụng.
“Các siêu thị đang rơi vào cảnh khó nghĩ. Bên cung cấp thì vẫn gửi báo giá mới, nhưng siêu thị không dám tăng, vì nếu tăng giá thời điểm này sẽ không bán được hàng”.
“Tuy nhiên, lượng khách hàng đến mua sắm không sôi động, khác hẳn các lần giảm giá, kích cầu được tung ra trước đây” - bà Nguyễn Huyền, Trưởng Bộ phận Marketing siêu thị Big C nhận xét.
Theo đánh giá từ phòng kinh doanh của các hệ thống siêu thị, từ đầu tháng 4 đến nay sức mua trên thị trường đã giảm mạnh, bất chấp các chương trình khuyến mãi.
Các tháng trước cứ 10 người vào khu vực điện máy thì có đến 6-7 người hỏi giá, hỏi có khuyến mãi hay không. Nhưng nay khi có các chương trình thì lại không có khách quan tâm chứ chưa nói đến quyết định mua sắm.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, giai đoạn này “người khôn, của khó” dù siêu thị tung khuyến mãi thì khách hàng vẫn lần lữa mãi mới mua hàng.


Nồi cơm sinh viên thời trượt giá
(Dân trí) - Nồi cơm “đa di năng” là phương pháp tối ưu mà nhiều SV hiện nay áp dụng. Cơm chín cho ra một cái nồi sạch rồi tiếp tục luộc rau, luộc trứng, nấu nước uống, thậm chí cả rang cơm... bằng nồi cơm điện.
 >>  SV chạy đua tìm việc thời bão giá
 >>  SV thủ đô “méo mặt” vì phòng trọ tăng giá
 >>  Nhà trọ không “sốt”, SV vẫn “chới với” vì giá
Các bạn lý giải, khi giá bình ga mini cũng tăng vèo vèo theo giá thì 2.500 đồng một số điện vẫn còn “dễ thở” hơn.
 
Thực đơn hai món
 
Hay tin công chức chuẩn bị được tăng lương, xăng dầu rục rịch tăng giá, dân đèn sách lại “méo mặt” bởi biết trước giá cả còn “rú ga” chạy trước. Bạn Nguyễn Hoàng - SV năm cuối khoa Ngữ Văn, ĐH Vinh (Nghệ An) nhăn nhó: “Phen này lại bảo mẹ gửi dăm cân lạc lên để sáng lạc rang rồi tối rang lạc thôi (sáng ăn cơm với vừng lạc - PV). Mới ngày nào học năm nhất, mỗi tháng được chu cấp sáu trăm ngàn đã thấy thoải mái giờ thì ngần đấy còn không đủ trả tiền phòng nữa”.
 
Giá cả tăng, sinh viên lại được phen "lao đao".
Dạo một vòng quanh tại một số chợ lớn trên địa bàn TP Vinh như chợ Quyết, chợ Kênh Bắc, chợ Đại học Vinh... thấy giá cả một số mặt hàng thực phẩm “ưa chuộng” của SV như rau muống, cà muối, cá khô, đậu phụ... đều đồng loạt tăng giá từ 2.000 - 3.000 đồng. Nếu trước đây mua 2 nghìn đồng tiền cà, bạn đã có thể xếp đầy một bát con thì bây giờ bạn sẽ chỉ được 5 quả. Chị Hiền - một chủ sạp rau ở chợ Kênh Bắc cười xuề xòa thanh minh: “Thì giá cả nó tăng chung chị cũng đành phải tăng theo chứ có ai muốn bán đắt cho các em SV đâu”.
Còn với Nhâm - SV Trường ĐH Kỹ thuật 3 thì chọn cho mình một giải pháp tình thế, đó là góp gạo thổi cơm chung với các phòng trọ bên cạnh: “Trước em ngại nấu nên hay đi ăn cơm bụi. Giá cũng chỉ khoảng 15 nghìn một suất thôi. Nhưng bây giờ thì gấp đôi rồi chị ạ. Mỗi tháng mẹ gửi cho em gần hai triệu nhưng vẫn thấy thiếu”.
Theo chân Nhâm, chúng tôi tìm đến xóm trọ của cậu để được mục kích bữa cơm SV thời tăng giá. Bốn cậu SV với mâm cơm đơn giản là đậu phụ rán và canh cà chua trứng. Và chưa đầy mười phút sau, mâm cơm đã được “giải quyết” sạch bách.
 
Nhâm - SV Trường ĐH Kỹ thuật 3 cùng các bạn nấu ăn chung mấy món đơn giản là đậu phụ rán và canh cà chua trứng.
Nồi cơm “đa di năng”
Đó là phương pháp tối ưu mà nhiều SV hiện nay áp dụng. Cơm chín cho ra một cái nồi sạch rồi tiếp tục luộc rau, luộc trứng, nấu nước uống, thậm chí cả rang cơm... Bởi theo các bạn, giá bình ga mini cũng tăng vèo vèo theo đà trượt giá thì 2.500 đồng một số điện vẫn còn “dễ thở” hơn.
 
Bạn Dương Thị Hoài, trọ tại đường Nguyễn Kiệm, TP Vinh bức xúc: “Hôm qua đi đổi ga người ta nói mười nghìn mà em choáng quá. Hôm trước mới bảy nghìn. Một tuần em nấu tiết kiệm lắm cũng hết hẳn ba bình. Cả tháng đã mất toi gần trăm nghìn tiền ga rồi. Lâu lắm rồi em không dám kho hầm món gì cả”.
Xóm trọ SV thời tăng giá dường như cũng ít ồn ào hơn. Tiếng rao bánh bao, bánh mì lúc đêm khuya và buổi sáng cũng không còn nhộn nhịp như trước đây nữa. “Ngày trước, khi nhắc đến SV, người ta thường nghĩ ngay đến mì gói. Còn bây giờ, đứa nào “rủng rỉnh” lắm mới dám ăn mì tôm chị ơi. Loại rẻ nhất còn 3 nghìn đồng một gói nữa là...”. Vừa lách tách trên máy tính với bảng mạch điện đèn giao thông, Hoàng - SV Trường CĐ Việt Đức, trọ học ở đường Võ Thị Sáu phân trần.
Thúy Vân - Nguyễn Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét