(HQ Online) - Kiềm chế lạm phát vẫn là
mục tiêu ưu tiên hàng đầu, nhưng chúng ta không mong muốn giảm sâu lạm
phát đến mức gây ách tắc cho nền kinh tế - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Cao Viết Sinh chia sẻ.
Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số 1 hiện nay
Kinh tế 2012: Ưu tiên giảm lạm phát
Có thể kiểm soát lạm phát năm 2012 ở mức 9%
Năm 2012: Ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Kinh tế 2012: Ưu tiên giảm lạm phát
Có thể kiểm soát lạm phát năm 2012 ở mức 9%
Năm 2012: Ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Lạm phát không nên thấp hơn 8%
Phát biểu kết luận tại buổi họp giao ban
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 25-5, Thứ trưởng Cao Viết Sinh chia sẻ:
Lạm phát từ 6 tháng cuối năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012 đã giảm hơn cả
kì vọng. Năm ngoái, khi chúng ta đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới
10% cho năm 2012, rất nhiều chuyên gia cho rằng đây là ảo tưởng và khó
có thể đạt được.
Trong 3 tháng gần đây nhất, lạm phát tháng
3 tăng 0,16% so với tháng trước; tháng 4 chỉ tăng 0,05%; tháng 5 tăng
0,18%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, lạm phát ở mức 2,78%. Đây là tín
hiệu rất tốt bảo đảm cho mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% trong năm
2012, và đây vẫn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho rằng: Chúng ta không mong muốn giảm sâu lạm phát. Đã có chuyên gia
nhận định rằng nếu không có gì thay đổi lạm phát có khả năng xuống mức
4-6% trong năm 2012.
Ông Cao Viết Sinh nói: “Mong muốn của
chúng ta không phải kiềm chế để giảm sâu lạm phát mà gây ách tắc cho nền
kinh tế. Tín hiệu ban đầu này là rất tốt để chúng ta biến từ bị động
chống lạm phát sang chủ động giữ lạm phát trong mong muốn, và để có
nguồn vốn cho nền kinh tế.
“Cần phải giữ lạm phát ở mức 8%, không nên
để lạm phát giảm sâu. Tôi sợ là không giữ được mức này vì tiền không ra
được nền kinh tế thì khó giữ lạm phát ở mức 8%, có khả năng lạm phát sẽ
xuống 6-7%. Đây là vấn đề cần phải xử lí” - ông Cao Viết Sinh lo ngại.
Trước đó, tại buổi họp báo của Ngân hàng
Thế giới (WB), bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam
chia sẻ: Nền kinh tế không có lựa chọn, hoặc tăng trưởng, hoặc ổn định.
Các nhà quản lý Việt Nam lại phải cân bằng hai mục tiêu này và đây là
thách thức cho Việt Nam. Trước đây, chúng tôi nói rõ ổn định kinh tế là
mục tiêu chính, và nay thì ổn định kinh tế cần được tập trung hơn nữa.
Tăng trưởng và lạm phát không phải là vòi nước để bật tắt bất cứ lúc
nào. Đây là trò chơi cân bằng.
Nền kinh tế có rơi vào giảm phát?
Chúng
ta đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5%. Nhưng quý I, GDP chỉ
tăng 4%. Quý II dự đoán GDP tăng 4,5%. Như vậy tính bình quân 6 tháng,
tăng trưởng GDP khá thấp, chỉ mức 4,3-4,4%. Như vậy áp lực cho các tháng
cuối năm rất lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%.
|
|
|
Thứ trưởng Cao Viết Sinh
|
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia đã
thẳng thắn phân tích: Gần đây lạm phát giảm và mọi người hoan hỉ cho
đây là kết quả của việc kiềm chế lạm phát. Điều này không hoàn toàn
đúng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp chủ yếu là
hệ quả của một tình trạng giảm phát: Sản xuất không phát triển được,
sản phẩm không thể tiêu thụ do sức mua yếu. Tỉ lệ nhập siêu có vẻ giảm
nhưng xem xét kỹ lại thì không phải. Nhập siêu giảm không phải nhờ đẩy
mạnh xuất khẩu mà là do sản xuất bị ngưng trệ nên nhà sản xuất không dám
nhập nguyên liệu về. Thậm chí Việt Nam là một nước đang thiếu điện,
nhưng gần đây có hiện tượng thừa điện. Thừa điện không phải vì do sản
xuất điện được đẩy mạnh mà do hàng loạt doanh nghiệp phá sản nên không
tiêu thụ được điện.
“Đó là những hiện tượng rất nguy hiểm của nền kinh tế”, vị này cảnh báo.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải
quan về vấn đề liệu Việt Nam có rơi vào tình trạng giảm phát hay không,
ông Deepak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho
rằng: Về lí thuyết, giảm phát là mức độ âm của lạm phát. Tất cả giá cả
những hàng hóa chúng ta đang tiêu thụ như giá điện, giá xăng đột nhiên
giảm thì đó chính là giảm phát.
“Lạm phát và nhiều chỉ số quan trọng khác
của nền kinh tế Việt Nam đã giảm trong quý I, nhưng chỉ khi hai quý liền
nhau liên tục giảm mới có thể nói là dấu hiệu của giảm phát. Như vậy
Việt Nam không ở trong thời kì giảm phát cũng không phải sắp rơi vào
thời kì trì trệ nền kinh tế”-ông Deepak Mishra nhận định
Thế nhưng, nhận định về việc lạm phát
tháng 5 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, ông Nguyễn Đức Thành, Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nhận định trên
báo chí: Đó là mức tăng thấp và nằm trong quỹ đạo nền kinh tế đang đi
vào suy giảm, có hiện tượng giảm phát diễn ra tương đối rõ ràng.
Ông Thành nói thêm: Dấu hiệu giảm phát là
biểu hiện của lạm phát thấp, ngay đầu tháng 5 chúng ta có tăng lương
nhưng khác với hiệu ứng của các lần trước, lần này thị trường rất thờ ơ
và lạnh lẽo, giá cả không hề leo thang. Chúng tôi còn tự hỏi là nếu
không có sự tăng lương đó thì có thể lạm phát còn âm, đó là biểu hiện
của quá trình giảm phát hiện nay của chúng ta.
Lương Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét