Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Giai đoạn nguy hiểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc - Communist China's Perilous Phase




Mất đoàn kết trong giới lãnh đạo cao cấp đang cầm quyền và thách thức đến từ những nhà bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng, báo hiệu chế độ độc đảng có thể gần tới hồi kết thúc.

Disunity among the ruling elites and the rising defiance of dissidents signal that

 one-party rule could be nearing its end.


Tác giả: Minxin Pei
Người dịch: Dương Lệ Chi
02-05-2012
Hiện các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như quá bận rộn dập tắt các đám cháy để suy nghĩ về sự tồn tại lâu dài của chế độ. Tháng trước, họ đã truất phế ông Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị, trong một cuộc tranh đấu quyền lực hỗn độn vào thời điểm trước khi thay đổi ban lãnh đạo mới. Tuần trước, cuộc trốn thoát táo bạo của nhà hoạt động khiếm thị, ông Trần Quang Thành, đã thoát khỏi nơi quản chế bất hợp pháp, đi đến Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, đã gây ra một cuộc khủng hoảng khác. Khi những người cầm quyền của một trong những quốc gia mạnh nhất thế giới lại phải lo lắng về các hành động thách thức của một người mù, đã đến lúc để họ nghĩ tới một điều không thể tưởng tượng được: Đảng Cộng sản [Trung Quốc] đã đến giờ cáo chung?
Hỏi một câu hỏi như vậy, bề ngoài trông có vẻ ngớ ngẩn. Có thể là đảng đã lớn mạnh từ kinh nghiệm cận kề cái chết ở Thiên An Môn hồi năm 1989. Con số đảng viên đã tăng lên đến 80 triệu. Đảng vẫn bám chặt quyền lực, được hỗ trợ bởi quân đội, cảnh sát bí mật, và kiểm duyệt Internet, trông có vẻ như không gì có thể lay chuyển nổi.

Tuy nhiên, bên trong của sức mạnh này là sự yếu đuối nghiêm trọng. Mất đoàn kết giữa các lãnh đạo cầm quyền cao cấp, thách thức ngày càng gia tăng của các nhà bất đồng chính kiến, các cuộc bạo loạn quần chúng, tham nhũng trong các quan chức tràn lan, danh sách dài kể mãi không hết. Đối với các sinh viên trong quá trình chuyển đổi dân chủ, những triệu chứng về sự mục nát của chế độ như thế là điềm báo một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Dựa trên những điều chúng ta biết về sự kéo dài của các chế độ độc tài, thì sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất.  
Để hiểu rõ những mối nguy hiểm chết người đang chờ đợi đảng, hãy nhìn vào ba con số: 6.000, 74 và 7. Thống kê phân tích các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và sự sống còn của các chế độ độc tài cho thấy, rất ít quốc gia không sản xuất dầu có thể duy trì quyền lực của họ khi GDP bình quân đầu người đạt 6.000 đô la với sức mua tương đương (PPP). Dựa trên ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc hiện là 8.382 đô la với sức mua tương đương (tức khoảng 5.414 đô la trên danh nghĩa).
Điều này cho thấy, Trung Quốc rõ ràng là một nước độc tài ngoại lệ. Trong số 91 nước hiện có GDP bình quân đầu người cao hơn so với Trung Quốc, thì 68 nước có nền dân chủ đầy đủ, theo tổ chức Freedom House, 10 nước có xã hội “tự do một phần” và 13 nước “không có tự do”. Trong 13 nước được xếp loại “không có tự do” này, chỉ có một nước ngoại lệ là Belarus, còn lại tất cả đều là nước sản xuất dầu mỏ. Trong số 10 nước “có tự do một phần”, chỉ có Singapore, Tunisia và Lebanon là những nước không sản xuất dầu. Chế độ độc tài cai trị Tunisia trong thời gian dài đã bị lật đổ. Triển vọng về một nền dân chủ trông có vẻ sáng sủa ở Singapore. Về Lebanon, còn nhớ cuộc Cách mạng Cedar năm 2005?
Vì vậy, các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho một bước đột phá dân chủ, hiện đã tồn tại ở Trung Quốc. Duy trì sự cai trị độc đảng trong một xã hội như thế là tốn kém hơn và chẳng bao lâu sẽ hoàn toàn vô ích.
Điều này dẫn chúng ta tới con số thứ hai, 74 là tuổi thọ lâu nhất của chế độ độc đảng trong lịch sử, như Đảng Cộng sản Liên Xô (1917-1991). Chế độ độc đảng ở Mexico có lịch sử ngắn hơn một chút, 71 năm (1929-2000). Ở Đài Loan, Quốc Dân Đảng duy trì quyền lực trong 73 năm nếu chúng ta tính từ lúc người nắm quyền cai trị đại lục lúc chiến tranh tàn phá, trước khi chạy sang Đài Loan năm 1949.
Các nhà khoa học xã hội vẫn chưa khám phá ra lý do tại sao các chế độ độc đảng, cho là phức tạp nhất trong tất cả các chế độ chuyên quyền thời kỳ hiện đại, không thể tồn tại sau thập kỷ thứ bảy. Điều quan trọng cần lưu ý là cuộc khủng hoảng hệ thống trong chế độ như vậy thường xuất hiện khoảng một thập kỷ trước khi nó sụp đổ. Ở Liên Xô, đó là kết hợp giữa sự trì trệ trong thời kỳ Brezhnev và cuộc xâm lược bi đát ở Afghanistan. Ở Mexico, việc đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 đã làm mất đi tính hợp pháp về sự cầm quyền của Đảng Thể chế Cách mạng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cai trị 62 năm. Nếu lịch sử đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào, thì Trung Quốc sắp bước vào thập niên khủng hoảng, và có thể họ chỉ còn nhiều nhất là từ 10-15 năm.
Một lý do có khả năng gây ra sự sụp đổ cho sự cầm quyền của chế độ độc đảng là xuất hiện sự chống đối giới lãnh đạo cao cấp, bao gồm các cá nhân tài năng và đầy tham vọng nhưng thất vọng do không được nắm quyền bởi bản chất của chế độ độc đảng. Để bảo đảm [điều đó không xảy ra], đảng đã cố hết sức để bầu những người tốt nhất và sáng sủa nhất cho Trung Quốc. Nhưng có những giới hạn về số người mà họ có thể thu nhận. Vì vậy, đảng gặp phải vấn đề được tóm tắt với tỷ lệ: 07:01.
Ở Trung Quốc hàng năm có khoảng 7 triệu sinh viên tốt nghiệp cử nhân từ các trường đại học. Đảng thừa nhận rằng, mỗi năm có một triệu đảng viên mới đến từ nền giáo dục đại học hoặc cao hơn, do đó còn lại bên ngoài gần 6 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Do các đảng viên vẫn còn được móc nối với các cơ hội làm ăn kinh tế, một tỷ lệ khá lớn những người ngoài đảng này chắc chắn cảm thấy rằng hệ thống đã lừa dối họ.
Nhiều người sẽ lấy nỗi thất vọng của mình để quay lại chống lại đảng. Trong thập kỷ kế tiếp, nhóm này có thể gia tăng lên hàng chục triệu người, tạo thành một một nhóm sẵn sàng và có thể chiêu mộ [thêm người mới], tạo nên phe đối lập chính trị.
Những trở ngại này không tốt cho những lãnh đạo Bắc Kinh muốn duy trì hiện trạng (cầm quyền) vô thời hạn. Họ phải bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để từ bỏ quyền lực một cách lịch sự và hòa bình. Một điều mà đảng nên làm ngay lập tức là chấm dứt đàn áp những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo đối lập như ông Trần Quang Thành và ông Lưu Hiểu Ba, người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, hiện đang ở trong nhà tù Trung Quốc. Đảng sẽ cần họ để làm đối tác thương lượng khi chuyển đổi sang nền dân chủ, cuối cùng sẽ bắt đầu.
Tác giả: Ông Pei là giáo sư dạy môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna College.
ẢnhNhà hoạt động tranh đấu cho quyền con người, ông Trần Quang Thành, ở bệnh viện Triều Dương (Chaoyang), Bắc Kinh, hôm 2 tháng 5 (AFP/ Getty Images).
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Minxin Pei: Communist China's Perilous Phase



Nowadays Chinese leaders seem too busy putting out fires to think about their regime's long-term survival. Last month, they had to dispatch Politburo member Bo Xilai in a messy power struggle on the eve of a leadership transition. This past week, the daring escape of blind rights activist Chen Guangcheng from illegal house arrest to the U.S. Embassy in Beijing provoked another crisis. When rulers of one of the most powerful countries in the world have to worry about the defiant acts of a blind man, it's high time for them to think the unthinkable: Is the Communist Party's time up?
Asking such a question seems absurd on the surface. If anything, the party has thrived since its near-death experience in Tiananmen in 1989. Its ranks have swelled to 80 million. Its hold on power, bolstered by the military, secret police and Internet censors, looks unshakable.
AFP/Getty Images
Rights activist Chen Guangcheng in a wheelchair at Beijing's Chaoyang hospital, May 2
Yet, beneath this façade of strength lie fundamental fragilities. Disunity among the ruling elites, rising defiance of dissidents, mass riots, endemic official corruption—the list goes on. For students of democratic transitions, such symptoms of regime decay portend a systemic crisis. Based on what we know about the durability of authoritarian regimes, the Chinese Communist Party's rule is entering its most perilous phase.
To appreciate the mortal dangers lying ahead for the party, look at three numbers: 6,000, 74 and seven. Statistical analysis of the relationship between economic development and survival of authoritarian regimes shows that few non-oil-producing countries can sustain their rule once per capita GDP reaches $6,000 in purchasing power parity (PPP). Based on estimates by the International Monetary Fund, Chinese GDP per capita is $8,382 in PPP terms ($5,414 in nominal terms).
This makes China an obvious authoritarian outlier. Of the 91 countries with a higher per capita GDP than China now, 68 are full democracies, according to Freedom House, 10 are "partly free" societies, and 13 are "not free." Of the 13 countries classified as "not free," all except Belarus are oil producers. Of the 10 "partly free" countries, only Singapore, Tunisia and Lebanon are not oil producers. Tunisia has just overthrown its long-ruling autocracy. Prospects of democracy are looking brighter in Singapore. As for Lebanon, remember the Cedar Revolution of 2005?
So the socioeconomic conditions conducive to a democratic breakthrough already exist in China today. Maintaining one-party rule in such a society is getting more costly and soon will be utterly futile.
This brings us to the second number, 74—the longest lifespan enjoyed by a one-party regime in history, that of the Communist Party of the Soviet Union (1917-1991). One-party rule in Mexico had only a slightly shorter history, 71 years (1929-2000). In Taiwan, the Kuomintang maintained power for 73 years if we count its time as the ruler of the war-torn mainland before it fled to Taiwan in 1949.

Related Video

Human Rights Watch director of global initiatives Minky Worden on the deal the U.S. struck with Beijing over Chinese activist Chen Guangcheng. Photo: Getty Images

Social scientists have yet to discover why one-party regimes, arguably the most sophisticated of all modern-day autocracies, cannot survive beyond their seventh decade in power. What is important to note is that systemic crises in such regimes typically emerge about a decade before their ultimate fall. In the Soviet Union, it was the combination of the stagnation of the Brezhnev era and the ill-fated invasion of Afghanistan. In Mexico, the stolen presidential election of 1988 delegitimized the Institutional Revolutionary Party's rule.
The Chinese Communist Party has governed for 62 years. If history offers any guidance, it is about to enter its crisis decade, and probably has at most 10-15 years left on its clock.
One possible reason for the demise of one-party rule is the emergence of a counter-elite, composed of talented and ambitious but frustrated individuals kept out of power by the exclusionary nature of one-party rule. To be sure, the party has worked hard to co-opt China's best and brightest. But there are limits to how many top people it can absorb. So the party has a problem summarized by this ratio: 7:1.
Chinese colleges and universities graduate seven million bachelor degree-holders each year. The party admits one million new members with a college education or higher each year, thus leaving out roughly six million newly minted university graduates. Since party membership still is linked to the availability of economic opportunities, a sizable proportion of this excluded group is bound to feel that the system has cheated them.
Many will turn their frustrations against the party. Over the next decade, this group could grow into tens of millions, forming a pool of willing and able recruits for the political opposition.
The odds do not look good for those in Beijing who want to maintain the status quo indefinitely. They must begin thinking about how to exit power gracefully and peacefully. One thing the party should do immediately is end the persecution of potential opposition leaders like Mr. Chen and Liu Xiaobo, the Nobel Peace Prize winner now in Chinese prison. The party will need them as negotiating partners when the transition to democracy eventually begins.
Mr. Pei is a professor of government at Claremont McKenna College.
A version of this article appeared May 3, 2012, on page A15 in some U.S. editions of The Wall Street Journal, with the headline: Communist China's Perilous Phase.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét