Cần kéo lạm phát về 4-6%
Toa thuốc điều trị căn bệnh bất ổn kinh tế đang đi đúng hướng. Thời gian tới, mục tiêu kéo giảm lạm phát ở mức 4-6% cần được kiên định thực hiện bằng nhiều biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế ổn định trở lại.
Trên thực tế, Việt Nam đã điều trị bất ổn kinh tế vĩ mô đúng hướng theo toa thuốc Nghị Quyết 11 của Chính phủ. Lạm phát đã giảm tốc từ tháng 4/2011 đến nay, đặc biệt là trong 4 tháng đầu năm, CPI chỉ tăng bình quân 0,6% mỗi tháng.
Hơn nữa, 4 tháng đầu năm 2012, nhập siêu chỉ ở mức 176 triệu USD, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể. Từ chỗ thâm hụt trên 3 tỷ USD năm 2010 chuyển sang thặng dư năm 2011 là 2,65 tỷ USD, riêng quý một năm nay thặng dư 2 tỷ USD. Nhờ đó, dự trữ ngoại hối quốc gia hiện đã tăng thêm 6 tỷ USD, đạt mức dự trữ trên 9 tuần nhập khẩu, góp phần ổn định tỷ giá trong 6 tháng qua.
Hệ thống ngân hàng mất thanh khoản trầm trọng cuối năm 2011 nay đã ổn định, đảm bảo sự an toàn hệ thống tài chính quốc gia…
Kết quả trên đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Vì vậy, Chính phủ cần kiên định điều trị tiếp tục theo toa thuốc thắt chặt chính sách tài khóa và nâng cao hơn nữa việc giám sát hiệu quả đầu tư công bằng cách kêu gọi các địa phương cần tiết kiệm hơn nữa như cắt các khoản chi không cần thiết, giảm lễ hội…
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tiếp tục chặt chẽ nhưng linh hoạt theo diễn biến thị trường; đồng thời đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Nếu có điều kiện thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động và giảm lãi vay.
Tuy nhiên, do con bệnh bất ổn kinh tế vĩ mô để quá lâu hơn 5 năm qua nên quá trình điều trị đã gây phản ứng phụ. Đó là tình trạng nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Trong đó có nhiều nguyên nhân như thành lập ảo, thành lập mua bán hóa đơn khống, hoặc do tổ chức quản trị kém, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư trái nghề…
Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là bên cạnh việc tiếp tục giảm lãi suất, Chính phủ cần có ‘toa thuốc’ bồi bổ sức khỏe cho doanh nghiệp và người tiêu dùng như giảm, giãn thuế VAT, hỗ trợ xúc tiến thương mại…. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu các nhà băng cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại.
Điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần có thông điệp mạnh mẽ, quyết tâm kiềm chế lạm phát, kéo giảm ở mức thấp 4-6% trong thời gian tới.
Muốn vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra thông điệp lãi suất sẽ ở mức thấp trong thời gian tới, không tăng trở lại để khuyến khích doanh nghiệp vay vốn đầu tư, người dân mạnh dạn vay tiêu dùng để mua nhà cửa, hàng hóa.
Trần Hoàng Ngân (*)
(*) Giáo sư - Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, hiện là Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia.
Rất Đồng Ý!
Rất đồng ý với ý kiến của bạn Vũ Xuân Mười!
Giải quyết VĐ Tiền-Hàng-Tiền' hiện nay để khơi thông nền KT
Kính chào GS Trần Hoàng Ngân, chào bạn Vũ Xuân Mười.
Tôi xin hoanh nghênh ý kiến của Gs và bạn về những đóng góp rất thiết thực đã nêu trên. Cho tôi xin có vài lời ý kiến sau:
Bạn Mười thân mến, chắc bạn đang " nằm mơ" giữa ban ngày chăng khi muốn CPI vào khoảng 8%, Ls huy động 10%. và nền kinh tế sẽ tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Tôi hiện đang công tác tại một NH ở 1 tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Tôi có nắm bắt 1 phần thực trạng của các Dn như sau:
DN kinh doanh BDS thì đang chết dần, chết mòn không phải vì thiếu vốn mà là không có đầu ra.
DN kinh doanh về nông sản (cao su, tiêu, điều, cà phê...) thì đang thở oxy gấp do giá hàng hoá xuất khẩu liên tục giảm, chi phí liên tục tăng, mặc dù kinh doanh lỗ nhưng vẫn phải cố gắng cầm cự để làm, để trả lương công nhân, tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng...
Các ngành nghề khác (vật liệu xây dựng, kinh doanh điện máy...) cũng mệt mỏi không kém vì sức tiêu dùng quá kém...
Vậy người dân có tiền thì đang làm gi? Xin thưa là gửi NH lấy LS 12-15% hoặc mua bán vàng...(không tham gia vào chu kỳ SXKD)
Tôi xin hoanh nghênh ý kiến của Gs và bạn về những đóng góp rất thiết thực đã nêu trên. Cho tôi xin có vài lời ý kiến sau:
Bạn Mười thân mến, chắc bạn đang " nằm mơ" giữa ban ngày chăng khi muốn CPI vào khoảng 8%, Ls huy động 10%. và nền kinh tế sẽ tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Tôi hiện đang công tác tại một NH ở 1 tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Tôi có nắm bắt 1 phần thực trạng của các Dn như sau:
DN kinh doanh BDS thì đang chết dần, chết mòn không phải vì thiếu vốn mà là không có đầu ra.
DN kinh doanh về nông sản (cao su, tiêu, điều, cà phê...) thì đang thở oxy gấp do giá hàng hoá xuất khẩu liên tục giảm, chi phí liên tục tăng, mặc dù kinh doanh lỗ nhưng vẫn phải cố gắng cầm cự để làm, để trả lương công nhân, tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng...
Các ngành nghề khác (vật liệu xây dựng, kinh doanh điện máy...) cũng mệt mỏi không kém vì sức tiêu dùng quá kém...
Vậy người dân có tiền thì đang làm gi? Xin thưa là gửi NH lấy LS 12-15% hoặc mua bán vàng...(không tham gia vào chu kỳ SXKD)
Còn NH huy động tiền để làm gì? Xin thưa cho vay thì nhỏ giọt mà bù đắp thanh khoản và phục vụ cho những Cty con thì nhiều.
Như vậy, dòng tiền đã không đi đúng hướng, sai địa chỉ thì làm sao nền kinh tế nào có thể khơi thông, phát triển được?
Tiền người muốn vay thì lại không có, người có tiền thì không dám đầu tư, tiêu xài nguyên nhân là sợ không có lại nữa! Trước đây, người dân cần tiền thì bán đất, bán xe, bán tài sản gì cũng được, miễn là giá cả hợp lý, còn bây giờ thì sao?
Tiền người muốn vay thì lại không có, người có tiền thì không dám đầu tư, tiêu xài nguyên nhân là sợ không có lại nữa! Trước đây, người dân cần tiền thì bán đất, bán xe, bán tài sản gì cũng được, miễn là giá cả hợp lý, còn bây giờ thì sao?
Tôi nghĩ Nhà nước nên suy nghĩ về vấn đề thanh khoản, lưu thông của Tiền-Hàng-Tiền trước khi nghĩ đến chuyện khác. Hiện nay, Tiền- Hàng đứt tại đây, nó không thể chuyển hoá thành Tiền nữa. Vấn đề này hiện đang hết sức cấp bách, nếu không giải quyết được vần đề này, tôi e ngại mội kịch bản tồi tệ sẽ xảy ra đối với nền KT nước ta hiện nay.
Về vấn đề lạm phát
Em đồng ý với giáo sư việc kéo lạm phát xuống 1 con số là rất cần thiết. Nhưng không nên ở mức 4-6%. Việc sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu tư công của chính phủ trong những năm gần đây đã phát huy được tác dụng của nó, lạm phát 4 tháng năm 2012 đã xuống rất thấp so với cùng kì các năm, cán cân thanh toán, cũng như tình trạng nhập siêu đã cải thiện đáng kể.
Nhưng nếu phân tích nguyên nhân sâu xa, thì thực sự nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái. Bằng chứng là trong năm 2012, đã có hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, đăng ký dừng hoạt động. Sức mua trong dân suy giảm, người dân thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, do đó sức ép tăng giá không còn. Việc CPI giảm là điều đương nhiên.
Mặt khác, nếu nhìn vào việc cán cân xuất nhập khẩu được cải thiện, thì bên phía nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất có xu hướng giảm thể hiện sức sản xuất trong nước không còn được như trước nữa. Nếu cứ duy trì tình trạng như thế này, có thể kinh tế sẽ bị đình trệ, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng sang những năm tiếp theo.
Theo em, việc làm cần thiết hiện nay là phải kích cầu, cũng như đưa ra những chinh sách để khuyến khích sản xuất. Có thể đưa CPI lên 6-8% để đảm bảo tăng trưởng . Lãi suất giảm còn 9-10% để đảm bảo lãi suất thực dương. Cần phải có biện pháp để kích thích lại nền kinh tế. Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, cần phải cân nhắc những tác động có thể đem đến cho nền kinh tế để lựa chọn ra những giải pháp tốt nhất. Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của em. Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét